Bạn đang xem bài viết Sơ Lược Về Nếp Sáp Và Nếp Cái Hoa Vàng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếp sáp (Nguồn: Internet)
Nếp sáp
Nguồn gốc
Nếp Sáp là một loại nếp đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười
Tính chất
Hương vị tự nhiên, thơm nhiều; Dẻo dính, rất phù hợp để nấu xôi, hay những món bánh đặc sản,…
Cách nấu
Đong gạo theo nhu cầu, sau đó:
Bước 1: Vo nếp vài lần bằng nước sạch
Bước 2: Chế nước theo tỉ lệ: 1 kg nếp / 1,1 lít nước
Bước 3: Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi nếp sôi được 15 phút
Bước 4: Mở nắp nồi xới nếp đều tay rồi bật nút nấu tiếp, thực hiện vài lần như vậy cho đến khi nếp chín.
*Lưu ý: Ngâm nếp trước khi nấu từ 6 – 8 tiếng.
Nếp cái hoa vàng (Nguồn:Internet)
Nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng, có khi còn gọi là nếp ả hay nếp hoa vàng
Nguồn gốc
Nếp cái hoa vàng là giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Việt Nam.
Tính chất
Loại lúa có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu.
Cách nấu
Ngâm gạo trong nước từ 6-8 tiếng: chú ý khi ngâm gạo cho 1 xíu muối, để xôi nấu chín sẽ đậm đà hơn.
Bước 1: Vo nếp vài lần bằng nước sạch
Bước 2: Chế nước theo tỉ lệ: 1 kg nếp / 1,1 lít nước
Bước 3: Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi nếp sôi được 15 phút.
Trong khi nấu xôi, bạn nên giữ lửa ở mức độ vừa phải để gạo nếp được chín đều. Sau khi sôi khoảng 15 phút, đã cạn nước, bạn nên tiến hành đảo đều từ 1 -2 lần, sẽ giúp xôi dẻo và mềm.
Gạo nếp có thể chế biến được rất nhiều món từ các món xôi, món chè, hoặc cất rượu nếp, rượu điếu và ngâm rượu cần. Ngoài ra, bột gạo nếp được dùng để làm các món bánh như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…
Chợ Gạo Miền Tây hy vọng rằng thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.
Bài viết được tổng hợp tại Chọ Gạo Miền Tây – Thuộc thương hiệu Gạo Vinh Hiển
Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.471.2012
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Email: info@gaovinhhien.vn
Cách Làm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng
Chuẩn bị nguyên liệu để ủ rượu nếp cái (cơm rượu)
Gạo nếp cái hoa vàng: 1kg
Để rượu có mùi vị đúng chuẩn cũng như sở hữu nguồn dinh dưỡng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu phải nói là cực kỳ quan trọng. Rượu ngon phải là rượu có hương vị đậm đà, một chút êm dịu cũng như là mang hương thơm nồng đặc trực của gạo nếp cái hoa vàng mà không có bất cứ loại rượu nào có được. Để có được mùi vị của rượu nếp cái chuẩn gốc Bắc, bạn cần phải chọn đúng loại gạo nếp cái hoa vàng ở các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Loại nếp này chỉ được trồng vào các vụ mùa, từ tháng 5 cho đến tháng 10 Âm lịch, giống lúa nếp thường có hạt tròn, dẻo và mùi thơm đặc biệt.
Gạo nấu rượu không nên là gạo quá mới, cũng không phải là gạo quá cũ, thời điểm tốt nhất đó chính là gạo được thu hoạch từ trước 3-5 tháng. Khi xát gạo, hãy giữ nguyên lớp vỏ cám ở bên ngoài vì đây là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao cũng như là yếu tố tạo nên mùi vị đặc trưng của rượu nếp cái.
Men gạo: 3-5 viên
Với cách làm rượu nếp cái hoa vàng theo chuẩn của người Đông Anh, Hà Nội, men rượu phải tốt nhất nên được kết hợp từ gạo tẻ với các loại thuốc bắc quý. Nếu được như vậy, cơm rượu sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều.
Chum sành hoặc hũ đất: 1 cái
Nếu chỉ là nấu sử dụng trong gia đình, bạn có thể nấu với chum, hũ đất hoặc là nồi củi. Nhưng nếu có ý định kinh doanh lớn, người ta thường chuyển sang nấu nồi điện để tránh tình trạng khê cháy và tiết kiệm được công sức, thời gian hơn. Men thường có dạng cục màu trắng, to tròn hơn miệng cốc, giống chiếc bánh giày một chút.
Các bước làm rượu nếp cái hoa vàng chuẩn nhất
Bước 1: Chuẩn bị gạo và nấu cơm
Gạo sau khi đã được chọn kỹ, đem ngâm với nước từ 4-6 tiếng để gạo nở đều ra, sau đó bắt nấu thành cơm. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể điều chỉnh lượng gạo sao cho hợp lý nhất, tránh nấu quá nhiều vì cơm rượu khó thể để lâu, sẽ bị chua đi.
Cách nấu rượu nếp cái hoa vàng khá là dễ, nhưng với những người lần đầu tiên nấu sẽ khó hơn, khi nấu nhiều sẽ biết cách nấu sao cho cơm ngon nhất. Để nồi cơm có độ dẻo, không bị khô hoặc nhão, khi nấu cho nước sấp mặt nếp. Nước bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ lần, đảo đều nếp và canh lửa cho đến khi cạn nước. Cuối cùng, đậy kín nắp để xôi chín đều.
Cơm sau khi đã chín, bới ra tán đều trên mặt mâm và để nguội khoảng 30 độ C trước khi rắc men lên. Nên nhớ kỹ, nên trải đều cơm ra mâm (hoặc bạn có thể sử dụng nong bằng tre), khi rắc men sẽ đều khắp các mặt.
Lưu ý: Để tiện lợi hơn thì bạn có thể nấu cơm với nồi cơm điện nhưng để giữ được hương thơm của nếp thì tốt nhất vẫn nên sử dụng bằng nồi đất hoặc nồi nhôm đun bếp củi.
Ngoài lựa chọn đúng loại nếp cái hoa vàng thì men gạo ủ rượu cũng được chọn một cách kỹ lưỡng nhất. để tránh tình trạng nhức đầu, ngộ độc tuyệt đối không sử dụng men tàu. Với 1kg gạo thì chỉ nên trộn với 1 cái là đủ, đem tán mịn càng nhỏ càng tốt (có thể tán bằng tay hoặc là sử dụng máy xay sinh tố đều được).
Cơm đã rải đều và men sau khi đã tán mịn thì tiến hành bước rắc men. Chú ý phải để cơm thật nguội, từ 30 độ C trở xuống thì mới bắt đầu rắc men lên, nếu cơm còn nóng thì sẽ khiến men bị chất. Ngược lại, nếu rắc men khi cơm đã nguội hẳn thì sẽ làm hỏng cơm.
Chia men thành 2 phần, một phần để rắc lên mặt trước của cơm, phần còn lại bạn lật mặt sau lên để rắc men phủ kín bề mặt cơm. Như vậy, men sẽ thấm đều lên cơm chứ không bị chỗ thưa, chỗ dày như khi bạn rắc một lần.
Tuy là bước cuối cùng nhưng đây là công đoạn quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu nếp.
Sau khi rắc men xong, bạn cho hết cơm vào chum hoặc hũ bằng đất (đã chuẩn bị trước đó) để tiến hành hủ cơm. Lưu ý chỉ cho khoảng 2/3 dung tích hũ vì sau 3 đến 4 ngày thì hũ rượu sẽ nở ra nhiều hơn.
Giữ nồi cơm rượu ở không gian ấm, nếu được hãy để ở gần bếp lửa để ủ mau hơn. Tùy vào từng loại gạo nếp và men mà rượu sau khi ủ sẽ có mùi vị khác nhau. Sau 5-6 ngày, bạn có thể kiểm tra hũ rượu, sờ nếu thấy cơm mềm ngấu đi, trong hũ tiết ra chút nước cơm là cơm rượu đã đạt đến nồng độ cao nhất. Lúc này, bạn có thể múc ra để mời cả nhà thưởng thức hoặc là cho rượu qua một bình lọc để loại bỏ tạp chất, giúp rượu có màu trong hơn.
Lưu ý: Trong quá trình ủ, nếu muốn lấy nhiều nước (rượu gạo) thì có thể cho thêm nước đường, khoảng 150g/nửa lit nước, đừng cho nhiều quá sẽ khiến vị rượu nhạt đi.
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng có vị ngon nhất
– Nguyên liệu hay quy trình nấu rượu nếp cái khá giống với cách làm rượu cái nếp cẩm, do vậy bạn có thể sử dụng thêm lá sen hoặc lá chuối để ủ rượu. Sau khi rắc men xong xuôi, bạn hãy xếp phần lá chuối hoặc lá sen vào nồi, sau đó đổ cơm vào, bọc kín lá lại rồi đậy nắp nồi đem đặt ở nơi khô tháng, nhiệt độ tâm 35 độ C là tốt nhất.
– Trong quá trình rắc men, nếu không có thời gian cũng như chỉ nấu một lượng nhỏ cơm, hãy rây đều phần men nhiều lần để có men có thể thấm vào cơm. Như vậy, trong lúc ủ cơm thì men sẽ giúp ủ đều và tạo ra vị rượu có độ ngon là hoàn hảo nhất.
Mỗi vùng miền sẽ có những cách làm rượu nếp cái hoa vàng là khác nhau nhưng tựu chung, lựa chọn nguyên liệu cũng như quy trình ủ rượu nếp cái cũng không có sự khác biệt lớn. Để có được những mẻ rượu cái ngon, đúng chuẩn miền Bắc thì không chỉ đòi hỏi nguồn hạt gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng mà còn cần đến sự tỉ mỉ, kỳ công của thợ nấu. Chắc chắn, những hũ rượu được tạo ra từ chính tình yêu thương, chắt chiu của người nấu sẽ giúp người thưởng thức cảm nhận được nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ bao đời.
Nguyễn Diên tổng hợp
Cách Ngâm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Ngon Tại Nhà
Chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu nếp cái hoa vàng
Để ngâm rượu nếp cái hoa vàng thì bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:
Gạo nếp cái hoa vàng: Để làm nên những bình rượu nếp cái hoa vàng ngon thì bạn nên chọn những hạt gạo vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám.
Men rượu: Bạn chọn loại men được làm từ 34 vị thuốc bắc để tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu nếp cái hoa vàng.
Chum/ bình ngâm rượu: Để ngâm rượu tốt nhất thì bạn nên chọn chum được làm bằng đất nung để quá trình hạ thổ rượu được an toàn và chất lượng.
Cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng
Để ngâm rượu nếp cái hoa vàng thì bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thực hiện nấu cơm rượu
Sau khi đã chọn được loại gạo nếp cái hoa vàng ngon để nấu rượu thì bạn tiến hành vo gạo cho sạch và ngâm gạo trong khoảng từ 4 đến 6 tiếng.
Ngâm xong bạn tiến hành vớt gạo, để ráo nước và tiến hành nấu cho đến khi hạt cơm chín thì bới cơm ra, tản đều tránh để cơm bị vón cục.
Bước 2: Vào men rượu
Khi cơm còn ấm thì bạn tiến hành rắc men rượu thuốc bắc đã được chuẩn bị trước đó vào cơm. Không nên rắc men khi cơm còn nóng vì như thế sẽ khiến cho men rượu bị chết, còn nếu cơm bị nguội rồi thì men sẽ không ăn cơm và làm hỏng cơm rượu. Vì thế, khi cơm còn ấm thì bạn tiến hành rắc đều men rượu vào cơm, làm sao cho men rượu phủ đều các mặt của từng hạt cơm là được.
Bước 3: Ủ cơm rượu
Sau khi tiến hành rắc men rượu xong thì bạn hãy cho cơm rượu đã được rắc men xong thì bạn cho cơm rượu vào chum đựng đã được chuẩn bị trước đó.
Lưu ý bạn chỉ để với dung tích là khoảng 2/3 chum thôi sau đó đậy kín. Sau khoảng 3 – 4 ngày thì cơm sẽ ra nước và bắt đầu có mùi thơm đặc trưng của rượu.
Bước 4: Chưng cất rượu
Sau khi ủ cơm rượu khoảng 1 tuần thì cơm nếp đã lên men và ra nước cốt. Khi đó, chúng ta cho nước cốt vào nồi và tiến hành chưng cất. Bạn có thể dùng nồi nấu bằng nồi đồng hoặc đất để có thể giữ được hương vị đặc trưng và màu sắc ánh vàng tự nhiên của rượu nếp cái hoa vàng.
Bước 5: Hạ thổ rượu
Bước cuối cùng trong cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng ngon đó chính là hạ thổ rượu. Mục đích chính của việc hạ thổ rượu đó là giúp giảm được lượng methanon và bóc tách được andehit có trong rượu. Điều này sẽ giúp cho khi uống rượu sẽ không khiến bạn mệt và đau đầu, an toàn cho người dùng.
Cách Nấu Rượu Nếp Cái Hoa Vàng {Ngon Đúng Chuẩn}
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp của đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam. Ngoài ra hạt lúa còn nấu lên những hũ Rượu thơm ngon,tuy cay mà nồng nàn đậm chất con người Việt Nam.
Mỗi vùng miền lại có cách nấu, cách làm ra một hũ Rượu riêng theo bản sắc riêng. Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Loại nếp này do khi trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác
Cách nấu Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Đúng Chuẩn
Ngày nay trong mỗi bữa tiệc như liên hoan, sinh nhật, cưới hỏi,.. không thể thiếu những chén Rượu nếp quê thơm nồng. Những ly Rượu này làm cho câu chuyện được cởi mở hơn và rôm rả hơn, nhờ đó mà chúng ta có cảm giác gần nhau hơn.
Rượu nấu từ gạo nếp rất thịnh hành nhưng rượu nếp cái hoa vàng vẫn được coi là rượu đặc sản. Rượu nếp cái hoa vàng uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng.
Cách nấu Rượu nếp cái hoa vàng đúng chuẩn không chỉ quan trọng ở Rượu mà cái quan trọng không kém đó cách chọn nguyên liệu.
Nguyên liệu chuẩn bị
Gạo nếp cái hoa vàng để nấu Rượu phải là gạo còn nguyên lớp vỏ lụa và vỏ cám bên ngoài. Vì không những lưu giữ được hương vị, mùi thơm của Rượu thành phẩm mà còn đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng có trong hạt gạo nếp cái hoa vàng như Protein, lipid, vitamin( đặc biệt là vitamin B1), muối khoáng…
Không chỉ vậy, để làm đươc Rượu ngon, bạn cũng cần lưu ý nên chọn loại nếp cái hoa vàng thơm dịu, sau thu hoạch khoảng 3 -4 tháng( không chọn loại gạo nếp quá cũ hoặc quá mới)
Vì thông thường gạo quá mới sẽ không cho Rượu thơm đậm, dậy mùi,còn gạo quá cũ thường không được bảo quản tốt, khi nấu Rượu có mùi vị kém ngon, không thơm nồng.
Men Rượu chất lượng
Men để sử dụng làm Rượu nếp cái hoa vàng làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay nóng. Ở mỗi một đia phương, người ta lại có bí quyết riêng trong chế biến và sử dụng men Rượu để tạo ra Rượu nếp cái hoa vàng đặc trưng từng miền. Tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay là loại men thuốc Bắc vì độ an toàn và chất lượng Rượu mà nó mang lại.
Tỉ lệ Rượu trung bình khi sử dụng men thuốc Bắc để nấu Rượu là 1 -1,8 lít Rượu/10 kg gạo nếp.
Bên cạnh các yếu tố về nguyên liệu còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào yếu tố thời tiết và nhiệt độ ủ Rượu, người ta ủ Rượu trong điều kiện không quá nóng mà cũng không quá lạnh, nhiệt độ phòng từ 28 -30 độ C.
Cách tiến hành nấu rượu:
Chuẩn bị nguyên liệu:
Thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Nấu cơm nếp Bước 2: Rắc men
Bạn loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên( lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).
Bước 3: Ủ cơm nếp Bước 4:: Ủ ƯỚT
Cho thêm nước vào cơm rượu.. cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, Rượu hóa hết tinh bột và đường.
Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần( tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.
Bước 5: Chưng cất Rượu.
Rượu nếp cái hoa vàng thì không ai có thể phủ nhận được sự thơm ngon, hấp dẫn mà nó đem lại cho đông đảo những người đã từng sử dụng. Tuy nhiên thơm ngon nhưng không thể uống nhiều đó cũng là cái hạn chế ở Rượu và có thể do nồng độ cồn cao, tiểu lượng của người uống chưa cao.
Sau các cuộc vui, tiệc tùng, cưới hỏi hay sinh nhật… không ít những vụ xích mích hay những vụ đánh nhau sứt đầu mẻ chán vì chấp vặt nhau chén rượu, một câu nói… và khi cơn say đã ngà ngà làm họ không làm chủ được bản thân và xảy ra những sự việc đáng tiếc có thể mất đi những người bạn thân thiết hay người thân bên cạnh. Hoặc xảy ra các vụ tai nạn rất đáng tiếc vì không làm chủ được tay lái gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Vậy để ngăn ngừa những điều đáng tiếc ở trên thì một lời khuyên là hạn chế sử dụng thức uống có cồn này và nếu bắt buộc phải sử dụng thỳ hãy bỏ túi cho mình một giải pháp giúp bạn yên tâm trong bất kể cuộc vui nào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Lược Về Nếp Sáp Và Nếp Cái Hoa Vàng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!