Bạn đang xem bài viết Sự Thật Đằng Sau Wasabi: Thứ Gia Vị Tưởng Chừng Như Bình Dị Nhưng Lại Quý Đến Mức Được Người Nhật Dùng Để Nộp Thuế Thay Vàng được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Wasabi là món mà có lẽ hầu hết những người quan tâm ít nhiều đến ẩm thực Nhật sẽ thấy quen thuộc. Nhắc đến wasabi, ta hình dung ngay đến loại gia vị có màu xanh lá, trông như một viên đất sét nhỏ; nghĩ ngay đến cái vị cay nồng, đậm mà ngắn, chợt xộc lên mũi bất chợt và rồilạitan đi nhanh như khi nó đến. Wasabiđược nhiều người biết đến bởi vị cay, song cái cay của wasabi lại rất khác cái cay của ớt hay tiêu. Nó rất chóng vánh, chỉ đủ để xoá đi vị tanh của đồ sống trong vài giây đầu, để rồi trả lại hương vị vẹn nguyên của món ăn chứ không dai dẳng. Đó là lý do vì sao wasabi lại là món gia vị ăn kèm phổ biến trong hầu hết các món ăn Nhật.
Mọi người biết vị của nó, biết công dụng của nó nhưng những điều này chỉ giới hạn quanh những thớ thịt cá sống mà thôi. Người ta biết wasabi như “thứ” màu xanh có vị cay ăn kèm cá sống, mà hầu như không ai biết nguồn gốc của nó từ đâu ra, là thành phẩm được chế biến từ loại củ, loại quả gì. Trong thực tế, trên cả vị cay nồng, wasabi có quan hệ mật thiết với văn hoá Nhật và vươn rộng ra nhiều khía cạnh hơn là chỉ ẩm thực.
Đối với người Nhật, wasabi là thứ xa xỉ chỉ có thể hái mà khó có thể trồng
Có một sự thật là hầu hết các loại “wasabi” trong hàng quán thương mại hiện tại bạn ăn không phải là wasabi thật. Wasabi có một vài người anh em cùng họ mù tạt là cải ngựa và daikon, và hai loại này thường thay thế wasabi, thêm một ít phẩm màu để tạo ra món chấm màu xanh mà chúng ta quen thuộc. Thậm chí, dù đã ăn qua không biết bao nhiêu nhà hàng Nhật thì vẫn có khả năng là bạn chưa bao giờ thử qua wasabi “thật”. Thật khó tin, đúng không?
Wasabi thật được bào tươi từ cùi wasabi và ăn liền chứ không bao giờ được để sẵn, bởi wasabi bào sẽ mất ngay vị cay nồng trứ danh nếu để ở ngoài quá lâu. Cách làm này được hầu hết các nhà hàng chuẩn mực ở Nhật Bản áp dụng. Mặt khác một số quốc gia phương Tây như Mỹ sẽ khó có thể tìm được wasabi “thật”, bởi các loại wasabi bán trong siêu thị và trên thị trường đều được làm từ cải ngựa và phẩm màu cùng một số phụ liệu khác. Người Nhật gần như không xuất khẩu wasabi tươi nguyên chất một cách rộng rãi, ấy là vì wasabi thật rất khó để trồng.
Từ xưa, wasabi là loại cây dại mọc tự nhiên trên các khe suối sâu trong núi. Wasabi được thổ nhưỡng núi rừng Nhật Bản và suối trong vắt nuôi dưỡng, nhiều người nông dân giàu kinh nghiệm còn cho rằng nó nhất định phải sống trong môi trường đối mặt với hướng Bắc để hưởng thời tiết ổn định quanh năm. Tuy nhiên, ngay cả khi sống trong môi trường lý tưởng như thế thì wasabi phải mất đến hơn 2 đến 4 năm mới hoàn toàn phát triển để thu hoạch. Chính vì điều này mà wasabi tươi thường có giá đắt đỏ và chỉ được mua lại bởi các nhà hàng cao cấp. Đồng thời, cũng vì quý hiếm như vậy mà khả năng cao là 90% wasabi bạn từng ăn đều được làm từ… cải ngựa thêm phẩm màu.
Mặc dù ở thời hiện đại, wasabi đã được người Nhật tìm ra cách trồng thì nó vẫn đắt đỏ và hiếm như cũ bởi vì quy trình cũng như công sức trồng quá phức tạp và đòi hỏi nhiều. Thậm chí, nếu một vụ mùa wasabi vì một lý do nào đó mà “thất thu” thì khả năng cao là những người nông dân sẽ mất thêm khoảng 1 năm rưỡi để đất đai phục hồi rồi mới có thể trồng vụ mới.
Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là, wasabi “thật” thì có vị như thế nào?
“Phức tạp” hẳn là mô tả đúng đắn và đơn giản nhất. Cụ thể, wasabi thật cũng có vị cay, nhưng cái cay của nó rất tinh tế chứ không có hiện tượng “xộc thẳng” lên mũi một cách thô bạo. Hơi cay của wasabi sẽ kích thích đường hô hấp trong mũi bạn, và nó gần giống như một “cú đẩy” nhẹ để đánh thức vị giác. Và sau khi vị giác đã thức tỉnh, theo sau đấy sẽ là vị ngọt nhẹ.
Ngoài ra, nhiều người nghĩ wasabi được bào từ củ, song thực tế thì đấy là phần cùi sau khi đã cắt đi những cuống lá. Wasabi thật sẽ ẩm và có vẻ “ngậm” nước nhiều hơn wasabi bán sẵn được làm từ cải ngựa.
Không chỉ là món gia vị ăn kèm, wasabi còn có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống của người Nhật Bản
Wasabi xuất hiện đầu tiên từ thế kỷ thứ 10 ở Nhật Bản, và những ghi chép hiếm hoi còn cho rằng người dân xứ Phù Tang đã sử dụng nó từ trước đó rất lâu. Trong quyển sách pháp luật có tuổi đời lớn nhất Nhật Bản, wasabi quý đến mức nằm trong danh sách những món có thể dùng để trả tiền thuế thay vì hiện kim.
Vào thời Edo, một trong những thời kì hưng thịnh và ổn định nhất dưới trướng của lãnh chúa Ieyasu Tokugawa, wasabi được trình lên như một lễ vật. Kết quả là vị lãnh chúa này cảm thấy wasabi có giá trị quá trân quý nên không thể để lưu hành rộng rãi trong dân gian được. Thế nên có một dạo wasabi đã bị cấm, trở thành xa xỉ phẩm mà chỉ có những gia đình quý tộc mới có thể sử dụng.
Quả thật như thế, wasabi là một loại thực phẩm toàn năng đến mức người Nhật có thời từng tin rằng nó có thể “chữa bách bệnh”. Nhiều người mắc các bệnh như thấp khớp, đau dây thần kinh hoặc các bệnh về phổi, phế quản sẽ đắp miếng vải có wasabi nghiền lên khu vực bị đau. Phương pháp này là cách chữa viêm nhiễm hiệu quả.
Wasabi cũng được tin là có công dụng sát trùng nên được người Nhật sử dụng trong rất nhiều các món ăn sống và tái. Nhiều người Nhật tin rằng wasabi có khả năng phòng chống ngộ độc thực phẩm. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng wasabi có thể ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm như E-coli và ngăn sự phát triển của các loại mốc meo cũng như vi khuẩn. Một số công nghệ Nhật Bản hiện đại đã chế tạo ra những tấm phim mỏng từ tinh chất wasabi để làm màng bọc giữ tươi lâu cho thực phẩm.
Bạn đã biết cách ăn wasabi đúng đắn chưa?
Có lẽ từ kinh nghiệm, bạn sẽ thấy nhiều người cho wasabi vào nước tương rồi trộn lại thành một hỗn hợp. Cách ăn này tuy phổ biến, song không phải cách ăn đúng, nhất là với wasabi thật. Bạn có thể làm điều đó với wasabi bán sẵn làm từ cải ngựa, bởi nước tương có thể giúp giảm vị cay xộc. Tuy nhiên, nếu là wasabi thật, thì việc trộn lẫn nó với bất kì loại chất lỏng nào cũng khiến mất vị rất nhanh, chỉ sau 30 giây.
Trong thực tế, nhiều đầu bếp đã cho wasabi vào giữa sushi và cá rồi, nhưng nếu bạn vẫn thấy nhạt thì có thể dùng đũa nhón thêm một ít wasabi và để nó lên trên miếng cá. Khi ăn, hãy cho tất cả vào miệng và nhai cùng một lúc. Wasabi nguyên chất sẽ giúp bạn đánh thức vị giác, làm dậy độ ngọt của cá, ít chua thanh của cơm trộn giấm, tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời.
Làm Súp Thịt Bò Chay Tưởng Chừng Lạ Nhưng Lại Ngon Vô Cùng
1. Nguyên Liệu Nấu Món Súp Thịt Bò Chay – Súp Thịt Bò
Nấm khô nên chọn loại chắc, không đứt gãy, màu sáng, không có vết mốc màu trắng. Mua ở những địa chỉ uy tín để chọn lựa được nấm an toàn. Nấm tươi thì cần phải mua loại có màu sắc tươi mới, có mùi thơm. Tránh loại nấm có mùi hôi.
Nấm rơm ngon là loại nấm có hình tròn vẫn còn búp chưa nở. Bóp nhẹ vẫn thấy hơi cứng. Nấm rơm màu đen sẽ ngon hơn với loại màu trắng. Nếu nấm rơm để hơi lâu sẽ có mùi mốc. Bạn có thể xử lí bằng cách cạo sạch nấm và cho vào thau nước muối loãng đã pha sẵn. Ngâm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn. Vỏ trơn nhẵn là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Khoai tây vàng sẽ ngọt và thơm hơn khoai tây hơi ngả màu trắng.
Khoai tây đã mọc mầm hoặc da đang chuyển sang màu xanh rất độc hại nếu chúng ta đem chế biến thành các món ăn. Vì trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc.
Cà rốt chọn củ sáng màu, còn cứng chắc, thẳng và trơn láng. Củ cà rốt dù non hay già lõi ở giữa càng nhỏ thì càng ngọt. Những củ nhiều cành lá ở gốc hay phần vai to dày thì thường có lõi to và sẽ nhạt hơn. Cà rốt nhỏ thường mềm và dịu vị cũng như chắc và đầy đủ hương vị hơn.
2. Sơ Chế Nguyên Liệu Nấu Súp Thịt Bò Chay – Súp Thịt Bò Chay Nấu Như Thế Nào
Cà rốt , củ sắn , khoai tây, su su, bắp cải gọt rửa sạch, xắt sợi. Su su để khi gọt đỡ dính mủ thì nên gọt dưới vòi nước chảy. Khoai tây chú ý gọt bỏ sạch mầm khoai rồi rửa xắt hạt lựu. Nấm rơm gọt rửa sạch, để ráo, cắt đôi. Kiệu lột rửa sạch băm nhỏ. Tỏi tây lột rửa sạch, xắt nhỏ 1cm.
Bánh mì xắt mỏng 1cm rồi xắt nhỏ hình vuông cạnh 1cm, thả vào chảo dầu chiên vàng. Nui ngôi sao luộc chín, dội lại nước lạnh đ ể ráo. Mì căn rửa sạch cắt vuông cạnh 1cm.
3. Chế Biến Món Súp Thịt Bò Chay – Cách Làm Món Súp Thịt Bò
Bước 1: Nấu Nước Dùng Chay – Những Cách Nấu Súp Chay
Bắc dầu lên bếp cho dầu vào phi thơm tỏi tây. Đổ vào 2 lít nước nấu sôi rồi cho cà rốt, củ cải, su su, khoai tây, bắp cải vào. Nêm chút muối nấu cho ra nước ngọt. Lọc lấy 1,5 lít nước dùng.
Bước 2: Nấu Súp Thịt Bò Chay – Súp Chay Đơn Giản
Bắc chảo dầu phi thơm kiệu bằm. Cho mì căn vào xào rồi nêm nước tương, tiêu, đường, bột ngọt. Với nấm rơm cũng làm như vậy. Trút nước dùng vào nồi sạch nấu sôi cho mì căn, nấm rơm. Nêm muối, bột ngọt, nước tương, tiêu cho vừa ăn vừa ăn. Vừa nhắc xuống cho nui ngôi sao vào.
Bước 3: Hoàn Thành Món Ăn – Món Ăn Súp Chay
Súp nấu xong múc ra thố sứ hoặc thủy tinh. Rắc tiêu và ngò lên cho đẹp mắt và dậy mùi thơm. Khi dùng cho bánh mì chiên vào rất ngon. Nên dùng khi súp còn nóng sẽ ngon hơn.
Cách Nấu Lẩu Dê Đơn Giản Nhưng Lại Ngon Không Tưởng
Không chỉ đối với người việt nói riêng mà cả ở nước ngoài nói chung thịt dê luôn là loại thực phẩm được ưu thích. Còn đối với những bà nội chợ thì không còn xa lạ với các món ăn ngon được nấu từ thịt dê như xào, hấp, nướng và trong đó phải kể đến món lẩu thịt dê những miếng thịt mềm, nước lẩu ngọt được hầm từ xương heo ăn kèm với rau thì đúng là món ăn ấm lòng mùa đông. Để nấu được món lẩu thịt dê ngon, không có mùi hôi của thịt dê và đậm đà thì bạn hãy tham khảo cách thực hiện sau đây. Đây là món lẩu ngon mà bạn có thể chiêu đãi bạn bè đấy.
Cách nấu lẩu dê đơn giản nhất:
Nguyên liêu cần chuẩn bị:
Thịt dê 700g
Xương heo 1,3kg
Củ sen 300g, 1 trái dừa
Khoai môn 300g
4 miếng đậu hủ chiên + 100 tàu hủ ky
Đậu hủ sống màu vàng 4 miếng
2 Củ cải trắng + 3 củ gừng + 1 củ ghiền
Hành tây 1 củ + sả cọng
3 tai vị + 5 đại hồi
Chao trắng 1 hủ, rượu trắng
Ớt bột khô, tỏi băm
500g mì trứng
Màu điều
Rau: Cải ngọt, cải xanh, quế, tía tô, tần ô, ngò rai và rau ôm
Gia vị cần: Hắc xì dầu, đường, muối, bột ngọt, dầu ăn, tiêu.
Cách thực hiện nấu lẩu dê:
Thịt dê: Rửa sạch, đem nướng thui, khi nướng lấy lá sả chà lên thịt dê cho thịt dê thơm, rồi cắt miếng vừa ăn.
Xương heo: Chà muối lên xương rồi rửa lại với nước sạch, chặt nhỏ, luộc sơ qua nước sôi, vớt ra xả lại với nước lạnh, để ráo.
Mì trứng: Trụng qua nước sôi, rồi vớt ra đem mì dội lại với nước lạnh, để ráo sau đó đem hấp 5 phút ( hỗn hợp: cho 2 muỗng súp dầu với 1 muỗng súp tỏi + tiêu + muối + bột ngọt + xì dầu) cho hỗn hợp vào mình rồi xốc mì lên đều.
Củ cải trăng: Rửa sạch, để ráo, cắt khúc ngang rồi cắt lại làm 4 khúc.
Gừng + ghiền: Đập dập
Khoai môn + củ sen: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn rồi đem chiên sơ.
Rau: Cắt gốc, rửa sạch để ráo.
Rau ôm + quế + ngò gai: Cắt rể, rửa sạch, thái nhỏ.
Củ hành tây: Cắt làm 6 phần theo chiều dọc củ
Đem đi hấp chín : Thịt dê + 4 khúc sả cọng + 1 ít ghiền + 1 củ cải trắng + 1 củ gừng + rau om + ngò gai + quế + 3 tai vị + 1 trái dừa( lấy nước) + nêm 1 muỗng súp đường + 2 muỗng rượu trắng + 1 muỗng cà phê tiêu. Hấp đến khi thịt chín thì lấy ra, cho dầu vào chảo đợi nóng dầu cho tỏi băm vào phi cho vàng lên rồi cho thịt dê vào xào với hắc xì dầu.
Nấu nước lèo: 3 lít nước cho vào nồi nấu sôi cho xương heo vào hầm với lửa riu riu, nếu thấy có bọt vớt sạch bọt, hầm đến khi xương mềm, lọc lấy phần nước trong bỏ xương. Phần nước lèo trong vừa lọc đem nâu sôi lên cho gừng + ghiền + sả + hồi + quế + đại vị rồi cho thịt dê đã xào vào nồi, thêm khoai môn, củ sen đã chiên sơ vào. Nêm vơi ít gia vị như: Muối + đường + bột ngọt rồi cuối cùng cho tàu hủ ky, màu điều và ít rau tía tô.
Nước chấm chao: Để chảo nóng cho 2 muỗng súp dầu ăn + bột ớt + màu điều rồi cho chao vào nêm lại cho vùa ăn với ít đường, bột ngọt, muối.
Món lẩu dê đã hoàn thành rồi đấy, giờ chỉ còn thưởng thức nữa mà thôi, mong với bài viết về cách nấu lẩu dê sẽ giúp được bạn một phần nào đó trong việc thực hiện chế biến món ăn này.
Budae Jjigae: Món Lẩu Quốc Dân Người Hàn Ai Cũng Biết Nhưng Lại Có Nguồn Gốc Thật Buồn
Budae Jjigage được cho là một món ăn ngon với sự kết hợp tuyệt hảo giữa ẩm thực Mỹ và Hàn, bao gồm xúc xích, thịt bò đóng hộp, mì ramyun, kimchi và nước lẩu gia vị truyền thống. Món ăn này từng được xuất hiện trên drama Let’s Eat của Hàn, là một trong những món ăn nổi tiếng mà du khách nước ngoài nào cũng được dặn là nhất định phải ăn thử khi đến Hàn Quốc. Thậm chí, có cả một con đường chính thức dành riêng cho món ăn này ở Uijeongbu, tỉnh Gyeonggi (Hàn) với hàng chục quán chỉ bán mỗi Budae Jjigae hơn vài thế kỷ.
Budae Jjigae của hiện tại có nhiều phiên bản, được người Hàn Quốc ăn rất thường xuyên do sự tiện dụng. Chỉ cần vào bất kì một cửa hàng tiện lợi nào, ta cũng có thể tìm thấy ba thành phần chính cho một tô budae jjigae giản tiện là mì gói, xúc xích và kimchi.
Song, dù món ăn này nổi tiếng và được nhiều người yêu thích là thế nhưng lại có một quá khứ thật buồn và ám ảnh với người dân xứ Kim Chi. Đối với những người ông, người bà thuộc thế hệ trước của Hàn Quốc, hẳn sẽ không bao giờ quên được hệ quả đau thương mà cuộc chiến năm 1950 mang lại. Người dân khắp nơi đói khổ, bị chia cắt và phải đối mặt với sự thiếu thốn lương thực. Vào lúc tuyệt vọng nhất, có một món ăn đã đồng hành cùng họ, ấy là Budae Jjigae. Trong đó, “Budae” là “quân doanh” và “Jjigae” có nghĩa là “lẩu”, “canh” hay “đồ hầm”. Budae Jjigae có nghĩa là “món hầm quân doanh”. Cái tên này được đặt theo cách mà nó được tạo ra.
Sau chiến tranh năm 1950, người Hàn đã phải nhặt nhạnh và tìm mọi cách để có thức ăn cho bản thân và gia đình. Song do nguyên liệu khan hiếm, họ đành phải cậy nhờ vào các món đồ được tuồn ra một cách bất hợp pháp từ những doanh trại quân đội Mỹ đang đóng quân trong nước lúc bấy giờ.
Những món ăn như thịt hộp, xúc xích và đồ quân đội Mỹ tuồn ra được bán trong “chợ đen”, và người dân phải đối mặt với vô số rủi ro khi tiêu thụ những món này. Điều đáng nói ở đây, những người dân Hàn Quốc thời đó không quen ăn những món ăn phương Tây, dù vậy họ vẫn phải cố tìm cách để thích nghi, hoặc chỉ có một con đường là chịu đói. Chính vì vậy mà món Budae Jjigae ra đời, như một cố gắng để biến những món ăn ngoại quốc xa lạ trở nên thân thuộc và có mùi vị quê hương hơn.
Được biết, chính vì những món thực phẩm đóng hộp được tuồn ra từ quân đội Mỹ thời bấy giờ là phạm pháp, rất nhiều quán ăn mọc lên đã phải để bảng hiệu là quán bán “chả cá”, trong khi thực tế, sau quầy bán là rất nhiều những người dân đang xì xụp món budae jjigae. Cũng có nguồn tin cho rằng việc nấu đồ Mỹ trong sốt tương đỏ sậm của Hàn Quốc là để “ngụy trang” không bị chính quyền bắt được.
Có thể nói, đây là món ăn đã đi qua cùng người dân xứ Kim Chi trong những ngày gian khó nhất. Món ăn này đã gắn bó với người Hàn mãi đến những năm tháng sau này, khi đã phát triển vô cùng, và họ có thể nhập khẩu hợp pháp bất kì món đồ hộp nào mình muốn, thì món budae jjigae vẫn được xem như một biểu tượng thời chiến, và vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Người Hàn sau này bắt đầu thêm vào những món chả cá, mì, há cảo… khiến cho món budae jjigae hiện đại trông thật ngon miệng và “giàu có”. Chính vì thế mà những du khách nước ngoài khi thưởng thức qua món này, chẳng ai có thể tưởng tượng được một quá khứ rất buồn như thế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thật Đằng Sau Wasabi: Thứ Gia Vị Tưởng Chừng Như Bình Dị Nhưng Lại Quý Đến Mức Được Người Nhật Dùng Để Nộp Thuế Thay Vàng trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!