Xu Hướng 3/2023 # Tác Dụng Của Phấn Hoa Mật Ong Bất Ngờ Ít Ai Biết # Top 3 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tác Dụng Của Phấn Hoa Mật Ong Bất Ngờ Ít Ai Biết # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Phấn Hoa Mật Ong Bất Ngờ Ít Ai Biết được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để tìm hiểu tác dụng của phấn hóa mật ong, bạn cần biết phấn hoa mật ong là gì, thành phần nào cấu tạo phấn hoa mật ong từ đó xem tác dụng của phấn hoa mật ong có thực sự tốt và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Phấn hoa mật ong là gì?

Phấn hoa mật ong thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả các thực phẩm như sữa, trứng…

Thành phần phấn hoa mật ong:

Thành phần của phấn hoa rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu… Tuy nhiên, thành phần chính gồm có:

12-20% nước, 20-25% protein, 13% acid amin, 25-48% carbon hydrat, 1-20% lipid

27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl…

11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K…

Ngoài ra, trong phấn hoa còn có khá nhiều loại men và các chất có hoạt tính sinh học rất có ích cho cơ thể.

Tác dụng của phấn hoa mật ong

Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh. Thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc biểu hiện bằng các triệu chứng như mỏi mệt rã rời, bồn chồn bực bội, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, liệt dương di tinh, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần, muộn con, tắt kinh sớm…

Y thư cổ ‘Thần nông bản thảo kinh’ cho rằng nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu, sống thọ.

Cao huyết áp, xơ vữa động mạch

Đái tháo đường

Rối loạn Lipit máu

Viêm gan, bệnh về gan

Ung thư, hỗ trợ điều trị trong giai đoạn hoá trị

Bệnh đường tiêu hoá (dạ dày, ruột…)

Viêm tiền liệt, u phì đại tiền liệt tuyến

Parkinson (run tay chân, giảm trí nhớ…)

Liệt dương, suy giảm tình dục

Vô sinh

Hội chứng tiền mãn kinh

Đau đầu, rối loạn tiền đình

Bệnh võng mạc, suy giảm thị lực

Lao lực

Cách dùng phấn hoa mật ong

Có những cách dùng sau:

Thường dùng phấn hoa ong bằng cách ăn tự nhiên

Có thể trộn với mật ong hoặc pha với nước sôi để uống

Ngâm rượu để dùng

Mỗi ngày dùng khoảng 5gr (uống 2-3 lần/ngày), trẻ em nên cho dùng với liều lượng thấp hơn so với của người lớn, vào khoảng 2 – 3gr/mỗi ngày. Sau vài ngày dùng phấn hoa ong đều đặn, sẽ thấy ăn cơm ngon hơn, vì phấn hoa kích thích mọi chức năng, đặc biệt là kích thích dịch vị, tạo cảm giác thèm ăn, là tiền đề hồi phục cho mọi chức năng, bộ phận khác.

Với trẻ em có thể dùng dưới dạng nấu lẫn với bột hoặc cháo. Cho đến nay, quan điểm về liều lượng dùng phấn hoa mỗi ngày cũng chưa thật sự thống nhất.

Phần đông cho rằng ở người trưởng thành tối đa nên dùng từ 5-10g, trẻ em thì giảm bớt liều, mỗi ngày từ 2-3g. Trung tâm nghiên cứu ong Trung ương khuyên nên dùng mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần. Nói chung, mỗi ngày nên dùng chừng 5g là vừa phải, chia uống 2-3 lần.

Phấn hoa mật ong để được bao lâu?

Thời gian phấn hoa mật ong để được bao lâu phụ thuộc vào cách bảo quản. Nếu bảo quản không tốt như đậy nắp không kín thì phấn hoa có chất lượng và tốt vẫn dễ dàng bị biến chất. Bởi phấn hoa mật ong có tính chất hút ẩm mạnh mẽ. Chỉ cần để ở ngoài không khí không được bảo quản thì sẽ nhanh chóng bị biến chất.

Bảo quản phấn hoa mật ong

Dùng phấn hoa phải biết cách bảo quản nếu không thì chất lượng sẽ giảm dần. Tốt nhất nên mua ở những cơ sở chế biến có đủ các trang bị để làm khô triệt để, diệt được hết vi khuẩn và trứng côn trùng.

Khi mua về, sau mỗi lần dùng, cần đóng nắp lọ thật chặt và để trong tủ lạnh.

Cũng có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản, người ta thường trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2/1 rồi cho vào lọ, nén chặt, phủ lên trên một lớp đường dày từ 10-15 cm, bịt kín miệng lọ, để ở nơi thoáng mát và khô ráo.

Hà Thủ Ô: Bật Mí Những Tác Dụng Bất Ngờ Ít Ai Biết Đến

Hạt thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài tên hạt thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao)…

Đặc điểm của cây hà thủ ô

Thực tế, nhiều người dễ bị nhầm giữa hà thủ ô đỏ với cây hà thủ ô trắng. Tuy nhiên, loài thủ ô đỏ mới mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thủ ô đỏ là loại cây dây leo sống lâu năm và thân quấn, mọc xoắn vào nhau. Đồng thời, mặt thân ngoài có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phình thành củ.

Bên cạnh đó, đặc điểm cây hà thủ ô đỏ đó là lá mọc so le nhau và có cuống dài. Thông thường, phiến lá hình tim với độ dài khoảng 4 – 8cm và rộng từ 2.5 – 5cm. Lá hà thủ ô có đầu nhọn, mép hơi lượn sóng và mặt nhẵn. Hoa có kích thước nhỏ với đường kính 2mm và mọc xen kẽ vào lá. Trong đó, hoa có 8 nhụy với đầu nhụy hình mào gà. Ngoài ra, quả có quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.

Phân bố

Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Nhưng hiện nay loài cây này đã được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và phía Nam.

Thành phần

Theo nghiên cứu, cây hà thủ ô đỏ chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, thành phần cụ thể của loài cây này có thể kể đến như: 1.7% Anthraglycosid, 1.1% Protid, 45.2% Tinh Bột, 3.1% Lipid, 4.5% Chất Vô Cơ, 26.45g các chất tan trong nước, Lecithin, Rhaponticin. Ngoài ra, còn rất nhiều thành phần khác.

Như vậy có thể thấy, thủ ô đỏ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Nếu biết sử dụng hà thủ ô một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều công dụng mà bạn không ngờ tới.

Công dụng chữa bệnh của hà thủ ô ít người biết

Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, hà thủ ô còn được nghiên cứu và chứng minh đem lại nhiều hiệu quả khác như:

Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, loài cây này còn giúp làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Đồng thời, trong một số trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém sử dụng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Bổ can thận: Nước thủ ô khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt…

Tác dụng bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lexitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.

Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thủ ô sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.

Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.

Chữa tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.

Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Không chỉ có vậy, sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, Tăng cường, bồi bổ sức khỏe: suy nhược thần kinh…

Giải nhiệt, lợi tiểu: Nhiều bài thuốc từ thủ ô giúp chữa đau mỏi chân tay, di tinh, sốt rét lâu ngày, giải nhiệt và lợi tiểu… rất hiệu quả.

Trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể… Không những thế, dược liệu này còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.

Đối với hệ tiêu hóa: Thủ ô chứa thành phần anthranoid nên có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp. Nhờ đó, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Đối với can, thận: Thủ ô có khả năng làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan. Nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.

Đối với hệ thần kinh: Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt và khí hư bạch đới ở phụ nữ.

Kháng khuẩn: Nước thủ ô giúp ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.

Giảm cholesterol trong máu: Người bị cholesterol trong máu cao khi sử dụng nước sắc hà thủ ô sẽ giảm xuống hiệu quả.

Chống oxy hóa: Trong thủ ô có chứa các chất với tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.

Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Thông thường, người ta sẽ dùng trà rễ hà thủ ô đỏ để làm tăng đường máu. Bởi trong rễ dược liệu này có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, suy nhược thần kinh, ngủ kém, đau lưng mỏi gối… rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng cụ thể như:

Qua đó có thể thấy, công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Không chỉ là những tác dụng được kể như trên, ngoài ra dược liệu này còn sở hữu nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì cách chế biến hà thủ ô cần đúng như hướng dẫn.

Hướng dẫn cách dùng hà thủ ô đỏ đạt hiệu quả tốt nhất

Như đã biết, cây thủ ô có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hơn thế, thủ ô đỏ nếu chưa qua chế biến mà phơi khô dùng làm nước uống còn gây phản tác dụng. Do đó, cách chế biến và sử dụng loại dược liệu này sao cho đúng rất quan trọng.

Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Thông thường, thủ ô sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch về sẽ cắt củ hà thủ ô bỏ 2 đầu và rửa sạch. Tiếp đó, cắt củ to thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô đều được. Chế biến xong, tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà bạn có thể sử dụng với liều lượng tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách dùng và liều lượng dùng

Như đã nói ở trên, với mỗi bệnh lý và trường hợp cụ thể mà thủ ô đỏ sẽ có các cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng dược liệu này ở dạng tươi. Bởi nó dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Tăng men gan, giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón…

1. Trường hợp rụng tóc hoặc tóc bạc sớm: Với những ai gặp trường hợp này chỉ nên dùng 2 – 4gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ đạt hiệu quả, giảm tình trạng tóc bạc và rụng.

2. Trường hợp thiếu máu, mất ngủ, cơ thể suy nhược: Thông thường, với trường hợp này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr mỗi ngày và dùng đều đặn 7 – 10 ngày sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

3. Trường hợp sinh lý kém, thể lực giảm sút: Nếu gặp tình trạng này chỉ nên sử dụng 4 – 6gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Sử dụng đều đặn 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4. Trường hợp bị rối loạn tiền đình, cao huyết áp, mỡ máu: Với trường hợp này nên sử dụng 2 – 3gr mỗi ngày để cải thiện tình trạng hiệu quả.

5. Trường hợp táo bón, sa búi trĩ: Sử dụng khoảng 15gr hà thủ ô đỏ kết hợp với vừng đen và đương quy mỗi ngày. Sử dụng 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm và cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều.

Không nên ăn vào buổi sáng khi bụng đói để tránh gây kích ứng dạ dày.

Những người mắc bệnh lý về đường huyết và huyết áp thấp không nên sử dụng.

Lạm dụng có thể gây hại cho gan, nên những người mắc các bệnh về gan nên tránh dùng dược liệu này.

Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô chữa bệnh

Dễ gây tiêu chảy: Củ loài cây này gây kích thích lên đường tiêu hóa nên thường dùng để thông đại tiện. Nhưng trong một số trường hợp nếu dùng không hợp lý thủ ô sẽ kích thích quá mức gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người đang mắc bệnh viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng. Đặc biệt là củ thủ ô tươi chưa qua chế biến.

Gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải: Thủ ô có công dụng nhuận tràng nhưng nếu dùng không hợp lý sẽ làm giảm hấp thu kali và gây mất cân bằng điện giải. Lúc này, cơ thể sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn…

Ảnh hưởng hệ thần kinh: Trường hợp này thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh. Ngoài ra, những người mắc bị teo cơ bị rối loạn điện giải nếu dùng cây thuốc này cũng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hà thủ ô mặc dù là dược liệu rất tốt nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

Bên cạnh các tác dụng đối với sức khỏe, nếu lạm dụng sử dụng thủ ô cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Mua hà thủ ô ở đâu và giá bán bao nhiêu tiền 1kg?

Trên thị trường hiện nay, hà thủ ô dược liệu rất phổ biến và có thể tìm mua dễ dàng ở nhiều nơi như cửa hàng thuốc Đông y, đại lý dược liệu hoặc thậm chí mua online đều được. Giá thành dược liệu này hiện nay dao động trong khoảng 400.000 VNĐ/kg sấy khô.

Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều đại lý bán dược liệu kém chất lượng, trà trộn các loại rễ củ không có giá trị hay bán hà thủ ô chế chưa đúng cách. Điều này khiến người sử dụng gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Vậy nên mua hà thủ ô ở đâu Hà Nội và các tỉnh thành khác?

10 Tác Dụng Của Tỏi Đen Ngâm Mật Ong

Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong là gì? tại sao nó lại đem lại nhiều lợi ích sức khỏe? Hôm nay chúng tôi xin đưa ra câu trả lời để các bạn cùng tham khảo. Nếu có vướng mắc bạn có thể gọi điện về số 0979 233 890 để được hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.Trước tiên ta cần tìm hiều:

Tỏi Đen Là Gì?

Tỏi đen là sản phẩm được tạo thành từ tỏi trắng ( tỏi thường ) được lên men ở điều kiện nhiệt độ từ 60-70 độ C trong một khoảng thời gian từ 60-90 ngày. Tỏi thường chuyển hóa thành tỏi có mầu đen, vị ngọt hơi chua, không còn mùi hăng như tỏi trắng, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi đen tăng lên từ 150% đến 900% so với tỏi thường.

So Sánh Thành Phần Của Tỏi Thường Với Tỏi Đen

Dựa vào bảng thống kê này, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: hàm lượng chất dinh dưỡng trong tỏi đen tốt hơn rất nhiều so với tỏi thường. Việc ăn 1 củ tỏi đen có tác dụng như bạn ăn 5 đến 10 củ tỏi thường vậy, đặc biệt ở một chỗ là không còn mùi hăng khó chịu từ tỏi thường.

Mật Ong Là Gì?

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng “mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào…bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác”. Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt.

Tác Dụng Của Tỏi Đen Ngâm Mật Ong

Cả tỏi đen và mật ong đều là hai sản phẩm tuy xuất phát từ 2 nguồn gốc khác nhau hoàn toàn, nhưng chúng có một đặc điểm chung là mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Tỏi đen ngâm mật ong chữa nhiều bệnh 10 tác dụng của nó sau đây đã được các nhà khoa học nghiên cứu và thực tế nó đã chứng minh được những công dụng vô cùng quý giá.

1. Tỏi Đen Ngâm Mật Ong Chữa Viêm Xoang, Viêm Mũi

Nhờ đặc tính oxi hóa cực mạnh, khi sử dụng tỏi đen ngâm mật ong sẽ giúp các vi khuẩn gây hại cho cơ thể

Đặc biệt có lợi cho các bé vào mùa đông, khi ấy mũi các bé luôn thường trực bện viêm mũi và xoang

Những lúc như thế này các mẹ thường cho nhóc nhà mình sử dụng mật ong với chanh đào, nhưng nhiều mẹ không biết tác dụng của mật ong với chanh đào chỉ có tác dụng giảm ho và dịu cổ họng mà thôi

Tác nhân gây ho cho bé là mũi, do đó một thì tỏi đen ngâm mật ông sẽ giúp bé trị hoàn toàn bệnh mũi và họng, đồng thời tăng cường thêm sức đề kháng cho bé

2. Tỏi Đen Ngâm Mật Ong Có Tác Dụng Trị Ho, Cảm Cúm, Viêm Họng

Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm họng,…. Một vài tép tỏi đen mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu sử dụng 1- 2 tép tỏi đen ngâm mật ong mỗi ngày. Hỗn hợp này không chỉ giúp tăng cường sức đề khoáng mà còn cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất bổ dưỡng cho cơ thể.

3. Tác Dụng Tăng Cường Miễn Dịch

Việc sử dụng thường xuyên mật ong ngâm tỏi đen sẽ cải thiện các chức năng của hệ thống miễn dịch. Tỏi đen làm tăng sản xuất tế bào máu trắng và một loại enzyme gọi là interferon làm tăng sự hoạt động của hệ thống miễn dịch.

4. Tác Dụng Điều Trị Bệnh Dạ Dầy

Sẽ không quá lời khi nói tỏi đen ngâm mật ong được biết đến như là phương thuốc phòng và chữa bệnh hữu hiệu cho con người. Trong đó nhiều người đã chấm dứt những cơn đau dạ dày kéo dài khi sử dụng hỗn hợp này chỉ trong thời gian ngắn.

Theo đó, người bệnh chỉ cần kiên trì sử dụng tỏi đen ngâm mật ong vào trước các bữa ăn mỗi ngày và kiêng một số đồ ăn chua cay hay có nồng độ axit cao sẽ chấm dứt những cơn đau do bệnh viêm dạ dày gây nên.

5. Tác Dụng Giảm Huyết Áp Hiệu Quả

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như đau đầu, mệt mỏi, các vấn đề tim mạch, đột quỵ,… Do đó các bác sỹ khuyên bệnh nhân huyết áp cao nên sử dụng hỗn hợp bột tỏi đen và mật ong hàng ngày để tăng cường tuần hoàn máu và ổn định huyết áp.

6. Tác Dụng Cải thiện trí nhớ, bổ não

Chất allicin trong tỏi đen khi kết hợp với mật ong được các nhà khoa học chứng minh là chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đây là nguồn dưỡng chất quý giá cung cấp cho não bộ, giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, Alzheimer, đặc biệt ở người cao tuổi.

7. Tác Dụng Phòng chống ung thư hiệu Quả

Một số những nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của chất chống oxy hóa trong việc phòng chống ung thư, tiêu diệt các tế bào gốc gây hại. Điều thú vị là các nhà khoa học đã chứng minh những chất này có nhiều trong tỏi đen và mật ong.

8. Tỏi Đen Ngâm Mật Ong Trị Bệnh Tiểu Đường

Mật ong ngọt như vậy thì làm sao có thể chữa bệnh tiểu đường? Nghe thật vô lý phải không?

Nhưng đó lại là sự thật đã được các nhà kiểm chứng. Hỗn hợp mật ong ngâm tỏi đen góp phần làm tăng mức độ bài tiết insulin để điều hòa lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Thêm vào đó, nó cung cấp chất làm ngọt tự nhiên, an toàn và lành tính cho các bệnh nhân này.

9. Tác Dụng Làm Đẹp Da, Tóc, Móng Tay

Tỏi đen ngâm mật ong có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh có tác dụng chống lão hóa làn da, tẩy tế bào chết, trị thâm, trị mụn, duy trì sự tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ.

Đặc biệt, tỏi đen khi được ngâm trong bình mật ong nguyên chất, sau thời gian các thành phần của hai loại thực phẩm đã biến đổi và có tác dụng tốt, người dùng sẽ cảm nhận được làn da trắng sáng, sạch mụn. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần sử dụng hỗn hợp trên bôi lên các nốt mụn đỏ, sưng tấy 1 ngày 2 lần, để khoảng 15′ rồi rửa lại bằng nước sạch, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ còn sử dụng tỏi ngâm mật ong trị nám cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý thoa kem chống nắng trước khi ra đường.

10. Tác Dụng Giảm Cân, Giảm Mỡ Bụng hiệu Quả

Ít người biết rằng, hỗn hợp mật ong ngâm tỏi đen khi kết hợp với giấm hoặc chanh tươi là thần dược trong việc giảm cân. Nó đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng vitamin, khoáng chất cần thiết và cắt giảm cảm giác thèm ăn thường thấy đối với những người có ý định giảm cân.

Cách Làm Tỏi Đen Ngâm Mật Ong

Cách làm cực kỳ đơn giản như sau:

150-200g tỏi đen

Một lọ thủy tinh sạch có mắp to cho dễ sử dụng

750ml hoặc 1 lít mật ong ( tùy vào nhu cầu của mỗi người sử dụng đặc hoặc không)

Bóc vỏ tỏi đen

Cho mật ong nguyên chất vào lọ thủy tinh sau đó cho tỏi đen vào theo tỷ lệ 10 củ tỏi đen : 100ml mật ong

Đậy nắp kỹ, ngâm trong khoảng 20 ngày là có thể sử dụng được

Nguyên liệu

Mỗi ngày bạn nên ăn từ 2 đến 3 củ tỏi đen và 1 thìa mật ong, duy trì trong 1 tháng, bạn sẽ thấy sức khỏe tăng lên đáng kinh ngạc.

Cách ăn tỏi đen ngâm mật ong:

Để luôn khỏe mạnh, bạn nên ăn tỏi đen ngâm với mật ong trước mỗi bữa ăn 15 phút, điều này sẽ giúp allicin dễ dàng hấp thu vào cơ thể hơn.

Đừng để bị bệnh mới đi vái tứ phương. Dùng tỏi đen ngâm mật ong mỗi ngày ngay hôm nay, cơ thể bạn được bổ sung dưỡng chất, tăng cường đề kháng và giảm được mầm mống nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Ăn tỏi đen ngâm mật ong lúc nào tốt nhất?

Bạn có thể để được tỏi đen ngâm mật ong trong vài năm là chuyện bình thường, tùy vào cách bảo quản của mỗi người. Lưu ý bạn nên tránh ánh sáng mặt trời hoặc để trong bóng tối

Tỏi đen ngâm mật ong để được bao lâu?

Sau khi sử dụng tỏi đen ngâm mật ong, bạn có thể đậy nắp, hoặc nút chặt chai, lọ đựng sản phẩm, để ở nơi khô thoáng, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ

Bạn cũng có thể cho lọ chứa sản phẩm đậy kỹ rồi đưa vào ngăn mát tủ lạnh, dùng xong đậy kín rồi cất đi, đảm bảo sản phẩm lúc nào cũng như lúc đầu.

Cách bảo quản tỏi đen ngâm mật ong

Qua đây chúng ta có thể cảm nhận được tỏi đen ngâm mật ong chữa được nhiều bệnh đúng không nào?

Tham Khảo Thêm:

Gạo Nếp &Amp; 7 Tác Dụng “Thần Kỳ” Cho Sức Khỏe Ít Ai Biết

Gạo nếp là một thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây là một nguyên liệu không thể thiếu trong các mó ăn truyền thống của chúng ta. Gạo nếp không chỉ mang trong mình hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ mà loại hạt này còn được đông y xem như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Gạo nếp là một thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây là một nguyên liệu không thể thiếu trong các mó ăn truyền thống của chúng ta. Gạo nếp không chỉ mang trong mình hàm lượng dinh dưỡng khổng lồ mà loại hạt này còn được đông y xem như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Vậy những công dụng của gạo nếp đối với sức khỏe là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức về những ích lợi to lớn mà loại hạt này mang lại.

Gạo nếp từ đâu ra

Lúa nếp – một giống cây trồng thuộc họ lúa nước, được trồng ở nhiều nơi như Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Thái Lan, Lào, Indonesia hay Việt Nam chính là loài cây đã sản xuất ra những hạt gạo nếp thơm ngon.

Tại Việt Nam, gạo nếp đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, minh chứng rõ nhất cho khẳng định này chính là sự tích “bánh trưng bánh giầy” nổi tiếng.

Nếp cái hoa vàng được xem là một đặc sản của người Việt. Từ gạo nếp có thể chế biến được rất nhiều món như: Cơm nếp, xôi, bánh chưng, các món chè, hoặc cất rượu nếp, rượu đế và ngâm rượu cần.

Bột gạo nếp còn được dùng để làm nhiều món bánh truyền thống như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…

Tác dụng của gạo nếp

Gạo nếp có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất hơn so với những loại gạo khác, đặc biệt là gạo nếp cẩm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, gạo nếp cẩm là một loại “siêu thực phẩm”, trong thành phần có nhiều chất sắt, vitamin E, chất xơ, chất chống oxi hóa.

Bên cạnh đó, chất xơ không hoà tan, các chất chống oxi hóa trong gạo nếp còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.

Đông y cho rằng, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng cho các chứng tiểu đường, tự hãn, tiểu dắt, tiêu chảy, di niệu.

Một số công dụng cụ thể của gạo nếp có thể kể đến như: 1, Gạo nếp được xem như một loại “siêu thực phẩn” giàu dinh dưỡng

Gạo nếp cẩm đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất so với nhiều loại gạo nếp khác. Các nghiên cứu được Mĩ thực hiện mới đây đã chỉ ra rằng, gạo nếp cẩm chứa trong mình rất nhiều dưỡng chất quý và được xem như một loại “siêu thực phẩm”.

Trên thực tế, một thìa gạo nếp cẩm chứa một lượng lớn vitamin E, sắt, chất xơ cùng rất nhiều các chất chống ôxy hóa khác, mang lại nhiều lợi ích đáng chú ý cho sức khỏe người sử dụng.

2, Gạo nếp hữu ích cho phụ nữ sau sinh

Trong 100g gạo nếp có chứa đến 1,2mg sắt. Cũng chính bởi vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích phụ nữ sau khi sinh bổ sung thêm đồ nếp vào bữa ăn của mình.

Gạo nếp còn có chứa nhiều chất xơ không hoà tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng nhờ khả năng chống ôxy có trong gạo nếp…

Bên cạnh đó, gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng.

3, Gạo nếp có tác dụng giúp làm đẹp

Cám gạo nếp đã được Đông y tận dụng để làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn nhờ tác dụng của phytin có trong loại gạo này.

Gạo nếp cũng đã được ngành thẩm mỹ thế giới để tâm nhờ vào những công dụng bất ngờ của loại gạo này đối với làn da.

Hiện có rất nhiều spa thẩm mỹ đã dùng cám gạo nếp để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, nhất là vitamin E trong cám gạo nếp.

4, Gạo nếp có công dụng phòng và trị thiếu máu

Ăn gạo nếp cẩm thường xuyên sẽ bổ sung thêm sắp, có tác dụng giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh thiếu máu. Ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa… cho phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.

Các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp còn có khả năng kỳ diệu, giúp tăng cường sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.

Một số bài thuốc từ gạo nếp

1, Chữa nôn mửa không ngừng

Gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Sao vàng gạo nếp, sắc cùng với gừng lấy nước uống.

2, Điều trị căn bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Gạo nếp, mai mực, cam thảo, bằng sa phi, mẫu lệ nung, hoàng bá, kê nội kim mỗi loại 10g cùng 3 lát gừng tươi. Sắc uống ngày 1 thang.

3, Chữa liệt dương

Cám gạo nếp, hoài sơn, đinh lăng, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn mỗi loại 12g cùng trâu cổ, cao ban long mỗi loại 8g và 6g sa nhân.

Cao ban long để riêng; đem các vị khác sắc lấy nước, hòa tan với cao và uống trong ngày.

Cách nấu gạo nếp

1, Cháo gạo nếp hạt sen

Người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Dùng ăn vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

2, Gạo nếp hấp rượu vang

Chuẩn bị 250g gạo nếp, 500ml rượu vang và hai quả trứng gà. Cho tất cả vào bát to, đem hấp cách thuỷ, chia ăn vài lần. Có tác dụng bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

3, Gạo nếp mật ong

Đem 30g bột gạo nếp nấu thành dạng hồ loãng, sau đó chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát, muốn uống nhiều nước, hay nôn, buồn nôn và ăn kém. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau.

4, Cháo gạo nếp đậu đen

Gạo nếp 100g, đậu đen và hồng táo mỗi loại 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 lần, có tác dụng trị thiếu máu do thiếu sắt.

5, Gạo nếp sắc với gừng

Đem 20g gạo nếp đi sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước đến khi còn 50ml thì ngừng, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt.

Ta cũng có thể dùng gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.

6, Cháo gạo nếp nấu suông

Còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng.

Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

7, Cháo gạo nếp đậu xanh

Gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh tiểu đường.

Cách khác, hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ) cùng vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống.

Lưu ý khi ăn gạo nếp

Bên cạnh nhiều lợi ích cho sức khỏe thì gạo nếp cũng có một số tác dụng phụ mà bà nội trợ nào cũng cần biết để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp, tuy nhiên đây lại là một chất hay gây nên chứng khó tiêu.

Bởi vậy, trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp.

Gạo nếp cũng là một loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh. Nguyên nhân là do trong thành phần có chứa rất nhiều tinh bột, đường, chưa kể các chất béo trong các loại thực phẩm ăn kèm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tim mạch cũng như ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra insulin của tuyến tụy.

Ăn gạo nếp có nóng không

Đông Y cho rằng, gạo nếp có tính ôn ấm nên khi ăn nhiều có thể bị nóng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… nên tránh dùng đồ nếp.

Bệnh nhân mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm hay vết thương hở cũng nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Phấn Hoa Mật Ong Bất Ngờ Ít Ai Biết trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!