Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Rau Sam & Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Rau Sam được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chúng ta chỉ biết đến rau sam khi dùng để giải nhiệt (dùng để đun hoặc xay lấy nước uống). Tuy nhiên, trên thực tế rau sam còn dùng để phòng bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy, những tác dụng của rau sam trong đời sống? Những lưu ý khi sử dụng rau sam? Nguồn gốc rau samRau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea.
Cây sam thân mập, mọng nước, mầu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa mầu vàng. Rau sam thích nghi ở những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…
Rau sam có rất nhiều tác dụng trong đời sống con người
Đặc tính đông dược+ Vị toan.
+ Tính hàn.
+ Không độc, vào 3 tâm kinh: tâm, can, tỳ.
+ Chứa nhiều chất bổ dưỡng: A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…
Tác dụng đông dược của rau sam+ Trị lỵ ra máu.
+ Tiểu tiện đục.
+ Tiểu tiện khó khăn.
+ Trừ giun sán.
+ Trị kiết lỵ, mụn nhọt.
+ Dùng ngoài trị ác thương.
+ Phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh…
Tác dụng của rau sam trong cuộc sốngRau sam chữa kiết lỵ, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn…
Cách chế biến:
+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.
+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.
Lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).
Cách chế biến:
+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.
+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).
Chất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.
Cách chế biến:
Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóa
+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.
+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam…
Các loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc.
Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam).
Các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng Sức khỏe Washington).
Cách chế biến:
+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh.
+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).
Kích thích sự co thắt cơ tử cung+ Chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung.
Hỗ trợ điều trị tiểu đườngRau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút.
+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.
+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.
Hỗ trợ trong điều trị bệnh GouteRau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
Cách chế biến:
Rau sam hỗ trợ điều trị tiểu đường
+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).
+ Dùng uống thay nước lọc.
+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.
Phòng ngừa bệnh tim mạch+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Cách chế biến:
+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.
+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).
Những lưu ý khi sử dụng rau sam+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.
+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.
+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận…
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy rau sam chứa nhiều chất bổ dưỡng như: sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rau sam còn có tác dụng: làm mát, giải nhiệt, chống lão hóa và hỗ trợ chữa các bệnh: tim mạch, tiểu đường, gout…
Tuy nhiên, khi sử dụng rau sam cần lưu ý: không sử dụng cho phụ nữ có thai, những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…
Rau Sam, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rau Sam
Tên khác:
Tên thường gọi: Rau sam Còn gọi là Mã xỉ hiện, pourpier.
Tên Tiếng Trung: 馬齒莧
Tên khoa học Portulaca oleracea L.
Họ khoa học: Thuộc họ rau sam Portulacaceae.
Người ta dùng toàn cây rau sam tươi hay sấy khô, mã là con ngựa, xỉ là răng, hiện là một thứ rau, vì cây rau sam là một thứ rau có lá giống hình răng con ngựa.
Cây Rau sam( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ….)
Mô tả:Rau sam là một loại cỏ sống lâu năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10-30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dày 2cm, rộng 8-14mm. Những lá phía trên họp thành một thứ tổng bao quanh các hoa, hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Phân bố:Rau sam mọc hoang khắp những nơi ẩm ướt của nước ta.
Thu hái:Rau Sam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùa thu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát. Chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô.
Tác dụng dược lý:Nghiên cứu khoa học cho thấy rau Sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triễn của vi trùng lỵ và thương hàn. Dịch chiết rau Sam bằng cồn etylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn Coli, kiết lỵ và thương hàn. Những nhà khoa học Mỹ và Úc còn cho biết trong rau Sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miển dịch của cơ thể. Thành phần hoá học: Vitamin A,C, B1, B2, PP, E. tanin, saponin và men ureaza.
Vị thuốc Rau sam( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Công dụng:Rau sam được dùng trong nhân dân nhiều vùng nước ta và nhiều nước khác làm rau ăn.
Tính vị:Vị chua, tính hàn, không có độc
Qui kinh:Vào 3 kinh tâm, can và tỳ.
Liều dùng:Liều dùng của rau sam từ 6-12 g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp với các vịt thuốc khác.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rau sam Trẻ em đi lỵ:Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới:30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống. Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn:Nước rau sam sống giã uống.
Ngộ độc thuốc:Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Kiết lỵ ra máu:Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Lỵ cấp và mạn:1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông:Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết:Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc:Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Môi, miệng lở loét:Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Đau răng:Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Bỏng:Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi:Rau sam tươi giã đắp lên.
Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu:Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật):Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Ho ra máu:Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Ngứa âm đạo:Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ:Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Côn trùng, rắn rết cắn:Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt…). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
K thực quản:Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày. K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
K trực tràng:Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tham khảo Tác dụng của rau sam Phòng cảm nắng, say nắngCách chế biến:
+ Rau sam sau khi hái về rửa sạch.
+ Dùng rau sam để ăn sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày.
Làm lành vết thươngLá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan).
Cách chế biến:
+ Rửa sạch lá rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương.
+ Đắp lá rau sam trong 7 ngày (lưu ý, mỗi ngày thay lá một lần).
Rau sam làm lành vết thương, chống lão hóaChất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt) và tiêu diệt một số nấm gây bệnh.
Cách chế biến:
+ Rửa sạch rau sam (cho vào ít muối) giã lấy nước uống hàng ngày.
+ Sào rau sam với thịt hoặc nấu canh rau sam…
Diệt giun mócCác loại thuốc nước hoặc thuốc viên (bào chế từ chiết xuất P. Oleracea) có tác dụng trừ giun móc.
Ngoài ra có thể dùng rau sam bằng cách đun lấy nước, xay hoặc giã nhỏ lấy nước cốt uống (lưu ý: cho một chút muối vào nước cốt rau sam).
Chống lão hóaCác chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người (kết quả nghiên cứu cỉa Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng Sức khỏe Washington).
Cách chế biến:
+ Sử dụng rau sam để luộc chấm nước mắm, sào thịt hoặc nấu canh.
+ Nên ăn nhiều vào rau sam vào mùa nóng (tháng 5,6,7).
Kích thích sự co thắt cơ tử cung+ Chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung.
Hỗ trợ điều trị tiểu đườngRau sam được sử dụng chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu.
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút.
+ Gạn lấy nước, uống thay nước trà.
+ Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.
Hỗ trợ trong điều trị bệnh GouteRau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
Cách chế biến:
+ Đun sôi rau sam (khoảng 20 phút).
+ Dùng uống thay nước lọc.
+ Sử dụng liên tục trong 1 tháng, kết hợp dùng thuốc điều trị goute.
Phòng ngừa bệnh tim mạch+ Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Cách chế biến:
+ Sử dụng nước rau sam (đã đun sôi) để uống trong vòng 1 tuần.
+ Nấu canh rau sam, xào rau sam với thịt nạc ăn với cơm cũng rất tốt (canh rau sam có vị chua, mát rất bổ dưỡng).
Những lưu ý khi sử dụng rau sam+ Không nấu, đun rau sam quá kỹ.
+ Không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai.
+ Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ.
+ Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận…
Nơi mua bán vị thuốc Rau sam đạt chất lượng ở đâu?Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Rau sam ở đâu?
Rau sam là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Rau sam được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Rau sam tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.
Tag: cay rau sam, vi thuoc rau sam, cong dung rau sam, Hinh anh cay rau sam, Tac dung rau sam, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Top 9 Tác Dụng Của Cây Rau Sam Đất
Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng. Hạt được bao bọc trong các quả dạng quả đậu nhỏ, chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục. Rau sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA RAU SAM ĐẤT
Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay luộc, nấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm.
Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt.
Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
9 TÁC DỤNG CỦA CÂY RAU SAM ĐẤT1. Rau sam đất có tác dụng chữa tiểu rát, tiểu máu: dùng 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
3. Sam đất trị giun: Rau sam là loại rau có tác dụng trị giun một cách hiệu quả, đặc biệt với các loại giun kim, giun đũa. Bạn có thể tiến hành làm như sau: Lấy 50g rau sam tươi, đem rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt (nên sử dụng rau sam vừa hái sẽ tốt hơn). Trước khi đi ngủ hoặc mỗi buổi sáng thức dậy khi chưa ăn gì hãy uống một cốc nước ép rau sam. Đợi 4h sau mới có thể ăn nhẹ. Thực hiện đều đặn từ 3 – 4 ngày sẽ giúp tẩy sạch giun cho bạn.
4. Chữa kiết lị: Rau sam là bài thuốc trị kiết lị khá hay được ông bà ta truyền lại và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Lấy 100g rau sam, 100g cỏ sữa, đem rửa sạch, cho vào ấm đun với 400ml nước. Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì gạn ra lấy nước uống ngày 2 lần. Nếu kiết lị kèm hiện tượng hay đi ngoài thì có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi.
5. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
6. Trị trướng bụng: 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.
7. Trị tiểu đường: Rau sam giúp trị bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu rất tốt nên cực kì thích hợp cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường. Để trị tiểu đường, lấy khoảng 25g rau sam đun sôi cùng 4 lít nước. Đun trong vòng 30 phút sau đó gạn lấy nước uống như nước lọc mỗi ngày. Sử dụng trong 30 ngày sau đó ngừng một tuần lại uống tiếp.
8. Chữa xơ vữa động mạch, làm hạ độ cholesterol trong máu: Rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả nước lẫn xác. Nên mỗi đợt từ 5 đến 7 ngày.
9. Chữa khí hư, bạch đới ở phụ nữ: Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
31 Tác Dụng Của Cây Rau Sam Thứ Rau Ăn Bị Lãng Quên
Rau sam vị chua, hơi khó ăn với nhiều người, cũng không được dùng phổ biến, không được bán ngoài chợ, nên ít người biết về nó. Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết rau sam rất giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, người mới khỏi ốm mà ăn rau sam thì phục hồi cực nhanh.
Rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn, đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua chua thanh mát.
Trên thực tế rau sam là loại cây có nguồn dinh dưỡng dồi dào và là bài thuốc quý trong y học.
Ở Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc người ta trồng rất nhiều loại rau này và mệnh danh là “rau trường thọ” bởi rau sam có nhiều công dụng tuyệt vời như:
Trị táo bón, đái rắt, bỏng, ho gà, bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tẩy giun, chống viêm sưng, phục hồi vết thương nhanh lành…
Chuyện về khỏi ôm tức thì nhờ rau sauĐể tìm hiểu về rau sam, chúng tôi đã lặn lội về tận một vùng quê Thanh Hóa. Tại đây có gặp gỡ cô Hoan, cô kể: Ngày nhỏ 15 tuổi có lần bị ốm li bì suốt 1 tuần không ăn uống gì, người gầy guộc ốm yếu.
Ngày đó đói khổ lắm, gia đình có 7 anh chị em, tất cả cùng bố mẹ ra ruộng đồng và biển đánh cá, chỉ còn 1 mình ở nhà.
Trưa hôm đó, khi ngủ dậy trong người mệt mỏi vẫn chưa hết khỏi ốm, nhưng bụng cồn cào vì đói, trong nhà không còn thứ gì để ăn. Chị mò mẩn ra vườn hái rau sam 1 rổ rau sam vào luộc ăn hết.
Kết quả thật đáng ngạc nhiên, tối hôm đó trong người thấy khỏe hơn. Sang ngày hôm sau đã khỏi ốm hoàn toàn, không còn sốt, đau nhức, nhưng vẫn chút mệt vì đói.
Cô chia sẻ, ngày nay xã hội phát triển, nhà nào kinh tế cũng tốt nên không còn ăn rau sam nữa. Loại cây này sinh trưởng rất mạnh nên thường hút hết dinh dưỡng của cây trồng, người ta thường nhổ bỏ.
Qua câu chuyện của cô Hoan, ta thấy rằng rau sam là loại cây có tác dụng rất tốt trong trị cảm, sốt (ốm), tăng sức đề kháng và khả năng hồi phục sức khỏe tuyệt vời.
Nội dung tiếp sau đây, chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu thêm về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng rau sam hiệu quả.
Rau sam còn được gọi với các tên khác: Mã xỉ hiện, Rau sam đất vì lá của chúng giống hình răng con ngựa.
Tên khoa học là Portula oleracea,
Họ: Rau sam Portulacaceae.
Rau sam là cây thân cỏ, sống hằng năm, thân nhẵn có nhiều cành, mọc sát mặt đất.
Thân cây màu đỏ nhạt, chiều dài từ 10 đến 30 cm, lá có hình bầu dục, phiến lá dày và không có cuống, mặt lá bóng rộng từ 8 -14mm và dài khoảng 2cm.
Hoa rau sam mọc đầu cành, không có cuống và hoa màu vàng.
Quả dạng bình cầu, mở 1 nắp, trong quả có chứa nhiều hạt màu đen.
Phân bố, thu hái và chế biến rau samỞ nước ta với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, rau sam gần như mọc ở khắp nơi, ven đường đi, ven các bờ, những nơi ẩm ướt như giữa các luống rau…
Ở các nước Pháp, Nhật hay Trung Quốc họ trồng rau sam rất nhiều và sử dụng làm rau ăn hằng ngày.
Việt Nam chưa trồng loại cây này mà chủ yếu thu hái dựa vào cây mọc hoang vào các mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
Thường rau sam được thu hoạch toàn bộ cây, cắt bỏ rễ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Những cây có thân đỏ đậm, to và lá dày là những cây rau phát triển tốt, chúng chứa nhiều nước và có vị chua đậm.
Thành phần hóa học của rau samTrong rau sam có chứa 6.49% carbohydrate, 1.8% protid, 0.5% chất béo và 2.23% tro, ngoài ra còn có Vitamin C, Omega 3, Ureaza, Sắt, Caroten, Canxi…
Các thành phần trong rau sam chưa có con số giá trị dinh dưỡng chính thống mà từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau tổng hợp lại thành phần hóa học đa dạng của loại cây này.
Công dụng dược lý của rau samRau sam có tác dụng trên mạch máu vì chúng làm co nhỏ mạch máu; làm ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ hình y nên trị bệnh kiết lỵ hiệu quả.
Rau sam cũng có tác dụng chống viêm, trị mụn nhọt sưng đau.
Ngoài ra theo một số nghiên cứu chỉ ra rau sam có tác dụng ức chế trên các trực khuẩn như Ecoli, trực trùng lỵ, trực trùng thương hàn, các vi trùng gây bệnh ngoài da…
Omega 3 có trong rau sam cũng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.
Nhờ nguồn dinh dưỡng đa dạng, rau sam có tác dụng chữa nhiều bệnh với cách sử dụng đơn giản và dân giã.
1. Trị bệnh kiết lỵ
Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi. Có thể chế thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt.
Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu bạn không uống được nước rau sam.
2. Trị bạch đới ở phụ nữ
Dùng 2 lòng đỏ trứng gà với 30ml nước ép rau sam tươi đun sôi, để uống.
Nếu bị sốt phát ban hay nổi mẩn thì dùng nước ép rau sam uống sống, còn phần bã thì xoa lên khắp người những chỗ nổi mẩn.
3. Ngộ độc thuốc
Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước uống và đắp phần bã vào rốn sẽ giúp làm giảm tình trạng này.
4. Phụ nữ hậu sản ra huyết
Lấy 200g rau sam tươi hoặc 60g rau sam khô, sắc uống ngày 2 lần.
5. Trị bỏng
Dùng mật ong trộn với bột rau sam khô rồi bôi lên vết bỏng để giảm đau rát và nhanh lành hơn
6. Tẩy giun
Lấy 300g rau sam tươi, giã nát ép lấy nước, đun sôi cho thêm đường hoặc muối.
Uống liên tục trong 3-7 ngày, mỗi ngày 2 lần và uống lúc đói sẽ có tác dụng tẩy giun móc.
7. Trị mụn nhọt, môi miệng lở loét
Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước cốt đặc bôi lên chỗ bị lở hoặc mụn nhọt.
8. Đau răng, hôi miệng
Dùng nước ép rau sam hoặc sắc rau sam khô, sắc đặc lấy nước súc miệng mỗi ngày
9. Thông tiểu
Giã nát ép lấy nước 100g rau sam tươi, đun sôi hoặc hấp cách thủy, thêm 10g mật ong uống sẽ giúp thông tiểu nhanh chóng.
10. Trị nấm tóc, nấm chân tay
Dùng rau sam nấu thành cao rồi bôi lên chỗ nấm hoặc đốt rau sam khô lấy tro rắc lên chỗ bị nấm là bài thuốc trị nấm hiệu quả.
11. Chữa bệnh ho gà
Đun sôi 200ml nước, 30g đường phèn và 100g rau sam sao cho còn khoảng 100ml thì tắt lửa.
Ngày uống 3 lần và uống trong 3 ngày liên tiếp, nếu bị nặng uống liên tục trong vòng 1 tuần
12. Ho ra máu
Có thể sử dụng nước ép rau sam tươi hoặc nấu đặc lên để uống cho đến khi khỏi.
Nếu ho ra máu do bệnh lao thì phải sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể sử dụng rau sam trong bữa ăn hằng ngày.
13. Trị bệnh trĩ
Lấy rau sam tươi nấu ăn mỗi ngày, nước luộc thì dùng để xông và ngâm trĩ, làm liên tục trong khoảng 1 tháng, bệnh trĩ không nên để lâu chữa càng sớm càng nhanh khỏi
14. Trị viêm âm đạo, khí hư
Dùng rau sam tươi ép lấy nước hoặc sắc rau sam khô ngâm rửa vùng kín mỗi ngày.
15. Trị đái rắt, đái buốt
Dùng nước rau sam tươi giã nát uống ngày 2 lần
16. Chữa K thực quản
Lấy 30g rau sam tươi, nấu chính rồi cho bột đậu nành và mật ong vào nấu thành cháo, ăn sáng mỗi ngày
17. Chữa K đại tràng
Các vị: 20g rau sam, 20g khổ sâm, 20g bại tương thảo, 20g thổ phục linh, 20g kê nội kim, 20g bạch thược, 8g hoàng liên, 10g tam lăng, 12g hồng đằng, 10g huyền hồ, 10g xuyên hậu phác, 6g cam thảo, 4g xạ hương.
Tất cả mang sắc uống ngày 1 lần.
18. Trị K trực tràng
30g hoa mào gà, 10g rau sam sắc uống 1 lần trong ngày.
19. Chữa bạch cầu cấp
16g A giao, 30g rau sam, 16g hà thủ ô, 12g bạch chỉ, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
20. Chống cảm nắng, say nắng
Rau sam tươi rửa sạch, luộc hoặc nấu canh uống hằng ngày.
21. Chữa lành vết thương
Dùng lá tươi Mã xỉ hiện đắp vào vết thương, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.
Cách làm như sau: lấy lá rau sam tươi giã nhỏ đắp vào vết thương và đắp liên tục 7 ngày,ngày thay 1 lần.
22. Diệt khuẩn
Chất P.Oleracea trong rau sam có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng và các loại nấm.
Dùng rau mã xỉ hiện rửa sạch, cho muối vào giã lấy nước uống hằng ngày hoặc có thể dùng rau sam nấu ăn hằng ngày vừa ngon vừa hiệu quả.
23. Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da
Các chất chống oxy hóa, acid béo không no, vitamin C và omega trong rau sam có tác dụng chống lão hóa hiệu quả.
Cách sử dụng rất đơn giản là dùng nước ép rau sam uống hằng ngày hoặc ăn nhiều như thực phẩm trong bữa ăn.
24. Kích thích tử cung co thắt
Chiết xuất P.oleracea có khả năng kích thích tử cung co thắt đối với trường hợp sinh muộn hoặc sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài.
Tuy nhiên người có tiền sử sinh non thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này
25. Chữa bệnh tiểu đường
Luộc 25g rau sam trong 4 lít nước, để sôi 30 phút, sau đó gạn lấy nước uống thay nước.
Dùng trong 30 ngày rồi ngưng 1 tuần trước khi dùng tiếp
26. Hỗ trợ bệnh nhân Goute
Tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu chính là lý do để sử dụng rau sam trong điều trị bệnh goute.
Luộc chín rau sam khoảng 20 phút rồi dùng nước luộc uống thay nước lọc hằng ngày, kết hợp với thuốc điều trị goute theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
27. Tốt cho tim mạch
Với hàm lượng omega-3 dồi dào và kali có trong rau sam giúp điều hòa lượng cholesterol ổn định, tăng sức bền của thành mạch và duy trì huyết áp ổn định.
Đun sôi rau sam tươi, lấy nước uống trong 1 tuần hoặc nấu canh/xào rau sam với thịt và sử dụng trong các bữa ăn chính hằng ngày
28. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể
Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất ở nước ta, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
29. Trị tiểu ra máu, tiểu rắt
Khi đi tiểu bị khó chịu, rát hoặc ra máu, dùng 100g rau sam tươi và 50g rau dền cơm mang rửa sạch, thái nhỏ nấu canh chia làm 3 lần ăn trong ngày.
Ăn liên tục từ 5-8 ngày sẽ giảm được tình trạng tiểu rắt, buốt và ra máu.
30. Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Lấy một ít rau sam tươi và 3 lát gừng nấu canh hoặc luộc ăn cả nước và xác.
Một đợt điều trị dùng món này kéo dài từ 5-7 ngày.
31. Khả năng chống viêm
Tác dụng chống viêm của rau sam là nhờ thành phần chất nhầy, các khoáng chất và Omega 3.
Giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, nhất là tại đường tiêu hóa và đường tiết niệu.
Những lưu ý khi sử dụng rau samNhững người không thích hợp sử dụng loại rau này là: Phụ nữ có thai, người có các bệnh như đi tiểu lỏng, thể tạng hư hàn, người bị bệnh về thận.
Những người thường xuyên đi tiêu lỏng, thể tạng hư hàn nếu ăn rau sam cần kết hợp với các thuốc có vị ấm, cay để tránh làm trệ tỳ.
28 Tác Dụng Của Cây Rau Sam Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị các chứng bệnh thường gặp như nhiễm giun kim, giun đũa, đầy trướng bụng, bệnh trĩ, nổi mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn,…
Tên gọi khác: Mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái,…
Tên khoa học: Portulaca oleracea L.
Họ: Rau sam (danh pháp khoa học: Portulacaceae)
Mô tả dược liệu cây rau sam 1. Đặc điểm thực vậtRau sam là loài thực vật thân cỏ, mọc bò, thân mầm, trơn nhẵn và sống nhiều năm. Thân cây có màu đỏ tía, chiều dài trung bình từ 10 – 30cm.
Lá của cây trơn bóng, có hình bầu dục dài, phía cuống nhọn và thường không có cuống. Lá rau sam rộng khoảng 8 – 14mm và dài khoảng 1.5 – 2cm. Lá có xu hướng mọc vòng và bao quanh các hoa. Hoa thường mọc ở đầu ngọn, không có cuống, nhỏ và có màu vàng tươi. Quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Rễ rau sam gồm có rễ cái và nhiều rễ con dạng sợi. Loài thực vật này dễ phát triển và có thể sinh sống ở những vùng đất khô hạn, cứng và nghèo dinh dưỡng.
2. Bộ phận dùngCả cây, trừ phần rễ.
3. Phân bốCây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta.
4. Thu hái – sơ chếDược liệu mã xỉ hiện thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Chỉ dùng loại có thân to, đỏ và tươi. Sau khi thu hái, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Nếu dùng để ăn, rau sam thường được thu hái quanh năm.
Ngoài ra có thể bào chế rau sam theo những cách sau:
Khi dùng giã nát rau với ít muối, đắp trực tiếp vào chỗ bị thương hoặc vắt lấy nước uống.
Rửa sạch rau sam, dùng chày gỗ giã cho nát rồi phơi khô, dùng dần.
5. Bảo quảnBảo quản ở nơi khô ráo.
6. Thành phần hóa họcRau sam chứa vitamin PP, B1, B2, C, A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic, nicotinic, biflavonoid, liquiritin và noradrenalin,…
Vị thuốc mã xỉ hiện (rau sam) 1. Tính vịVị chua, tính hàn và không có độc.
2. Qui kinhQui vào kinh Tỳ, Phế và Tâm.
3. Tác dụng dược lý– Theo Đông Y:
Tác dụng: Kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn, tiêu thũng, giải độc, thanh nhiệt,…
Chủ trị: Tiêu hóa kém, nóng trong người, mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm giun sán, lỵ, đầy bụng, ăn không tiêu,…
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn thương hàn và trực khuẩn lỵ. Ngoài ra cồn chiết xuất từ dược liệu còn có tác dụng ức chế trực khuẩn E. coli.
Hàm lượng acid béo Omega 3 trong rau sam có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ mạch máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, magie và đồng trong dược liệu có tác dụng chống khối u.
Thành phần hoạt hóa thần kinh DOPA, dopamine trong loại rau này có tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện mức độ tập trung.
Rau sam còn có tác dụng thải trừ độc tố bisphenol A giúp nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng miễn dịch.
4. Cách dùng – liều lượngRau sam thường được dùng tươi, sắc uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng rau sam tươi, nên sử dụng 50 – 100g/ ngày.
28 Cách dùng rau sam chữa bệnh từ dân gian1. Bài thuốc trị chứng bí tiểu và nhiễm trực khuẩn lỵ
Chuẩn bị: Cây rau sam tươi và cỏ sữa lá nhỏ mỗi thứ 100g.
Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày.
2. Bài thuốc chữa lỵ ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Một ít rau sam tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, để ráo và giã nát, vắt lấy nước cốt, đun sôi, thêm ít mật vào và cho trẻ uống.
3. Bài thuốc chữa sốt phát ban gây nổi mẩn trên da
Chuẩn bị: 1 ít rau sam tươi.
Thực hiện: Vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp, dùng bã xoa lên người (tập trung vào vùng cổ, nách và bẹn)
4. Bài thuốc chữa ngộ độc thuốc
Chuẩn bị: 1 ít rau sam tươi
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát, lấy nước cốt uống và dùng bã đắp vào rốn.
5. Bài thuốc chữa lỵ cấp và mãn tính
Chuẩn bị: 1kg rau sam tươi.
Thực hiện: Đem nấu với 3l nước lọc, sắc còn 1 lít. Mỗi lần dùng 700ml, ngày dùng 3 lần.
6. Bài thuốc chữa dịch sản hậu ra nhiều
Chuẩn bị: 60g mã xỉ hiện khô hoặc 200g mã xỉ hiện tươi.
Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 2 lần dùng.
7. Bài thuốc chữa đau nhức răng
Chuẩn bị: 1 ít rau sam tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giá nát và dùng nước cốt tươi ngậm súc miệng. Hoặc sắc đặc và súc miệng nhiều lần trong ngày.
8. Bài thuốc chữa mụn nhọt lâu ngày không khỏi
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên nhọt.
9.Bài thuốc chữa chứng ho gà (ho bách nhật)
Chuẩn bị: Đường phèn 30g và rau sam 100g.
Thực hiện: Đun sôi rau sam với 200ml nước, sau đó thêm đường phèn vào và đun còn 100ml. Đem nước sắc chia đều cho 3 ngày, mỗi ngày dùng 3 lần.
10. Bài thuốc chữa ngứa âm đạo
Chuẩn bị: Rau sam khô hoặc tươi.
Thực hiện: Sắc và ngâm rửa âm đạo.
11. Bài thuốc trị vết rắn rết và côn trùng cắn
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp lên vùng da bị cắn.
Lưu ý: Nếu do rắn rết cắn, nên sơ cứu bằng bài thuốc từ mã xỉ hiện và đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
12. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thực quản
Chuẩn bị: Rau sam tươi 30g, 1 ít mật ong và bột đậu nành.
Thực hiện: Đem nấu rau sam cho nhừ, sau đó cho bột đậu nành vào nấu cháo và thêm 1 ít mật ong, ăn hàng ngày trong nhiều tháng.
13. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng
Chuẩn bị: Hoa mào gà 30g và mã xỉ hiện 10g.
Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
14. Bài thuốc trị giun kim và giun đũa
Chuẩn bị: 100g cây rau sam tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
15. Bài thuốc trị phụ nữ bị bạch đới
Chuẩn bị: 2 lòng đỏ trứng gà và 30ml nước cốt mã xỉ hiện.
Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu, sau đó đun sôi và uống.
16. Bài thuốc trị chứng lậu nhiệt gây đái buốt và đái rắt
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện tươi.
Thực hiện: Giã nát và dùng nước cốt uống.
17. Bài thuốc trị kiết lỵ ra máu
Chuẩn bị: 100g gạo nếp và 200g rau sam.
Thực hiện: Thái nhỏ rau sam và nấu với gạo nếp thành cháo, không nêm nếm gia vị và ăn khi đói.
18. Bài thuốc trị chứng khó tiểu sau khi sinh
Chuẩn bị: 100g mã xỉ hiện tươi.
Thực hiện: Giã nát và vắt lấy 300ml nước cốt, đem đun sôi và thêm 10g mật ong vào, hòa và uống liền.
19. Bài thuốc tẩy giun móc
Chuẩn bị: 300g rau sam tươi.
Thực hiện: Rửa sạch rau, sau đó giã nát, vắt lấy nước, thêm 1 ít đường hoặc muối. Ngày dùng 2 lần khi đói và thực hiện 1 – 3 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 3 ngày).
20. Bài thuốc trị miệng và môi bị lở loét
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện.
Thực hiện: Sắc đặc và thoa lên niêm mạc lở loét.
21. Bài thuốc chữa bỏng
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện khô và mật ong.
Thực hiện: Đem mã xỉ hiện tán bột, trộn đều với mật ong và thoa lên da.
22. Bài thuốc chữa nấm chân và nấm tóc
Chuẩn bị: 1 ít rau sam.
Thực hiện: Đốt dược liệu thành than rồi rắc lên hoặc nấu thành cao và thoa lên vùng da tổn thương.
23. Bài thuốc chữa ho ra máu
Chuẩn bị: 1 lượng rau sam tươi.
Thực hiện: Chế biến rau sam ăn hàng ngày (nấu canh, luộc hoặc xào) và sắc đặc uống cho đến khi khỏi.
Lưu ý: Nếu ho do lao, cần kết hợp với thuốc kháng sinh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
24. Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Chuẩn bị: 1 lượng rau sam tươi vừa đủ.
Thực hiện: Nấu nước xông và rửa giang môn, kết hợp với các món ăn từ rau sam như rau sam luộc, xào tỏi,…
25. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Chuẩn bị: Bại tương thảo, thổ phục linh, kê nội kim, mã xỉ hiện, khổ sâm và bạch thược mỗi thứ 20g, cam thảo 6g, xạ hương 4g, tam lăng, xuyên hậu phác và huyền hồ mỗi thứ 10g, hồng đằng 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
26. Bài thuốc trị chứng bạch cầu cấp
Chuẩn bị: Bạch chỉ 12g, mã xỉ hiện 30g, hà thủ ô và a giao mỗi thứ 16g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
27. Bài thuốc trị bạch đái
Chuẩn bị: 1 ít mã xỉ hiện.
Thực hiện: Vắt lấy khoảng 20ml nước cốt, sau đó đun nóng lên và cho 2 lòng trắng trứng vào. Ngày dùng 1 lần, sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày.
28. Bài thuốc trị trướng bụng, đầy hơi và khó tiêu
Chuẩn bị: 300g rau sam tươi.
Thực hiện: Mỗi lần dùng 150g rau sam, rửa sạch, thái nhỏ và nấu với nước vo gạo nếp lần 2 thành canh. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi.
Lưu ý: Nếu bụng đầy trướng khó giảm, có thể dùng đến 400g rau sam/ ngày.
Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ rau samKhi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ mã xỉ hiện, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
Không dùng rau sam cho phụ nữ mang thai vì dược liệu này có tính hàn và tác dụng hoạt huyết mạnh.
Thận trọng khi dùng cho người bị tiêu chảy và Tỳ Vị hư. Nếu sử dụng, nên phối hợp với các vị thuốc cay và có tính ấm.
Hàm lượng oxalate và nitrate trong loại rau này có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Rau sam là vị thuốc nam quý, đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số thông tin quan trọng để giảm nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.
Ăn Rau Sam Có Tác Dụng Gì? Các Món Ăn Chế Biến Từ Rau Sam
Ăn rau sam có tác dụng gì. Rau sam có chứa nhiều chất nhầy, omega 3 các vitamin và khoáng chất… do vậy nên ngoài là một loại rau dân dã thì rau sam còn được coi là thứ thuốc thần kì.
Vì chứa nhiều các chất dinh dưỡng và vitamin nên rau sam có những công dụng không ngờ đến sức khỏe như:
Chống viêm, giảm đau: omega 3, chất nhầy và khoáng chất có trong rau sam có tác dụng giảm đau, giảm các khó chịu, chống viêm hiệu quả.
Bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa: rau sam là loại cây chứa nhiều các chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin E, beta-carotene… có tác dụng bảo vệ da chống lại các gốc tự do, hạn chế nam, tàn nhang, ngăn ngừa lão hóa.
Phòng ngừa các bệnh tim mạch, ổn định huyết áp: rau sam có chứa omga 3 và lượng kali cao nên có tác dụng điều hòa lưu thông máu trong cơ thể, điều hòa cholesterol trong máu đồng thời tăng sức bền thành mạch, giúp phòng tránh tình trạng rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ổn định huyết áp.
Tốt cho hệ tiêu hóa: do trong rau sam chứa nhiều chất nhầy cũng như hàm lượng chất xơ cao nên có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
Lợi tiểu: tác dụng lợi tiểu của rau sam có thể giúp loại bỏ các chất thừa ra khỏi cơ thể, ngoài ra còn có thể giúp giảm tình trạng thừa cân.
Chống nhiễm trùng: do rau sam có đặc tính kháng khuẩn cao nên có thể dùng để diệt các lọa vi khuẩn gây ra các bệnh như: lỵ, thương hàn hoặc một số bệnh nấm.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét: trong rau sam chứa nhiều chất nhầy nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Trong 100g rau sam thì có khoảng 93g nước và rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát có thể dùng rau sam tươi nấu nước uống hoặc lấy nước ép vào mùa hè giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Hạ đường huyết: ngoài các tác dụng trên thì rau sam còn có tác dụng hạ đường huyết một cách tự nhiên, phòng tránh các bệnh như: đái tháo đường, béo phì…
Ăn rau sam nhiều có tốt không?Khi bổ sung rau sam hay bất cứ thực phẩm nào vào bữa ăn thì bạn nên cân nhắc về số lượng, bạn không nên ăn rau sam nhiều và để cân bằng dinh dưỡng thì bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Vì khi ăn nhiều rau sam sẽ gay rối loạn chất dinh dưỡng trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những người tuyệt đối không được ăn rau sam đó là người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy và phụ nữ có thai.
Món ăn rau sam tốt cho sức khỏeMón ăn chế biến từ rau sam có lợi cho sức khỏe:
Nguyên liệu: 500g rau sam, 1 củ tỏi, gia vị gồm: muối, tiêu, bột nêm, bọt ngọt.
Bước 1: rau sam nhặt sạch sau đó chọn lấy phần ngọn non rửa sạch để ráo nước Bước 2: tỏi bóc vỏ bằm nhuyễn. Bước 3: đặt nồi nước đun sôi, luộc rau sam gần chín rồi vớt ra tráng qua nước lạnh (làm rau bớt đắng, và giữ màu đẹp). Bước 4: đặt chảo lên bếp, cho dầu vào nóng vừa thì cho 1 ít tỏi bằm vào phi thơm, sau đó cho rau đã ráo nước vào, đảo thật nhanh, nêm muối, bột nêm vừa ăn, cho tỏi bằm nhuyễn còn lại vào đảo qua cho thơm rồi tắt bếp, rắc thêm chút tiêu.
Món salad rau sam cà chua
Nguyên liệu: 2 chén rau sam, 5 quả dưa chuột thái nhỏ bỏ hạt, 4 chén cà chua nhỏ cắt thành miếng, 1 củ hành tây nhỏ cắt miếng, 1 muỗng cà phê bạc hà khô, 1/3 chén dầu oliu, 1/3 chén nước cốt chanh, gia vị gồm muối và hạt tiêu.
Cách chế biến: cho rau sam, dưa chuột, cà chua, hành tây và bạc hà khô kết hợp với nhau và trộn đều. Sau đó cho thêm nước cốt chanh, dầu oliu, muối, hạt tiêu vào trộn đều, điều chỉnh cho gia vị vừa miệng.
+ Portulaca oleracea: http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Portulaca+oleracea
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế
Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte
Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Rau Sam & Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Rau Sam trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!