Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Ngon, Bổ, Dễ Nấu được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé 6 tháng nên bắt đầu làm quen với cháo trắng…
… được nghiền qua rây cho thật mịn, loãng để có thể nuốt dễ dàng.
Bí đỏ nghiền
Gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ bí đỏ rồi luộc/hấp đến chín mềm. Mẹ có thể dùng thìa nghiền qua 1 cái rây như trong hình để loại bỏ phần xơ, thô. Bí sau khi nghiền cho vào nồi, thêm nước sao cho đạt độ loãng phù hợp (có thể dùng luôn nước luộc bí), quấy đều rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi 1 vài phút là được. Mẹ đợi nguội rồi cho bé ăn, cháo bí đỏ vừa bổ lại thơm, ngọt dễ ăn nên bé sẽ rất thích đấy!
Ngoài ra, mẹ có thể hấp thêm khoai tây rồi làm tương tự để được món cháo bí đỏ, khoai tây cũng rất thơm ngon!
Khoai lang nghiền
Mẹ chuẩn bị 1 củ khoai lang cỡ nhỏ, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ, ngâm vài phút trong nước cho hết nhựa, vớt ra để ráo. Cho khoai vào nồi hấp/luộc tới chín mềm, nghiền qua rây cho nhuyễn mịn rồi thêm nước sôi, quấy đều trên bếp vài phút là được món cháo vừa mịn sánh, vừa thơm ngậy cho bé ăn.
Cháo cải ngọt + đậu phụ non
Cải ngọt (có thể thay thế bằng cải chíp, cải bắp hay rau lá xanh theo mùa) đem nhặt rửa sạch, luộc chín mềm rồi cắt nhỏ, nghiền qua rây. Đậu phụ non chần qua nước sôi rồi nghiền tương tự rau cải. Trộn đều hỗn hợp rau với đậu phụ, có thể thêm nước luộc rau để đạt độ sánh mong muốn. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi sôi vài phút thì bắc xuống, để nguội rồi cho bé ăn. Đây là một món vừa mát, mịn dễ ăn mà cũng không kém phần bổ dưỡng.
Đậu Hà Lan nghiền sữa
Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào nồi luộc chín mềm. Dùng thìa nghiền đậu qua rây (có thể cho vào máy xay xay thật mịn rồi lọc qua rây), thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào phần đậu nghiền, trộn đều để được hỗn hợp thật sánh mịn và cho bé ăn.
Cháo cá cà rốt
Khi bé đã quen dần với các loại rau, mẹ có thể tập cho con ăn thêm thịt động vật, bắt đầu với cá có thịt màu trắng. Món cháo cá cà rốt được chế biến như sau:
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt nhỏ, đem hấp chín rồi nghiền qua rây. Cá hấp chín kĩ, lọc bỏ xương cẩn thận rồi cho vào cối giã nhỏ mịn. Cho cà rốt, cá vào nồi cháo trắng đã nghiền, quấy đều và đun sôi nhỏ lửa trong vài phút. Tắt bếp, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.
Lưu ý: Khi bắt đầu cho bé làm quen với thịt động vật, mẹ nên thật từ từ với lượng rất ít một để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và tiêu thụ thức ăn. Tuyệt đối không cho con ăn quá nhiều cá, thịt 1 lúc. Đặc biệt, với các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, cá thịt đỏ,… mẹ hãy đợi khi bé được 7 tháng hãy cho con ăn.
(Theo Congluan)
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Vừa Ngon Vừa Dễ Nẫu
Khi bé nhà bạn bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ đang loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân nhanh và ngon miệng. Để giúp các mẹ không mất nhiều thời gian tìm kiếm Hà xin chia sẻ những thực đơn ăn dặm dành cho các bé từ 6 tháng tuổi dễ làm mà lại giàu dưỡng chất. Các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé nhà mình.
thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tốt sẽ giúp bé phát triển toàn diện
ĐỒ DÙNG ĂN DẶM CHO BÉ MẸ CẦN CHUẨN BỊ
Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi.
Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm BLW tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.
1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé
3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.
4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III
Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.
5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.
6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.
Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.
Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Khi mẹ nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây là chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:
Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
Bé hợp tác ăn, không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.
Bé bắt đầu sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì khi mẹ cho vào miệng
Bé biết dùng tay để nắm bất cứ cái gì bé thấy và cho vào miệng gặm.
Bé rất thích thú và háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt
1. Cháo cà rốt nghiền.
Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo cà rốt:
Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
2. Súp sữa bí đỏ.
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Bí đỏ: 20g
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách nấu:
Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịt.
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Rau chân vịt: 2-3 lá
Cách thực hiện:
Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.
4. Súp khoai tây sữa.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khoai tây sữa
Nguyên liệu:
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Khoai tây: ½ củ
Cách thực hiện:
Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.
5. Khoai lang nghiền.
Nguyên liệu:
Khoai lang: 1 củ nhỏ
Sữa hoặc nước: 60ml
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khai nghiền:
Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm
Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.
6. Đậu hà lan nghiền.
Nguyên liệu:
Đậu Hà Lan: 30g
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn
Sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có ngay bát đậu Hà Lan trộn sữa thơm ngon.
7. Bơ trộn sữa mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân.
Nguyên liệu:
Bơ chín: ¼ quả
Sữa mẹ/ sữa công thức: 50-60ml
Cách làm:
Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn
Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.
8. Cháo trắng – Hạt sen nghiền.
Nguyên liệu:
Hạt sen: 30g
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Bơ chín + sữa mẹ: vừa đủ
Cách làm cháo hạt sen thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng ngon và bổ:
Hạt sen đem bỏ tâm, rồi luộc cho chín mềm. Sau đó, đem nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới cho mịn.
Sữa bột pha theo công thức, tỷ lệ quy định rồi trộn cùng với hạt sen nghiền.
Bơ nghiền mịn cùng với sữa cho bé ăn tráng miệng.
9. Cháo trắng – Cải bó xôi– Kiwi hấp.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cải bó xôi: 3-4 lá
Kiwi vàng : ¼ quả
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ 1 :10 rồi rây qua lưới cho mịn
Cải bó xôi rửa sạch, đem hấp chín và nghiền nhuyễn
Kiwi gọt nhỏ và nghiền nhuyễn.
Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé
10. Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấp.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu Nhật
Nguyên liệu:
Cháo trắng : 2 thìa cà phê
Ngô ngọt: 1 thìa cà phê
Cà rốt: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn
Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn
Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.
11. Cháo đậu que – Táo hấp nghiền.
Nguyên liệu:
Đậu que: 2-3 quả
Cháo trắng : 2 thìa cà phê
Táo tươi: 1/8 quả
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cháo và tráng miệng:
Cháo nấu theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
Đậu que đem rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới
Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn. Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.
12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 -3 thìa cà phê
Măng tây: 2 ngọn
Bơ tươi: 1/8 quả
Sữa mẹ : 60ml
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn
Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới
Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn
Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.
13. Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản
Nguyên liệu:
Chuối chín: nửa quả
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật
Ngày 1, ngày 2: Cháo trắng tỷ lệ 1 :10 cùng nước ép Táo
Ngày 3: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo trắng 1:10, cà rốt nghiền, nước dashi.
Ngày 4 : Sữa và bơ
Ngày 5 : Cháo trắng 1: 10, cá bào rong biển, bí ngòi nghiền.
Ngày 6: Cháo củ cải, bí đỏ và nước Dashi.
Ngày 7: Ngô ngọt nghiền, cháo 1:10, susu.
Ngày 8: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với món cháo 1: 9, bí xanh và cải bó xôi.
Ngày 9: Khoai lang trộn sữa mẹ
Ngày 10: Cháo ngô bào tử.
Ngày 11: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, nước dashi, rau ngót.
Ngày 12: Khoai tây trộn sữa mẹ.
Ngày 13: Cháo trắng 1: 9 có thêm dầu olive, bắp cải, cà chua
Ngày 14: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món súp kem gà phomai, táo và chuối nghiền sữa mẹ
Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, cà chua, nước ép đào
Ngày 16: Cháo củ cải đỏ, khoai lang tím, nước ép nho.
Ngày 17: Sữa bí đỏ cùng đậu Hà Lan.
Ngày 18: Cháo lòng đỏ trứng với giọt dầu olive, nước ép lê
Ngày 19: Cháo trắng dầu olive,cái chíp, hành tây, nước ép táo.
Ngày 20: Cháo cà rốt, dầu olive, đậu Hà Lan, lá dứa ngô, mận đen nghiền.
Ngày 21: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đổi bữa với bánh mỳ trộn sữa
Ngày 22: Cháo dầu óc chó, rong biển, hạt kê, bí đỏ.
Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh, bắp cải tím
Ngày 24: Cháo yến mạch, ớt chuông, súp lơ trắng, kale
Ngày 26: Cháo đậu xanh, rau má
Ngày 27: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo rau mùng tơi, bí đao xanh.
Ngày 28: Cháo Yến mạch, khoai lang đu đủ hạt Chia
Ngày 29: Cháo đậu que, hành tây, phomai
Ngày 30: Súp bánh mỳ sữa, táo nghiền.
Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Mặc dù để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:
Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé.
Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.
Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.
Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày
Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.
Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.
Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.
Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.
Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng.
Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.
Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.
Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.
Cách Nấu Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 5 6 Tháng Tuổi
Bé ở thời điểm 5 6 tháng tuổi rất thích hợp để bắt đầu áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, một thực đơn đang được các bà mẹ Việt Nam quan tâm và tìm hiểu.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Đây là một quá trình tập cho bé ăn dặm từng bước một trong suốt quá trình (từ lúc bé 5 6 tháng tuổi cho đến lúc bé được 15 6 tháng tuổi).
Trong quá trình, bé sẽ học được một số kỹ năng như: tập nhai sớm, tự lựa chọn được món ăn yêu thích, tự ăn hoặc tự mình cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Sẽ không cần giục hoặc ép bé ăn nhiều. Tự động bé sẽ có cảm giác thèm ăn, và có thể ăn nhiều hơn.
Khoảng thời gian đầu của quá trình, các mẹ nên cho bé ăn hỗn hợp cháo trắng cùng cháo cho bé 5 6 tháng tuổi được pha theo tỷ lệ 1:10 (nghĩa là 1 phần cháo và 10 phần nước).
Nguyên liệu chuẩn bị
Các bước chế biến
Các mẹ cho 2 muỗng cơm vào 250 ml nước trong nồi cháo của bé, khuấy đều. Nồi cháo nên đun trên lửa vừa, dùng thìa giằm cho cơm nhừ ra rồi đậy nắm nồi lại đun thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp. Để tiếp nồi cháo trên bếp khoảng 10 phút để cháo có thể nhừ hắn, rồi đổ cháo ra bát để nguội, sau đó cho bé ăn.
Lưu ý: 2 ngày đầu của tuần đầu quá trình các mẹ nên cho bé ăn với 1 lượng cháo nhất định như nhau khoảng 5 mh/ lần. Sau đó, khi bé đã ăn quen thì các mẹ có thể tang dần lượng cháo lên trong những ngày sau đó (lên khoảng 10ml đến 15mh).
Tiếp theo, cho bé làm quen với rau củ
Sau tuần đầu tiên bé đã quen ăn cháo trắng, tiếp đến bé sẽ tập làm quen với một số loại rau củ dinh dưỡng như: cà rốt, cải bó xôi…
Các ngày thứ 8, 9, 12: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:1 (3 muỗng chao, 1 muỗng cà rốt).
Các ngày thứ 10, 11, 13: Cho bé ăn theo tỷ lệ 2:1 (3 muỗng cháo, 1 muỗng rau cải).
Tập cho bé ăn đạm
Các ngày thứ 15, 16: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:2:3 (1 muỗn đậu hũ, 2 muỗng bí đỏ, 3 muỗng cháo)
Các ngày thứ 17, 18: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:2:3 (1 muỗng thịt cá, 2 muỗng rau cải, 3 muỗng cháo).
Ngày thứ 19: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:2:3 (1 muỗng cá thịt trắng, 2 muỗng cà rốt, 3 muỗng cháo).
Ngày thứ 20: Cho bé ăn theo tỷ lệ 2:2:3 (2 muỗng cá thịt trắng, 2 muỗng củ cải, 3 muỗng cháo).
Ngày thứ 21: Cho bé ăn theo tỷ lệ 3:3:3 (3 muỗng cháo, 3 muỗng khoai lang, 3 muỗng cá thịt trắng).
Tập cho bé ăn hỗn hợp các loại thức ăn
Ngày thứ 22: Cho bé ăn theo tỷ lệ 2:3:3 (2 muỗng rau cải, 3 muỗng cá thịt trắng, 3 muỗng cháo).
Ngày thứ 23: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:1:3 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng đậu hũ, 1 muỗn bí đỏ, 1 muỗng cháo).
Ngày thứ 24: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:2:4 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng củ cải, 2 muỗng rau cải, 4 muỗng cháo).
Ngày thứ 25: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:2:3 (1 muỗng đậu hũ, 2 muỗng rau cải, 2 muỗng cháo).
Ngày thứ 26: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:3:3 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng củ cải, 3 muỗng khoai lang, 3 muỗng cháo).
Ngày thứ 27: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:1:5 (1 muỗng cá thịt trắng, 1 muỗng rau cải, 1 muỗng cháo).
Ngày thứ 28: Cho bé ăn theo tỷ lệ 1:4:5 (1 muỗng cá thịt trắng, 4 muỗng rau cải, 5 muỗng cháo).
Khi bé được 5 6 tháng tuổi là khoảng thời gian rất thích hợp cho bé tập ăn dặm. Việc tập cho bé ăn dặm như thế sẽ giúp bé phát triển tốt một số kỹ năng như nhai, nuốt và nhận biết được mùi vị của nhiều loại thức ăn, nhưng vẫn không thấy nhàm chán.
Nhưng khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ nhớ phải hết sức chú ý đến quy trình chế biến hợp vệ sinh và một thực đơn thích hợp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.
Tổng Hợp 9 Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng Tuổi
Ngày này, các mẹ biết đến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi như là một phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học. Phương pháp này sẽ tạo cho bé ăn uống một cách hợp lý, bé sẽ có khả năng ăn thô tốt và tìm thấy được những điều thú vị từ ăn uống. Không những vậy, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật còn dạy cho bé cách tự lập trong ăn uống, tự lập từ những điều quen thuộc nhất đối với bé như việc tự cầm thìa, muỗng, tự xúc ăn…Điểm mấu chốt của công thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi này chính là việc cho bé ăn theo nhu cầu
Vậy quá trình ăn dặm bắt đầu khi nào?
Quá trình ăn dặm của bé sẽ bắt đầu từ khi bé được 5,5 – 6 tháng tuổi và kết thúc khi bé được 15 tháng tuổi. Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ được ăn các món ăn dặm từ loãng tới đặc dằn, từ các món ăn mịn tới các món ăn thô. Bé sẽ không có cảm giác bị chán bởi khoảng thời gian của từng giai đoạn ăn dặm không quá dài.
Có rất nhiều các mẹ Việt Nam áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, tuy nhiên cũng có nhiều mẹ không biết cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật như thế nào. Dưới đây là toàn bộ những điều mẹ cần biết được nếu muốn cho con ăn dặm theo kiểu Nhật tốt nhất.
1. Một số điều cần nắm được khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật
Đối với các bé được 6 tháng tuổi, và các bé đang trong giai đoạn ăn dặm mẹ cần đảm bảo số lượng bữa ăn dặm, thời gian của các bữa ăn dặm, lượng dinh dưỡng mà mẹ cần bổ sung cho bé từ những bữa ăn dặm cùng cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé.
Số lượng bữa: 2 bữa/ngày
Thời gian ăn: mẹ nên cho bé ăn vào lúc 10 giờ sáng và bữa còn lại trước 7 giờ tối.
Độ thô của cháo: tỉ lệ 1 gạo/10 nước. Với các bé lớn hơn có thể tăng độ thô.
Chất đạm: 5 – 10g (đậu phụ 25g, trứng dưới 2/3 lòng đỏ)
Cháo: 5 – 30g (gạo, mỳ, bánh mỳ)
Rau: 5 – 20g. Một số loại rau mẹ có thể chế biến cho bé như cà rốt, bí đỏ, bắt cải, súp lơ xanh, táo, chuối…
Tất cả sẽ bắt đầu với 1 lượng là 1 thìa 5 ml trong mỗi lần mà mẹ giới thiệu các thực phẩm mới cho bé.
2. Những thực phẩm bé có thể ăn được trong giai đoạn 6 tháng
Dù mẹ có áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay bất kỳ phương pháp ăn dặm nào đi chăng nữa thì mẹ vẫn phải đảm bảo mỗi bữa ăn dặm của bé được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng dưới đây.
– Tinh bột: giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung tinh bột cho bé từ một số nhóm thực phẩm như: cháo gạo, bánh mì, chuối, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, khoai môn.
– Chất đạm: chất đạm được bổ sung cho bé thông qua một số thực phẩm như đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá trắng, đậu Hà Lan, cá dăm khô shirasu, sữa chua hay phô mai tươi
– Bổ sung Vitamin cho bé: được bổ sung thông qua các thực phẩm như các loại rau xanh bắp cải, bông cải xanh, rau chân vịt…hay một số loại củ như ca rốt, bí đỏ, hành tây, các loại quả như cà chua, táo, dâu, quýt…
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
Giai đoạn này, mẹ vẫn nên duy trì việc cho bé ăn cháo trắng, ngoài ra mẹ có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ hay trứng 2/3 lòng đỏ. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng dưới đây:
Tuần thứ nhất: Cho bé ăn cháo trắng (30 – 40ml), rau ngót 10ml, đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), sữa nguyên chất không có đường.
Tuần thứ 2: Cháo trắng (15 – 25ml), cà rốt (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml) và sữa chua nguyên chất không đường.
Tuần thứ 3: Cháo trắng (30 – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), trứng 2/3 lòng đó và chữa chua nguyên chất không đường.
Tuần thứ 4: Cháo trắng (30 – 40ml), rau ngót (10ml), bắp cải (10 ml), rau cải (10 ml), đậu phụ (5g), trứng 2/3 lòng đỏ, sữa chua nguyên chất không đường.
Xây dựng một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hợp lý, khoa học sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với các loại thức ăn, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn này. Bé sẽ phát triển tốt hơn và an toàn hơn.
4. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn này
Trẻ 6 tháng tuổi, tất cả các chức năng của cơ thể chưa được hoàn thiện, do đó ba mẹ cần phải đặc biệt quan tâm tới cách cho bé ăn dặm và chế độ ăn dặm của bé.
Thức ăn dặm của bé phải được nghiền nhuyễn, mịn để bé dễ ăn
Việc bắt đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ
Hãy đa dạng các nguyên liệu chế biến các món ăn dặm cho bé để từ đó mẹ có thể biết rõ khẩu vị ăn của bé
Với những loại thực ăn mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong khoảng 3-4 ngày.
Hãy luôn để mắt tới bé trong suốt quá trình ăn để đảm bảo phát hiện kịp thời các dấu hiệu lạ của bé
Không nên bỏ muối vào các món ăn dặm của bé trong giai đoạn này. Mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như các loại cá lưng xanh (cá thu) hay các loại tôm, cua, bạch tuộc, ốc, thịt hay sữa bò…
Nếu bé không ăn thì không nên ép bé ăn. Mẹ hãy đợi 2-3 ngày rồi chế biến các món ăn dặm trơn hơn và thử lại cho bé.
Hãy cho bé ăn từng loại thực phẩm mỗi lần để mẹ có thể biết được chính xác nguyên nhân bé bị dị ứng nếu có.
Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo video chia sẻ về một số sai lầm khi cho con ăn dặm của Ths. Bs. Lê Thị Hải/ Nguyên giám đốc trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng thuộc việc dinh dưỡng quốc gia.
Danh sách 9 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
Dưới đây là danh sách các món ăn dặm cho bé 6 tháng cũng như cách nấu món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng. Các mẹ có thể áp dụng cho thực đơn ăn dặm của bé ngay mẹ nhé.
1. Cà rốt nghiền cho bé 6 tháng ăn dặm
– Nguyên liệu: cà rốt nghiền (2 thìa cà phê), cháo trắng (2 thìa cà phê).
– Cách làm: nghiền cháo rồi cho ra bát. Nghiền cà rốt rồi cho lên trên cháo. Khi cho bé ăn mẹ có thể cho bé ăn 1 thìa cháo trắng trước rồi cho bé ăn 1 thìa cà rốt nghiền sau. Mẹ cũng có thể trộn 2 thứ với nhau và cho bé ăn cùng một lúc.
2. Súp sữa bí đỏ cho bé 6 tháng ăn dặm
– Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cốc sữa (60ml)
– Cách nấu món súp sữa bí ngô ăn dặm cho bé 6 tháng: Mẹ đem bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đun chín trong 5 phút. Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu rồi cho bí đỏ đã chín tới vào đun nhỏ lửa tới khi nào mềm nhừ. Đem hỗn hợp trên nghiền nhỏ.
Gợi ý: Mẹ nên sử dụng bí đỏ đậm màu vì chúng giàu vitamin A so với bí đỏ tươi.
– Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), đậu cô ve nghiền (2 thìa cà phê).
– Cách làm: đậu cu ve đã được nhặt và rửa sạch đem trần qua để bớt mùi nồng rồi luộc chín tới mềm. Cho đậu đã nghiền vào bát cháo trắng và cho bé ăn.
– Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), rau chân vịt nghiền (2 thìa cà phê).
– Cách làm: Rau chân vịt (chỉ lấy lá) đem rửa sạch rồi đem luộc tới chính và nghiền nát. Trộn với cháo trắng và cho bé ăn.
5. Súp bánh mỳ rau củ kiểu ý
– Nguyên liệu: 6 lát bánh mỳ gối, 100ml nước dùng của rau củ, 10g cà chua và một chút phô mai.
– Cách làm: Sử dụng bánh mỳ đã loại bỏ viền cứng, xé nhỏ và đun với nước dùng rau củ tới khi bánh mỳ mềm ra và nở trương. Cà chua hấp chín đem băm nhỏ (mẹ cũng có thể sử dụng tương cà chua với lượng 1 thìa cà chua) và để nên trên bát súp cùng với một chút phô mai sợi.
– Nguyên liệu: 1/4 quả đào, nước chanh với lượng vừa đủ
– Cách làm: Đào đã được gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín (mẹ có thể bọc chúng trong giấy wrap rồi mới cho vào lò vi sóng trong khoảng thời gian chừng 2 phút). Lấy đào ra rồi nghiền nhuyễn và trộn với nước chanh.
7. Sữa đậu nành trộn với chuối cho bé ăn dặm
– Nguyên liệu: 1/8 quả chuối, 1 thìa súp sữa đậu nành.
– Cách làm: Chuối đã được nghiền nhỏ đem trộn với sữa đậu lành và cho bé ăn.
8. Đậu phụ với cá hồi sốt cà chua
– Nguyên liệu: 30g đậu phụ, 1/6 quả cà chua, 2 thìa thịt cá hồi đóng hộp (cũng có thể là 20g cá hồi).
– Cách làm: Nếu mẹ sử dụng cá hồi đóng hộp thì nên vắt sạch dầu rồi đem dằm nát tới độ thô. Còn nếu là cá tươi thì mẹ có thể hấp chín hoặc xào với một chút dầu cá hồi và hành tây cho thơm. Đậu phụ luộc với một chút muối trong khoảng thời gian khoảng 10 phút để chín kỹ rồi dằm nhuyễn đậu. Cà chua hấp chín và cũng nghiền nhuyễn. Trộn tất cả các thứ với nhau và cho bé ăn.
9. Món mỳ Udon nấu với nước rau củ
– Nguyên liệu chuẩn bị: 20g mỳ, 1/2 thìa nước súp rau củ (khoảng 60 ml), bột gạo sẽ giúp tạo độ sánh.
– Cách làm: Đun mỳ cùng với nước rau củ với ngọn lửa nhỏ trong khoảng 5 phút tới khi nào mỳ chín mềm. Cho thêm bột gạo vào và đun thêm 5 phút nữa là xong.
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ để tránh trường hợp trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Dù mẹ áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng hay bất kỳ phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe về dinh dưỡng và vệ sinh để đảm bảo bé có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất và đầy đủ nhất để bé phát triển khỏe mạnh và an toàn nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Ngon, Bổ, Dễ Nấu trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!