Xu Hướng 6/2023 # Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên # Top 11 View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên được cập nhật mới nhất trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xứ “hoa vàng cỏ xanh” Phú Yên được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một vẻ đẹp hoang sơ với nhiều cảnh quan tự nhiên yên bình và tươi đẹp như: Ghềnh Đá Đĩa, Bãi Xép, Bãi Môn, Mũi Điện Đại Lãnh, Vịnh Xuân Đài,… Về với miền đất mộc mạc và êm đềm này, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng quang cảnh bình yên, hiền hòa mà còn được khám phá những món ăn đặc sản địa phương vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, có một đặc sản “ăn rồi nhớ mãi không quên” đó là món chè mít đát mát lạnh, ngọt lịm.

Chè mít đát là một món chè trái cây có tác dụng giải nhiệt, làm dịu mát trong những ngày hè nóng nực. Nguyên liệu chính để làm nên một bát chè mít đát ngon, bổ dưỡng là hạt đát và mít. Bên cạnh đó còn có thể có thêm các nguyên liệu khác như dứa, dừa, đường phèn tùy vào sở thích của mỗi người. Nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản nhưng chè mít đát Phú Yên lại được lòng rất nhiều du khách khi đến với vùng đất này.

Hạt đát (một số nơi gọi là hạt đác) là một loại hạt quen thuộc của người dân miền Trung. Hạt đát lấy từ quả đát – một loại quả rừng gần giống như quả dừa nhưng nhỏ hơn, chỉ có ở vùng Nha Trang và Phú Yên. Hạt đát có màu trắng đục, khi ăn dẻo, giòn, có vị thanh mát, có công dụng rất lớn trong việc giúp ngăn ngừa loãng xương, điều trị viêm khớp, tốt cho tim mạch và tiêu hóa,…

Quả đát sau khi hái về được tách vỏ lấy hạt đát bên trong và làm sạch rồi đem luộc chín. Sau đó rửa sạch lại với nước lạnh, ngâm hạt đát và đường phèn khoảng 30 phút. Đun hỗn hợp hạt đát cùng với đường và nước dưới lửa nhỏ vừa phải để đường ngấm vào hạt.

Chè hạt đát sau khi được nấu chín thì để nguội. Cho chè ra từng bát, ly, sau đó cho thêm các nguyên liệu sợi mít chín đã được xé, dứa thái mỏng, đá lạnh là bạn có thể thưởng thức món chè mít đát thanh mát rồi.

Chè mít đát ngọt theo kiểu thanh mát nên ăn không hề ngán. Vị ngọt nhè nhẹ của đường cùng với vị bùi bùi, béo béo của hạt đát, mùi thơm của mít và dứa tạo nên một chè giải nhiệt ngon ngọt tuyệt vời, “ăn một lần nhớ mãi không quên”.

Đây là một món ăn đặc trưng của Phú Yên nên nó có mặt ở hầu hết các quán chè lớn, nhỏ với giá rất bình dân.

Video: Thưởng thức chè mít đát tại Tuy Hòa

5

/

5

(

4

bình chọn

)

Thưởng Thức Món Bánh Khọt Nổi Tiếng Khi Du Lịch Vũng Tàu

Vũng Tàu từ lâu đã được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình. Bên cạnh phong cảnh hữu tình, Vũng Tàu còn nổi tiếng với ẩm thực. Đặc biệt, khi nhắc đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn không thể không nhắc đến món bánh khọt, một món ăn đặc sản vô cùng bình dị và dân dã nhưng mang đậm hơi thở riêng biệt nơi đây.

Khám phá hương vị độc đáo món ăn dân dã

Người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên, muỗng va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”.

Bánh được xếp vào hàng dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác. Cách làm bánh khọt giòn, mềm tuy không cầu kỳ nhưng lại cần sự tỉ mỉ và tinh tế.

Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở khâu pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp, đây chính là công đoạn quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc, bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng và không ngon. Chiếc bánh đạt chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định.

Đặc biệt, muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon.

Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn.

Đổ bánh khọt như thế nào để được vàng đều, giòn ngon, đó cũng là cả một nghệ thuật lớn, đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay của người đầu bếp. Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh.

Trước khi đổ bánh, người đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng mỡ heo thoa đều lên các khuôn, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ đến lúc bánh chín.

Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh, xà lách, tía tô, diếp cá… và đu đủ thái sợi.

Bạn gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh to, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hết những gia vị tuy rất dân dã nhưng cực ngon.

Thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… thoáng một cái bạn đã ăn hết cả chục chiếc bánh.

Mùi vị của bánh khọt ở điểm du lịch Vũng Tàu vô cùng đặc trưng, vị ngọt đậm đà của tôm hòa quyện cùng cảm giác béo ngậy của mỡ và vị thơm của hành tất cả tạo nên một món ăn khiến bạn không thể nào quên.

Một số địa chỉ bán bánh khọt mà bạn nên ghé qua khi đến Vũng Tàu

Bánh Khọt gốc vú sữa

Quán tọa lạc ở số 14 Nguyễn Trường Tộ, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây được rất nhiều thực khách yêu mến bởi lẽ nhân bánh là một con tôm to, tươi ngon, phần bột cũng vừa ăn, nước mắm ngọt vừa phải, rau lại khá sạch. Quán lúc nào cũng đông khách và nhân viên ở đây phục vụ vẫn rất nhanh và chuyên nghiệp, phần bánh khọt mang ra lúc nào cũng nóng hổi . Tuy nhiên vì quá đông khách cho nên vẫn có đôi lúc bạn phải chờ cho lượt khách trước ăn xong thì mới có bàn. Theo kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu thì bạn nên đến vào buổi sáng sớm hoặc giữa chiều khi đó sẽ ít khách hơn, bạn sẽ phải đứng xếp hàng dài nếu đến vào buổi trưa hoặc chiều tối.

Thời gian mở cửa:

Trong tuần: 6h sáng đến 14h chiều.

Cuối tuần: 6h sáng đến 10h tối.

Giá: 45.000- 110.000 đồng.

Bánh khọt Bà Hai

Quán nằm ở số 42 Trần Đồng, phường 3,thành phố Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo thực khách đánh giá thì bánh khọt ở đây mềm, béo, con tôm to, tươi ăn giòn chứ không mềm nhũn. Dầu mỡ có nhưng ít, ăn kèm với rau rất vừa miệng, không ngán. Do quán khá đông khách cho nên có phần nóng và hơi chật, nhưng bù lại đội ngũ nhân viên phục vụ rất nhiệt tình và nhanh nhẹn, hơn nữa giá cả cũng khá rẻ so với những địa điểm ăn uống khác.

Thời gian mở cửa:

Sáng – Trưa: 6h sáng – 12h trưa

Giá: 20.000 – 44.000 đồng.

Bánh khọt Cây Sung

Địa chỉ: Số 19 Hoàng Hoa Thám, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây không nhiều dầu, bánh giòn, tôm tươi ngon. Theo kinh nghiệm của thực khách khi đến đây, bạn nên ăn kèm với đĩa rau sống và đu đủ chua. Không gian quán khá rộng, tuy nhiên nếu quá đông khách việc không tìm được chỗ ngồi vẫn có thể xảy ra.

Thời gian mở cửa: 9h sáng – 21h tối

Giá: 30.000đ – 55.000 đồng

Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu

Quán nằm tại số 1 Hoàng Hoa Thám, phường 3, thành phố Vũng Tàu,tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây có nhiều nhân và giòn, rau ăn kèm cũng nhiều, nhìn tươi và sạch sẽ. Nước chấm được nêm nếm khá vừa miệng. Đặc biệt, không gian ở đây được trang trí rất mộc mạc, đơn giản với những bộ bàn ghế gỗ, mang lại cảm giác gần gũi thân quen cho thực khách. Tuy nhiên giá cả ở đây có phần nhỉnh hơn những quán bánh khọt khác. Bạn nên đi cùng gia đình hoặc bạn bè để tiết kệm chi phí khi mà mình bạn khó có thể ăn hết một đĩa bánh ở đây, hơn hết bạn có thể thưởng thức thêm nhiều món ăn khác ở quán.

Thời gian mở cửa: 7h sáng – 10h tối.

Giá: 40.000 – 88.000 đồng.

Ẩn chứa sâu bên trong những chiếc bánh khọt giản dị đó là cả một nghệ thuật và tinh tế không dễ diễn đạt bằng lời. Có thể nó nằm trong cách pha chế bột cực kỳ khéo léo, hoặc chứa đựng ở nhân bánh được chế biến từ hải sản tươi ngon rất sẵn của biển Vũng Tàu. Cũng có thể hương vị đặc biệt ấy nằm ở món nước chấm đậm đà được pha chế từ nước mắm chính hiệu của địa phương.

Một buổi chiều lộng gió, được ngồi bên đĩa bánh khọt nóng hổi, thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố biển khi chiều về thì không còn gì bằng. Và nếu một lần đặt chân đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn đừng quên thưởng thức món bánh khọt bình dị ngon nức tiếng, vị bánh dân dã, đậm nghĩa, đậm tình của con người mảnh đất này.

Về Miền Tây Thưởng Thức Đặc Sản Cúm Núm Ngon Nổi Tiếng

Những miếng thịt cúm núm thơm đậm, dai mềm kết đôi với món gỏi được làm từ thân cây chuối hột non khiến người ăn chỉ muốn gọi thêm vài đĩa cho “đã miệng”.

Cúm núm là giống chim trời có thịt ngon tương đương với thịt gà nên người dân thường gọi là gà nước. Cúm núm là món ăn dân dã miền miệt vườn Nam Bộ, đã có từ thời khai hoang mở cõi.

Cúm núm không quá lớn, con trống chỉ vào khoảng 300-400 gam, con mái nhỏ hơn, mỗi con chỉ nặng khoảng từ 200-300 gam. Cái tên độc đáo có một không hai của giống chim trời này được đặt theo tiếng kêu “cúm, cúm cúm, cúm..” khá độc đáo của chúng. Khoảng lúc trời về chiều hay đêm khuya là tiếng kêu này vang rõ hơn cả.

Có nhiều cách để chế biến cúm núm, hầu hết đều sử dụng các nguyên liệu dân dã nơi miệt vườn để ăn kèm, món nào cũng dễ dàng trở thành món ngon nhớ đời với những người đã từng được thưởng thức thứ gà nước, chim trời có một không hai này.

Cúm núm nướng.

Món ăn phổ biến hơn cả phải kể tới cúm núm nướng. Nướng cũng là cách chế biến đơn giản, gắn bó với thuở khẩn hoang hơn cả. Cúm núm làm sạch, nướng trên bếp than, mùi thơm khen khét do mỡ từ thịt tươm ra đầy hấp dẫn. Thịt cúm núm nổi tiếng ngọt mềm, thêm hương khói thoảng thoảng, tạo nên món ăn hấp dẫn khó có thể chối từ.

Cúm núm khìa nước dừa

Cúm núm xào.

Cúm núm xào bầu cũng là món ăn dễ thực hiện, dễ thưởng thức không kém. Cúm núm chọn con đực, làm thịt sạch sẽ rồi chặt miếng nhỏ, ướp tỏi, đường, bột ngọt cho đậm đà rồi xào săn với tỏi. Nói là xào nhưng người ta không dùng tới dầu mỡ gì thêm mà dùng chính mỡ của cúm núm tiết ra để làm thịt săn lại. Sau đó, cho một tô nước vào, nấu cạn nước còn một chén thì cho bầu vào xào, nêm cho vừa ăn cho ra đĩa có điểm hành, tiêu. Món ăn muôn phần giản dị mà thơm ngon đã trở thành đặc sản du lịch của vùng ĐBSCL.

Cúm núm rô ti cũng được tẩm ướp kĩ càng, nhưng không xào mà chiên vàng ươm. Khâu sơ chế phải đảm bảo đủ các quy trình như nhổ lông, thui rơm, bóp với gia vị bí mật để khử mùi. Được xử lý kỹ như vậy nên khi thưởng thức, ngoài cái ngon của nguyên liệu, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm, vị đậm đà của gia vị. Nhất là dù nếm bất kỳ phần nào của cúm núm, bạn đều không có cảm giác vị tanh, nồng đặc trưng mà họ thịt nào cũng có.

Cúm núm nướng mọi.

Người miền Tây còn có vô số món ngon được chế biến từ cúm núm như cúm núm khìa nước dừa, cúm núm quay lu, cúm núm chiên…Món nào cũng hấp dẫn, độc đáo như chính tên gọi của giống chim trời này.

Cúm núm nấu cơm nếp, đậu xanh.

Nếu có dịp về miền sông nước miền Tây Nam Bộ, đừng quên tìm một quán lá con con, gọi đôi ba món cúm núm và thưởng thức hương vị đồng quê mộc mạc có một không hai này.

“Học Lỏm” Cách Nấu Bánh Canh Hẹ Của Người Phú Yên

Bánh canh hẹ là món ngon nổi tiếng của người Phú Yên. Vị thơm nồng của hẹ quyện với bánh canh bột gạo, cá thu, trứng cút… đã đem lại sự hấp dẫn riêng cho món ăn này.

Để nấu bánh canh hẹ ngon bạn cần tiến hành các bước sau:

Nguyên liệu: 800g bánh canh bột gạo, 60g hẹ, 2 con cá thu nhỏ, 10 cái trứng cút (bạn có thể thêm bớt tùy sở thích), 200g chả cá chiên, giá đỗ, hành tím, nước mắm, tiêu, đường, bột ngọt, muối, dầu ăn, ớt bột…

Cách chế biến món bánh canh hẹ

Hành tím lột bỏ, băm nhuyễn. Cá thu mua về rửa sạch rồi lọc lấy thịt rồi băm hoặc xay nhuyễn. Cho 1/2 hành tím, chút muối, đường, tiêu vào trộn đầu với với cá thu băm rồi vo viên. Cho xương cá, chút muối vào nồi nước hầm lấy nước dùng.

Hầm xương cá khoảng 30 phút rồi cho cá thu vo viên vào đun trong vòng 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm số hành tím còn lại cùng ớt bột (nhiều hay ít tùy khẩu vị). Sau đó đổ hỗn hợp vào nồi nước hầm xương cá để tạo màu.

Trứng cút luộc chín rồi lột vỏ. Hẹ rửa sạch, để ráo rồi thái nhuyễn. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Chả cá thái miếng vừa ăn. Khi ăn, trụng bánh canh, giá rồi lần lượt xếp giá đỗ, bánh canh, chả cá, trứng cút, hẹ rồi chan nước dùng vào.

Bánh canh hẹ thưởng thức nóng sẽ ngon hơn. Bạn có thể vắt thêm chanh, ớt vào tùy sở thích.

5

/

5

(

4

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Thưởng Thức Món Chè Mít Đát Nổi Tiếng Của Phú Yên trên website Morningstarinternationalschool.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!