Lạp Sườn Gác Bếp Tây Bắc 500G

Lạp sườn gác bếp hay còn gọi là lạp sườn gác bếp Tây Bắc hun khói vốn là món ăn truyền thống của người Mông, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc cách làm lạp sườn lại có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp sườn làm từ ruột non và thịt lợn.

Đĩa lạp sườn Tây Bắc nhìn rất hấp dẫn

Cách làm lạp sườn gác bếp không khó, cái khó là ở chỗ có làm nên hương vị cho đúng hay không. Khi mổ lợn, người ta lấy lòng non của lợn rửa sạch với rượu cho hết mùi, rồi chọn phần thịt ngon nhất xay hoặc băm nhỏ, tẩm ướp gia vị rồi nhồi vào phần ,lòng non đã rửa sạch.

Cách bảo quản lạp sườn gác bếp Tây Bắc Tốt nhất

Về phần gia vị có những gì thì mỗi nơi mỗi khác, tùy vào khẩu vị của người dân nơi đó mà làm, đấy cũng là bí quyết riêng mà chỉ đồng bào dân tộc mới có.

Lạp sườn hun khói vùng Tây Bắc

Lạp sườn được nhồi phải thật căng, có độ bóng mà không được làm rách ruột non. Thông thường, lạp sườn được nhồi to cỡ ba ngón tay rồi đem đi phơi nắng. Sau khi phơi được 2 – 3 nắng, người ta buộc lạp sườn lại từng đoạn rồi treo lên gác bếp chung với thịt trâu, bò, lợn để làm thịt và lạp sườn hun khói .

Lạp sườn gác bếp thơm ngon, bóng bẩy túi 500gam

Lạp sườn treo trên gác bếp sẽ được hun dưới than hồng lửa đỏ, phần lạp sườn sẽ chuyển dần sang màu cánh gián. Tùy vào từng vùng ở Tây Bắc mà lạp sườn được hun kĩ với mức độ khác nhau. Những dây lạp sườn hun khói cứ như vậy mà được treo trên bếp dùng ăn cả năm cũng không hỏng.

Lạp sườn sau khi đảo qua dầu

Mỗi dịp lễ tết, những người đi vùng cao lại thường mua một ít lạp sườn hun khói về làm quà cho người dưới xuôi. Lạp sườn gác bếp mà làm quà thì còn gì thích bằng, trẻ con thì có món ăn vặt nịnh miệng còn các bố các ông lại có đĩa đồ nhắm tuyệt vời mỗi dịp tụ tập liên hoan.

Lạp sườn được hong khô bằng khói bếp

Lạp sườn ở dưới xuôi không thiếu, nhưng ăn mãi vẫn không tìm được cái vị thơm, ngậy của lạp sườn hun khói vùng Tây Bắc. Thế nên đã ăn là nghiền, mà nghiền rồi thì phải tìm ăn cho đã. Sợ nhất là lúc thèm mà lại không tìm được đúng cái vị lạp sườn gác bếp vẫn ăn. May nhất là lạp sườn này mua nhiều về để tủ lạnh vẫn ngon lắm. Lạp sườn để dành trong tủ lạnh ăn dần, mỗi lần muốn ăn lại bỏ ra rán qua chảo dầu vài phút là lại mềm ngon, ăn với cơm thì “chết cơm” phải biết.

Hướng dẫn mua hàng https://www.youtube.com/watch?v=dDzQrT8FrGY

Lạp sườn hun khó có hương vị thơm

Lạp sườn gác bếp là món ăn thơm ngon đặc biệt. Nếu đã chán những xúc xích hay lạp sườn ăn ngay trong siêu thị thì món lạp sườn này là một sự lựa chọn tuyệt vời, đảm bảo ngon miệng mà ăn mãi không chán, nhất là những ngày lạnh trời mà có món này thì đúng là tuyệt vời.

Xem Thêm: Cách làm lạp sườn (lạp xưởng) thịt lợn bản Tây Bắc ngon và sạch

Lạp xưởng – món ăn ngon khó cưỡng trứ danh vùng núi Tây Bắc

Lạp xưởng (lạp sườn) món ăn đặc biệt của người Tây Bắc

Nhận xét

Lạp Xưởng Gác Bếp: Nguồn Gốc Và Bí Quyết Chế Biến

Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp ở đâu?

Món ăn mà nhiều người yêu thích là lạp xưởng gác bếp, món này ăn nhâm nhi ngồi trò chuyện với bạn bè thì ngon hết sảy. Hỏi về nguồn gốc của lạp xưởng gác bếp thì chắc chắn là từ vùng cao Tây Bắc, nơi mà người dân hay chế biến rồi làm lạp xưởng để ăn dần. 

Món lạp xưởng thì kiểu hun khói đặt trên cao bếp rồi khô ăn cực kỳ ngon và có hương vị hấp dẫn. Công thức chế biến lạp xưởng không quá cầu kỳ nhưng mỗi miền lại chế biến khác nhau, đương nhiên hương vị sẽ riêng biệt. Chủ yếu nhất hiện nay thì lạp xưởng làm từ thịt lợn và ruột non.

Món lạp xưởng sẽ làm từ đủ các nguyên liệu rồi trộn ngấm gia vị nhồi vào ruột đem gác bếp. Khi đi du lịch lên các tỉnh thành ở vùng Tây Bắc thì bạn sẽ thấy trong thôn hay ngoài chợ bán nhiều món lạp xưởng gác trên bếp này với giá phải chăng.

Cách làm lạp xưởng gác bếp

Nguyên liệu chuẩn bị

Lòng non

Thịt lợn nạc

Mỡ

Rượu

Gừng

Gia vị như hành, hạt tiêu, hạt mắc khén, bột ngọt, muối

Chế biến: Bạn bỏ thịt nạc và mỡ xay nhuyễn vào trong một chiếc nồi to rồi trộn thêm các loại gia vị nào gồm muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, mắc khén,… Bạn trộn hỗn hợp các nguyên liệu này lại rồi nhồi cẩn thận vào trong ruột lợn, bạn cẩn thận không làm rách ruột và phải đủ độ căng.

Để lạp xưởng để lâu không bị hỏng thì việc ướp với nước gừng và rượu là cần thiết. Bạn nhồi thịt xong thì nên lấy tăm nhọn châm vào miếng ruột để thông khí sau không bị nứt ruột.

Sau khi nhồi xong thì bạn buộc 2 đầu lạp xưởng lại rồi đem ra phơi nắng tầm 2-3 ngày tùy vào độ  nắng to hay không. Bạn nên treo lạp xưởng cách đoạn ra cho nhận đủ nắng, sau khi phơi xong thì bạn buộc lại rồi treo trên gác bếp để hun khói hàng ngày.

Ở vùng núi phía Bắc thì người bản địa có tập tục nấu ăn hàng ngày bằng việc đốt bếp củi. Khi đó thì lạp xưởng sẽ có hương vị đặc trưng riêng thơm mùi khói. Lạp xưởng Tây Bắc mà ta thấy thường có màu sáng và hồng của bếp lửa cực kỳ hấp dẫn.

Cách chế biến lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng gác bếp là món ăn ngon mà hiện nay ngày Tết các gia đình Việt thường mua về để ăn hàng ngày hoặc tiếp khách. Vì là món khô nên việc thái lát mỏng cho vào đĩa nhâm nhi với tương ớt, nhấp ngụm rượu thì ngon hết sảy. Món ăn truyền thống này lại cực kỳ sang nữa nên ai cũng ưa chuộng luôn.

Lạp xưởng gác trên bếp ở vùng cao còn có mùi lá mắc mật, mắc khén thêm mùi gừng, mùi khói bếp khác biệt với lạp xưởng làm ở nhiều cơ sở miền xuôi. Tùy mỗi gia đình sẽ có cách thưởng thức món này khác nhau. 

Chẳng hạn bạn chiên lạp xưởng gác trên bếp bằng nồi chiên không dầu, bạn vặn đủ đồ nóng thì mỡ sẽ tự ra rồi vàng ở vỏ là có thể lấy ra thưởng thức được rồi. Chấm lạp xưởng thái lái với tương ớt, tương cà ngon lắm.

Cách khác là gợi ý cho bạn cách thái lát lạp xưởng rồi chiên với cơm và trứng, rắc thêm hạt tiêu, nước mắm, hành lá thì ngon hết sảy. Bữa ăn no nê và hấp dẫn thơm lừng giàu dinh dưỡng đủ cung cấp cho bạn sức lực để làm việc trong cả buổi.

Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Làm sạch lòng non dưới vòi nước chảy. Bạn làm sạch bề ngoài với chanh, dấm và muối trắng. Lộn mặt trong của lòng và cũng tiếp tục làm sạch với các nguyên liệu trên. Chú ý phần trong này bạn cần làm sạch kỹ hơn. Bạn có thể dùng một chiếc thìa con nhỏ hoặc phần sống lưng của dao để cạo sạch lớp bột bám trên bề mặt. Cách làm này cũng sẽ giúp phần vỏ lạp xưởng được mỏng và ngon hơn.

Thịt nạc bạn rửa sạch, thái miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Chú ý bạn xay càng mịn càng tốt vì như vậy khi ăn lạp xưởng sẽ có vị béo và ngon hơn.

Đối với mỡ, bạn cũng đem rửa sạch và xắt thành miếng nhỏ cỡ hạt lựu. Chú ý đừng cắt quá to hoặc quá nhỏ để tránh mất đi vị ngon đặc trưng của ruột lạp xưởng

Sau khi đã xay nhuyễn thịt và cắt mỡ thành dạng hạt lựu, bạn cho hai phần này vào trộn đều với các gia vị như đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu mai quế lộ, hạt tiêu… Sau khi trộn đều, bạn có thể phần nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho vào lò nướng và để mức nhiệt khoảng 50 độ trong vòng 2 tiếng là được.

Bước 2: Nhồi lạp xưởng

Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là bạn nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào lớp vỏ. Với bước này, bạn có thể sử dụng một chiếc phếu nhỏ hoặc nếu không có phếu, bạn có thể cắt miệng của một chiếc chai uống nước để dùng thay thế cho chiếc phễu.

Trong quá trình nhồi lạp xưởng, bạn nên chú ý vuốt đều xuống để dàn phần nhân sao cho chúng không bị dồn ứ hoặc lỏng lẻo quá. Sau khi nhồi xong, bạn dùng chỉ buộc thực phẩm để buộc đoạn lạp xưởng thành các khúc theo độ dài tuỳ ý.

Bước 3: Làm chín lạp xưởng

Công đoạn làm chín lạp xưởng có hơi khác một chút so với công thức làm xúc xích. Sau khi nhồi và buộc lạp xưởng xong, nếu gặp trời nắng to thì bạn có thể mang phơi nắng phần lạp xưởng đã nhồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày. Sau khi phơi khô, bạn có thể cho vào lò vi sóng tiếp tục sấy khô với nhiệt độ khoảng 50 độ trong khoảng từ 3 – 6 tiếng để lạp xưởng khô và chín đều.

Trường hợp ở thời điểm bạn làm lạp xưởng mà không gặp được đợt nắng to thì sau khi nhồi lạp xưởng xong, bạn cho ngay sản phẩm vào lò nướng và đặt nhiệt độ sấy là khoảng 50 độ. Bật lò liên tục trong khoảng từ 15 – 18 tiếng tuỳ vào độ to của chiếc lạp xưởng mà bạn làm. Chú ý trong quá trình sấy và làm chín, cứ khoảng 2 – 3 tiếng bạn dùng kẹp đảo đều các mặt để sản phẩm chín đều.

Lạp xưởng sau khi làm khô, chín có thể sử dụng trong khoảng 10 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh hoặc lâu hơn nếu bạn để trên ngăn đá.

Lạp Sườn Gác Bếp Món Ăn Ngon Phù Hợp Với Mọi Lứa Tuổi

Món lạp sườn gác bếp là một món ăn khá là quen thuộc với mọi gia đình. Có thể nói món ăn này được bầy bán ở tất cả mọi nơi trong siêu thị hay ngoài hàng quán. Nhưng chúng tôi ẩm thực Tây Bắc tin rằng sẽ đem đến cho khách hàng một món lạp sườn gác bếp hoàn toàn khác, thơm ngon đúng vị vì lạp sườn của chúng tôi được chế biến và sản xuất với một quy trình đặc biệt với hương vị thơm ngon hấp dẫn. Lạp sườn gác bếpTây Bắc là một món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc.

Lạp Sườn Gác Bếp món ăn của dân tộc Tây Bắc

Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản được nuôi chính trên mảnh đất đầy nắng gió này và chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên nên thịt lợn rất sạch và đảm bảo chất lượng. Người ta sẽ chọn lấy thịt thăn, thịt mông và thịt vai của con lợn .Thịt sẽ được thái nhỏ và được ướp với các gia vị như mật ong, hạt dổi, muối đường, mì chính, giềng..vv rồi đem nhồi vào lòng non của con lợn đã được làm sạch. Công đoạn nhồi thịt quả thực thật vất vả vì nó cần sự khéo léo của người phụ nữ khi làm món ăn này vừa để sao nó chặt lại làm sao để nó không vỡ. Vì lạp sườn này được chế biến hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Sau khi nhồi xong sau đó đem ra phơi và để đến đêm hoặc những ngày mưa là treo lên gác bếp đến khi khô. Việc treo lên gác bếp sẽ làm thịt săn hơn và sẽ có mùi thơm của khói.

Lạp sườn gác bếp uống với rượu mộc châu 5 năm là ngon nhất

Cách hai này khá là phù hợp với nhiều lứa tuổi. Vì khi gián lên lạp sườn khi gián lên nó sẽ khá là thơm và vỏ bên ngoài nó khá là giòn. Đặc biệt các bạn vừa có thể nhâm nhi với chén Cách sử dụng: Lạp sườn được chế biến theo hai cách: Thái lát rồi đem hấp trước khi ăn Có thể đem rán. Rượu Mận Mộc Châu 5 Năm ngồi cùng bạn bè anh em lại có thêm đĩa lạp sườn thì không còn gì bằng nưã đúng không nào? Lạp sườn sau chế biến có thể để được quanh năm mà chất lượng không bị ảnh hưởng. Khi ăn có mùi thơm của thịt, có độ dai của lòng, độ đậm đà của gia vị, có thể ăn được rất nhiều mà không thấy chán. Đặc biệt nó vẫn còn hương vị thơm ngào ngạt của khói.

Tỏi cô đơn phù yên Sơn La đặc sản riêng của Phù Yên

Cách Chế Biến Thịt Treo Gác Bếp?

Cách chế biến Thịt Treo Gác Bếp

Có một cách chế biến thức ăn độc đáo của đồng bào Mông ở Lai Châu mà phải có dịp thưởng thức bạn mới thấy được sự đặc biệt của món ăn này, đó là: “Thịt lợn treo gác bếp”.Sau khi sơ chế, người ta thường chọn thịt ba chỉ, thịt mông đôi khi là thịt thủ và thịt vai để chế biến.

Tùy thuộc từng địa phương khác nhau mà người ta có cách chế biến thịt khác nhau. Có nơi đồng bào ngả thịt ra cho nguội. Tiếp đó đưa thịt vào cối giã cùng với lượng muối vừa đủ để muối ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó đem thịt trộn với một loại men làm từ các cây rừng và cho thịt vào gùi ủ kín 2 – 3 ngày và treo lên gác bếp. Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người ta chỉ ướp với muối chừng gần chục tiếng rồi treo lên gác bếp. Do bếp nấu ăn hàng ngày đun bằng củi luôn đỏ lửa nên hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt. Khi ăn, người ta lấy thịt xuống hơ qua lửa để thịt mềm ra rồi rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ sau đó chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: xào với cà chua, kho với lá tỏi hay đơn giản là xào lẫn với rau cải mèo đắng… Các món ăn được chế biến từ thịt lợn treo gác bếp ngon hơn so với các loại thịt lợn khác, miếng thịt chắc không bị nát, có mùi thơm rất đặc trưng, ta cảm nhận được trong đó có hương thơm thơm của mùi khói và vị ngọt ngọt của thịt đọng lại. Đến với đồng bào ở Sa Pa trong những ngày xuân về không gì thú vị hơn được thưởng thức những món ăn lạ và ngon được chế biến từ thịt treo gác bếp./.