Cách Chế Biến Lạp Xưởng Cao Bằng / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Độc Đáo Với Cách Làm Lạp Xưởng Cao Bằng Gác Bếp

Nguyên liệu cần có cho món lạp xưởng Cao Bằng

– Thịt nạc vai: 1kg

– Lòng lợn (lòng non): 300g

– Gia vị : Nước mắm, đường, muối, hạt tiêu

– Rượu trắng: 0.5 lít

Cách làm lạp xưởng Cao Bằng

Bước 1: Làm lòng

Lòng được chọn là lòng non của con lợn, đem rửa sạch lòng rồi cạo bớt một lớp vỏ ngoài cho mềm. Sau đó, rửa lại với rượu trắng cho sạch.

Chọn những miếng thịt nạc vai ngon, sau đó làm sạch và rửa sạch với nước lạnh, tiếp tục rửa lại với rượu để cho thịt trắng rồi để ráo nước. Thịt sau khi đã ráo nước, bạn đem lọc bì rồi thái thành những miếng nhỏ mỏng, rồi băm thật nhuyễn cả bì.

Bước 3: Ướp gia vị

Nước mắm, hạt tiêu, đường và muối rắc đều và trộn với thịt rồi bóp đều.

Bước 4: Nhồi thịt và buộc lạp xưởng

Thịt sau khi đã được tẩm ướp, bạn đem nhồi vào lòng non đã được làm sạch rồi đem buộc thành từng đoạn tùy theo ý thích của mỗi người.

Bước 5: Sấy khô

Sau khi nhồi và buộc thành từng khúc nhỏ, bạn đem phơi 2-3 nắng giòn trước khi đem treo gác bếp, thời gian gác bếp càng lâu thì lạp xưởng càng om khói, ăn càng thơm ngon. Bạn cũng có thể sấy khô bằng than củi.

Chỉ với vài bước đơn giản là Bạn đã có thể tự tay làm món lạp xưởng mang hương vị độc đáo, bổ dưỡng và thơm ngon ngay tại nhà.

Món lạp xưởng Cao Bằng rán hoặc hấp cũng đều ngon

Đặc biệt vào mùa đông lạnh, ngồi ăn miếng lạp xưởng nóng hổi chấm thêm chút tương ớt thì thật quá tuyệt vời. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt hòa quyện trong mùi của khói bếp, của rượu trắng mang lại nhiều dư vị thơm ngon hấp dẫn không thể chối từ.

Lạp xưởng nóng hổi chấm thêm chút tương ớt thì thật quá tuyệt vời

Nếu Bạn không có thời gian chế biến món ăn này thì hãy ghé đến chuỗi nhà hàng Quán Kiến để thưởng thức lạp xưởng Cao Bằng. Khi đến đây Bạn sẽ không khỏi giật mình khi được chứng kiến các món ăn đặc sản kì dị từ các loại côn trùng từ kiến, bọ cạp, châu chấu, tằm, dế mèn…nhìn thì rất xấu xí, đáng sợ nhưng lại bổ dưỡng vô cùng. Đảm bảo Bạn sẽ bước vào với ánh mắt ngạc nhiên thích thú và bước ra với nụ cười hài lòng ở trên môi đấy. Nhà hàng Quán Kiến sẽ là một lựa chọn thú vị cho Bạn và những người thân.

Cách Làm Lạp Xưởng Gác Bếp, Tây Bắc Hun Khói Ở Lạng Sơn Cao Bằng

Có phải anh chị thắc mắc cách làm lạp xưởng gác bếp của Cao Bằng, Lạng Sơn có gì đặc biệt mà ngon đến vậy? Nếu muốn làm tại nhà thì có làm được không?

Thịt heo, ruột non, đường, muối, hạt mêm, rượu trắng.

2. Cách làm lạp xưởng gác bếp:

Cách làm lạp xưởng Tây Bắc không cần mỡ nên phần thịt heo anh chị nên lựa phần thịt có ít mỡ. Như vậy lạp xưởng mới có độ béo, độ mềm nhất định.

Anh chị nhớ là phần mỡ phải vừa thôi, vì nhiều quá sẽ làm lạp xưởng bị bỡ. Thịt heo nhớ cắt bỏ phần da, rửa thật kĩ bằng nước. Sau đó chúng ta lại tiếp tục rửa lại thịt bằng rượu thêm 1 lần nữa rồi vớt ra để ráo.

Khâu này rất quan trọng, vì rượu sẽ thấm vào thịt tạo nên một hương vị đậm đà đặc trưng của món lạp xưởng Tây Bắc.

Phần thịt heo sau khi làm sạch đem di thái mỏng. Sau đó ướp gia vị và để từ 1 đến 2h cho thấm gia vị.

3. Trái mắc khén: Bí quyết làm nên sự khác biệt của lạp xưởng Tây Bắc

Cách làm lạp xưởng gác bếp của vùng Tây Bắc đúng ra phải có trái mắc khén ướp cùng với thịt. Mùi thơm của trái mắc khén sẽ tạo ra một hương vị đặc trưng của lạp xưởng Tây Bắc.

Tuy nhiên, nếu ở miền Trung và miền Nam thì chắc là anh chị khó mà tìm được trái này. Nên anh chị đành loại nó ra khỏi danh sách vậy.

Khi chọn ruột non anh chị nên chọn loại ruột nhỏ, không quá dày. Ruột non phải được cạo bớt một lớp ngoài cho mềm và rửa sạch bằng rượu trắng.

Ruột non đã sơ chế xong, anh chị nhồi phần thịt heo vào bên trong. Sau đó dùng dây buộc lạp xưởng thành từng khúc, dùng kim đâm cho lạp thưởng thoát hơi.

Cuối cùng là mang lạp xưởng đi phơi nắng 4 đến 5 ngày. Khi làm xưởng đã khô anh chị mang lạp xưởng vào treo trong gác bếp. Khói từ gác bếp sẽ giúp lạc xưởng bảo quản được lâu hơn và thơm hơn. Vậy cho nên người hay gọi cái tên là lạp xưởng hun khói đấy ạ.

4. Nếu không gác bếp được thì phải làm sao?

Ở nhà dùng bếp ga, bếp điện nên không gác bếp được thì anh chị có thể hun lạp xưởng qua lửa than. Đây là cách làm lạp xưởng hun khói cho những ngày không có nắng hoặc muốn nhanh chóng.

Lạp Xưởng Gác Bếp: Nguồn Gốc Và Bí Quyết Chế Biến

Nguồn gốc lạp xưởng gác bếp ở đâu?

Món ăn mà nhiều người yêu thích là lạp xưởng gác bếp, món này ăn nhâm nhi ngồi trò chuyện với bạn bè thì ngon hết sảy. Hỏi về nguồn gốc của lạp xưởng gác bếp thì chắc chắn là từ vùng cao Tây Bắc, nơi mà người dân hay chế biến rồi làm lạp xưởng để ăn dần. 

Món lạp xưởng thì kiểu hun khói đặt trên cao bếp rồi khô ăn cực kỳ ngon và có hương vị hấp dẫn. Công thức chế biến lạp xưởng không quá cầu kỳ nhưng mỗi miền lại chế biến khác nhau, đương nhiên hương vị sẽ riêng biệt. Chủ yếu nhất hiện nay thì lạp xưởng làm từ thịt lợn và ruột non.

Món lạp xưởng sẽ làm từ đủ các nguyên liệu rồi trộn ngấm gia vị nhồi vào ruột đem gác bếp. Khi đi du lịch lên các tỉnh thành ở vùng Tây Bắc thì bạn sẽ thấy trong thôn hay ngoài chợ bán nhiều món lạp xưởng gác trên bếp này với giá phải chăng.

Cách làm lạp xưởng gác bếp

Nguyên liệu chuẩn bị

Lòng non

Thịt lợn nạc

Mỡ

Rượu

Gừng

Gia vị như hành, hạt tiêu, hạt mắc khén, bột ngọt, muối

Chế biến: Bạn bỏ thịt nạc và mỡ xay nhuyễn vào trong một chiếc nồi to rồi trộn thêm các loại gia vị nào gồm muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, mắc khén,… Bạn trộn hỗn hợp các nguyên liệu này lại rồi nhồi cẩn thận vào trong ruột lợn, bạn cẩn thận không làm rách ruột và phải đủ độ căng.

Để lạp xưởng để lâu không bị hỏng thì việc ướp với nước gừng và rượu là cần thiết. Bạn nhồi thịt xong thì nên lấy tăm nhọn châm vào miếng ruột để thông khí sau không bị nứt ruột.

Sau khi nhồi xong thì bạn buộc 2 đầu lạp xưởng lại rồi đem ra phơi nắng tầm 2-3 ngày tùy vào độ  nắng to hay không. Bạn nên treo lạp xưởng cách đoạn ra cho nhận đủ nắng, sau khi phơi xong thì bạn buộc lại rồi treo trên gác bếp để hun khói hàng ngày.

Ở vùng núi phía Bắc thì người bản địa có tập tục nấu ăn hàng ngày bằng việc đốt bếp củi. Khi đó thì lạp xưởng sẽ có hương vị đặc trưng riêng thơm mùi khói. Lạp xưởng Tây Bắc mà ta thấy thường có màu sáng và hồng của bếp lửa cực kỳ hấp dẫn.

Cách chế biến lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng gác bếp là món ăn ngon mà hiện nay ngày Tết các gia đình Việt thường mua về để ăn hàng ngày hoặc tiếp khách. Vì là món khô nên việc thái lát mỏng cho vào đĩa nhâm nhi với tương ớt, nhấp ngụm rượu thì ngon hết sảy. Món ăn truyền thống này lại cực kỳ sang nữa nên ai cũng ưa chuộng luôn.

Lạp xưởng gác trên bếp ở vùng cao còn có mùi lá mắc mật, mắc khén thêm mùi gừng, mùi khói bếp khác biệt với lạp xưởng làm ở nhiều cơ sở miền xuôi. Tùy mỗi gia đình sẽ có cách thưởng thức món này khác nhau. 

Chẳng hạn bạn chiên lạp xưởng gác trên bếp bằng nồi chiên không dầu, bạn vặn đủ đồ nóng thì mỡ sẽ tự ra rồi vàng ở vỏ là có thể lấy ra thưởng thức được rồi. Chấm lạp xưởng thái lái với tương ớt, tương cà ngon lắm.

Cách khác là gợi ý cho bạn cách thái lát lạp xưởng rồi chiên với cơm và trứng, rắc thêm hạt tiêu, nước mắm, hành lá thì ngon hết sảy. Bữa ăn no nê và hấp dẫn thơm lừng giàu dinh dưỡng đủ cung cấp cho bạn sức lực để làm việc trong cả buổi.

Cách Nấu Xôi Lạp Xưởng Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Tuy nhiên dễ nhận thấy phần lớn các hướng dẫn nấu rất bài bản với đầy đủ các nguyên liệu nấu. Và Người Hai Quê thiết nghĩ, sáng ra thèm ăn xôi thì phải làm sao, kiếm đâu ra nhiều nguyên liệu đầy đủ để nấu.

Bởi vậy, Người Hai Quê muốn hướng dẫn cô bác một cách nấu xôi mặn đơn giản nhất bằng nồi cơm điện nhưng cũng cực ngon và hấp dẫn, với hầu hết nguyên liệu có sẵn đó là “Xôi lạp xưởng”.

Nguyên liệu nấu xôi lạp xưởng

2 lon gạo nếp

2 cây lạp xưởng tươi

50 g hạt đậu phộng

3 củ hành tím

1 củ tỏi (hoặc tầm 3 tép tỏi lớn)

50 gam tôm hoặc tép khô, chà bông, hành lá (nếu có)

Gia vị: nước mắm, nước tương, đường, bột ngọt, dầu ăn, tiêu, ớt…

Sơ chế các nguyên liệu nấu xôi lạp xưởng

Gạo nếp vo sạch, nếu được cô bác nên ngâm gạo nếp trước tầm 2 tiếng giúp xôi dẻo thơm hơn.

Đậu phộng cho vào nồi, đổ xấp nước luộc trong chừng 10 phút. Hoặc nếu được cô bác cũng nên ngâm đậu phộng trước tầm 2 tiếng, khi đó chỉ cần luộc chừng 5 phút.

Nếu có tôm khô, cô bác nên ngâm với 1 chén (bát) nước ấm chừng 5 phút, không nên ngâm bằng nước lạnh hay nước sôi. Sau đó rửa kỹ, để ráo nước và đâm (giã) cho tôm khô dập ra bớt.

Hành, tỏi bóc vỏ đập dập hoặc hành lá cắt nhỏ.

Nấu xôi bằng nồi cơm điện: Trộn đều nếp và đậu phộng trước khi cho vào nồi cơm điện (nếu được, có thể lót dưới nồi cơm một ít lá dứa), chế nước vừa mức gạo và bật điện nấu.

Bàn về cách nấu xôi lạp xưởng

Có thể cô bác sẽ tìm thấy nhiều cách nấu xôi lạp xưởng khác, như là cho trực tiếp lạp xưởng tươi, hoặc cho lạp xưởng, tồm khô đã chiên, xào vào nấu chung gạo nếp từ đầu. Hay để lạp xưởng riêng với xôi nấu chín, chỉ khi ăn mới ăn kèm cùng nhau…

Nhưng có một thực tế, nếu cho lạp xưởng tươi hoặc lạp xưởng đã chiên, xào vào cùng gạo nếp nấu xôi thì rất dễ bị cháy nồi. Mà cháy ở đây là cháy khét do mắm muối, gia vị trong lạp xưởng tiết ra làm cháy nồi, chứ không phải là cháy cơm nếp ngon. Khả năng nếu nhẹ thì xôi không ngon, nếu nặng hơn thì dễ hư cả nồi xôi, không ăn được.

Thêm nữa, sẽ rất kho cho mọi người khi có nhu cầu sử dụng đồ ăn kèm khác nhau.

Thưởng thức món xôi mặn: Xôi lạp xưởng đậu phộng

Xới xôi đậu phộng ra chén (bát), rưới tôm phi lên ăn cùng lạp xưởng. Nếu có, ăn kèm cùng chà bông (ruốc thịt), dưa muối, củ kiệu hay củ cải muối để giúp tăng thêm vị cho món ăn.

Chúc cô bác và gia đình mình một bữa điểm tâm thật ngon miệng!