Cách Chế Biến Nấm Bào Ngư Khô / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Chế Biến Bào Ngư Khô

Cách chế biến bào ngư khô

Chọn mua Bào ngư khô:

Chọn bào ngư trước hết phải xem hình dáng ngoài, hình dáng phải hoàn hảo không khuyết điểm, thân tròn dày, thịt mập, xung quanh đồng đều, không khuyết điểm, không vết nứt là loại tuyệt phẩm (phần dưới rộng và hơi dài là tốt nhất) rọi trên ánh sáng nếu ở chính giữa có một đường màu đỏ và rất nặng tay là loại tuyệt nhất.

Quá trình ngâm và chế biến bào ngư:

Quá trình ngâm và chế biến bào ngư khô rất phức tạp, đại khái là phải thông qua ngâm nước nở, rửa sạch chế biến gia vị v.v.. Tiêu chuẩn cảm giác ăn ngon khi thưởng thức bào ngư: Khi thưởng thức bào ngư, trước hết là độ mềm thích ứng, nếu quá mềm thì như ăn đậu hủ, đồng thời không phát huy được mùi vị chính của bào ngư. Ngược lại nếu quá cứng thì như nhai cao su không thể thưởng thức được vị ngon của bào ngư, tốt nhất là không quá mềm hoặc cứng, khi nhai có độ dai và có mùi vị của bào ngư thơm ngon và dính răng.

Bào ngư sốt dầu hào

Nguyên liệu: – Bào ngư 4 con – gà mái 1 con – thịt nạc 300g – sò điệp khô 3 con – Hành lá 1 tép – Nước dùng gà jambon – Kim Hoa 50g – dầu hào, dầu mè, bột năng – Một miếng phên tre nếu không có thì dùng mấy chiếc xiên bằng tre

Cách làm: Bước 1: Việc đầu tiên là nên rửa sạch bào ngư,nội tạng cắt bỏ, sau đó dùng bàn chải đánh răng chà cho sạch 2 bên mép bào ngư, sau đó cho muối vào xát cho sạch rửa lại.

Bước 2: Gà mái làm sạch chặt làm tư

Bước 3: Thịt nạc không cần cắt cứ để nguyên miếng to

Bước 4: Sò điệp ngâm nở, Hành cắt khúc, Jambon cắt lát

Bước 5: Dùng một cái thố đất bên dưới lót phên tre(dùng miếng tre này lót bên dưới để khi hầm thời gian dài, bào ngư không bị dính dưới đáy nồi hay bị khét,vì khi bị khét mùi vị bào ngư không còn được thơm nửa)sau khi lót miếng tre bên dưới đáy nồi,chúng ta đặt bào ngư bên dưới,rồi cho sò điệp,jambon,phía trên thì sắp từng miếng gà lên,cuối cùng thì sắp luôn miếng thịt nạc vào,rồi cho hành lá,tiếp theo cho nước dùng gà vào,đậy nấp bật lửa nấu sôi,sau khi sôi thì vặn lửa liu riu nấu chừng 2h,tắt lửa và nhớ đừng mở nấp,cứ để như vậy chừng 30 phút,thì bật lửa nấu lại khi sôi lại để lửa liu riu,nấu chừng 2h lại tắt lửa,và cứ như thế làm lại vài lần đến khi nào bào ngư mềm thì được,trong lúc nấu thỉnh thoảng nên xoay xoay miếng phên tre để kho bị cháy,và khi nấu nước cạn thì thêm nước dùng vào.

Bước 6: Sau khi hầm một thời gian dài bào ngư đã mềm,thì dùng vá múc tất cả những nguyên liệu phụ lên gồm gà,thịt heo và lấy miếng tre lên,sau đó nêm muối,dầu hào,tí đường đảo cho đều,cuối cùng dùng bột năng pha nước cho vào để tạo độ sánh cho nước sốt,khi ăn vớt bào ngư lên cắt lát hay cứ dọn lên mỗi người 1 con,rồi dùng dao nĩa tự cắt ăn.

Cháo bào ngư

Bước 2: Gạo vo sạch, nấu cháo nhừ và loãng. Nêm chút muối vừa ăn. Cháo đang sôi, thả bào ngư vào, đợi sôi trở lại, múc ra chén, cho vào gừng cắt sợi nhuyễn, chút hành lá cắt nhỏ, tiêu.

Cách Chế Biến Nấm Sò (Nấm Bào Ngư Xám) Ngon, Đúng Cách

Bạn thật sự biết cách chế biến nấm sò tươi chứ? Nấm tươi đã có sẵn, giờ cần phải chế biến sao cho ăn ngon miệng và giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng sẵn có của nấm tươi. Nhìn nấm sò tươi có vẻ rất non mềm, hầu như người dùng đều nghĩ nó nhanh chín, không nên nấu quá lâu sẽ bị nát…Thực tế không phải vậy. Nấm chỉ chín sau khi nấu ít nhất là 5 phút. Muốn giữ được vị ngọt, độ tươi ngon của nấm, ăn giòn không bị dai, trong quá trình chế biến cũng phải chú ý.

Cách chế biến nấm sò đúng cách, giữ được vị tươi ngon

– Cắt bỏ phần chân nấm

– Vì nấm sống trong môi trường sạch, thân nấm ở dạng sợi, xốp nên nếu rửa nấm sẽ làm nước ngấm vào nấm, khi chế biến món ăn sẽ ra nhiều nước, làm giảm mất độ ngọt của nấm. Vì thế chỉ cần dùng khăn ướt lau qua nấm. Nếu có vòi xịt dạng phun sương có thể rửa bằng vòi xịt rồi dùng khăn thấm khô nấm

– Trường hợp nấm bị bẩn trong quá trình vận chuyển phải rửa kỹ hơn bạn cũng không nên rửa trực tiếp dưới vòi nước sẽ làm vỡ thịt nấm. Nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương rồi lau sạch nước. Tuy cầu kỳ một chút nhưng nấm sẽ ngọt và ngon hơn.

– Đối với các món xào, sau khi cắt bỏ chân nấm, rửa nấm bằng vòi xịt dạng hơi sương, bạn không cần dùng khăn thấm nước vội. Hãy đặt một nồi nước sôi rồi đổ lên nấm để trần qua, sau đó mới dùng khăn thấm khô nước. Cách này giúp nấm khi xào được bóng đẹp hơn, nấm không bị quắt và co lại

– Trước khi chế biến nấm, nên ướp nấm với gia vị rồi xào qua để nấm ngấm gia vị, nấm sẽ ngon và đậm đà hơn khi chế biến thành các món ăn khác

– Sau khi dùng nấm không nên uống các loại đồ lạnh vì nấm có tính bổ âm, nếu uống lạnh ngay dễ bị đau bụng

Cách Sấy Nấm Bào Ngư Khô: Dai – Thơm Và Ngon

Nấm bào ngư khô hiện nay cũng chưa phổ biến lắm, sẽ có nhiều người hơi bỡ ngỡ khi nghe đến tên gọi này. Đúng vậy đa phần chỉ có những người sản xuất nấm bào ngư mới biết tới, hôm nay Tú sẽ chia sẻ thêm về loại sản phẩm này từ cách phơi sấy và chế biến.

Nấm bào ngư ở dạng khô cũng được nhiều người dùng đã lâu rồi, đến nay đôi khi dân sản xuất loại nấm này vẫn còn chưa biết tới. Nếu như vô tình nấm tươi không được tiêu thụ hết trong ngày buộc chúng ta phải bỏ vào tủ mát để bảo quản, nhưng nhiều quá thì phải làm sao đây. Tú sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người khi gặp phải vấn đề trên.

1. Cách phơi khô nấm bào ngư

Để bảo quản nấm bào ngư trong một thời gian dài đơn giản là làm khô chúng đi, mọi người chỉ cần lấy nấm ra phơi nắng chỉ cần khoảng 2 ngày là nấm sẽ khô cứng. Phơi vậy thì dễ quá rồi nhưng vấn đề là nếu phơi nguyên cả cây nấm thì phải mất tầm trên 2 ngày mới khô được với điều kiện là nắng gắt.

Tú cũng đã bị rồi đấy, lúc đầu chưa biết nên cứ phơi cả cây, cây nấm nhỏ thì đỡ chứ gặp cây nấm lớn là coi như xong. Nay có kinh nghiệm rồi đơn giản lắm, mọi người hãy xé sợi cây nấm bào ngư ra như là lúc chế biến, nhất là phần cuống (chân) nấm phải tách làm 2 nếu to quá phải làm 3 – 4 và mang đi phơi thôi. Đảm bảo với mọi người là cực kỳ nhanh khô và có mùi rất thơm của nấm khô, thời gian chỉ hơn 1 ngày có nắng

Muốn nấm trắng đẹp chỉ nên phơi 1 ngày nắng nếu chưa khô hãy phơi thêm 1 buổi nắng nữa. Nên chỉ tách cây nấm ra làm đôi khi phơi, khi khô đi nấm sẽ đỡ bị vụn nát, khi ăn nấm sẽ ngon hơn.

Những tai nấm to quá nếu không bán được, không nên bỏ mà hãy xé ra phơi để tránh lãng phí và ăn sẽ ngon hơn.

Không nên phơi nấm quá khô sẽ làm giòn dễ gãy nấm dẫn đến khó bảo quản và ăn cũng mất ngon, chỉ cần phơi khô tới khi cầm lên tay nắm vào được tuy có cứng nhưng vẫn không bị giòn vỡ ra (yêu cầu độ ẩm từ 11 -15% nhưng vì không có máy nên phải làm theo kinh nghiệm). Sau đó để khoảng 1 – 2 tiếng cho nấm nguội hẳn rồi cho vào túi nilon buộc chặt, nếu có điều kiện thì hút chân không đóng miệng túi là tốt nhất.

Hơi nóng bao giờ cũng đi lên trên hoặc đi về phía lạnh vừa chuyển động vừa lấy nước ở nấm trở thành lạnh và nặng hơn do đó có chiều hướng đi xuống. Để cho khí lạnh ẩm này dễ lưu thông, khi phơi nấm ngoài trời không nên đặt trực tiếp xuống đất, cần phơi trên khay thưa đặt cách mặt sân ít nhất 10 – 15cm. Dùng khay có lỗ hoặc có nan thưa để đựng nấm đưa vào sấy.

2. Cách sấy nấm bào ngư khô

Kỹ thuật này Tú sưu tầm được trên mạng, thấy hay nên chia sẻ lại cho mọi người, vì Tú cũng không chuyên về sản xuất loại nấm khô này, thay vào đó cách phơi khô bằng nắng vẫn hợp lý và nấm sẽ có mùi thơm đặc trưng hơn.

Quy trình sấy nấm bào ngư

Sấy nấm không sấy khô kiệt mà vẫn giữ lại độ ẩm từ 12 – 14%.

Khi sấy nấm phải theo nguyên tắc hơi nóng đi qua nấm hoặc nấm chuyển động trong không khí nóng để rút nước ở nấm.

Nguyên tắc

1m3 không khí 15oC có thể khử được 12g hơi nước.

1m3 không khí 20oC có thể khử được 17g hơi nước.

1m3 không khí 40oC có thể khử được 30g hơi nước.

1m3 không khí 50oC có thể khử được 95g hơi nước.

Vì vậy ta có thể tính được lượng không khí nóng cần cung cấp để điều chỉnh tốc độ gió và thiết kế dung tích lò. Sự chuyển vận của hơi nóng quanh nấm phải được lưu thông tốt. Vì hơi nóng hút ẩm từ nấm và nhanh chóng trở nên no nước. Nếu không được lưu thông hơi nóng này không hút thêm được nước nữa và có thể làm ướt, thậm chí có hiện tượng đọng nước làm nấm bị mốc ngay trong lò sấy.

Thông số sấy khô như sau : nhiệt độ sấy từ 50 – 60oC, độ ẩm sấy cài đặt ở mức 10-15%, thời gian từ 5-10 tiếng tùy theo sản phẩm dày mỏng khác nhau.

3. Chế biến nấm bào ngư khô

Cách làm khô bò từ nấm bào ngư

Nguyên liệu

300g chân nấm khô

1 củ tỏi

1 muỗng xì dầu

1 muỗng tương đen

2 – 3 củ sả

3 quả ớt khô

Đường, bột quế, bột hồi, ớt bột

Thực hiện

Nấm ta đem ngâm nước ấm để cho nấm nở đều và mềm hơn một chút.

Dùng tay xé nấm thành sợ nhỏ, nhưng không cần xé nhỏ quá.

Bóc vỏ ngoài, cắt phần gốc xả rồi rửa sạch, đập dập đầu xả rồi xé dạng sợi.

Cắt ớt thành miếng mỏng.

Dùng 1/2 sả + ớt ướp với nấm, phần còn lại để riêng.

Cho chút nước tương và xì dầu vào âu ướp nấm, trộn đều và để trong khoảng 1 giờ.

Bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu rồi thả tỏi băm nhỏ + ớt + sả vào đảo đều cho thơm.

Trút nấm vào chảo, xào cho nấm khô lại là được.

Xào nấm xong, chờ cho nấm nguội hẳn thì cho vào lọ sạch, đậy kín và dùng dần.

Cách làm ruốc nấm bào ngư

Ruốc nấm bào ngư có công thức đơn giản với những nguyên liệu cơ bản nhất, giữ trọn hương vị thơm ngọt của chân nấm mà không bị gia vị lấn át. (Phương pháp này được sưu tầm từ bạn Ducan Nguyen)

Nguyên liệu

2 cup Chân Nấm hương khô

Nước đun sôi

3 thìa canh nước tương

1 thìa cà phê muối

Cối hoặc máy xay

Lọ thuỷ tinh

Thực hiện

Chân Nấm hương rửa thật sạch, ngâm với nước đun sôi, khoảng 20 phút. Sau đó cho nấm và nước ngâm vào đun trong nồi cho tới khi cạn nước (chú ý để tránh bị cháy, nên để lửa vừa và nhỏ, khoảng 20-25 phút). Đun vậy chân nấm sẽ mềm và ngọt hơn.

Chân nấm sau khi đun chín mềm thì để ráo nước và nguội bớt. Cắt bỏ phần cứng của chân nấm, xé thành sợi.

Sợi chân nấm cho vào cối giã nhỏ, xé tơi hoặc cho vào máy xay. Nếu bạn dùng máy xay thì nên chú ý tránh việc xay sợi chân nấm nát quá, làm món ruốc nấm mất ngon và bị bã. Để không mất vị của nấm nên không giã quá kĩ.

Bật bếp lửa nhỏ, sao chân nấm cùng với gia vị: muối, nước tương đến khi đạt độ khô mong muốn. Ruốc sao chưa tới thì không bảo quản được lâu, sao khô quá thì mất vị ngọt của nấm. Khi ruốc mới sao xong, sẽ có màu nhạt. Để ruốc nấm nguội, màu sẽ đậm hơn. Tuỳ vào khẩu vị mà bạn có thể gia giảm muối với nước tương theo ý thích.

Ruốc nấm nguội, bạn cho vào lọ để bảo quản. Nên để ngăn mát tủ lạnh, ăn trong vài ngày. Vì vậy mỗi lần bạn không nên làm nhiều.

【1/2021】Cách Sơ Chế Làm Bào Ngư Khô

Hướng dẫn cách sơ chế bào ngư khô, tươi sống, đông lạnh để chế biến món ăn ngon đúng chất mà không làm mất hương vị của bào ngư bổ dưỡng. Với những mẹo sau, hãy bỏ túi cho mình bí quyết sơ chế bào ngư tốt nhất.

Sơ chế bào ngư khô như thế nào là đúng

Cách sơ chế bào ngư khô

Bào ngư khô là những con bào ngư được đánh bắt rồi phơi khô giúp dễ dàng bảo quản hơn và để được lâu hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng dễ vận chuyển. Mặc dù đã được phơi khô nhưng bào ngư này vẫn giữ nguyên được các dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe.

Để sơ chế bào ngư khô, bạn cần chú ý một chút về hình thái bào ngư lúc này. Đầu tiền, bạn cần biết cách chọn bào ngư khô tốt để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Bạn cần tìm nơi bán bào ngư khô an toàn. Hãy chọn công ty có hoạt động hợp pháp cung cấp bào ngư như Hải sản Ông Giàu để an tâm và có độ tin tưởng.

Bào ngư khô trước khi chế biến, vì chúng đã được phơi khô nên hình dáng có hơi cứng và khó nấu. Chính vì thế, bạn cần ngâm cho bào ngư mềm ra với nước. Sau đó, rửa sạch lại bào ngư rồi đem hấp chín. Như vậy, bào ngư mới trở lại trạng thái gần như ban đầu trước khi phơi để dễ dàng chế biến món ăn.

Hướng dẫn sơ chế bào ngư tươi

Bào ngư tươi là loại bào ngư vừa được đánh bắt xong, cho ướp đá và vận chuyển đến chỗ bạn để cung cấp. Với loại bào ngư tươi, bạn cần kiểm tra kỹ chất lượng trước khi mua về. Bào ngư phải đảm bảo là tươi ngon, không có mùi ôi thui để lâu ngày, thịt bào ngư mới, còn mọng nước, có độ đàn hồi cao.

Sơ chế bào ngư tươi đúng chuẩn

Bào ngư tươi khá dễ để chế biến. Cách sơ chế bào ngư tươi, bạn chỉ cần tách phần thịt bào ngư ra khỏi vỏ, sau đó loại bỏ ruột bào ngư. Như vậy, bạn đã có thể chế biến thành nhiều món ăn như bào ngư nấu cháo, nấu súp, bào ngư hấp, chưng cách thủy,.v.v..

Mẹo làm sơ chế bào ngư đông lạnh

Bạn có thể mua bào ngư đông lạnh tại Hải sản Ông Giàu để đảm bảo là bào ngư hàng tươi mới vừa được đánh bắt cho bảo quản lạnh ngay để giữ được độ tươi ngon của bào ngư. Để sơ chế bào ngư đông lạnh, khi mua về, bạn cần để bào ngư rã đông tự nhiên. Sau đó cũng sơ chế tiếp như bào ngư tươi, loại bỏ ruột bảo ngư và chế biến như thống thường.

Bào ngư đông lạnh sơ chế như thế nào đúng

Gợi ý các món ăn ngon chế biến với bào ngư:

Để có bào ngư ngon, hãy liên hệ ngay với Hải sản Ông Giàu. Nếu bạn cần thêm thông tin về mẹo sơ chế bào ngư tươi khô đông lạnh, gọi ngay Hotline để được hỗ trợ thông tin. Hải sản Ông Giàu luôn hân hạnh phục vụ quý khách.