Cách Chế Biến Sò Huyết Nướng / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Làm Sò Huyết Nướng Tỏi, Sò Huyết Rang Me

Cách làm Sò huyết nướng tỏi, Sò huyết rang me và Sò huyết nấu chao: Sò huyết có tác dụng tốt cho sức khỏe con người, tăng cường khí huyết, tăng tuần hoàn não nên thường được dùng trong các món ăn gia đình như cách làm sò huyết rang me, cách làm sò huyết nấu cháo hay sò huyết xào rau răm để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các thành viên trong nhà. Sò huyết mua về ngâm nước vo gạo…

Cách làm Sò huyết nướng tỏi, Sò huyết rang me và Sò huyết nấu chao: Sò huyết có tác dụng tốt cho sức khỏe con người, tăng cường khí huyết, tăng tuần hoàn não nên thường được dùng trong các món ăn gia đình như cách làm sò huyết rang me, cách làm sò huyết nấu cháo hay sò huyết xào rau răm để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các thành viên trong nhà.

Sò huyết mua về ngâm nước vo gạo 1 tiếng cho nhả sạch bùn nhớt thì dùng bàn chải chà sạch rong rêu, đất cát bám bêm ngoài vỏ sò rồi rửa lại bằng nước lạnh vài ba lần cho sạch sẽ. Cho sò ra rổ để ráo nước.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ 500 gam sò huyết + 3 củ tỏi, rau răm + Gia vị : muối, dầu ăn, đường, ớt sate

Cách làm sò huyết xào tỏi nhanh chóng, không mất nhiều thời gian mà mang đến cho cả nhà dĩa sò huyết xào tỏi nóng hổi, thơm ngon khó cưỡng. Chỉ cần vào bếp vài phút là bạn đã hoàn tất món sò huyết cháy tỏi thơm ngon dùng làm món nhậu hay món ăn chơi trước bữa cơm chín giúp bữa ăn thêm đầm ấm, vui vẻ.

Cách làm sạch sò huyết:

Sò huyết mua về ngâm nước vo gạo 1 tiếng cho nhả sạch bùn nhớt thì dùng bàn chải chà sạch rong rêu, đất cát bám bêm ngoài vỏ sò rồi rửa lại bằng nước lạnh vài ba lần cho sạch sẽ. Cho sò ra rổ để ráo nước.

Rau răm nhặt lá non, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Món sò huyết cháy tỏi dùng nóng rất thơm ngon kèm dĩa muối tiêu chanh, thịt sò huyết dai dai nhưng rất giàu dinh dưỡng nên dùng bồi bổ cho người mới bệnh dậy hay người có sức khỏe kém.

2. Cách làm Sò huyết rang me

Sò huyết rang me còn nguyên vị ngọt đặc biệt của sò huyết, thêm vị chua từ me và cay từ ớt càng khiến món ăn thêm phần hấp dẫn! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm món sò huyết rang me cho 2-3 người ăn: – 400g sò huyết – 2 muỗng canh me hột – 5 muỗng canh nước – 1 muỗng canh đường thốt nốt – 1 quả ớt sừng, băm nhỏ – 3-4 tép tỏi, băm nhỏ – Nước mắm – Rau mùi, thái nhỏ – 2 muỗng canh dầu ăn

Cách chế biến món Sò Huyết rang me Sò huyết rửa sạch nhiều lần với nước sạch.

Hòa me hột với nước và đường thốt nốt (có thể thêm đường lúc sau nếu nếm thấy chưa đủ ngọt). Lọc hoặc gạn bỏ hạt.

Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho ớt và tỏi vào phi thơm rồi cho sò vào, đảo đều cho sò trộn với dầu ăn rồi rưới hỗn hợp nước me vào, thêm mắm (dùng vừa phải, không nên làm mặn quá). Liên tục đảo sò khoảng vài phút đến khi nước me sệt lại và thử dùng đũa mở nắp sò thấy dễ dàng là sò đã chín. Nếm lại món ăn cho vừa khẩu vị rồi cho rau mùi vào trộn đều.

Tắt bếp. Ăn khi món còn nóng hổi.

3. Cách làm Sò huyết nấu chao:

Sò huyết là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon đặc trưng và tính năng bổ máu rất hiệu quả của nó. Từ thực phẩm này bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, trong đó món cháo sò huyết vẫn luôn là món ăn hấp dẫn nhiều người đặc biệt là vào những ngày thời tiết chuyển mùa oi bức và khó chịu. Chính vì vậy, chuyên mục Món ngon mỗi ngày của chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu cháo sò huyết thập cẩm bổ dưỡng cho cả gia đình.

Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm

Nguyên liệu nấu cháo sò huyết thập cẩm

– Gạo tẻ: 200g; – Gạo nếp: 200g; – Sò huyết: 500g, bạn nên chọn những con sò tươi ngon, có kích thước vừa phải, không qua lớn, không quá nhỏ sẽ ngon hơn; – Thịt bò phi lê: 150g; – Nấm rơm: 150g; – Tôm su: 200g; – Gừng: 1 nhánh nhỏ; – Hành lá, ngò rí: 100g; – Cải xanh non: 200g; – Hành khô, tỏi: 50g; – Chanh: 1 quả; – Ớt sừng: 3 trái; – Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu, ớt bột, nước mắm, dầu ăn.

Sơ chế nguyên liệu

– Gừng: Làm sạch, gọt vỏ, băm nhuyễn;

– Chanh: lấy nước cốt;

– Gạo tẻ, nếp: Vo sạch, để riêng, rang vàng nhẹ để khi nấu hạt gạo nở bung và thơm ngon hơn;

– Sò huyết: Ngâm vào chậu nước có pha nước cốt chanh khoảng 30 phút để sò nhả hết chất bẩn, sau đó rửa nhiều lần với nước lạnh, luộc sơ, lọc lấy thịt;

– Tôm sú: Làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, để lại đuôi, chẻ dục sóng lưng để lấy đường chỉ màu đen ra. Ướp tôm với ½ thìa hành, tỏi băm nhuyễn, ½ thìa hạt nêm, ¼ thìa bột ngọt, ¼ thìa tiêu dể trong 15 phút để tôm ngấm gia vị;

4. Video hướng dẫn cách làm Sò Huyết xào tỏi:

5. Video hướng dẫn cách làm Sò huyết rang me

Bonus: Video dạy cách làm Nghêu hấp thái

Cách Chế Biến Sò Huyết Xào Me Ngon Ngất Ngây

Chuẩn bị nguyên liệu

Sò huyết: 600g

Me vắt: 50g

Tỏi: 1 củ

Ớt tươi: 1 quả

Rau răm ăn kèm

Gia vị: Đường, dầu điều (nếu có), muối, nước mắm

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Ngâm 1kg sò huyết cùng với 1 lít nước và 3g ớt cắt nhuyễn trong 4 tiếng.

Ngâm 50g me với 200ml nước sôi trong 10 phút.

Bước 2: Xào sò huyết

Bắc chảo lên bếp, để lửa vừa, đợi chảo nóng rồi cho vào 30g bơ thực vật, đảo nhẹ đến khi bơ tan hết thì cho 20g hành tím băm, 30 tỏi băm vào phi thơm.

Tiếp tục cho vào chảo 200ml nước cốt me, 200g đường, 2g muối, 2g bột ngọt, 20ml nước mắm, 30g tương ớt, 30g tương cà rồi đảo đều.

Khi hỗn hợp hơi sệt, bạn cho 1kg sò huyết vào và đảo đến khi sò hơi hé vỏ là đã chín.

Bước 3: Trình bày thành phẩm

Sò huyết xào me có mùi thơm nức mũi và vị chua ngọt của me. Bạn có thể rắc lên một chút lạc rang để món ăn ngon và hấp dẫn hơn.

Sò huyết nướng mỡ hành

Nguyên liệu

350g sò huyết

100g hành lá

4 muỗng canh dầu ăn

1 muỗng cà phê muối

100g lạc rang

Cách làm

Bước 1: Luộc sò huyết

Bạn rửa sạch sò huyết, sau đó cho vào nồi nước cùng 1 thìa cà phê muối.

Luộc đến khi sò hé miệng rồi vớt ra để nguội.

Bước 2: Làm mỡ hành

Rửa sạch hành lá, sau đó cắt nhỏ.

Làm nóng khoảng 4 muỗng canh dầu ăn trong chảo, sau đó cho hành lá vào đảo nhanh trong 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Nướng sò huyết

Xếp sò huyết vào khay có lót sẵn một lớp giấy bạc. Sau đó, cho mỡ hành lên sò rồi nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong 10 phút.

Bước 4: Trình bày thành phẩm

Để món ăn thêm ngon, bạnrắc một ít lạc rang lên sò rồi thưởng thức.

Sò huyết cómùi thơm phức của hành lá, vị bùi của lạc hòa quyện cùng vị ngọt tự nhiên của sò.

Sò huyết rang muối ớt

Nguyên liệu

Cách làm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bạn ngâm sò huyết trong nước vo gạo từ 3 – 4 tiếng để sò nhả sạch đất cát ra ngoài. Sau đó, chà rửa vỏ sò cho sạch rồi và rửa lại bằng nước rồi để ráo.

Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Rau răm nhặt rửa sạch, để ráo. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, xắt lát.

Bước 2: Làm muối ớt

Bạn cho vào cối 2 thìa canh muối, 4 quả ớt, ½ thìa cà phê bột ngọt rồi giã nát.

Kế tiếp, bạn cho phần sò huyết và phần muối ớt đã giã vào tô rồi trộn đều.

Bước 3: Chế biến sò huyết

Bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng rồi cho tỏi vào phi thơm rồi trút phần sò huyết vào và xào trên lửa lớn trong khoảng 3 phút.

Tiếp tục cho thêm 2 muỗng canh nướng mắm, 4 muỗng canh nước lọc rồi xào tiếp cho đến khi nước khô và muối bám xung quanh sò thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày thành phẩm

Sò huyết có vị mặn và cay của muối ớt, dùng ngon hơn khi còn nóng và ăn kèm cùng rau răm.

Mẹo chọn sò huyết ngon

Nên chọn sò có kích thước vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Vì sò nhỏ khi chế biến sẽ dễ bị teo phần thịt, còn sò lớn thì dễ bị dai.

Nên chọn những con sò có lưỡi thè ra ngoài.

Nếu ngửi sò có mùi hôi thì tuyệt đối không mua.

Mẹo thực hiện món sò huyết xào me ngon khó cưỡng

Không nấu sò huyết quá lâu vì điều này sẽ khiến thịt sò bị teo lại, mất đi vị ngọt tự nhiên, sò huyết ăn tái cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Nếu gặp khó khăn trong việc mở vỏ sò, bạn có thể dùng nĩa cho vào khe giữa vỏ và tách nhẹ nhàng.

Cách làm sạch sò huyết tại nhà

Cách 1: Sò huyết cũng như ốc khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hay nước muối ớt pha loãng khoảng 1 – 2 tiếng để sò có thể nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch vỏ sò rồi rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.

Cách 2: Ngâm sò huyết vào thau nước và cho thêm vài giọt dầu mè thì chúng sẽ nhả hết chất bẩn ra. Nếu chỉ nấu phần thịt không thì bạn hãy tách ra khỏi vỏ rồi sát muối như vậy sẽ làm sạch được chất nhờn của sò.

Cách Chế Biến Sò Huyết Cháy Tỏi Tuyệt Vời Ông Mặt Trời

Bắc chảo lên bếp, để lửa vừa, đợi chảo nóng rồi cho vào 4 muỗng canh bơ thực vật, đảo nhẹ đến khi bơ tan hết thì cho tỏi băm nhuyễn vào.

Khi tỏi chín vàng và dậy mùi thơm (khoảng 3-5 phút) thì nhanh tay cho sò huyết vào.

Bạn nêm 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê bột nêm và 2 muỗng cà phê sa tế vào chảo.

Sau đó, dùng đũa đảo đều đến khi vỏ sò chuyển sang màu vàng nhạt và hơi hé vỏ là sò đã chín. Bạn cho thêm ít rau răm và đảo đều thêm 1 phút thì tắt bếp.

Bạn lấy khoảng 3 thìa cà phê bột canh (có thể thay bằng muối) cho vào bát, trộn cùng 1 thìa tiêu đen sau đó vắt nước cốt chanh vào trộn đều.

Sò huyết cháy tỏi dậy mùi thơm phức của bơ và tỏi, lại thêm sa tế tạo vị cay cay, dùng với nước chấm muối chanh thì còn gì bằng.

Mẹo chọn sò huyết ngon

Bạn nên chọn những con sò còn tươi sống, có thè phần lưỡi ra ngoài, không có mùi hôi.

Nên chọn con vừa phải, không lớn quá cũng không nhỏ quá. Bởi khi chế biến con lớn sẽ bị dai, còn con nhỏ sẽ bị teo và khô lại, ăn không ngon.

Ngoài ra, sò huyết sống ở vùng nước lợ thường sẽ thơm ngon nhất.

Mẹo thực hiện món sò huyết cháy tỏi

Không đun sò huyết quá lâu vì sẽ khiến sò huyết bị teo lại, mất đi vị ngọt tự nhiên, sò huyết có thể ăn tái cũng rất thơm ngon hấp dẫn.

Những điều lưu ý khi ăn sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:

Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.

Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy…

Ăn sò huyết đúng cách

Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.

Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.

Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.

Cháo Sò Huyết Nấu Với Rau Gì, Cách Nấu Cháo Sò Huyết Ngon Cho Bé

Cách nấu cháo sò huyết cho bé

Cách nấu cháo sò huyết giàu dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu gồm:

2 muỗng gạo giã nát.

5 con sò huyết.

5 giọt dầu mè.

Hơn 2 chén nước. Hành, ngò.

Gia vị: nước mắm, muối, đường.

Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm như sau:

– Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, ngâm mềm, rồi vớt ra để ráo.

– Bước 2: Sò huyết cạy miệng, lấy phần thịt, băm nhỏ, ướp tí muối đường.

– Bước 3: Bắc gạo và nước lên, nấu chín nhừ, cho sò huyết vào và nấu tiếp.

– Bước 4: Sò chín cháo nhừ, nêm gia vị vừa ăn, sau đó mẹ cho dầu mè vào khuấy đều.

– Bước 5: Nhấc cháo xuống rắc hành ngò lên trên và cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo sò huyết, rau mùi, hành lá cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cháo sò huyết, rau mùi, hành lá cho bé như sau:

– Bước 1: Sò huyết rửa sạch, luộc sơ qua thì dễ cạy lấy thịt hơn.

– Bước 2: Lấy thịt sò, băm nhỏ và ướp với chút hạt nêm.

– Bước 3: Phi đầu hành thơm, xào sò cho dậy mùi.

– Bước 4: Gạn lấy nước luộc sò, cho gạo vào nấu cháo.

– Bước 5: Cháo sôi thì cho sò vào, cho hành lá và rau mùi băm nhỏ vào. Cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé

Nguyên liệu gồm:

200g gạo nếp.

200g gạo tẻ.

500g sò huyết.

150g nấm rơm.

200g tôm sú.

150g thịt bò phi lê.

1 nhánh nhỏ gừng.

100g hành lá, ngò rí.

200g cải xanh non.

50g hành khô, tỏi.

3 trái ớt sừng.

1 quả chanh.

Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu, ớt bột, nước mắm, dầu ăn.

Sơ chế nguyên liệu nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé:

Sò huyết: ngâm vào chậu nước có pha nước cốt chanh khoảng 30 phút để sò nhả hết chất bẩn, sau đó rửa nhiều lần với nước lạnh, luộc sơ, lọc lấy thịt.

Tôm sú: làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, để lại đuôi, chẻ dục sóng lưng để lấy đường chỉ màu đen ra. Ướp tôm với ½ thìa hành, tỏi băm nhuyễn, ½ thìa hạt nêm, ¼ thìa bột ngọt, ¼ thìa tiêu dể trong 15 phút để tôm ngấm gia vị.

Thịt bò: làm sạch, băm nhuyễn, ướp thịt với ½ thìa hành, tỏi băm nhuyễn, ½ thìa hạt nêm, ¼ thìa bột ngọt, ¼ thìa tiêu và một chút xíu nước mắm để trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị.

Gạo tẻ, nếp: vo sạch, để riêng, rang vàng nhẹ để khi nấu hạt gạo nở bung và thơm ngon hơn.

Cải xanh: rửa sạch từng lá dưới vòi nước chảy, để ráo, thái mịn.

Chanh: vắt lấy nước cốt.

Gừng: làm sạch, gọt vỏ, băm nhuyễn.

Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn.

Nấm rơm: làm sạch, cắt bỏ phần đuôi, chẻ làm đôi.

Hành lá, ngò rí: làm sạch, băm nhuyễn, phần đầu hành để nguyên dài khoảng 3cm.

Ớt sừng: bỏ hạt, thái lát, cho vào chén nước mắm nguyên chất dùng để ăn kèm với cháo.

Cách nấu cháo sò huyết thập cẩm cho bé như sau:

– Bước 2: Cho gạo, nếp vào 1 lít nước rồi ninh với 1 thìa bột ngọt, ½ thìa muối, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa gừng băm nhuyễn đến khi cháo sôi, hạt gạo nở bung ra.

– Bước 3: Mẹ cho sò huyết, tôm, nấm rơm vào, nêm thêm 1 thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu sao cho vừa ăn.

– Bước 4: Cho thịt bò vào, đảo nhẹ, tắt bếp, bạn không nên đun lâu vì như thế thịt bò sẽ bị dai.

– Bước 5: Cho hành lá, ngò rí vào là bạn đã hoàn thành món cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng rồi đấy.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn sò huyết

– Như đã nói ở trên, mẹ chỉ nên cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên ăn sò huyết, vì sò huyết có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.

– Vì sò huyết sống trong môi trường bùn và nước nên sò có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại, hơn nữa do sống trong môi trường nước ô nhiễm nên một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước. Vì vậy, khi cho bé ăn sò, bé có thể bị ngộ độc sò. Có trường hợp, bé ăn sò luộc chưa chín kỹ còn suýt bị tử vong. Để hạn chế ngộ độc sò huyết cho bé, mẹ nên lưu ý:

Khi mua sò huyết để chế biến món ăn cho con, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon, có kích thước vừa phải, không qua lớn, không quá nhỏ sẽ ngon hơn.

Khi chế biến sò huyết, mẹ phải đảm bảo sò phải chín kỹ, không được cho bé ăn sò sống hay sò tái. Khi nấu kỹ, sò huyết có thể bị dai, bé không ăn được thì mẹ đừng vội nôn nóng cho con ăn. Thay vào đó, mẹ hãy đợi bé lớn hơn nữa, nhai được thức ăn thật tốt thì mới cho con ăn sò huyết.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc cháo sò huyết nấu với rau gì thì ngon cũng như chia sẻ các mẹ cách nấu cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm kinh nghiệm để có thể tự tay xuống bếp nấu cho bé yêu món cháo cực ngon và giàu chất dinh dưỡng này để bé thưởng thức, giúp bé có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.