Cách Chế Biến Thịt Lợn Gác Bếp / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Chế Biến Thịt Lợn Gác Bếp Ăn Một Lần Là Nghiền

Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt lợn chọn phần mông, thăn của lợn; vì đây là phần thịt nhiều nạc, dễ xé sợi. Nếu gia đình bạn có nuối được thịt lợn sạch thì càng tốt.

Gia vị gồm có: Ớt, tỏi, gừng, mắc khén, muối ăn.

Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch thịt rồi thấm cho bớt nước. Cẩn thận hơn, bạn có thể trần thịt qua nước sôi, để loại bỏ lớp cặn bẩn trên bề mặt thịt. Thịt sau khi đã ráo nước thì thái thịt thành các miếng dọc vừa phải theo thớ thịt.

Ớt, tỏi, gừng băm nhỏ và cho vào bát.

Cách chế biến thịt lợn gác bếp ăn một lần là nghiền Tẩm ướp thịt với hỗn hợp gia vị

Trước khi ướp thịt, bạn cho toàn bộ các nguyên liệu ướp bao gồm: Muối ăn 2 – 3 thìa cafe, ớt băm: 2 thìa cafe, gừng băm: 2 thìa cafe, tỏi băm: 2 thìa cafe, mắc khén: 2 thìa. Để hỗn hợp gia vị ngấm đều với nhau trong khoảng 5 phút.

Khi gia vị đã được ướp, bạn đem trộn đều hỗn hợp gia vị với thịt lợn đã sơ chế. Đeo bao tay nấu ăn để đảm bảo vệ sinh đồng thời bóp thịt thật đều tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín, ướp trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 đến 6 tiếng (có thể để qua đêm).

Sấy khô thịt

Thịt sau khi ướp và ngấm đều gia vị, bạn xếp đều các dải thịt heo lên các thanh nứa hoặc thanh kim loại. Tiếp đến, đặt các thanh nứa có treo các miếng thịt lên gác bếp.

Đốt than củi ở dưới phần thịt đã gác, đảm bảo phần thịt treo cách bếp 1,5m, để tránh bụi bẩn từ củi bám vào thịt trong quá trình sấy khô. Cách chế biến thịt hun khói như vậy là phương pháp truyền thống của đồng bào Tây Bắc, thông thường bạn phải đốt củi lửa đều liên tục từ 5 – 7 tiếng đồng hồ. Khi đó, thịt lợn sẽ được làm chính bởi sức nóng của lửa và khói bếp.

Sau thời gian trên, bạn có thể kiểm tra độ chín của thịt bằng cách xé thử một miếng nhỏ. Nếu thấy miếng thịt khô lại, dễ xé thì có nghĩa là món thịt lợn gác bếp đã hoàn thành.

Bảo quản và thưởng thức thịt lợn gác bếp

Với cách chế biến thịt lợn khô gác bếp trên thì cách bảo quản thịt tốt nhất là giữ nguyên miếng thịt trên các thanh nứa. Hằng ngày, khói bếp trong quá trình đun nấu sẽ giúp các miếng thịt khô, ngon hơn và quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập, gây ra nấm mốc.

Muốn thưởng thức thịt khô gác bếp, bạn chỉ cần chần qua nước lạnh rồi quay thịt trong lò vi sóng hoặc nướng trên bếp than hoa. Với những người muốn ăn mềm, bạn có thể hấp cách thủy miếng thịt lợn khô.

Thịt lợn khô gác bếp ngon nhất khi chấm cùng chẩm chéo – Thức chấm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc hoặc tương ớt Mường Khương – Đặc sản Lào Cai. Khi thưởng thức, tùy theo khẩu vị mà có người sẽ vắt thêm chanh hay quất vào thịt heo khô.

Bước 1: Làm nóng lò sóng ở nhiệt độ 100 – 120 độ C, trong khoảng 3 phút. Lò nóng, xếp đều các dải thịt vào đĩa rồi đặt trong lò.

Bước 2: Điều chỉnh mức nhiệt cao nhất rồi đặt đĩa trong lò khoảng 5 phút.

Bước 3: Sau 5 phút nướng đầu tiên, bạn tắt lò, lật ngược miếng thịt lại rồi nướng tương tự như trên trong 5 phút nữa. Bạn cứ thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần.

Bước 4: Cuối cùng, bạn chuyển lò sang chế độ nướng và nướng thịt trong 1 tiếng.

Cách chế biến thịt heo gác bếp bằng phương pháp hiện đại trên vô cùng tiện lợi, giúp bạn có thể thực hiện nhanh chóng ngay tại nhà, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Cách Làm Thịt Lợn Xông Khói Gác Bếp

Thịt lợn xông khói là một món ăn truyền thống của người dân vùng cao trên Tây Bắc, đặc biệt là người dân tộc Pu Nả. Đây là món đặc sản thường thấy trong các dịp lễ hội, Tết,… hay dùng để đãi khách quý của người dân Tây Bắc nói chung và dân tôc Pu Nả nói riêng. Món ăn này được người dân địa phương chế biến theo phương pháp rất đặc biệt. Thịt giữ lại được vị ngọt tự nhiên mà vẫn có sự đậm đà, thơm ngon nhưng không gây ngán cho thực khách. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm thịt lợn xông khói gác bếp với hương vị đặc trưng của dân tộc Pu Nả – Tây Bắc Việt Nam.

Sơ lược về thịt lợn xông khói Tây Bắc

Người Tây Bắc phần lớn ưa thích những món thịt nướng, thịt khô với những cách chế biến thông thường. Nhưng món đặc sản thịt lợn xông khói được họ chế biến theo phương pháp riêng biệt. Từ khâu lựa chọn thịt đến phần gia vị tẩm ướp cũng như khâu xông khói đều được thực hiện khá nghiêm ngặt theo đúng công thức. Thịt lợn để làm món thịt xông khói chủ yếu được lựa chọn từ phần mông, vai, ba rọi,… kết hợp với những gia vị độc đáo tạo nên một món đặc sản thơm ngon, hấp dẫn thực khách xa gần.

Cách làm thịt lợn xông khói gác bếp – Món ăn đặc sản của người dân miền cao Tây Bắc

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết tại địa phương khá khắc nghiệt. Thịt lợn xông khói Tây Bắc không thể chế biến lúc nào cũng được. Thông thường người dân địa phương sẽ tụ họp lại và chế biến món ăn này chủ yếu vào mùa đông. Chính vì vậy người dân Tây Bắc nói chung hay người Pu Nả nói riêng thường làm thịt lợn xông khói khi mổ lợn Tết. Nếu làm thịt lợn xông khói vào những thời điểm khác trong năm, thịt xông khói rất dễ bị biến chất, làm mất đi khẩu cảm của thực khách cũng như làm mất mùi vị đặc trưng vốn có của món đặc sản vùng cao này.

Cách làm thịt lợn xông khói của người Tây Bắc

Thông thường vào mùa đông, đặc biệt là vào dịp Tết, người dân Tây Bắc sẽ lựa chọn kĩ lưỡng những con lợn có chất lượng thịt tốt để đảm bảo thành phẩm ngon đúng chuẩn. Thịt lợn được mổ và xẻ dọc thành từng phần thịt mông, thịt lưng, ba rọi, ba chỉ, những dẻ sườn,… Những thớ thịt này sẽ được để ráo trước khi ướp gia vị. Người Tây Bắc có công thức riêng cho món thịt xông khói, họ lựa chọn những gia vị như như ớt, gừng, sả, tiêu rừng (mắc khén) và đôi khi là cả thảo quả tẩm ướp đều vào những thớ thịt. Sau khi để ráo thịt, người ta xâu thịt bằng những sợi mây và treo trên giàn bếp để sấy thịt tự nhiên bằng khói bếp cả ngày và đêm. Người Tây Bắc thường sấy thịt bằng than, nhưng tốt hơn hết là sấy bằng bã mía để thịt có mùi thơm đặc trưng riêng.

Khói bếp nóng sẽ thẩm thấu vào thịt, làm cho phần mỡ chảy ra và gia vị sẽ từ từ thấm vào trong từng thớ thịt. Thời gian cho công đoạn xông khói này tùy thuộc vào độ dày của thớ thịt và lượng khói xông sau mỗi lần đốt bếp.

Sau khoảng tầm một tuần sấy thịt liên tục, thịt lợn xông khói đã có thể sử dụng được. Khi thịt đạt tiêu chuẩn, người dân bản địa sẽ hạ thịt xuống, cắt thịt xông khói thành các miếng nhỏ hoặc xé theo thớ để dễ bảo quản. Nếu làm đúng cách, thịt lợn xông khói Tây Bắc có thể sử dụng được đến tận một năm.

Cách thưởng thức thịt lợn xông khói Tây Bắc đúng chuẩn

Do thịt lợn xông khói Tây Bắc có giá thành khá đắt đỏ, sau đây chúng tôi sẽ mách bạn một số cách thưởng thức để không lãng phí món đặc sản quý này. Thịt lợn xông khói có thể dùng làm nguyên liệu chế biến những món ăn như thịt lợn xông khói xào măng, thái lát đem kho hoặc nấu cùng các loại rau, củ quả. Ngoài ra thịt lợn xông khói cũng có thể ăn kèm với lá mơ, dưa leo, chuối chát, khế,…

Cách làm thịt lợn xông khói gác bếp ngon

Đôi khi để thưởng thức vị thơm ngon đặc trưng vốn có của thịt xông khói gác bếp, chúng ta có thể cắt thịt thành những miếng vừa ăn, xiên que và nướng trên lửa nóng. Phần thịt xông khói thơm ngon, béo mà không ngấy sẽ đưa bạn đến với núi rừng Tây Bắc. Còn chần chờ gì mà không trải nghiệm, thưởng thức đặc sản tinh hoa vùng cao này cùng với chúng tôi shop.

Cách Làm Thịt Lợn Gác Bếp Ngon Dai Hấp Dẫn

Cách làm thịt lợn gác bếp là công thức chế biến, bảo quản thức ăn có nguồn gốc từ người dân tộc Thái. Với các công đoạn sơ chế, tẩm ướp và gác bếp được thực hiện kỹ lưỡng, món ăn này là lựa chọn không thể bỏ qua trong các bữa ăn nhậu.

Nguyên liệu và gia vị

Cách làm thịt lợn gác bếp

Bước 1: Chuẩn bị thịt

Thịt sau khi mua về hoặc xẻ trực tiếp, bạn đem rửa với nước cho sạch rồi lau khô. Trường hợp không phải thịt của lợn nhà, bạn nên trần qua thịt với nước sôi cho sạch hẳn.

Sau khi đã rửa sạch và lau khô, thái thịt thành các miếng dọc vừa phải theo thớ thịt. Để thịt được khô hơn, bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh từ 20 – 30 phút. Lưu ý là chắt bỏ toàn bộ lượng nước do thịt tiết ra.

Bước 2: Ướp thịt

Trước khi ướp thịt, bạn cần chuẩn bị các loại gia vị. Đầu tiên, cho toàn bộ các nguyên liệu ướp bao gồm muối ăn + gừng băm + tỏi băm + mắc kén cho thật đều. Trộn xong, để các gia vị ngấm đều với nhau khoảng 5 phút.

Khi đã có được gia vị ướp, bạn đem trộn đều với phần thịt đã thái. Bóp kỹ để thịt ngấm gia vị rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín thịt lại. Ướp thịt trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tiếng tuỳ theo lượng thịt bạn làm.

Bước 3: Sấy khô thịt

Thịt được ướp và ngấm gia vị kỹ, bạn có thể bắt đầu gác bếp và làm khô thịt lợn. Trước tiên, bạn xếp đều các dải thịt lợn lên các thanh nứa hoặc thanh kim loại. Tiếp đến, đặt các thanh nứa có treo các miếng thịt lên gác bếp.

Đốt than củi ở dưới phần thịt đã gác. Đốt củi với lửa đều từ 5 – 7 giờ liên tục để thịt được làm chín bởi sức nóng của lửa và khói bếp. Sau thời gian trên, bạn có thể kiểm tra độ chín của thịt bằng cách xé thử một miếng nhỏ. Nếu thấy miếng thịt đanh lại, dễ xé và không còn ướt bên trong nữa là được.

Bước 4: Bảo quản và thưởng thức thịt thành phẩm

Bảo quản thịt gác bếp: Cách bảo quản thịt khô gác bếp tốt nhất là vẫn giữ nguyên các miếng thịt trên các thanh nứa. Hằng ngày, khói bếp từ củi, rơm sẽ giúp các miếng thịt khô hơn, ngon hơn và vi khuẩn không có cơ hội xâm lấn miếng thịt.

Thưởng thức thịt gác bếp: Để thưởng thức thịt lợn khô gác bếp, bạn cần làm mềm thịt. Có thể làm thịt nóng và mềm bằng cách cho vào lò vi sóng, nướng lại thịt hoặc hấp cách thuỷ. Trong số đó, phương pháp lò vi sóng và nướng trực tiếp được sử dụng nhiều nhất.

Mẹo làm thịt lợn khô khi không có bếp than củi

Nếu gia đình bạn ở thành thị và không có điều kiện sử dụng bếp củi để làm khô thịt, bạn vẫn có thể có được những miếng thịt lợn khô bằng cách sử dụng lò vi sóng. Cách bạn có thể sấy khô thịt lợn bằng lò vi sóng như sau:

Làm nóng lò vi sóng ở nhiệt độ chừng 100- 120 độ C trong khoảng 3 phút. Lò nóng, xếp đều các dải thịt và đĩa đặt trong lò rồi bắt đầu nướng khô thịt với mức nhiệt cao nhất trong khoảng 5 phút.

Sau 5 phút nướng đầu tiên, bạn tắt lò rồi lật miếng thịt. Lật xong, tiếp tục nướng tương tự trong khoảng 5 phút nữa. Cứ như vậy trong quá trình làm khô thịt bằng lò vi sóng, bạn lật thịt liên tục từ 3 – 5 lần như vậy. Cuối cùng, bạn chuyển lò sang chế độ nướng và nướng thịt khoảng 60 phút nữa là được.

Cách Làm Thịt Lợn Khô Gác Bếp Truyền Thống Của Người Thái

Cách làm thịt lợn khô gác bếp không phức tạp nhưng rất cần kinh nghiệm và sự khéo léo để làm ra loại thịt khô có chất lượng tốt nhất. Thịt lợn khô có thể làm bằng nhiều cách khác nhau nhưng chỉ có cách truyền thống của người dân tộc Thái làm mới đúng mùi vị ngon tuyệt vời.

Người Thái Tây Bắc có rất nhiều cách chế biến tạo ra những món ăn ngon và đọc đáo, món ăn nơi đây không những ngon mà khá phong phú với nhiều món ngon đặc trưng khác nhau. Trong đó có món thịt lợn khô, không những ăn ngon mà cách bảo quản món ăn này cũng khá dễ dàng và sử dụng được lâu. Món ăn này có chút vị cay của gừng, của ớt, thơm ngon của tỏi và mắc khén. Đặc trưng ở món ăn này là những loại lá rừng được đồng bào cho vào để tẩm ướp trước khi sấy thịt.

Gia vị để làm thịt lợn khô bao gồm muối, ớt, gừng, tỏi, mắc khén, hạt dổi(nếu có) và vài loại lá rừng tùy theo khẩu vị của từng người. Các loại gia vị này sẽ đem giã nhuyễn với lại với nhau làm hỗn hợp sau đó tẩm ướp với thịt lợn đã chuẩn bị sẵn.

Khi đã treo thịt lợn lên, sau đó các bạn dùng cũi đốt liên tục ở dưới để sấy thịt trong khoảng 5 – 6 tiếng. Thịt được sấy khô bằng than củi và khói bếp một cách tự nhiên rồi sau đó sẽ được sấy bằng củi lửa được đun hằng ngày tại bếp.

Khi đến độ đã ăn được thì, người dân nơi đây không lấy xuống hết mà chỉ lấy những phần vừa ăn cho cả gia đình những phần còn lại để dùng dần khi cần. Đây cũng là cách mà họ bảo quản thịt lợn khô gác bếp, vauwf ngon mà lại không lo hỏng. Cách làm thịt lợn khô gác bếp là một cách làm truyền thống được người dẫn truyền tay nhau từ bao đời nay, nó mang hương vị rất đặt trưng của vùng Tây Bắc ăn vào có vị ngon khó tả, hương vị thuần nhất của thịt lợn khô nơi đây. Nhiều loại thịt lợn khô được làm bằng cách máy sấy khô hay sản xuất nhiều để kinh doanh không thể nào làm ra hương vị ngon như các làm truyền thống của người vùng Tây Bắc.

Món thịt lợn khô gác bếp vùng Tây Bắc rất phù hợp để làm quà biếu cho bạn bè hay người thân vì nét độc đáo trong hương vị và cái mới lạ của nó. Qua bài viết này hy vong sẽ giúp các bạn có cái nhìn mới về món ăn thịt lợn khô gác bếp của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc cùng như cách làm thịt lợn khô gác bếp truyền thống vùng Tây Bắc.

Địa chỉ: 306-308 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (08) 3 9918 964 (5 lines)

Tư vấn & nhận tiệc: 0906.79.79.32

Liên hệ: lienhe@nhahangquangon.com

Website: https://www.nhahangquangon.com