Cách Chế Biến Yến Cho Trẻ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Chế Biến Yến Sào Cho Trẻ Sao Cho Đúng Cách ?

Trong yến sào có chứa nhiều protein, adcid amin và các nguyên tố vi lượng để kích thích trẻ ăn uống ngon miệng và tiêu hóa tốt. Tổ yến chứa acid amin nhiều canxi và sắt là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bé. Ngoài ra trong yến sào có một lượng đạm, ít béo giúp phát triển xương và tăng khả năng miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra tổ yến còn chứa hàm lượng đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng nượng tốt cho trẻ.

Khi nào nên dùng tổ yến sào cho trẻ em ?

Trẻ từ 1 – 3 tuổi với việc dùng yến sào giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng sức để kháng cho cơ thể chống lại các bệnh về hô hấp giúp giấc ngủ sâu. Ở độ tuổi này nên dùng đều đặn cho bé khoảng 50gr yến trong một tháng.

Với trẻ em từ 3 – 10 tuổi : ở giai đoạn này bé hay mắc các bệnh thông thường về hô hấp nên việc dùng yến sào sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Ở độ tuổi này bé nên dùng với hàm lượng đều đặn 100 gr yến chưng đường phèn / tháng, cách 1 ngày ăn với mức độ vừa phải.

Hướng dẫn dùng yến sào cho trẻ em đúng cách

Nếu dùng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho trẻ thì nên cho bé dùng tổ yến chưng với đường phèn hoặc nếu muốn dùng chung với các món ăn khác thì sau khi hấp chin ta đổ món ăn vào yến sào đã chưng sẵn nhằm kích thích vị giác cho bé.

Dùng yến sào cho trẻ bị suy sinh dưỡng hay mắc các bệnh do môi trường thay đổi thì nên dùng yến sào để bổ sung thêm nhiều acid amin, canxi và các nguyên tố khác giúp trẻ tăng cường thêm hệ miễn dịch, bé hấp thu tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn.

Với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng thì tốt nhất không nên dùng yến sào vì lúc này với bé sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ lúc này rồi.

Trẻ nên ăn yến vào lúc trước khi đi ngủ là tốt nhất vì khi trẻ ngủ được 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố làm tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Yến sào là một món ăn vô cùng bổ dưỡng và rất tốt cho trẻ em. Với việc sử dụng điều độ và đúng liều lượng, yến sào sẽ giúp các bé tăng cường sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch, phát triển chiều cao, khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn, giúp các bé dễ dàng nắm bắt những điều mới lạ ở thế giới xung quanh và đạt được thành tích cao trong học tập.

Tổ yến chưng đường phèn thơm ngon

Đây là cách chế biến yến sào cho trẻ em phổ biến và được khá nhiều người áp dụng hiện nay vì có thể giữ lại nhiều dưỡng chất nhất của tổ yến và dễ sử dụng. Sau khi làm sạch tổ yến, bạn hãy ngâm yến trong nước khoảng 30 phút. Sau đó cho chén yến vào nồi nước đun sôi (nước ngập khoảng ¼ chén), để lửa liu riu. Sau khi thấy sợi yến có độ mềm vừa phải (thường đun khoảng 20-30 phút sợi yến sẽ có độ mềm thích hợp nhất). Lúc này bạn cho thêm đường phèn theo độ ngọt tùy thích và để cho bé dùng khi còn ấm, tránh để bé bị lạnh bụng.

Yến chưng với mật ong giàu dinh dưỡng

Chưng yến với mật ong cũng là một cách khá tuyệt vừa giúp bạn làm mới thực đơn cho trẻ vừa khiến bé ít bị ho hay hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp. Cách chể biến cũng tương tự như chưng với đường phèn, nhưng thay đường bằng mật ong.

Cháo yến bổ dưỡng

Bạn có thể sử dụng cách chế biến yến sào cho trẻ bằng phương pháp thêm yến sào vào cháo ăn dăm cho bé, như món cháo gà kết hợp với yến sào. Để tổ yến phát huy hết dưỡng chất bạn hãy ngâm yến trong khoảng 1h và chú ý nhặt thật sạch những sợi lông nhỏ còn bám lại, tránh việc còn xót gây ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của món ăn. Sau khi cháo bắt đầu sôi, bạn thái nhỏ sợi yến và cho vào nồi cùng thịt gà ninh đến khi thật nhừ. Bạn cũng có thể thay cháo gà bằng súp yến hoặc cháo yến hạt sen với cách làm tương tự.

Cách sử dụng và chế biến yến sào cho trẻ em hơi khác so với người lớn là bạn không nên cho bé dùng lúc lạnh. Vì vậy, hãy đảm bảo món ăn luôn còn nóng giúp bé có cảm giác ngon miệng và đề phòng trẻ bị lạnh bụng gây ra tiêu chảy.

Mách Mẹ Cách Chế Biến Yến Sào Thơm Ngon Cho Trẻ Em

Tổ yến sào có công dụng gì?

Từ xưa đến nay, yến sào được coi là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng bậc nhất. Chính vì giá bán quá cao nên người ta thường nghĩ rằng yến sào rất xa xỉ chỉ dành cho người giàu có, quý tộc. Một số người khác lại quan niệm vì yến sào quá dinh dưỡng nên chỉ khi nào bị bệnh nặng mới dùng. Nhưng ngày nay thì khác, yến sào đã trở nên ngày càng thông dụng hơn. Khoa học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng trong yến sào gồm có 18 loại axit amin, cùng với glyco và protein. Trong đó 7 loại glyco là thành phần giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tổng hợp protein vào cơ thể trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Protein của yến sào chứa tới 18 thành phần acid amin và 31 nguyên tố đa vi lượng là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, một vài nguyên tố khoáng vi lượng Ca và Fe … giúp trẻ em và người sử dụng tăng cường trí nhớ, bồi bổ thần kinh, chống lão hóa. Đặc biệt yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế vị, giúp em bé kích thích tiêu hóa và ngủ ngon.

Mách mẹ cách nấu cháo tổ yến sào thơm ngon cho bé

Nguyên liệu

Yến sào tinh chế 3g- 5g ( tùy theo độ tuổi của bé )

Bí đỏ 30-40g

Gạo tẻ 20g

Gạo nếp 40g

Gia vị: dầu ăn, bột ngọt

Bước 1: Làm chín bí đỏ

Bí đỏ hay còn gọi bí ngô, bạn chọn bí đã chín tới là ngon nhất. Bí ngô gọt vỏ, bỏ hạt rồi rửa sạch sau đó cắt miếng nhỏ( cắt nhỏ sẽ mau chín và dễ tán ).Cho bí vào nồi và hấp cách thủy. Hấp chín bí thì bỏ ra ngoài và dùng thìa tán nhuyễn bí ra.

Bước 2: Ngâm yến sào

Yến sào làm sạch trước khi nấu bạn cho vào bát nước lạnh và ngâm trong khoảng 1/2 tiếng đồng hồ cho yến nở. Một điều bạn nên nhớ không chỉ riêng với cháo yến sào mà với bất kì cách chế biến nào với loại thực phẩm này thì bạn cũng nên chú ý thời gian ngâm. Không nên ngâm yến sào quá lâu, sẽ dẫn đến yến sào bị nát, không giữ được các chất dinh dưỡng khi nấu.

Yến sào sau khi ngâm bạn vớt ra, rồi cắt nhỏ.

Bước 3: Ninh cháo

Gạo tẻ và gạo nếp bạn đã vo sạch vào nồi ninh cho nhừ.

Khi gạo đã nhừ bạn cho bí đỏ đã tán nhuyễn vào, khuấy đều cho gạo và bí đỏ sánh quyện vào nhau.

Cuối cùng bạn cho yến sào đã cắt nhỏ vào nồi cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn và ninh thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Như vậy cách nấu yến sào cho bé thật là đơn giản. Bạn có thể thay thế bí đỏ bằng các nguyên liệu rau củ khác (cà rốt, hạt sen, đậu bo, rau bó xôi, khoai tây, …) để thay đổi khẩu vị và tập cho bé ăn được nhiều loại thực phẩm.

Chúng tôi cũng chia sẻ thêm với các mẹ thêm một số lưu ý khi cho bé ăn yến sào như sau:

Bé dưới 7 tháng không nên ăn yến sào vì trong thời kỳ này dạ dày và hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển hoàn chỉnh.

Yến sào nên ăn đúng thời điểm. Các mẹ nên cho bé ăn yến sào vào 2 thời điểm như buổi sáng vừa thức dậy và buổi tối trước khi ngủ. Đây là hai thời điểm khi ăn yến sào có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng nhất.

Yến sào tốt và bổ dưỡng nhưng vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như thế nên mẹ chỉ nên cho bé ăn 2-3 bữa trong 1 tuần là đủ. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ dẫn đến trẻ không hấp thụ hết chất dinh dưỡng, gây ra thừa chất, chán ăn.

Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Trẻ

Trẻ càng nhỏ, thức ăn càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu tập trẻ ăn bổ sung phải cho ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau.

Nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi + Bột gạo 2 thìa cà phê (10g bột).+ Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái).+ 10g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín, đun sôi nhấc ra ngay.+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2- 1 thìa cà phê.

Nấu bột cho trẻ 7-12 tháng tuổi+ Bột gạo 4-5 thìa cà phê (20-25g bột).+ Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ ăn cả cái).+ 20g rau xanh (2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho rau khi bột đã chín, đun sôi nhấc ra ngay.+ Dầu ăn hoặc mỡ: 1-2 thìa cà phê.

Nấu cháo cho trẻ 13-24 thángCó thể nấu một nồi cháo trắng nhừ đến mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ … + rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng số lượng nhiều hơn.

Nấu cơm nát cho trẻ từ 24-36 tháng tuổiNấu cơm nhiều nước hơn bình thưòng rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm.

Hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại củ như: bí đỏ, su hào, khoai tây… cắt nhỏ 2×3 cm, đun chín nhừ nghiền nát cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm, thịt, cá băm nhỏ mỗi bữa 30-40g cho vào hấp khi cơm đã chín, nếu dùng thịt nạc, cá, tôm… thì phải cho thêm 1-2 thìa dầu mỡ trộn đều cho trẻ ăn.

Biểu đồ tăng trưởng của bé. Nguồn: chúng tôi trên 36 thángCó thể ăn cơm như người lớn nhưng cần ưu tiên thức ăn và ăn thêm các bữa phụ.

Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương, mà nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm.

Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đầy đủ chưa, hãy theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân, tức là đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống, thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng.

Nguồn: Viện Thông tin – Thư viện Y học Trung ươngTheo Phunuonline

Cách Chế Biến Bơ Cho Trẻ Đúng Cách

Sức khỏe cộng đồng dẫn tin theo trang Mang thai cho biết, thành phần dinh dưỡng trong 1 pound (Tương đương khoảng 453.5g) trái bơ:

Calo: 50, tổng lượng chất béo: 4.5 g, chất béo bão hòa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đơn: 3 g, kali: 140 mg, carbohydrate: 3 g, chất xơ: 1 g , Protein: 1 g, Vitamin E: 4%, Vitamin B2: 4%, Vitamin B6: 4%, Vitamin B5 (Pantothenic acid): 4%, Magie: 2%, đồng: 2%, Vitamin C: 4%, sắt: 2%, Vitamin B1: 2%, Vitamin B3: 4%, Folate: 8%, Phospho: 2%, kẽm: 2%, mangan: 2%…

Trái bơ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, vì trong quả bơ có chứa protein, vitamin A, E, C cao. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Các chất béo không bão hòa tốt cho sự phát triển não cũng như hệ thống thần kinh trung ương của bé.

Chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư và đau tim .

Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.Ngoài ra các chống ôxy hoá tác dụng bảo vệ các tế bào não.

Vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em.

Theo Báo điện tử VietNamNet, bơ không chỉ đứng thứ 1 trong top 10 loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bơ còn được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm.

Một ưu điểm rất lớn nữa của trái bơ đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay. Đồng thời, bơ còn dễ dàng kết hợp với các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây khác.

Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa.

Cách chế biến bơ đúng cách cho trẻ

Món bơ trộn sữa: Bơ trộn với khoảng 200ml sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.

Theo Người đưa tin, bổ quả bơ theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay xoay ngược hai nửa quả bơ cho đến khi thấy nó tách ra. Dùng thìa để xúc bỏ hạt hoặc dùng con dao sắc, ấn nhẹ vào hạt cho đến khi hạt quả bơ dính vào dao thì nhẹ nhàng nhấc hạt ra ngoài. Dùng thìa xúc thịt quả bơ.

Cho bơ vào xay cho đến khi bơ mịn. Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức hay ít nước lọc để bơ loãng. Với bé từ 10 tháng trở lên có thể ăn được bơ đặc thì chỉ cần dùng thìa miết nhẹ thịt quả bơ rồi quấy cho bơ mịn, thay vì xay nhuyễn.

Bơ và chuối: Các mẹ có thể cho bé ăn bơ riêng hoặc kết hợp với chuối chín thành món giàu omega 3 và kali. Cách kết hợp với chuối rất đơn giản, chỉ cần cho chuối và bơ vào xay nhuyễn, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để làm loãng hỗn hợp này là bé có món ngon để tập ăn.

Có một loại bơ khi chín phần hạt sẽ tách khỏi thịt, lắc nhẹ kêu lúc lắc, đó là bơ nâu. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng. Bơ dáng tròn thì hạt thường to nhưng ít xơ còn bơ dáng thuôn dài thì hạt nhỏ mà thịt lại dày nhưng sẽ có xơ.

Nếu các mẹ muốn bé được thưởng thức những trái bơ thật béo, thật ngậy hãy lựa chọn những trái bơ vỏ màu xanh, khi chín có màu xanh sáng, bóng, lấm tấm điểm vàng. Muốn biết bơ non hay già, hãy nhìn phần cuống, cuống to thì quả bơ đó là non.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Kê huyết đằng chữa bệnh

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Trẻ em không nên dùng thuốc Azithromycin

Sử dụng gia vị để tăng cường sức khỏe

Theo GDVN