Cách Làm Món Gà Già / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Gà Già Nấu Món Gì Ngon, 5 Cách Chế Biến Và Làm Mềm Thịt Gà Già, Món Ngon Từ Gà Già

Gà già nấu món gì ngon, cách chế biến và làm mềm thịt gà già với các món ngon từ gà già như gà già nấu giả cầy, gà già xào lăn, gà già kho gừng, chế biến gà già không bị dai khi luộc, gà già nấu khoai sọ, gà già hầm sả, gà già xào sả ớt, gà già nấu giả cầy.

I. Những món ngon từ gà già, cách chế biến thịt gà già không dai

Thịt gà từ lâu đã trở thành một phần trong văn hóa của nền ẩm thực Việt. Tuy nhiên hầu hết thịt gà được sử dụng để chế biến thành các món ăn thường là thịt gà non hoặc vừa ngày tuổi.

1. Cách chế biến thịt gà già không bị dai khi luộc

Nguyên liệu:

Gà 1 con khoảng 800g – 1kg

Rượu trắng hoặc giấm

Sả, gừng

Các gia vị khác: muối, hạt nêm,…

Cách làm:

Sau khi mua gà về, rửa sạch để nguyên con. Trước khi luộc ngâm trong giấm hoặc rượu khoảng 2 giờ. Chuẩn bị sẵn một cái nồi to để luộc gà nên chọn nồi to hơn kích thước con gà.

Đập dập sả và gừng bỏ vào rồi đổ nước ngập 2/ 3 mình gà sau đó bắt đầu luộc. Sử dụng sả và gừng khi luộc sẽ khiến miếng thịt gà sẽ thơm và ngon hơn.

Khi thấy nồi luộc đã sôi, để xem gà đã chín chưa bạn có thể dùng đũa xuyên qua thịt gà. Chú ý nên xiên vào cả phần đùi vì đây là nơi có thịt dày nhất.

Gà đã chín là khi mà đua dễ dàng xuyên qua được. Sau khi vớt ra, ngay lập tức cho gà vào một bát nước to đã chuẩn bị trước để gà nhanh nguội. Việc làm này nhằm để da gà sẽ không bị vỡ.

Thịt gà luộc là món ăn khá phổ biến nên phần nước chấm cũng rất đa dạng và tùy vào sở thích của mỗi người. Nguyên liệu chủ yếu được dùng làm đồ chấm gồm: chanh, tiết gà luộc băm nhỏ, bột canh…

2. Cách chế biến gà già không bị dai khi nấu khoai sọ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gà 1 con khoảng 800g – 1kg

Khoai sọ 1 kg

Hành lá, tỏi, hành củ

Các gia vị khác: muối, hạt nêm,…

Công thức nấu gà:

Gà sau khi sơ chế đem rửa sạch, ngâm nguyên con trong giấm hoặc rượu khoản 2 giờ. Chặt gà thành từng miếng rồi ướp cùng muối, hạt nêm cho vừa ăn.

Ướp gà già nấu khoai sọ.

Về phần khoai sọ sau khi lột vỏ đem ngâm với nước muối loãng cho ra nhựa, không nên bổ quá nhỏ sẽ làm khoai bị vụn khi chín. Hành, tỏi rửa sạch băm nhỏ.

Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu vào, đợi dầu nóng già thì cho hành, tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp theo cho gà vào đảo đến khi thịt hơi săn lại. Thêm nước vào ngập gà khoảng 2 đến 3cm rồi đun tiếp.

Sau khi nồi gà trên đã sôi, tiếp tục cho gà vào ninh với nồi áp suất khoảng 20 phút. Cuối cùng cho phần khoai sọ vào ninh tiếp khoảng 10 phút là được.

3. Cách nấu thịt gà già hầm sả siêu hấp dẫn

Nguyên liệu:

Thịt gà (chọn phần đùi): 300g

Gừng tươi: 1 nhánh

Hành: 1 củ

Hành lá

Cà rốt: 1 củ

Sả tươi: 4 cây

Gia vị kèm theo: nước mắm nguyên chất, muối, hạt nêm, dầu ăn

Các bước hoàn thiện:

Đùi gà sau khi mua về đem rửa sạch với nước. Để khử mùi hôi và chất bẩn bạn nên xát muối quanh đùi rồi rửa lại đùi gà với nước, để cho ráo.

Đem chặt đùi gà thành những miếng nhỏ vừa ăn. Cho phần gà đã chặt vào một bát tô, ướp chung với các loại gia vị. Ướp gà khoảng 30 phút với các loại gia vị đi kèm với tỷ lệ: một thìa hạt nêm, gừng băm nhuyễn cùng sả, trộn đều các nguyên liệu với nhau.

Gừng rửa sạch, cạo lớp vỏ bên ngoài, đem đập dập 1 nửa còn 1 nửa thì cắt thành sợi nhỏ. Với sả thì chỉ lấy phần ở trong bỏ đi lớp vỏ già, rửa sạch rồi đem cắt sả thành 2 khúc ngắn.

Tương tự gừng, sả cũng chia làm hai phần, đem đập dập và băm nhỏ. Tỏi bóc sạch vỏ, sau đó băm nhuyễn. Cà rốt mang gọt vỏ, rửa sạch rồi tỉa hình hoa.

Cho 3 thìa dầu ăn vào một cái mồi lớn, đợi cho dầu già thì phi thơm tỏi và cho phần sả băm nhuyễn vào. Đến khi sả và tỏi đã dậy mùi thì cho phần thịt gà vào đảo đều tay cho đến khi phần thịt săn lại. Lúc này cho thêm một tô nước vào nồi đủ để ngập gà. Đun cho đến khi sôi nước rồi tắt bếp.

Cho phần gà vừa đun xong sang nồi áp suất. Để trong quá trình hầm nước không bị cạn nên cho nước ngập gà, trên khoảng 1cm là vừa. Cho lượng nước ít đi một chút nếu bạn sử dụng bếp ga.

Thời gian hầm rơi vào khoảng từ 30 đến 45 phút là được. Trước khi mở nắp lưu ý tháo hết hơi ra ngoài để tránh bị bỏng.

Nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị của bản thân cũng như gia đình. Cuối cùng, múc canh ra tô kèm theo thịt gà và sả, rắc lên chốc một chút hành lá và sả thái sợi cho màu sắc thêm sinh động hay xếp thêm một bông hoa cà rốt đã được tỉa để trang trí.

Khi đã chế biến xong, phần thịt mềm, ngọt không bị nhừ hay nát, miếng thịt không gặp tình trạng bị vụn nhỏ. Sự đậm đà về hương vị lẫn màu sắc chắc chắn sẽ thu hút cả gia đình thưởng thức. Món ăn này không những có nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể giải cả rất tốt.

4. Cách làm món gà già xào sả ớt đơn giản mà ngon

Gà xào sả ớt có vị mằn mặn, cay cay, thơm nồng mùi sả ớt chắc chắn sẽ là món ăn được ưa thích cho gia đình bạn trong những ngày se lạnh.

Nguyên liệu:

Thịt gà đá: 400g

Tỏi: 1 củ

Ớt tươi: 2 quả

Rau mùi: 20g

Hạt tiêu xay nhuyễn

Bột cà ri: 2 muỗng

Sả tươi: 2 cây

Các loại gia vị đi kèm: mắm nguyên chất, muối, mì chính, dầu ăn

Các bước hoàn thiện:

Gà mua về rửa sạch, để khử mùi hôi và loại bỏ chất bẩn nên dùng muối hột xát lên thân gà. Rửa lại lần nữa với nước sạch rồi để ráo. Chặt gà thành những miếng nhỏ vừa ăn (cỡ 1/3 miếng gà luộc là được).

Tỏi, gừng, và ớt rửa sạch rồi băm nhuyễn (băm nhuyễn từng loại riêng biệt). Sả tươi chỉ giữ lại phần đọt non và bóc lớp vỏ già ở bên ngoài, sau đó cắt đi phần cuống rồi rửa sạch, thái thành những lát mỏng.

Ướp thịt gà cùng các gia vị đã chuẩn bị: gừng băm nhuyễn, tỏi và ớt băm nhỏ, 1 thìa cà phê đường, nửa thìa cà phê muối, 1 thìa mì chính, nửa thìa tiêu xay cùng với một chút dầu ăn.

Đảo đều thịt với các loại gia vị để thịt và gia vị ngấm đều. Việc cho thêm dầu ăn có tác dụng cho miếng thịt được mềm hơn. Phần thịt đem ướp tầm 30 phút là được.

Để nấu gà bạn nên sử dụng chảo chống dính. Cho dầu ăn vào và đun cho đến khi dầu nóng thì phi thơm tỏi và sả. Khi thấy sả và tỏi đã lên màu đẹp mắt thì trút hết phần thịt gà đã tẩm ướp vào xào cùng. Để lửa nhỏ và đảo đều tay, xào đến khi thịt gà săn lại và có màu vàng rộm là được.

Tiếp đến bạn cho vào chảo một chút bột cari đã chuẩn bị rồi đảo đều cho thịt ngấm gia vị. Cho tiếp phần sả thái nhỏ vào cùng sau khoảng 5 phút. Tiếp tục đảo đều phần gà trong chảo với lửa lớn để miếng thịt chắc hơn, đảo khoảng 1 phút thì tắt bếp.

Bày thịt gà lên đĩa rồi trang trí thêm một chút ớt thái lát cho đẹp mắt. Món ăn khi hoàn thành bạn sẽ nhận ra ngay vị ngọt tự nhiên của thịt gà đá.

Thịt gà mềm quyện trong vị cay nồng đặc trưng của sả tươi và ớt cùng với gia vị được nêm nếm vừa miệng. Đây là một món ăn được cánh mày râu rất ưa chuộng trong những buổi nhậu.

5. Cách chế biến gà già nấu giả cầy ngon mềm

Nguyên liệu:

1 con gà chọi nếu các bạn không kiếm được gà chọi thì ta có thể thay thế bằng gà ta hay gà tây. Nói chúng là chọn loại gà thịt dai, có độ tuổi lớn thì thịt càng dai và ngon hơn.

1 củ nghệ tươi hay 1 muỗng súp bột nghệ

1 củ riềng lớn tầm 200g

2 củ hành tím lớn

1 củ tỏi

3 muỗng cơm mẻ

1 muỗng mắm tôm bắc loại ngon

3 muỗng mật mía, nếu không có mật mía ta thay bằng 1,5 muỗng đường và 1 muỗng màu dừa

1 muỗng muối

1 muỗng bột ngọt

3 muỗng dầu ăn

10 cây sả

5 trái ớt

1 trái dừa tươi

Cách làm:

Để tăng độ thơm ngon cho món ăn bạn có thể dùng rơm thui cho da gà vàng và săn lại, sau đó dùng lá sả chà lên da gà rồi rửa sạch gà đem đi chặt miếng vừa ăn. Có thể thay thế rơm bằng bếp khò hay bếp thui vàng cũng được.

Với sả, 8 cây băm nhuyễn, 2 cây còn lại đem đập dập. Hành tỏi, ớt băm nhuyễn. Nghệ, riềng gọt vỏ, rửa sạch sau đó đập dập. Dừa đem chặt lấy nước.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu vào đun nóng. Khi dầu già cho hành tỏi vào phi thơm. Ngoài nước cốt dừa còn tất cả các nguyên liệu khác thì cho cùng 1 lúc vào nồi, dùng đũa trộn cho thật đều và nấu cho thịt gà chín tái.

Tắt bếp cho thịt gà ngấm gia vị trong 1 giờ. Trong 1 giờ này gia vị sẽ thấm kỹ và làm cho món ăn thơm ngon hơn.

Sau đó cho phần nước dừa đã chuẩn bị vào nồi thịt gà và cho nồi lên bếp nấu với lửa nhỏ cho tới khi nước gần cạn và thịt đã mềm thì tắt bếp.

Múc thịt gà ra tô và bày ra bàn. Món gà giả thành phẩm đạt yêu cầu khi thịt không bở, miêng thị thấm đẫm gia vị. Phần nước giả cầy sẽ hơi sệt và sánh lại có vị mặn ngọt vừa phải.

Cộng thêm một chút cay ấm của ớt làm cho món ăn kích thích vị giác hơn. Đây quả là một sự lựa chọn không hề tồi để làm thay đổi thực đơn trong bữa ăn của gia đình bạn.

II. Giá trị dinh dưỡng của thịt gà già, gà đá

Về thành phần dinh dưỡng, gà đá và các loại gà khác hoàn toàn giống nhau. Duy nhất về độ dai và chắc của phần thịt là điểm khác biệt giữa gà đá và phần còn lại. Thịt gà đá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thịt gà có lượng chất béo và albumin dồi dào, thêm vào đó là các loại vitamin nhóm A, B1, B2, C, E và các chất như canxi, sắt,… Thịt gà đá chính là loại thịt chất lượng cao, đặc biệt cơ thể con người rất nhanh hấp thụ và dễ dàng tiêu hóa.

Thịt gà đá rất được ưa chuộng để chế biến thành các món ăn khác nhau bởi thịt gà giúp chữa được các bệnh như giảm đi triệu chứng ung thư dạ dày, kéo dài tuổi thọ giúp tim khỏe mạnh hơn, chống bệnh trầm cảm và có thể đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt,…

III. Cách làm mềm thịt gà già đơn giản, nhanh mềm

Theo quan điểm của một số chị em thì thịt gà già rất khó dùng để nấu ăn ngon, bởi lẽ thịt thường khá bở và dai. Vì thế thông thường loại thịt gà này rất ít khi là sự lựa chọn trong những buổi mua sắm của chị em nội trợ.

Tuy nhiên, nếu biết cách sơ chế và chế biến cũng như làm mềm thịt gà già thì bạn hoàn toàn có thể nấu những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ thịt gà già như thịt gà bình thường.

Dấm chính là nguyên liệu quan trọng nhất để làm mềm thịt gà. Đầu tiên, bạn rửa sạch gà, sau đó ngâm gà với dấm trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Miếng thịt gà sẽ mềm hơn do các thành phần của dấm thấm vào. Tuy nhiên, cần phải ngâm trong một khoảng thời gian nhất định để miếng thịt không bị chua, gây ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.

Sau khi ngâm với dấm, vớt ra để ráo rồi tẩm ướp theo các bước thông thường. Tiếp theo, Bắc chảo hoặc nồi và đun sôi dầu, phi hành tỏi cho thơm, khi thấy hành tỏi có màu vàng đẹp thì trút gà vào xào cho săn lại.

Đảo đều cho tới khi các miếng gà săn chắc lại và có màu đẹp mắt là được. Cho nước vào lút phần thịt gà và đun sôi để làm canh.

Tiếp tục thực hiện các bước như thường lệ để hoàn thành món ăn của bạn. Đối với các món ăn khác chế biến từ gà bạn cũng có thể sơ chế tương tự, sau đó mới tiến hành chế biến để làm cho món ăn ngon hấp dẫn hơn.

Qua bài viết trên Massageishealthy muốn gửi tới bạn đọc những mẹo cũng như các cách chế biến những món ăn ngon từ gà già để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình bạn. Mỗi món ăn lại có hương vị và sự đặc sắc riêng khiến ai thưởng thức cũng đều ngất ngây.

Cách Chế Biến &Amp; Làm Mềm Thịt Vịt Gà Già

Nếu khi luộc thịt gà già ta dùng lửa to, thịt gà sẽ rất dai. Nếu trước khi chế biến, ta ngâm gà vào nước lạnh có cho một chút giấm ăn để ngâm trong vòng 2 tiếng, sau đó dùng lửa nhỏ để đun thì sau khi chế biến xong món thịt gà tức khắc sẽ mềm trở lại.

Cách chế biến thịt vịt già

– Khi luộc hoặc hầm thịt vịt, nếu gặp con phải con vịt già, ta có thể lấy một miếng tuỷ lợn băm nhỏ bỏ vào luộc cùng, như vậy thịt sẽ nhanh mềm, hơn nữa nước luộc sẽ ngon hơn.

– Khi hầm thịt vịt già, nếu cho thêm vào vài lát thịt hun khói vào ninh cùng thì thịt sau khi hầm xong sẽ đậm đà hơn.– Ta cũng có thể cho vài con ốc nước ngọt (để nhể lấy thịt) vào luộc hoặc ninh cùng với thịt vịt, dù thịt vịt có già đến mấy cũng nhanh nhừ.

– Cũng giống như thịt gà, ta có thể ngâm thịt vào nước lạnh hoà một ít giấm trong vòng 2 tiếng khi chế biến thịt sẽ mềm trở lại.

 Thịt gà già hầm lấy nước canh, canh sẽ rất ngon

Một bữa ăn ngon không thể thiếu một món canh hấp dẫn. Vậy để có một món canh hấp dẫn, ta sẽ lựa chon thực phẩm nào để chế biến nước hầm đây. Theo chúng tôi nên chọn thịt gà, mà thịt gà mái già rồi cho cùng với một miếng thịt lợn nạc vào thì với ngon. Cách làm cụ thể như sau: Trước tiên ta đun nước thật sôi sau đó cho thịt gà đã làm sạch và miếng thịt nạc vào đun sôi cùng, đun cho đến khi nước lại sôi lên lần nữa, ta vớt hết bọt trên mặt nồi canh, sau đó tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nhừ thì thôi. Nước hầm gà này sau khi đun xong sẽ ngọt đậm, lúc này ta có thể dùng nước hầm để chế món canh tuỳ ý muốn, món canh của chúng ta sẽ rất thơm ngon.

3 Cách Chế Biến Thịt Gà Đơn Giản Già

Gà nấu măng

a. Nguyên liệu

– Gà ta: 500gr

– 1 bộ trứng gà non

– Măng chua: 300gr

– Hành, ngò gai

– Ớt trái

– Gia vị: Nước mắm, bột nêm, gừng, xả

– Thịt gà bạn nên chọn thịt gà ta nấu sẽ ngon hơn vì thịt gà công nghiệp sẽ bở nấu không ngon. Thịt nên chọn phần đùi gà hoặc lườn là ngon nhất, mua về rửa sạch, xát với muối, chặt miếng vừa ăn, ướp với nước mắm, hạt nêm, gừng và xả để thịt ngấm 20 phút .

– Măng chua rửa lại với nước cho bớt chua, nếu muốn giảm chua thì có thể cho đun với nước sôi để giảm chua và khử độc. Măng xé nhỏ, dài theo thớ, không nên xé miếng to như thế vừa không ngon lại nhìn không hấp dẫn.

b. Chế biến

– Xào măng: Cho dầu vào chảo đun nóng già cho măng vào xào, đảo đều tay, nêm chút nước mắm, bột nêm cho vừa, xào măng thật kỹ, xào khi nào măng săn lại là được. Măng rất ăn dầu ăn nên bạn tùy vào lượng măng mà cho lượng dầu vừa phải , không nên cho nhiều sẽ khiến dầu ăn nổi váng trên bề mặt nước canh, như vậy sẽ tạo cảm giác ngấy.

– Phần thịt gà, khi ướp xong thì bạn cho gà vào xào, trứng Gà non , đun thịt gà đảo đều cho gia vị được đều, khi nào gà gần chín thì cho măng vừa xào vào xào cùng.

– Đảo khoảng 5 phút để gà và măng ngấm gia vị với nhau sau đó bạn cho khoảng 2 bát tô canh nước nóng vào.

– Đun sôi nồi gà và măng, hớt bọt nếu có, xong cho nhỏ lửa đun âm ỉ khoảng 5 đến 10 phút sau, nêm lại gia vị cho vừa ăn với khẩu vị.

– Tắt bếp cho hành, ngò gai ớt xắt vào là món ăn đã hoàn thành

Gà xé phay Nguyên liệu

– Đùi gà (lườn): 400g

– Hành tây: 1 củ

– Rau răm: 1 mớ

– Chanh: 1 quả

– Gừng: 10g

– Lạc rang: 50g

– Tỏi: 1 củ nhỏ

– Gia vị: muối, tiêu, đường

– Sơ chế gà

Rửa sạch miếng thịt gà, bạn nên xát muối lên da gà và miếng thịt cho sạch và rửa lại với nước sạch, sau đó cho miếng thịt gà vào nồi luộc chín với lượng nước vừa đủ, gà không nên luộc với lửa to, bạn chú ý cho lừa nhỏ để miếng thịt gà chín đều và nhớ đập thêm miếng gừng cho vào nước luộc để khử mùi tanh

Khi thịt gà đã chín bạn vớt ra và để nguội sau đó dùng tay xé phay miếng thịt gà ra, phần da gà dùng dao thái nhỏ

– Chuẩn bị gia vị

Hành tây gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng hình tròn và ngâm ngay vào nước đá lạnh có pha chút giấm cho hết hăng chừng 30p cho hành tái đi và sau đó rửa sạch để ráo

Rau răm nhặt sạch, rửa và thái rối

Tỏi bóc vỏ băm nhuyễn, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 nhánh nếu củ tỏi to

– Pha nước chấm

Đây chính là hồn của món gỏi gà xé phay, bạn pha nước mắm theo công thức: 1 quả chanh + 2 thìa cà phê đường + 1 muỗm nước mắm + 3 thìa nước trắng + 4 lát ớt nhỏ + tỏi băm nhuyễn và nêm lại chút cho vừa

Bát nước chấm phải nổi vị chua, ngọt, hơi mặn dậy mùi tỏi mới đạt yêu cầu của món ăn.

– Trộn gỏi gà xé phay

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì đây là bước cuối cùng của món ăn, bạn hãy cho gà vào một âu lớn, dưới 2 thìa nước mắm vào và trộn đều để khoảng 5 phút cho gà ngấm gia vị sau đó cho hành tây và rau răm vào bát, chan thêm 2 thìa nước mắm lên trên và đảo đều tay và để bát gỏi khoảng 15 phút nữa cho gia vị ngấm vào hành và rau răm thịt gà và bạn nhớ nêm lại món ăn sao cho vừa ăn nhất.

Sau khoảng 20 phút thì bạn có thể cùng gia đình thưởng thức món ăn ngon này, bạn chỉ cần bày ra đĩa và rắc chút lạc rang đã đập nhỏ và rắc chút tiêu lên trên và thưởng thức

Yêu cầu của món gỏi gà xé phay hành tây

Gà chiên nước mắm Nguyên liệu

– 2 cái cánh gà

– 2 thìa đường

– 2 thìa nước mắm

– Rửa sạch cánh gà, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

– Xếp cánh gà vào đĩa rồi đem vi sóng khoảng 1′. Bước này sẽ giúp rút ngắn thời gian chiên mà thịt lại không bị sống ở bên trong đó.

– Trong lúc chờ đợi, các bạn cho 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm và 1 thìa nước vào chiếc chảo lớn.

– Đặt chảo lên bếp, bật lửa nhỏ để đường tan chảy hoàn toàn thì tắt bếp.

– Khi gà đã được chiên vàng, các bạn gắp vào chảo đã chuẩn bị.

– Bật bếp ở lửa to, lắc đều chảo liên tục để thịt gà ngấm đều nước mắm và đường. Đến khi đường bắt đầu keo lại và chuyển sang màu vàng thì tắt bếp

Cách Làm 10 Món Khô Tết Nhậu Chồng Mê Tới Già

– 300gr phi lê thịt ức gà – 50gr đường – ½ thìa café muối – 1 thìa café mì chính (bột ngọt) – 1 thìa canh nước mắm – 1 ít dầu ăn – 1 thìa café bột cà-ri – 1 thìa café bột điều – ¼ thìa café bột ngũ vị hương – 2 thìa café bột ớt khô – 2 trái ớt hiểm – ½ trái ớt sừng – 1 thìa café tỏi băm – 10 lá chanh – 1 cây sả – 2 củ hành tím

Cách làm:

Luộc chín thịt gà với hành tím cho thơm. Vớt thịt ra tô nước lạnh cho nguội và thịt không bị khô. Bước 2: Xé thịt ra để ráo và xé sợi. Bỏ đi phần mỡ gà, vì mỡ sẽ làm cho khô gà mau hỏng. Bước 3: Cắt khúc lá chanh, sả cây, ớt sừng. Bước 4: Làm nóng dầu ăn trên chảo. Phi thơm tỏi băm. Để lửa vừa, cho tiếp các gia vị vào: bột điều, bột cà-ri, bột ngũ vị hương, bột ớt đường, muối, mì chính, nước mắm vào. Bước 5: Khi có màu đẹp cho thịt gà đã xé, ½ lượng lá chanh cắt khúc vào. Hạ lửa nhỏ, xới đều cho gà thấm gia vị. Dùng 2 chiếc đũa đảo đề sợi thịt gà được tơi ra. Bước 6: Bạn có thể tiếp tục sao gà khô lá chanh trên chảo đến khi khô hoàn toàn. Hoặc sấy bằng lò nướng. Cho gà ra khay, rải đều ra. Cho vào lò sấy ở 150 độ C trong 3-4 phút/lần. Lấy ra đảo đều rồi lại cho vào lò sấy. Thực hiện công đoạn sấy từ 2-3 lần cho thịt gà khô hoàn toàn. Lấy thành phẩm ra để nguội rồi cho vào lọ đậy kín.

Sơ chế:

– Thịt bò các bạn rửa thật sạch với nước, sau đó để ráo nước. Nên dùng một cái khăn sạch để lau thật khô. Sau đó thái miếng mỏng, to bản dọc theo thớ ( tùy các bạn làm sợi dài hay ngắn để có thể thái miếng to hay bé) – Khoảng ½ củ tỏi, lột sạch, 3 củ xả làm sạch, 1 chút gừng ( tỉ lệ bạn ước lượng cho đủ), ớt tươi tất cả cho vào say nhuyễn, hoặc băm nhuyễn. Ướp thịt: – Cho tỏi, xả, gừng, ớt đã xay nhuyễn vào ướp cùng thịt bò. Cho thêm 1 gói ngũ vị hương, 2 thìa đường, ớt bột, 3 thìa dầu hào, 1 thìa muối. Tùy theo sở thích ăn cay, ngọt, mặn để chúng ta có thể nêm nếm phù hợp ở bước này. – Sau đó trộn đều cho các gia vị được ngấm đầy đủ vào các miếng thịt. – Đậy lại và để nơi thoáng mát ( tốt nhất nên để trong ngăn mát tủ lanh) khoảng 8 tiếng. Nấu thịt: – Thịt đã ướp trong 8 tiếng, chúng ta đổ ra nồi đun (trong lúc ướp, thịt đã tự tiết ra nước vì vậy không cần thêm nước nữa), – Chú ý hớt bọt, và kiểm tra vị khi thịt nấu gần chín – Đun khoảng 20 phút với lửa nhỏ thì được. Sấy khô: – Sau khi thịt chín vớt ra , để nguội bớt. – Dùng chày đập dập các miếng thịt cho mềm ra sau đó xé sợi nhỏ, hoặc để nguyên bản tùy thích – Nếu nhà bạn có lò nướng, thì bỏ thịt vào khay xấy nhiệt độ 110 độ C, khoảng 10 phút bạn mở ra đảo đều 1 lần, tới khi khô theo ý bạn – Nếu nhà bạn không có lò nướng thì bạn cho thịt vào chảo, bật lửa nhỏ cho đến khi thịt khô là được. – Cuối cùng là bạn chỉ cần dọn ra đĩa, cùng với lát chanh vắt lên trên và thưởng thức.

– Thịt nai: 600gam – Sả: 50g – Tỏi: 30g. – Ngũ vị hương: 15gam – Mật ong: 10ml. – Gừng: 1 nhánh nhỏ. – Chanh: 1 quả. – Rau thơm, rau mùi: 50gam. – Gia vị: Nước tương, hạt nêm, bột ngọt, ớt bột, tiêu, đường, dầu ăn, hạt mè.

Các bước chế biến món thịt nai khô đúng điệu: Bước 1: Thịt nai mua về rửa sạch, cắt lát mỏng theo thớ thịt. Sau đó chúng ta ướp thịt với hỗn hợp: ngũ vị hương, gừng, tỏi, nước tương… Ướp thịt trong vòng 10 tiếng hoặc tốt hơn là để qua đêm để thịt ngấm đều gia vị. Bước 2: Chúng ta dùng một nồi nhỏ, xếp hết thịt vào theo từng lớp, đun trong khoảng 25-30 phút ở mức lửa nhỏ. Đến khi thịt nai chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và mức nước cạn đi thì các bạn tắt bếp. Bước 3: Dùng chày hoặc cối giã từng miếng thịt cho đến khi dùng tay xé ra được. Bước 4: Cho thịt vào chảo lớn, bật bếp thật nhỏ lửa và đảo thật đều tay cho đến khi thịt khô là được.

– Thịt trâu/lợn lọc hết gân, bèo nhèo, rửa sạch, để ráo một lát rồi đem thái dọc thớ thịt. – Ướp thịt cùng muối, mì chính, hạt mắc khén, tỏi và ớt khô trong vòng từ 15-30 phút. – Sau đó dùng que, xiên thịt lại rồi gác lên bếp hun khói. – Để thịt có vị thơm ngon nên dùng củi bàng tang, bã mía và vỏ quýt hun. Khi đốt củi có than rồi mới bắt đầu treo thịt lên trên để tranh khói bẩn trong quá trình mình đốt lửa bám vào thịt. – Thịt treo cách than khoảng 1m để tránh bị khô nhanh và dính bụi bẩn. – Hun liên tục 12 đến 15 giờ khi thịt có màu đỏ đẹp và dậy mùi đặc trưng của thịt gác bếp. – Sau đó, mang thịt đi hấp chín. Khi thịt chín, mang thịt lên gác bếp hun tiếp cho tới khi thịt khô như ý.

Bước 1: – Mực khô ngâm nước nóng khoảng 1- 2 tiếng cho mềm. Vớt ráo nước thấm khô. Cho lên vỉ nướng sơ cho thơm không cần nướng chín. Đập cho khô mực hơi tơi ra rồi xé xợi, xé càng nhỏ càng ngon. Bước 2: – Làm nóng chảo với dầu, xong cho mực đã xé nhỏ vào chiên nhanh. Bước 3: – Vớt mực ra đĩa có lót giấy, thấm bớt dầu. Bước 4: – Cho nước mắm, ớt, đường vào bát, khuấy cho tan. Bước 5: – Cho bơ, tỏi vào chảo, tỏi vàng thơm thì cho mực vào đảo đều. Bước 6: – Cho bát nước sốt vào đảo nhanh cho mực thấm gia vị và hoàn tất.

– Thịt nạc: Đối với thịt nạc, bạn không nên chọn phần thịt quá nạc để tránh bị khô. Nên chọn phần thịt có kèm một chút mỡ để lạp xưởng được mềm hơn cũng như việc xay nhỏ sẽ dễ hơn. Bạn có thể chọn phần thịt mông sau đó bỏ bì hoặc phần thịt nạc vai nếu bạn thích ăn nhiều mỡ. Nếu không có đủ thời gian cũng như dụng cụ để xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thị thì bạn có thể chọn mua trực tiếp giò sống để về nhồi lạp xưởng. Mỡ: Với phần mỡ cho vào lạp xưởng, ngoài phần mỡ đã được xay nhuyễn cùng phần thịt nạc thì bạn cũng cần một phần mỡ tách riêng để nhồi kèm thịt. Khi chọn mỡ để nhồi, bạn nên chọn phần mỡ ở dưới lớp thịt thăn vì đây là phần mỡ có độ giòn cao và rất thơm.

– Các gia vị cần thiết: Các gia vị cần thiết bao gồm: chanh, dấm, đường, muối, rượu (tốt nhất là rượu mai quế lộ), hạt tiêu, bột nêm, mắm…

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Làm sạch lòng non dưới vòi nước chảy. Bạn làm sạch bề ngoài với chanh, dấm và muối trắng. Lộn mặt trong của lòng và cũng tiếp tục làm sạch với các nguyên liệu trên. Chú ý phần trong này bạn cần làm sạch kỹ hơn. Bạn có thể dùng một chiếc thìa con nhỏ hoặc phần sống lưng của dao để cạo sạch lớp bột bám trên bề mặt. Cách làm này cũng sẽ giúp phần vỏ lạp xưởng được mỏng và ngon hơn. Thịt nạc bạn rửa sạch, thái miếng nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Chú ý bạn xay càng mịn càng tốt vì như vậy khi ăn lạp xưởng sẽ có vị béo và ngon hơn. Đối với mỡ, bạn cũng đem rửa sạch và xắt thành miếng nhỏ cỡ hạt lựu. Chú ý đừng cắt quá to hoặc quá nhỏ để tránh mất đi vị ngon đặc trưng của ruột lạp xưởng Sau khi đã xay nhuyễn thịt và cắt mỡ thành dạng hạt lựu, bạn cho hai phần này vào trộn đều với các gia vị như đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu mai quế lộ, hạt tiêu… Sau khi trộn đều, bạn có thể phần nguyên liệu này dưới ánh nắng mặt trời hoặc cho vào lò nướng và để mức nhiệt khoảng 50 độ trong vòng 2 tiếng là được. – Bước 2: Nhồi lạp xưởng Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bước tiếp theo cần thực hiện đó là bạn nhồi phần nhân đã chuẩn bị vào lớp vỏ. Với bước này, bạn có thể sử dụng một chiếc phếu nhỏ hoặc nếu không có phếu, bạn có thể cắt miệng của một chiếc chai uống nước để dùng thay thế cho chiếc phễu. Trong quá trình nhồi lạp xưởng, bạn nên chú ý vuốt đều xuống để dàn phần nhân sao cho chúng không bị dồn ứ hoặc lỏng lẻo quá. Sau khi nhồi xong, bạn dùng chỉ buộc thực phẩm để buộc đoạn lạp xưởng thành các khúc theo độ dài tuỳ ý. – Bước 3: Làm chín lạp xưởng Công đoạn làm chín lạp xưởng có hơi khác một chút so với công thức làm xúc xích. Sau khi nhồi và buộc lạp xưởng xong, nếu gặp trời nắng to thì bạn có thể mang phơi nắng phần lạp xưởng đã nhồi trong khoảng từ 3 – 4 ngày. Sau khi phơi khô, bạn có thể cho vào lò vi sóng tiếp tục sấy khô với nhiệt độ khoảng 50 độ trong khoảng từ 3 – 6 tiếng để lạp xưởng khô và chín đều. Trường hợp ở thời điểm bạn làm lạp xưởng mà không gặp được đợt nắng to thì sau khi nhồi lạp xưởng xong, bạn cho ngay sản phẩm vào lò nướng và đặt nhiệt độ sấy là khoảng 50 độ. Bật lò liên tục trong khoảng từ 15 – 18 tiếng tuỳ vào độ to của chiếc lạp xưởng mà bạn làm. Chú ý trong quá trình sấy và làm chín, cứ khoảng 2 – 3 tiếng bạn dùng kẹp đảo đều các mặt để sản phẩm chín đều. Lạp xưởng sau khi làm khô, chín có thể sử dụng trong khoảng 10 ngày nếu để ngăn mát tủ lạnh hoặc lâu hơn nếu bạn để trên ngăn đá.

– Bước 1: (sơ chế nguyên liệu): Cá lóc đánh vảy, làm sạch nội tạng, sau đó dùng muối trắng chà xát lên thân cá cho hết nhớt rồi rửa lại bằng nước sạch. Ớt tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi trộn đều cùng hạt tiêu, bột ngọt và muối trắng. Dùng sao sắc xẻ dọc thân cá thành các miếng phi lê, sau đó xoa hỗn hợp bột ớt, hạt tiêu, muối trắng ở trên vào miếng cá sao cho thật đều. Ướp cá trong vòng 15 phút. Đem cá đã ướp phơi dưới trời nắng, với nhiệt độ cao cho đến khi cá khô hoàn toàn. Sau đó, cho cá đã khô vào túi ni lon buộc chặt, treo ở nơi thoáng mát, khô ráo hoặc bạn có thể để trong tủ lạnh.

Lưu ý: Dùng thịt bò bắp, lúc ăn có gân nhai sần sật mới ngon chứ đừng dùng thịt thăn các teen ạ.

– Thịt heo rửa sạch lau khô cho hết vào tô cùng với các gia vị: sả, tiêu, riềng, tỏi, ngũ vị hương, ớt… Sau đó mang bao tay trộn đều. Lấy màng thực phẩm bọc tô thịt để ít nhất 1 tiếng cho thịt thấm hay cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. – Xếp từng miếng thịt heo lên chảo rim với lửa nhỏ 5 phút cho nước trong thịt khô dần, sau đó tăng lửa hơi cao một chút tiếp tục rim cho nước rút hết vào thịt nhìn khô là tắt bếp. – Chờ thịt nguội, bạn dùng cây cán bột cán miếng thịt hơi dẹp ra (cách này giúp miếng thịt vừa to vừa mềm, đẹp). Tiếp đến cho thịt lên khay có lót giấy bạc. Cán miếng thịt hơi dẹp một chút cho thịt mau khô, dễ dàng khi xé ăn – Bật lò 100 độ C trước 10 phút, sau đó cho khay thịt vào sấy khô (thời gian sấy không giới hạn). Bạn cứ sấy khoảng 5 phút là trở thịt cho miếng thịt heo được khô ráo đều và không bị sậm màu vì quá lửa. Bảo quản thịt heo khô bằng cách cho vào hộp/hũ để nơi thoáng mát.