Giai đoạn bé chuyển sang chế độ ăn dặm là một quá trình khá quan trọng. Các mẹ cần có những chế độ ăn hợp lí và cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu đối với sức khỏe của con yêu. Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu thêm một công thức mới để bổ sung vào danh sách các món ăn dặm cho bé tập cho các bé nhai với món cơm xay trộn tôm rim vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.
Các nguyên liệu mà mẹ cần chuẩn bị:
– Cơm : 1 chén (mang đi nghiền hoặc xay nát cũng được) – Tôm tươi : khoảng 3 con (tương đương với 50 gam cả vỏ) – Cà chua 1 trái – Dầu ăn 1 thìa cà phê – Đường trắng 1/2 thìa cà phê – Hành lá 1 nhánh – Dầu ăn 1 thìa cà phê ( sử dụng dầu cá hồi Kiddy)
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên các bạn mang tôm rửa sạch rồi tiến hành lột bỏ vỏ cũng như đường chỉ lưng và dùng dao cắt thành hình hạt lựu nhuyễn. Cà chua các bạn chú ý cũng tiến hành rửa sạch sau đó bỏ cùi và hạt đi rồi cũng thực hiện cắt hạt lựu nhuyễn giống như tôm. Đầu hành và hành lá thì các bạ cũng tiến hành cắt nhuyễn.
Bước 1
Bước 2 Khi nào thấy phần tôm vừa săn thì các bạn hãy cho cà chua vào xào chung luôn, nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa ăn. Vì món ăn này còn có cà chua nên chúng tôi xin gợi ý các bạn là nêm vào nửa muỗng cà phê đường để có thể giúp điều vị lại cho bé dễ ăn hơn.
Bước 3
Bước 4
dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm tốt nhất
Các vi chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu, giúp xây dựng tế bào, điều tiết các hoạt động thể chất chính của bé. Chính vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của các vi chất để bổ sung thích hợp trong giai đoạn ăn dặm đầu đời cho bé là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của từng nhóm dưỡng chất đối với cơ thể.
1. Chất đường bột là nguồn năng lượng thiết yếu cho bé yêu
Để bé khỏe, đủ năng lượng vận động linh hoạt, mẹ nên chú ý bổ sung nhóm chất đường bột vào khẩu phần ăn dặm cho bé. Bởi lẽ, các chất này khi vào cơ thể sẽ được biến đổi thành đường glucose, hỗ trợ não bộ bé vận hành trơn tru và điều khiển hoạt động của các cơ quan vận động khác như lật, trườn, bò…
Từ tháng thứ 8 trở đi, vì bé cần nhiều năng lượng hơn nên mẹ hãy cung cấp khoảng 95g chất bột đường mỗi ngày và cho bé làm quen với các thức ăn đặc dần, có nghĩa là mẹ tăng dần lượng bột, vẫn giữ nguyên lượng nước.
2. Chất đạm là nền tảng cho cơ thể bé trở nên vững chắc
Trong thời kỳ ăn dặm, ngoài năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thể chất đang tăng dần thì cơ thể bé cũng cần nguồn đạm để tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, đồng thời hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp bé thông minh hơn.
3. Chất béo giúp bé ăn ngon miệng hơn
Chất béo không những cung cấp thêm năng lượng mà còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ, hỗ trợ việc hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu. Đó là lý do mẹ đừng quên thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, tương đương 20 gam chất béo/ngày, vào bữa ăn cho bé. Đặc biệt, các loại dầu từ thiên nhiên như dầu mè, hoặc dầu ôliu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành.
4. Vitamin và khoáng chất giúp cho bữa ăn dặm của bé thêm phong phú và bổ dưỡng
Những tháng đầu ăn dặm, trẻ chỉ cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất mỗi ngày nhưng nếu thiếu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe non nớt của bé. Trong khi đó, kẽm hỗ trợ sự tăng trưởng của bé, vitamin A giúp bé có đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Mẹ cũng nên chú ý bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé, cùng các vitamin nhóm B bổ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển tế bào. Các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin với hương vị, màu sắc phong phú để bé yêu tìm hiểu.