Cách Nấu Bánh Canh Cá Lóc Ngon Nhất / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Bánh Canh Cá Lóc Miền Tây Ngon Nhất

Bánh canh là một món ăn truyền thống, quen thuộc của dân người Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Nam và Trung Bộ. Bánh canh có vô vàn những biến tấu khác nhau, nào bánh canh chả cá, bánh canh mọc, bánh canh tôm, bánh canh giò heo… và không thể không nhắc đến món bánh canh cá lóc.

Bánh canh lá lóc là món ăn đặc sản nổi tiếng của người miền Trung (ở Huế và Quảng Trị là phổ biến), thế nhưng có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc và được đón nhận một cách rất nồng nhiệt. Những sợi bánh canh trắng mềm, dai dai kết hợp với thịt cá lóc thơm ngọt, tất cả hòa quyện trong tô nước dùng thanh vị, nóng hổi, thêm chút rau thơm và gia vị sẽ làm cho món ăn trở nên hoàn hảo, sẵn sàng chinh phục vị giác của bất kì thực khách nào.

Nguyên liệu nấu bánh canh cá lóc

Nguyên liệu làm bánh canh:

Bột gạo: 250g

Bột năng: 130g

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Muối: 1 muỗng cà phê

Nước: 600ml

Các nguyên liệu khác:

Cá lóc: 1 con, nặng khoảng 1,2 – 1,5kg

Hành tím: 3 củ

Hành tây: 1 củ

Bột điều: 1 muỗng cà phê

Hạt tiêu: 1 muỗng cà phê

Hành lá: 1 bó nhỏ

Ớt tươi: 2 trái, để ướp cá và ăn kèm bánh canh

Ngò gai: 1 bó

Chanh tươi: 2 trái

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu làm bánh canh cá lóc

Bánh canh bạn có thể mua sẵn ở chợ hoặc các siêu thị. Nếu mua sẵn bánh canh thì bạn bỏ qua phần nguyên liệu để làm bánh canh đi.

Phân biệt cá lóc nuôi và cá lóc đồng

Cá lóc là nguyên liệu chính của món bánh canh cá lóc, vì vậy khâu chọn cá là rất quan trọng. Bạn nên mua cá lóc có kích thước khoảng 1,2 – 1,5kg (vừa đủ cho 4 người ăn), ở kích thước đó thịt cá sẽ đạt độ thơm ngon nhất. Phải mua cá lóc còn sống, khỏe và giãy đạp mạnh, nếu mua được cá lóc đồng là tốt nhất. Cá lóc đồng nhỏ hơn cá lóc nuôi, giá đắt hơn nhưng bù lại, thịt thơm ngon hơn rất nhiều.

Hiện nay, người bán thường đánh tráo cá lóc nuôi và cá lóc đồng để bán cho người tiêu dùng, để hạn chế tình trạng này thì bạn hãy nắm rõ các đặc điểm phân biệt sau đây!

Cá lóc đồng có kích thước nhỏ hơn cá lóc nuôi, lớp vảy màu đen sậm do chúng chui sâu xuống bùn lầy trong môi trường sống tự do. Đầu cá thon nhọn, nhỏ và rắn chắc, thân nhỏ gọn và cho ta cảm giác nhiều xương. Cá lóc đồng thường được bán với giá khoảng 120.000đ/kg, kích thước phổ biến từ 0,5 – 1kg/con

Cá lóc nuôi có màu xam xám vì được nuôi trong túi lưới hoặc ao hồ nhân tạo. Đầu cá to, tròn, thân mũm mĩm trông khá nhiều thịt. Cá lóc nuôi thường được bán với giá khoảng 60.000đ/kg, kích thước phổ biến từ 1 – 1,5 kg.

Các bước nấu bánh canh cá lóc

Bước 1: Làm sợi bánh canh

Như bên trên đã nói, nếu bạn mua sẵn bánh canh thì bỏ qua bước này.

Bạn đổ bột gạo với 600ml nước đã chuẩn bị vào nồi, tiếp đó cho thêm chút dầu ăn và muối vào, khuấy đều cho đến khi bột tan hết, không bị vón cục. Bắc nồi lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nấu phải khuấy đều tay để bột không bị cháy bén vào nồi. Vừa nấu vừa khuấy cho đến khi bột sánh lại thì tắt bếp, cho bột năng vào nồi đã nấu, tiếp tục khuấy cho đến khi bột tạo thành khối đặc mịn.

Hỗn hợp bột phải đặc và mịn thì mới có thể làm sợi bánh canh

Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp nấu sôi, cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn để khi luộc bánh canh không bị dính.

Cho bột vào khuôn ép. Nếu không có khuôn ép thì bạn làm cách thủ công khá hay như sau: cho bột vào một túi nilong sạch, cắt 1 lỗ nhỏ ở góc (kích thước lỗ cắt bằng kích thước sợi bánh canh muốn làm), đưa túi bột vào giữa nồi rồi bóp bột. Bạn lưu ý phải bóp thật chặt tay để bột tạo thành sợi dài, khi đó các sợi bột sẽ rơi vào nồi nước và được luộc chín ngay.

Tiếp tục làm cho hết bột, khi thấy nước sôi và bánh canh nổi lên trên mặt nước, chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong thì đổ ra rổ rồi xả qua nước lạnh.

Lưu ý:

Nếu không có khuôn ép bánh canh, ngoài cách bóp bột bằng túi nilong, bạn có thể cán mỏng bột rồi dùng sao cắt thành các sợi bánh canh theo ý muốn.

Khi luộc bánh canh nhớ phải cho thêm chút dầu, dầu ăn sẽ giúp các sợi bánh canh không bị dính chặt vào nhau.

Bước 2: Sơ chế các lóc và các nguyên liệu khác

Cá lóc đem làm sạch, cạo vẩy, bỏ mang, Bạn ướp cá với chút muối để khử sạch mùi tanh rồi đem rửa lại với nước. Cắt cá thành các khoanh tròn (nếu muốn để nguyên miếng cá khi ăn).

Hành tím bóc vỏ, ½ băm nhỏ, ½ thái lát mỏng.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch.

Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát (1 trái)

Ngò gai nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ, một ít để lại trang trí

Chanh tươi cắt thành các miếng nhỏ để ăn kèm.

Bước 3: Nấu nước dùng

Cho khoảng 3 tô nước lạnh vào nồi cùng với hành tây và ½ muỗng cà phê muối, bắc lên bếp nấu sôi (lượng nước bạn có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu). Tiếp đó, bạn cho cá lóc vào luộc khoảng 5 – 7 phút rồi vớt cá ra, không nên luộc kỹ quá.

Phần nước dùng vừa nấu bạn lọc sang một chiếc nồi khác cùng với củ hành tây.

Bước 4: Uớp cá với các gia vị

Cho thịt cá vào tô, thêm 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê tiêu, hành tím và ớt tươi thái lát vào ướp. Lưu ý chỉ đảo nhẹ để thịt cá thấm gia vị, không nên dùng đũa trộn, đảo nhiều lần sẽ khiến thịt cá bị nát. Ướp cá trong khoảng 10 phút cho thấm gia vị.

Lưu ý:

+ Bạn có thể để nguyên miếng cá lóc rồi ướp gia vị. Nếu để nguyên miếng khi bày ra tô sẽ rất đẹp, tuy nhiên lúc ăn phải cẩn thận kẻo bị hóc xương.

+ Nếu muốn gỡ thịt cá, khi sơ chế bạn không nên cắt khúc, chỉ cần khía vài đường trên thân cá là được.Sau khi luộc, đợi cho cá lóc nguội bớt thì bạn gỡ thịt ra khỏi xương, lưu ý phải nhẹ tay và cố gắng giữ miếng thịt cá càng lớn càng tốt. Không nên luộc kỹ và gỡ cá nát quá, như vậy tô bánh canh sẽ không đẹp và giảm độ hấp dẫn.

Bước 5: Hoàn thiện nồi nước dùng

Bạn bắc nồi nước dùng lên bếp nấu sôi, cho phần thịt cá đã ướp vào đun với lửa nhỏ khoảng 5 – 7 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, đợi dầu nóng rồi phi thơm hành, tiếp đó cho bột điều vào đảo đều rồi tắt bếp. Trút hỗn hợp này vào nồi nước dùng để tạo màu.

Bước 6: Thành phẩm bánh canh cá lóc

Lấy một lượng bánh canh vừa đủ vào tô, múc thêm vài miếng cá lên trên, chan nước dùng nóng ngập bánh canh, rắc thêm chút hạt tiêu, ngò gai thái nhỏ rồi thưởng thức.

Để ăn bánh canh cá lóc, bạn hãy chuẩn bị thêm một chén nước mắm (để chấm cá) và chanh tươi (để ăn cùng bánh canh) nếu muốn.

Yêu cầu thành phẩm

Tô bánh canh nóng hổi được trang trí một cách đẹp mắt.

Sợi bánh canh dai dai, mềm mềm, có màu trắng trong vừa ngon lại vừa đẹp, tạo cảm giác thích thú cho người ăn. Thịt cá ngon ngọt đặc trưng, nước dùng trong, thanh vị nhưng không kém phần hấp dẫn. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một tổng thể hoàn hảo, rất bình dị nhưng đầy lôi cuốn.

Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn xong cách nấu bánh canh cá lóc. Với cách làm này dù bạn là ai cũng có thể làm được, đặc biệt là những người đang sinh sống tại các vùng nông thôn (luôn có sẵn nguồn cá lóc đồng tươi ngon nhất).

Bánh canh cá lóc ăn nóng là ngon nhất, cái cảm giác vừa ăn vừa húp xùm xụp mới thật thích làm sao. Món ăn này có thể dùng vào bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hoặc ăn khuya đều được. Chính vì vậy, bạn có thể nấu bánh canh cho gia đình vào bữa sáng hoặc mỗi khi muốn thay đổi khẩu vị thay cơm.

>> Cách làm món hoa chuối nấu cá lóc dân dã mà ngon lạ miệng

Cách Nấu Bánh Canh Cá Lóc Ngon Kiểu Huế

Cách nấu bánh canh cá lóc là món ăn dễ làm, nguyên liệu đơn giản và hương vị dân dã nhưng lại khiến nhiều người say mê. Mang đặc trưng ẩm thực Huế, món bánh canh cá lóc tuy đơn giản nhưng cần chút tỉ mỉ và khéo léo khi chế biến, cũng giống như vẻ đẹp bên trong của mỗi con người xứ Huế vậy. Tuy cách nấu bánh canh cá lóc Quảng Trị cũng khá nức tiếng nhưng nhắc đến món ăn này, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến cách nấu bánh canh cá lọc huế ngon trước tiên cũng có lẽ là do món ăn này không chỉ hấp dẫn vì hương vị mà còn vì nó mang trong mình nét đẹp riêng của xứ Huế thân thương.

Cách làm bánh canh cá lóc

– Sợi bánh canh có thể để nguyên hoặc cắt ngắm vừa ăn rồi đem xới lên cho tơi.

– Nấu sôi nồi lớn nước, thêm vào nồi ½ muỗng cà-phê muối, 1 muỗng súp dầu ăn.

– Nấu đến khi nước sôi lại thì cho bột vào luộc đến khi sợi bột chuyển màu trắng trong, nổi trên nặt nước là bột đã chín.

– Đổ bột ra rổ, cho cả rổ bột vào thau nước sạch nhúng vài lần, khuấy nhẹ tay rồi xóc đều, để ráo.

– Thêm vào 1 muỗng súp dầu ăn để bột mướt mặn, không khô, và không dính vào nhau.

– Làm sạch cá lóc, lau khô cá bằng khăn hay giấy thấm đồ ăn.

– Dùng dao cắt nguyên đầu cá và bộ lòng để riêng.

– Lạng lấy 2 miếng phi-lê cá để riêng, xương sống cá để riêng.

– Cho đầu cá cùng lòng cá, xương cá ướp với một chút hạt nêm, tiêu và hành tím đập dập để trong 10 phút cho thấm rồi cho lên chảo, 1 muỗng cà-phê dầu ăn đảo sơ qua cho thơm.

– Phần phi-lê cá lóc ta cắt miếng xéo vừa ăn.

– Cho đầu hành trắng, hành tím, 1 muỗng cà-phê tiêu, 1 muỗng cà-phê bột ngọt, 1 muỗng cà-phê hạt nêm vào cối, giã nhuyễn sau đó cho thêm 1 muỗng súp nước mắm rồi khuấy cho gia vị hòa quyện rồi nhúng từng miếng cá lóc vào gia vị sau đó để nhẹ nhàng vào tô, tránh làm cá nát.

– Bọc tô cá lại bằng màng thực phẩm, sau đó mang tô cá lóc cho vào tủ lạnh, ngăn mát, ướp 30 – 45 phút cho cá thấm.

– Bắc chảo lên bếp, thêm vào 2 muỗng súp dầu ăn, phi hành tím qua cho thơm rồi cho ớt bột hoặc bột điều vào xào lấy màu.

– Cho tiếp phi lê cá lóc và bộ lòng cá vào xào đến khi cá chín thì tắt bếp.

– Sau khi trụng xương ống thì cho vào nồi khác cùng với đầu cá, xương sống cá, đun lửa vừa đến khi nước sôi thì vớt bọt lần nữa, sau đó để lửa liu riu, nấu chừng 1 tiếng cho xương ra nước ngọt.

– Nấu nước dùng xong thì vớt xương khỏi nồi, lọc lại nước cho trong rồi nêm gia vị cùng chút mắm ruốc vừa miệng là được.

– Cho bột bánh canh vào tô, sau đó xếp cá lóc, hành, ngò, rau răm cắt nhuyễn lên trên và chan nước dùng ngập bánh.

– Rắc thêm ít tiêu và vài khoanh ớt tươi vào bát, dọn kèm chén nước mắm mặn để chấm cá.

Cách Nấu Bánh Canh Cá Lóc Để Bán

Cách nấu bánh canh cá lóc để bán tưởng chừng như đơn giản. Nếu bạn nghĩ bạn được mọi người trong gia đình khen bạn nấu bánh canh cá lóc ngon là bạn có thể nấu bán thành công, thì đó là một sai lầm. Đơn giản vì bạn đang nấu cho vài khẩu phần ăn. Nhưng nấu cho cả trăm phần ăn với số lượng lớn thì không đơn giản chút nào. Nấu cho vài chục người, vài trăm người, để hợp vị tất cả khách hàng là một câu chuyện rất khác.

Hôm nay bánh canh cá lóc BaThao sẽ chia sẽ cho bạn kinh nghiệm và bí quyết của BaThao cách nấu bánh canh cá lóc để bán. Những chia sẽ lúc khởi nghiệp từ quán banh canh trên chiếc xe đẩy nhỏ. Cũng nhờ nắm bắt được khẩu vị của thực khách và một chút may mắn mà BaThao thành công. Và phủ thương hiệu rộng khắp tỉnh thành như ngày hôm nay.

NGUYÊN LIỆU CHIẾM PHẦN QUAN TRỌNG RẤT LỚN

Điều đầu tiên đó là nguyên liệu. Bạn phải tự thân đi kiếm nguồn nguyên liệu để chắn chắn tươi sạch. May mắn hơn có chổ quen biết, cung cấp cá ruộng hoặc cá sông cung cấp hằng ngày cho bạn. Nhưng điều kiện tiên quyết BaThao xin nhấn mạnh rằng, không được chọn cá lóc nuôi, cá lóc được người nuôi “vổ béo”, mà phải là những con cá lóc đồng. Như vậy nguyên liệu cốt yếu của bánh canh cá lóc mới ngọt và dai. Bột gạo bạn phải chủ động tự làm lấy. Vì bột gạo làm công nghiệp thường chưa đủ độ dai, lúc nấu sẽ bở và dễ nát. Còn các nguyên liệu khác thì đơn giản hơn. Nguồn cấp nguyên liệu gia vị, rau và giá nên mua vào thời gian vào lúc sáng sớm, không đi mua lúc chợ tan tầm.

HÃY LẮNG NGHE KHẨU VỊ CỦA KHÁCH HÀNG

Nấu bánh canh số lượng lớn, quan trọng nhất là nước lèo. Bạn hãy nên nếm và tự điều chỉnh lại cho phù hợp từng ngày. Thật ra không có một công thức nào cả. Đơn giản bạn mở cửa hàng càng lâu, bạn sẽ hiểu được khách hàng trong khu vực mình cần gì. Một số khách hàng miền Trung hay bảo Bánh canh BaThao vẫn có một chút xíu nào đó chưa giống với bánh canh đúng bổn miền Quãng Trị. Ba Thao hiểu, nhưng để phục vụ một cộng đồng lớn hơn. Hợp vị cả Bắc Trung Nam BaThao phải tự điều chỉnh dần. BaThao thấu hiểu rằng, mình phải nấu để phục vụ khách hàng chứ không phải phục vụ cho món ăn. Đó là triết lí của BaThao, luôn giành điều tốt nhất cho khách hàng.

Tóm lại, khâu nguyên liệu bạn phải chuẩn bị thật tươi-ngon-sạch, đảm bảo vệ sinh. Còn phần chế biến điều chỉnh dần cho phù hợp với khẩu vị thực khách cho khu vực.

Một lần ăn, vạn lần mê.Hãy đến tận hưởng ít nhất 1 lần trong đời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Chi nhánh 1:Số 61, Đường Đổ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, TP.HCM. Điện thoại:0933.255.227.Chi nhánh 2:Số 44, Đường 147, Phước Long, Quận 9, TP.HCM.Điện thoại: 0933.255.227. Chi nhánh 3:Số 23, Đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 4:Số 2, Đường B5, Khu Dân cư Phú Thịnh, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 5:Số 206, Trương Định (Đường 4), Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại:0969.255.227.

Bánh Canh Cá Lóc Rau Đắng

Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam Bộ, cháo bánh canh cá lóc rau đắng là món ăn thân thuộc của mọi gia đình. Món Bánh Canh Cá Lóc BaThao luôn kèm theo dĩa rau đắng tươi ngon và mang vị đặc biệt nhất.

Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương. Tuy vậy các đầu bếp kỹ tính thường chọn cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Cá mua về đánh vảy, xát muối lên toàn thân cá để khử nhớt và bớt mùi tanh.

Bụng và đầu cá cần làm thật sạch bằng cách lấy mang và tất cả phần máu bằm còn đọng lại. Với người miền Tây, cá làm sạch nhưng phải để lại nguyên bộ ruột vì đây được xem là phần ngon nhất của cá lóc và cũng là nét hấp dẫn của món cháo cá. Để cá hết tanh và không bị nhạt, sau khi làm sạch, một số người chần cá qua nước sôi có tí gừng, tí muối và bột nêm.

Để cháo tròn hương vị, nước nấu cháo không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo. Một số người kỹ tính dùng nước mưa hoặc nước lọc để nấu cháo. Bắc nồi lên bếp, đun nước sôi cho gạo rang vào nấu đến khi nở, nêm muối, bột ngọt, đường và nước mắm. Cuối cùng, cá lóc được cho vào đun để nước ngọt và khi dậy mùi thơm thì vớt cá để riêng.

Với người nấu khéo, con cá lóc chỉ vừa đủ chín tới để thịt vẫn còn nguyên không vỡ. Tùy vào sở thích của người ăn, đầu bếp sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá. Phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi cần ăn, chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cũng có người thích để cá riêng trên đĩa có thêm hành chần và rau thơm.

Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng sau lại ngọt. Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân và lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá và thân nhỏ, vị đắng hơn. Với món cháo cá, sự kết hợp giữa vị đắng và mùi thơm của rau như hòa quyện một cách hoàn hảo với mùi gạo rang, cá lóc và cả mùi tương có trong từng muỗng cháo.

Trời nóng, làm tô cháo bánh canh cá lóc rau đắng nóng hổi vừa ăn vừa lau mồ hôi. Mùa lạnh, tô bánh canh làm ấm lòng thực khách. Ngon miệng, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng, cháo cá vài chục nghìn đồng trở thành món ăn đặc sản có mặt quanh năm và là món ăn mà những ai có dịp ghé qua mảnh đất miền Tây.

(Sưu tầm)

Một lần ăn, vạn lần mê.Hãy đến tận hưởng ít nhất 1 lần trong đời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Chi nhánh 1:Số 61, Đường Đổ Xuân Hợp, Phước Long B, Quận 9, TP.HCM. Điện thoại:0933.255.227.Chi nhánh 2:Số 44, Đường 147, Phước Long, Quận 9, TP.HCM.Điện thoại: 0933.255.227. Chi nhánh 3:Số 23, Đường Hoàng Tam Kỳ, Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 4:Số 2, Đường B5, Khu Dân cư Phú Thịnh, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai.Điện thoại:0969.255.227.Chi Nhánh 5:Số 206, Trương Định (Đường 4), Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại:0969.255.227.

Chia sẻ: