Cách Nấu Bánh Canh Hà Lan / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Về Đắk Lắk Ăn Bánh Canh ‘Hà Lan’

Nhưng tại mảnh đất Tây Nguyên, lại có thêm một loại bánh canh đặc biệt, mùi vị đặc trưng thơm ngon, đó chính là bánh canh Hà Lan, được chính con người ở đất Hà Lan chế biến.

Hà Lan là tên một địa danh khá nổi tiếng ở Đắk Lắk, nằm trên Quốc lộ 14 đoạn gần thị xã Buôn Hồ, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 35km về phía Đông Bắc trên đường đi Gia Lai. Tên gọi “Hà Lan” này có lẽ được gọi trệch từ tiếng Ê Đê, nguyên dạng là Chư Hlang, có nghĩa là “núi cỏ tranh”.

Vùng đất quê tôi tương đối màu mỡ, kinh tế phát triển nên được nhiều người dân ở các vùng chọn làm quê hương thứ hai của mình. Ở đây chủ yếu là người dân từ các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh… di cư vào.

Có lẽ vì thế mà ẩm thực nơi đây trở nên phong phú, có sự giao thoa nhiều nền văn hóa vùng miền khác nhau. Trong đó, món mà tôi yêu thích nhất là bánh canh bột lọc Hà Lan.

Cũng là món bánh canh như ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết cách nấu bánh canh Hà Lan và có thể cho ra hương vị lạ miệng, đặc trưng như ở nơi đây. Tô bánh canh dọn ra lúc nào cũng khiến người ta thèm thuồng, muốn thưởng thức ngay với vị cay của tiêu, ớt, mùi thơm của hành, vị ngọt của nước dùng, thịt bằm vo tròn…

Muốn làm được món bánh canh ngon phải qua rất nhiều khâu chế biến vô cùng công phu tỉ mỉ. Đầu tiên là khâu chọn gạo, phải chọn đúng loại gạo chọn lọc ở chính vùng Tây Nguyên. Gạo phải được ngâm thật kỹ đúng với khoảng thời gian nhất định để khi xay nhuyễn, lọc lấy phần tinh bột vừa mềm vừa mịn.

Tiếp đó là khâu nhào bột, phải nhào khéo léo kết hợp thêm một ít bột mì, tạo thành những sợi bánh canh đặc trưng, không quá dai mà cũng không quá mềm, không quá to mà cũng không quá nhỏ, vừa phải, dẻo thơm.

Khác với bánh canh vùng khác, sợi bánh to, màu trắng trong và dai hơn thì bánh canh Hà Lan lại đặc biệt với sợi bánh có màu hơi đục, mềm, lớn hơn cọng bún một chút. Khi ăn, sợi bánh dẻo, ngọt, béo hòa quyện với nước dùng thấm dần vào miệng.

Tô bánh canh dọn ra còn cả đầu hành, hành lá, ngò rí, tạo thêm màu sắc bắt mắt. Bánh canh Hà Lan đã trở thành món ăn gây thương nhớ, khiến không ít thực khách phương xa mãi nhớ nhung, dù chỉ một lần nếm thử khi có dịp du lịch.

Mỗi khi có dịp về quê, tôi đều đến thưởng thức bánh canh Hà Lan nằm ở góc đường Hùng Vương – Trần Quang Khải, đoạn xuống thị xã Buôn Hồ. Đây là quán bánh canh Hà Lan nổi tiếng có trên 20 năm. Một địa chỉ khác cũng có hương vị ngon không kém đó là quán nằm gần chân đèo Hà Lan, trên Quốc lộ 14, Buôn Hồ, Đắk Lắk.

Sài Gòn cũng có nhiều quán bánh canh ngon nhưng không đâu ngon bằng quê nhà. Dù đã tìm và thưởng thức ở nhiều nơi, nhưng để mang lại cho tôi hương vị bánh canh đặc trưng thì có lẽ chỉ có ở quê mình.

Món ăn ngon đôi khi không phải là cao hương mĩ vị gì mà nó gắn với tuổi thơ, quê hương, nơi có bóng hình cha mẹ và những ngày kham khổ mới có cơ hội thưởng thức một tô bánh canh Hà Lan chuẩn vị.

Nếu có dịp về Đắk Lắk, mời mọi người ghé thị xã Buôn Hồ để thưởng thức món bánh canh Hà Lan đặc trưng này. Để bạn biết rằng, Đắk Lắk đâu chỉ có cà phê!

Diễn đàn Món ngon của tôi do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Công ty NutiFood.

Để Tèo kể cho nghe về tô bánh canh bạch tuộc đất Thủ

TTO – Là dân địa phương chính hiệu, thường tự xưng với bạn bè là “thổ địa” các món ngon đất Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tèo thường ghé quán mỗi khi có dịp và dần dà khám phá ra nhiều điều thú vị của quán bánh canh đặc sắc này.

Hạt Rau Mầm Đậu Hà Lan

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau đậu hà lan:

Rau mầm đậu hà lan có giá trị dinh dưỡng cao hơn rau thường gấp 2 – 3 lần.

Thời gian từ gieo và thu hoạch: khoảng 6-7 ngày.

– Đối với rau mầm đậu Hà Lan có thể không cần ngâm ủ

– Trải một lớp giá thể khoảng 1-1.5cm dưới khay trồng, tưới ướt nước và giàn đất thật đều

– Gieo đều tay hạt giống lên bề mặt đất, mật độ dày sát nhau nhưng không chồng lên nhau để tiết kiệm giá thể và dễ thu hoạch hơn

– Phủ một lớp đất mỏng lên trên hạt vừa gieo, sau đó dùng bình xịt tưới ẩm lên một lần nữa.

– Đậy hạt lại với bìa cứng trong 2-3 ngày

– Giữ ẩm bằng cách tưới hàng ngày vào mỗi sáng hoặc tối cho đến khi thu hoạch

Cách trồng rau mầm đậu Hà Lan

– 5 – 7 ngày sau gieo là có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch không nên tưới nước.

Chú ý: Bạn có thể sử dụng lại giá thể với việc đánh tơi giá thể và phơi nắng

Sử dụng rau mầm Đậu Hà Lan

Rau mầm đậu Hà Lan có thân mập, giòn mát, có thể ăn sống, xào, làm rau trộn…

Nguyên liệu cho 1 chiếc bánh mì:

– 1 lườn gà đã làm chín (luộc, hấp, xào) thái lát mỏng

– 1/4 cup (khoảng 50gr) mayonnaise (hoặc sốt bạn yêu thích)

– 1 cọng cần tây, 1 cọng hành lá: thái nhỏ

– 30gr rau mầm đậu Hòa Lan, cắt đôi hoặc ba

Cho gà, mayonaise, cần tây, hành, rau mầm đậu Hoà Lan vào bát trộn đều cho đến khi quện vào nhau. Cho một chút muối và tiêu vào trộn tiếp. Nhồi vào bánh mì và nướng cho giòn.

Tác dụng của Hạt giống rau mầm đậu Hà Lan:

– Hạt giống rau mầm đậu Hà Lan chứa nhiều hàm lượng vitamin B, khoáng chất, chất xơ, protein, men tiêu hóa… đứng đầu các loại ngũ cốc và rau xanh. Ngoài việc có giá trị sử dụng cao, chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, hạt đậu mầm còn phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi, giảm nguy cơ bệnh tật.

– Ăn rau mầm đậu Hà Lan giúp sáng da và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Rau mầm đậu còn có lợi cho sức khỏe con người, hiệu quả cao với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, ăn kiêng, người bị bệnh tim mạch, thận, béo phì, xơ vữa động mạch…

Quý khách cần mua hàng? Có thể sử dụng nút đặt hàng trên website hoặc liên hệ trực tiếp qua điện thoại, Zalo, Facebook (Bấm vào nút bên dưới)

Ngoài giờ làm việc, xin gọi hotline: 0975.24.1188, Trân trọng cảm ơn!

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Với Đậu Hà Lan

1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) cần:

Bột gạo/gạo (20g)

Cá hồi (20g)

Cà rốt (10g)

Khoai tây (15g)

Đậu Hà lan (10g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).

Chén nước vừa đủ (250ml)

Cà hồi: rửa thật sạch cho hết mùi tanh, cắt khúc rồi mang đi luộc chín. Sau đó để nguội bớt, bỏ xương và bóp vụn. Mẹ lưu ý nhớ lấy hết xương

Khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng hạt lựu

Đậu Hà lan rửa sạch, để ráo

Với cách nấu cháo cá hồi cho bé này, mẹ cần 20g bột gạo hoặc gạo (2 muỗng canh đầy bột hoặc 1 muỗng canh đầy gạo). Chén bột/cháo thành phẩm có tỉ lệ 1:6 (1 tinh bột:6 nước) phù hợp với bé 8-11 tháng (bé đã quen với việc ăn dặm và chưa chuyển sang ăn cơm nát).

3. Chế biến món cháo cá hồi đậu hà lan số lượng nhỏ

Bước 1: Khoai tây, cà rốt, đậu Hà lan hấp chín sau đó tán thật nhuyễn với 1/3 chén nước.

Bước 3: Cho bột hoặc cháo với hỗn hợp cá hồi, khoai tây, cà rốt và đậu Hà Lan vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều đến khi cháo sôi kỹ thì tắt bếp.

Bước 4: Sau cùng, mẹ cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay.

* Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ cháo: mẹ chỉ cần nấu cháo cho bé trước, sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi sử dụng máy xay sinh tố cho các món ăn dặm của con:

Thịt nên xay với lượng nhỏ sẽ dễ nhuyễn hơn.

Cháo và rau nên xay với lượng lớn sẽ dễ nhuyễn hơn.

4. Cách nấu cháo cá hồi cho bé với số lượng lớn

Với với số lượng lớn: mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ nguyên liệu ở trên làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị. Trước tiên, mẹ rửa sạch cá hồi, luộc với nước sôi, sau đó vớt ra để nguội, bỏ xương, xé nhỏ rồi bóp vụn để không sót xương dăm. Nước luộc cá lọc qua rây để không còn sót mẩu xương nào cho vào ninh chung với gạo, khoai tây. Khi cháo sắp chín thì cho cà rốt vào đun tới mềm. Đậu Hà Lan rửa sạch, hấp chín, bỏ vỏ rồi nghiền nhuyễn. Sau đó trộn đậu với hỗn hợp cháo cá lóc, khoai tây cà rốt rồi chia ra những phần nhỏ cho vào hộp đựng thực phẩm dành cho bé để đông đá. Ngày nào bé ăn thì mẹ rã đông hỗn hợp cháo này và đun trên bếp, tán nhuyễn hỗn hợp này và đảo đều. Sau đó cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.

Quán Cháo Bánh Canh Quảng Bình Tại Hà Nội

Cháo bánh canh hay còn gọi là bánh canh, cháo canh (cá lóc, sườn) là một trong những món ăn ngon, là một trong những đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình. Bánh canh được làm từ bột gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh, đem xay nhào thành bột, cho cán mỏng rồi xắt thành từng lát, từng sóng như mì sợi.

Bánh canh tại Quảng Bình Ơi gồm có các loại sau:

Bánh canh sườn – chả: 30k/ tô

Bánh canh cá lóc – chả: 35k/ tô

Bánh canh đặc biệt (sườn, cá lóc, chả): 45k/ tô

Nghe tên gọi là cháo bánh canh thì có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến như cháo gạo nấu thông thường nhưng thực chất nó giống với phở, bún hay mì hơn là cháo chỉ khác ở cách nấu là cho sợi bột (bánh) vào nồi nước dùng và đun sôi một lúc như cách nấu cháo, nấu canh.

Nguyên liệu chính của món bánh canh khá là đa dạng tùy vào sở thích của từng người, thông thường có các loại chính là sườn heo, cá lóc (cá quả), ghẹ, và tôm tươi, loại tôm sống ở đầm, cho thịt đậm đà, đặc biệt là không tanh.

Dù đơn giản nhưng với những người làm việc hay sinh viên xa quê hương Quảng Bình và cả thực khách tại Hà Nội để có thể thưởng thức được một bát cháo bánh canh đúng hương, chuẩn vị thì là không dễ chút nào.

Cháo bánh canh tại Quảng Bình Ơi với nguyên liệu được gửi từ Quảng Bình ra và do chính đầu bếp gốc Quảng Bình nấu chắc chắn sẽ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

Hãy đến Quảng Bình Ơi tại C30, Tổ 25, Khu Tập Thể ĐH Thương Mại, Cầu Giấy, Hà Nội ngay hôm nay để được thưởng thức cháo bánh canh cá lóc, bánh canh sườn và các món ngon của Quảng Bình !

Nguồn gốc cháo bánh canh

Cháo bánh canh ngày xưa là món ăn của người nghèo ở Quảng Bình phổ biến nhất là Quảng Trạch. Nguyên liệu chính là từ bánh làm từ gạo và cá đồng hoặc cá biển. Sở dĩ có tên là cháo bánh canh vì cách thức nấu giống như nấu cháo hoặc nấu canh, sau khi trần qua sợi bánh (bột) thì cho vào nồi nước dùng nấu sôi một lúc để sợi bột ngấm gia vị và mềm mại hơn (khác với cách nấu bún, phở). Thời xưa làm và nấu đơn giản chỉ nêm muối, ruốc và cho rau thơm, hành ngò. Nó là cháo khi nấu vào bữa sáng để tiện ăn đi làm vạn việc trên đời. Nhưng nó là canh khi ăn ở bữa trưa hay bữa tối. Nước của nó chắt ra chan vào cơm, hay để cả lẫn vô cơm thì thành canh. Cháo bánh canh hay cháo canh là thế. Ngày xưa cụ Cao Bá Quát vô kinh đô Huế ứng thí gặp cụ Nguyễn Hàm Ninh ngoài cảm tài danh thơ phú, cụ Quát còn thích món cháo bánh canh do cụ Ninh thiết đãi. Rứa nên dân gian ở đây mới nói món này khi cần là cháo, khi thích thì là canh. Ý nói nó biến đổi khôn lường, triết lý của nó là lấy cái giản đơn để thiết đãi lòng người.(Tư liệu từ bác Cu Làng Cát. Cảm ơn bác rất nhiều !)

Hãy đến và thưởng thức bánh canh cá lóc, bánh canh sườn cũng như các món ngon, đặc sản Quảng Bình tại:

Xem chỉ dẫn đường đi Quảng Bình Ơi: Số nhà C30, Ngõ 69 phố Dương Khuê, Cầu Giấy, Hà Nội. (Gõ “quang binh oi” trên google maps để định vị nhanh nhất)TẠI ĐÂYTừ 9h30-13h30Từ 17h00-21h30