Cách Nấu Bột Yến Mạch Cho Trẻ Ăn Dặm / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Trẻ Ăn Dặm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho bé ăn dặm bằng yến mạch vừa giúp trẻ phát triển trí não và thể chất toàn diện. Cách nấu cháo yến mạch cũng khá đơn giản, nhanh gọn và rất tiện lợi nên mẹ có thể tìm hiểu để áp dụng ngay hôm nay.

Yến mạch là sản phẩm nguyên chất từ tự nhiên có rất nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, là sản phẩm lành tính ít gây dị ứng nhất. Chính vì thế các mẹ có thể cho bé nhà mình làm quen với cháo bột yến mạch ngay khi con em mình được ít nhất 5 tháng tuổi sau khi sinh.

Vì sao nên cho trẻ ăn dặm với yến mạch?

Trong yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan nên mẹ hoàn toàn yên tâm bé sẽ không bị táo bón như khi ăn cháo nấu từ gạo.

Bên cạnh đó, cháo yến mạch còn có sự thơm ngon đặc biệt hơn so với cháo nấu bằng gạo. Vì vậy sẽ giúp kích thích vị giác cho các bé đang ở độ tuổi này.

Bột yến mạch nguyên chất là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, cháo yến mạch cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho, kali, natri kẽm, vitamin K, vitamin E và folate cùng nhiều các khoáng chất thiết yếu khác.

Món ăn dặm với yến mạch này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động phát triển của bé, bên cạnh đó, cháo yến mạch chứa nhiều chất xơ nên giúp bé nhuận tràng tự nhiên, tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn.

Bột cháo yến mạch tuy là một món ăn còn nhiều lạ lẫm đối với mẹ Việt nhưng được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Nguyên nhân vì nó rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Người nấu có thể quấy với sữa, trứng, nước xương hoặc thịt (tôm, lươn…) bằm cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, người ốm, người cao tuổi.

Theo một nghiên của các nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác.

Vì vậy bột yến mạch thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhà trẻ, trường học, bệnh viện hay ở các gia đình có em bé, người già trên toàn thế giới.

Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm

Với những bé đã có thể ăn gia vị thì mẹ cũng nêm gia vị như nấu cháo thông thường. Công thức nấu chung cho tất cả các món cháo yến mạch đó là mẹ ngâm trước yến mạch 15-20 phút rồi nấu với thực phẩm đã xay khoảng 10 phút là cháo chín.

Cách Chế Biến Bột Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm

Bột yến mạch dùng rất dễ khi nấu với sữa công thức, bột ăn dặm, với rau củ, thịt cá, đây là một loại bột đã được dùng phổ biến ở Châu Âu. Bột yến mạch có thể quấy với sữa, phô mai, trứng, nước hầm xương, thịt….nên các mẹ có thể đa dạng các món ăn dặm cho bé.

Hướng dẫn cách chế biến bột yến mạch cho bé ăn dặm

Yến mạch có 4 dạng chính là yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch cán và yến mạch ăn liền. Trong 4 loại trên thì yến mạch nguyên hạt và yến mạch cắt nhỏ nấu khá mất thời gian yến mạch mới chín. Yến mạch ăn liền thì dinh dưỡng không tốt bằng yến mạch nguyên chất, tốt nhất bạn nên mua yến mạch cán nhỏ cho con ăn.

Trước khi nấu yến mạch bạn nên ngâm trong nước ấm từ 5 đến 10 phút. Để tránh yến mạch có thể bị mốc, hỏng bạn nên mua từng ít một, bảo quản trong túi bóng hoặc hộp kín, để nơi khô ráo, thoáng khí.

Bí đỏ hấp lên nghiền nát, để riêng ra. Bột yến mạch 2mg hòa với khoảng 300ml nước khuấy đều đến khi sôi để nhỏ lửa tầm 10 phút, bột chín bắc ra, cho sữa công thức, bí đỏ đã nghiền nhuyễn vào bột quấy đều (nếu sợ cho trực tiếp sữa bột vào sẽ vón cục mẹ có thể hòa sữa vào nước ấm dạng sền sệt rồi trộn cùng sữa). Nếu cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì để riêng bí đỏ một góc, bột yến mạch một góc cho bé măm măm. Lưu ý: Mẹ có thể cho thêm một viên bơ vào bột yến mạch để tạo mùi vị thơm ngon.

Bột yến mạch nấu với trứng, cà rốt hoặc bí đỏ

Trứng luộc chín lấy lòng đỏ (trứng luộc xong đem nghiền nhỏ nấu thơm và đỡ tanh hơn cho trực tiếp), cà rốt hoặc bí đỏ đem hấp chín, nghiền nhỏ. Lấy 2mg bột yến mạch hòa với 300ml quấy tầm 5 đến 10 phút rồi cho lòng đỏ trứng, cà rốt hoặc bí đỏ vào quấy đều, đun sôi trở lại nêm thêm dầu ăn và phô mai vào chén bột của con.

Lưu ý : Nếu bạn thích cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì mọi người có thể để riêng bột yến mạch, bí đỏ hay cà rốt ra từng phần.

Bột yến mạch nấu với nước xương, thịt lợn, tôm, lươn, cá

Lấy 2 đến 3 mg bột yến mạch nấu cùng 300ml nước hoặc nước xương hầm cho ngọt, cho khoảng 20 đến 30mg thịt, tôm, cá hoặc lươn vào, đun sôi tầm 10 phút đến khi chín, băm rau nhỏ đun lại đến khi chín, tắt bếp cho dầu ăn vào.

Lưu ý: Nếu mẹ muốn cho bé ăn dặm kiểu nhật có thể tách các thực phẩm riêng ra từng phần khác nhau.

Chúc các mẹ nấu ăn cho bé thành công, bé ăn ngoan, ngon miệng!

=>> Tham khảo một số sản phẩm bột ăn dặm HiPP cho bé: =>> Xem thêm:

Cách Nấu Yến Mạch Cho Trẻ Em

Yến mạch là thực phẩm tuyệt vời cho con bạn vì chúng chứa nhiều chất xơ, canxi, protein và thậm chí là một số vitamin B. Yến mạch cán dẹt hơi lành mạnh và bổ dưỡng hơn yến mạch cán vỡ, vì chúng giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất vì chúng không được chế biến cao. Bạn có thể đưa yến mạch tự làm vào chế độ ăn của trẻ khi trẻ được bốn tháng tuổi trở lên.

Thực phẩm xay có thể là loại ngũ cốc khởi đầu tốt hơn gạo vì chúng ít gây táo bón hơn và nhiều em bé thích hương vị của yến mạch hơn ngũ cốc gạo. Bạn cũng có thể thêm hương liệu tự nhiên và thức ăn đặc như trái cây và rau vào yến mạch, nhưng hãy nhớ rằng các khuyến nghị hiện tại để bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc là từ bốn tháng tuổi trở lên.

Bước 1: Xay yến mạch trong máy chế biến thực phẩm

Theo Tiến sĩ Alan Greene, giáo sư lâm sàng về Nhi khoa tại Trường Y Stanford, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ có thói quen ăn uống tốt khi ăn thực phẩm tự nhiên, vì chúng thường ít ngọt và mặn hơn thực phẩm chế biến sẵn.

Sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy xay thức ăn trẻ em nếu bạn không có máy xay thực phẩm. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn thực sự nghiền và cắt thức ăn thành những miếng nhỏ để tránh bất kỳ nguy cơ nghẹt thở nào cho bé.

Các bước tiến hành xay

Đổ yến mạch vào máy xay thực phẩm. Sử dụng khoảng ¼ chén yến mạch cán dẹt hay cán vỡ tùy ý, vì hầu hết trẻ sơ sinh thường tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn cùng một lúc và bạn muốn tránh lãng phí yến mạch.

Sử dụng nồi hoặc chảo nhỏ trên bếp. Kích thước của nồi phải phù hợp với lượng yến mạch bạn định nấu.

Đổ ¾ cốc đến một cốc nước vào nồi. Sử dụng tỷ lệ này: ¼ cốc yến mạch cho một cốc nước. Bạn cũng có thể thêm sữa để tạo hương vị nếu thích. Bạn có thể thêm ½ cốc sữa và ½ cốc nước hoặc chỉ thêm 1 cốc sữa, tùy thuộc vào độ đặc và khẩu vị mong muốn.

Để hỗn hợp sôi trở lại. Đặt nhiệt độ bếp ở mức lửa vừa. Để hỗn hợp sôi lăn tăn trong khoảng 5 đến 10 phút. Khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đặc và có dạng kem.

Bước 3: Trộn Trái cây và Rau

Xay nhuyễn trái cây và rau trong máy xay thực phẩm và thêm chúng vào yến mạch. Ví dụ, táo hoặc cà rốt. Bạn cũng có thể nghiền thức ăn bằng nĩa, chẳng hạn như chuối chín hoặc khoai tây luộc.

Bạn có thể thêm các thành phần khác vào yến mạch như xi-rô cây phong và nho khô. Nếu bé yêu thích các loại quả mọng, bạn cũng có thể bổ sung một số loại quả này. Không bao giờ thêm mật ong vào bột yến mạch của trẻ, đặc biệt là nếu trẻ dưới một tuổi. Không được cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong vì có vi khuẩn làm ô nhiễm mật. Ngoài ra, tránh dùng mật ong có thể làm giảm nguy cơ ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, một tình trạng yếu cơ ở trẻ sơ sinh.

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Trẻ 4

1. Dinh dưỡng trong bột ăn dặm

Một bát bột ăn dặm đúng chuẩn cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Để bổ sung đạm, mẹ có thể dùng thịt, cá, tôm, lòng đỏ trừng, đậu nành, đậu xanh… xay nhuyễn nấu chung với bột. Những loại thực phẩm này cũng giúp mẹ thường xuyên thay đổi mùi vị của bột để kích thích trẻ thích ăn hơn. Nếu bạn sử dụng bột ăn dặm đóng hộp thì trẻ rất dễ chán ăn, vì ngày nào cũng chỉ ăn một mùi vị duy nhất.

Để bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ có thể thêm vào bột các loại rau củ. Màu của rau củ càng đậm thì càng giàu dưỡng chất. Mẹ nên chọn rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, cảu bó xôi, bí đỏ, cà rốt…). Việc đổi mới thường xuyên các loại rau củ cũng giúp thay đổi hương vị của bột.

Trong cách nấu bột cho trẻ, chất béo có thể sử dụng từ dầu ôliu, mỡ, dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương.

Trước khi nấu bột cho bé, mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh.

Trẻ mới dặm chỉ nên ăn 1 bữa bột trong ngày, còn chủ yếu vẫn uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khi bé lớn hơn, được 7 tháng tuổi trở lên thì mẹ tăng lên 2 bữa một ngày, nhưng giữa 2 bữa phải cách xa nhau để bé có thể tiêu hóa được.

Trẻ mới tập ăn dặm chỉ có thể ăn được bột loãng, nếu mẹ nấu bột quá đặc con sẽ khó nuốt và dễ bị nghẹn. Độ đặc của bột có thể tăng dần.

Khi cho bé ăn bột, mẹ nên kiên nhẫn, cho con ăn từ ít đến nhiều, không ép con ăn cố dẫn đến tâm lý sợ ăn.

3. Cách nấu bột ăn dặm cho bé

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

10g bột (khoảng 2 thìa cà phê đầy).

10g thịt/cá đã xay nhuyễn (khoảng 1 thìa cà phê đầy).

10g rau

1 thìa dầu ăn, bạn có thể dùng dầu oliu. Nhưng cách vài bữa mẹ nên thay bằng một thìa mỡ động vật.

3.2. Cách thực hiện

Thịt xay nhỏ sau đó đổ ra một cái rây, dùng thìa miết cho thật nhuyễn.

Lá rau rửa thật sạch, băm nhỏ sau đó cho vào cối giã nhuyễn.

Bột gạo mẹ cho 200ml nước vào, khuấy đều tay cho bột tan đều trong nước và không bị vón cục.

3.3. Thành phẩm

Đối với rau chỉ lấy phần lá, không sử dụng phần cuộng vì cứng, dễ khiến con bị nghẹn.

Bột là gạo tám không pha thêm bất cứ loại hạt gì kể cả gạo nếp. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bé, thì xay hạt ngũ cốc riêng, khi nào đổi món thì chế thêm vào sau. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ko nên, vì tuổi này bé chỉ ăn được khoảng 10g bột mỗi lần, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng bột chế biến sẵn, vì dù tiện lợi nhưng nó có thể không đảm bảo an toàn.

Cách nấu bột cho bé không nên sử dụng nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt. Bởi cơ thể trẻ cần một lượng muối rất nhỏ mỗi ngày, nên món ăn nhạt hơn người lớn, nếu mẹ cho nhiều mắm sẽ khiến con bị mặn, không tốt cho cơ thể.

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần

Tuần 1:

Tuần 2:

Tuần 3:

Tuần 4:

Tuần 5: