Cách Nấu Bún Măng Vịt / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

2 Cách Nấu Bún Măng Vịt Đơn Giản

Vịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, kết hợp với nhiều loại gia vị, rau củ khác để tạo thành các món ăn ngon như vịt om sấu, vịt cháy tỏi, vịt nấu chao…

Hôm nay, kênh ẩm thực #ohana sẽ chia sẻ với bạn một món ăn từ vịt rất ngon và nổi tiếng – Bún măng vịt.

1. Bí quyết nấu bún măng vịt ngon chuẩn vị

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

Bún măng vịt rất phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các quán ăn bán bún măng vịt trên nhiều các đường phố. Giá cả của một bán bún măng vịt dao động từ 25 – 40 nghìn. Một cái giá không quá đắt đỏ nhưng không phải ai cũng hợp khẩu vị với các chế biến của chủ quán.

Do vậy, nhiều người lựa chọn cách tự nấu bún măng vịt ở nhà. Cách nấu cũng không quá khó, nếu bạn đã biết cách nấu canh măng xương thì với thì cách nấu nước dùng cho bún măng vịt cũng gần giống vậy. Trước tiên, các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

Thịt vịt: Bạn mua 1 con nặng khoảng 1 kg hoặc hơn một chút là được, nếu chọn con to quá sẽ dễ bị mỡ nhiều.

Măng tươi: 300g (có thể thay thế bằng măng khô nếu thích, tuy nhiên nếu dùng măng khô sẽ phải sơ chế lâu hơn)

Tiết vịt: 1 bát

Ớt hiểm: 2 – 3 trái

Hành hoa: 5 – 6 nhánh

Rau mùi: 1 nắm nhỏ

Hành tím: 3 củ

Tỏi khô: 2 củ (có thể dùng tỏi tươi nhưng hương vị sẽ không ngon bằng tỏi khô)

Rượu gạo: 1 ly nhỏ

Bún gạo: 1kg

Xà lách, rau sống ăn kèm (bắp chuối bào, ngò rí, húng quế, giá đỗ, diếp cá…)

Gia vị: Muối, đường, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

1.2 Chi tiết các bước nấu bún măng vịt

Thịt vịt bạn mua con sống rồi nhờ người bán giết thịt sẽ đảm bảo hơn khi mau thịt bán sẵn. Sau khi đã có thịt vịt, bạn tiến hành khử mùi hôi của vịt. Thịt vịt có mùi nồng đặc trưng nên nếu bạn không khử mùi trước khi nấu sẽ rất khó ăn.

Bạn pha hỗn hợp gồm 1 ly rượu, 1 thìa muối, 1 muỗng nước cốt chanh rồi chà sát lên mình con vịt rửa sạch với nước nhiều lần. Tiếp đó bạn đập dập củ gừng, tiếp tục chà sát lên mình con vịt rồi lại rửa sạch với nước. Làm kỹ như vậy vịt mới sạch mùi hôi và khi nấu sẽ thơm hơn.

Tiếp theo bạn bắc một nồi nước nhỏ, nước sôi bạn cho miếng huyết vịt vào luộc vừa chín tới thì vớt ra.

Măng tươi bạn rửa nước rồi thái thành các sợi nhỏ. Một số loại măng có vị khá đắng, do vậy khi sơ chế măng bạn phải chần sơ măng trong nước nóng rồi vớt ra bỏ vào bát nước lạnh, bóp nhiều lần rồi vắt ráo.

Gừng tươi bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch, chia làm ba, 1 phần đập dập, 1 phần thái sợi, 1 phần để nguyên.

Chanh cắt đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.

Tỏi khô bóc vỏ, 1 phần để nguyên, phần còn lại đập dập băm nhuyễn.

Hành tím bạn cũng làm tương tự như tỏi khô, 1 nửa để nguyên còn 1 nửa đập dập băm nhuyễn.

Rau thơm các loại bạn nhặt bỏ gốc, ngâm trong nước pha muối loãng trong 15 phút rồi rửa lại với nước cho sạch.

Hành lá bạn cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt riêng phần lá xanh và phần cọng trắng. Phần lá xanh bạn cắt nhỏ, còn phần cọng trắng cắt khúc.

Rau mùi bạn cũng nhặt bỏ rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Trước tiên bạn bắc một nồi nước trên bếp, nước sôi bạn cho gừng thái sợi, hành tím đập dập, đầu hành cùng 1 thìa muối trắng, khuấy đều. Các loại gia vị này thêm vào sẽ tạo mùi thơm cho thịt vịt.

Sau 30 phút, bạn kiểm tra xem vịt chín chưa bằng cách dùng một chiếc đũa chọc vào thân vịt, nếu không còn nước đỏ chảy ra nghĩa là vịt đã chín. Bạn chuẩn bị một thau nước lạnh, vớt thịt vịt trong nồi ra bạn cho ngay vào thau nước lạnh này. Nước lạnh sẽ giúp da vịt săn lại, thịt giữ màu trắng đẹp mắt, không bị thâm.

Ngâm trong nước lạnh khoảng 3 phút bạn vớt con vịt ra bỏ vào đĩa. Chờ thịt nguội bạn chặt thành các miếng vừa ăn, xếp đẹp mắt trên đĩa.

Thịt vịt ăn với nước mắm gừng mới đúng điệu!

Các nguyên liệu để làm nước mắm gừng gồm: gừng tươi, ớt, tỏi, đường, nước mắm, mì chính. Trước tiên bạn cho gừng, ớt, tỏi, đường, mì chính vào cối, dùng chày giã nhuyễn.

Sau đó bạn dùng thìa múc ra chén, thêm 3 muỗng nước mắm ngon và 1 muỗng nước cốt chanh khuấy đều. Vậy là chén nước chấm đã hoàn thành.

Để nước dùng được đậm đà bạn nên xào măng trước. Phi thơm 1 muỗng hành tỏi băm trên chảo, khi hành tòi vàng thì bạn cho măng vào xào, đảo đều tay để măng không bị cháy. Khi măng gần chín bạn nêm vào chảo măng 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng nước mắm, ⅓ muỗng đường. Đảo đều chảo măng đến khi măng chín thì bạn tắt bếp. Vì măng đã luộc trước đó nên xào măng rất nhanh chín.

Tiếp đó bạn đổ măng đã xào vào nồi nước luộc vịt, thêm đầu hành lá vào. Tiết vịt bạn cắt thành các miếng nhỏ rồi cũng cho vào nồi nước dùng. Nấu trên lửa liu riu khoảng 10 phút, nếm lại xem vị đã vừa chưa rồi tắt bếp.

Các loại rau sống bạn xếp gọn gàng trên đĩa.

1.3 Yêu cầu thành phẩm

Món bún măng vịt ngon trước tiên phải có hình thức bắt mắt, mùi thơm của nước dùng ninh xương và còn nóng hổi.

Khi ăn, nước dùng đậm đà, ngọt thanh vị xương ninh kỹ quyện với gia vị nêm vừa đủ. Thịt vịt mềm, không khô, không còn mùi hôi. Nước chấm gừng cay, mặn, chua , ngọt hài hòa, ăn cùng bún và thịt vịt rất vừa miệng.

2. Hướng dẫn làm bún măng vịt ngon (cách 2)

2.1 Nguyên liệu chuẩn bị

2.2 Chi tiết các bước thực hiện

Vịt mua về bạn rửa với nước lạnh có pha nước cốt chanh. Sau đó bạn dùng gừng tươi giã dập hà sát lên mình con vịt rồi rửa lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch. Cách này sẽ giúp khử mùi hôi của vịt hiệu quả.

Bắc một nồi nước lên bếp, thêm 1 muỗng muối, 1 củ hành tím đập dập, 3 cọng đầu hành lá, khuấy đều cho muối tan rồi cho vịt vào luộc.

Tiết vịt bạn bỏ vào nồi nước sôi luộc chín. Khi tiết chín bạn vớt ra, chờ nguội cắt thành các miếng nhỏ.

Trước tiên bạn xào măng trên bếp, nêm gia vị muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn.

Măng chín tới bạn trút vào nồi nước dùng vịt, cho thêm 3 – 4 đầu hành hoa, nêm lại gia vị cho vừa ăn, nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.

Nước mắm gừng: Bạn giã nhỏ gừng, tỏi, ớt cho vào một chiếc bát, thêm 1 muỗng đường, 1 thìa mì chính, 3 muỗng nước mắt, 1 muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều, nếm thấy vừa miệng là được.

Trình bày: Xếp bún vào tô, xếp các miếng thịt vịt và huyết vịt lên trên, chan nước dùng, để lên trên vài cọng hành ngò, thưởng thức cùng rau sống và nước mắm gừng.

Lời kết

Bún măng vịt có nước dùng đậm đà, miếng thịt mềm, chan thêm nước mắm gừng nữa thì ngon tuyệt. Cách thực hiện món bún măng vị không quá cầu kỳ, quan trọng là nước dùng vừa miệng và thịt vịt mềm ngon. Bữa sáng lót dạ bằng một bát bún măng vịt vừa no vừa tốt cho sức khỏe.

Cập nhật 27/06/2020

Cách Nấu Bún Măng Vịt Ngon Hơn Ngoài Hàng

Phở bò, phở gà, bún măng là các món ăn dân dã đặc trưng của người Việt. Trong đó bún măng vịt là món bún nước được nhiều người yêu thích. Nét tinh túy trong bún măng vịt được thể hiện từ hương vị của nước dùng, cách chọn vịt, măng chua (hoặc măng khô) đến các bí quyết trong khâu chế biến.

Bún măng vit thường được thưởng thức vào những ngày hè với tác dụng thanh nhiệt nhờ tính hàn trong thịt vịt. Tuy nhiên trong những ngày trời se lạnh, bạn và gia đình cũng có thể quay quần bên nhau thưởng thức bát bún măng thơm lừng, trải nghiệm cái cảm giác giòn tan, chua ngọt của măng hòa quyện vào vị ngọt thanh, cay nòng của thịt vịt chấm với nước mắm gừng.

Nguyên liệu cần có

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

1 con vịt (1 – 1,2kg) 500g tiết vịt 1 trái chanh tươi 3 trái ớt sừng 500g măng tươi1kg bún tươi1 bó nhỏ hành lá; 2 bó nhỏ rau mùi; 1 nhánh gừng tươi 4 củ hành khô, 2 củ tỏiRượu trắngRau sống ăn kèm bún: cọng rau muống tỉa sợi, bắp chuối thái lát, rau thơm, giá đỗ, rau quế…Gia vị: bột ngọt, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

Cách chọn nguyên liệu ngon

Cách chọn vịt.

Để có được vịt ngon nhất, bạn nên mua vịt sống về tự làm, nếu mua vịt đông lạnh thịt sẽ không ngon bằng. Hơn nữa, mua vịt sống bạn có thể tận dụng phần tiết vịt mà không phải mua thêm bên ngoài.

Bạn cần chọn vịt theo kiểu chăn thả tự nhiên sẽ có độ dai ngọt hấp dẫn. Vịt nuôi ngoài đồng thường nhỏ hơn vịt nuôi công nghiệp, nặng chỉ từ 1 – 2kg. Bạn chọn vịt có kích thước khoảng 1,2 – 1,5 kg là tốt nhất.

Nên chọn vịt trưởng thành, lông đã mọc đầy đủ, như vậy sẽ rất dễ vặt lông và tiết kiệm thời gian sơ chế. Bạn có thể mua vịt sống rồi nhờ người bán làm hộ luôn cũng được.

Cách chọn măng ngon

Những củ măng còn non tươi, củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, măng thẳng, giòn là ngon nhất. Bên ngoài măng không xuất hiện các lá vàng, nát, không có đốm hay bị héo, nhìn bề ngoài thấy măng có vỏ mỏng, chất giòn, nhiều nước, vị tươi ngon và có mùi thơm đặc trưng. Nếu măng có màu trắng hay màu vàng bất thường thì không nên mua vì có thể đã bị xử lý hóa chất.

Nên chọn măng khô ở những điểm bán uy tín, măng phải có màu nâu vàng hoặc vàng đậm tự nhiên, măng có kích thước nhỏ để chế biến nhanh hơn. Nếu thấy măng có màu vàng giả, không tự nhiên và có mùi lạ thì có thể măng có chứa lưu huỳnh, không nên mua.

Cách sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt vịt

Thịt vịt sau khi đã làm và rửa sạch sẽ, bạn pha một ít rượu, muối và nước cốt 1 trái chanh rồi rửa lại vịt lần nữa. Gừng tươi đập dập, chà xát lên toàn bộ thân vịt trong vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bạn nấu một nồi nước sôi nhỏ, cho tiết vịt vào luộc chín rồi vớt ra để nguội. Sau đó thái miếng vuông vừa ăn.

Sơ chế rau củ và gia vị

Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, lấy 1/3 đập dập, 1/3 thái chỉ, 1/3 để nguyên. Chanh tươi bổ đôi, vắt lấy nước cốt.

Măng tươi rửa sạch, thái thành những sợi dài khoảng 5 – 7cm. Bắc một nồi nước lên bếp nấu sôi với chút muối, cho măng vào luộc khoảng 30 phút để măng ngon hơn và không bị đắng. Sau đó vớt ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.

Đập dập 1 củ tỏi, băm nhỏ; 1 củ bóc vỏ, để nguyên.

Hành khô 2 củ bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ; 2 củ còn lại bóc sạch vỏ rồi cắt đôi.

Các loại rau sống ăn kèm nhặt gốc, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.

Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, phần đầu trắng cắt khúc dài 5cm, phần lá thái nhỏ.

Rau mùi nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Hướng dẫn cách nấu bún măng vịt

1. Luộc vịt – nấu nước dùng

Bạn bắc một nồi nước lớn lên bếp, cho thêm 1 muỗng muối trắng, gừng thái chỉ, hành tím bổ đôi và nửa phần đầu hành trắng.

Cho vịt vào nồi rồi bật bếp nấu, khi nước luộc sôi bạn hạ lửa nhỏ cho vịt chín từ từ, đồng thời mở vung.

Lưu ý, bạn phải vớt hết bọt, váng mỡ vịt trong quá trình luộc thì nước dùng mới trong và thanh vị.

Sau khi luộc vịt trong khoảng 20 – 30 phút bạn dùng đầu đũa xiên vào đùi vịt. Nếu nước chảy ra không có màu đỏ thì vịt đã chín.

Vớt ra ngâm vào thau nước đá lạnh khoảng 5 phút để vịt sẽ không bị khô và thâm đen, da vịt có màu sáng và ngon ngọt hơn.

Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, xếp ra đĩa.

Lưu ý, sau khi vớt vịt ra vẫn giữ lửa liu riu để giữ nóng nước dùng.

2. Nấu măng

Phi hành, tỏi băm trong chảo lớn, thêm một muỗng ớt bột rồi đổ măng vào xào.

Thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị của bạn và gia đình.

Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước dùng, đảo nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng và ½ phần đầu hành còn lại nấu cùng. Khi sôi, nêm nếm lại một lần nữa là xong.

3. Làm nước mắm gừng chấm thịt vịt.

Giã nhuyễn phần gừng còn lại với 1 trái ớt đã bỏ hạt, 1 củ tỏi bóc sạch vỏ và 1 muỗng đường sau đó đổ ra chén.

Thêm 4 muỗng nước mắm ngon vào chén cùng 1 muỗng nước cốt chanh, khuấy đều là được.

Lưu ý, lượng gia vị pha nước mắm bạn có thể thay đổi cho phù hợp với khẩu vị.

Bước 4. Trình bày – thưởng thức

Cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước dùng chan lên

Rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu rồi thưởng thức.

Xếp các loại rau sống ra đĩa, bày vịt luộc và chén nước mắm gừng ăn kèm

Cách Nấu Bún Măng Vịt Tươi Ngon, Chuẩn Vị

Nắm được công thức nấu bún măng vịt tươi ngon, bạn có thể tự tin vận dụng để nấu bún măng vịt cho bữa sáng hay thay đổi khẩu vị cho các bữa chính trong ngày.

Mẹo khử mùi thịt vịt:

Sau khi làm sạch thịt vịt, trước khi sơ chế loại thịt này, nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Vịt sống: 1 con, nặng khoảng 1 – 1,5kg (cho 4 – 6 người ăn)

– Măng tươi: 500g

– Chanh tươi: 1 trái

– Hành lá: 1 bó nhỏ

– Gừng tươi: 1 củ

– Rau mùi tàu: 1 bó nhỏ

– Rượu trắng: 100 ml

– Tỏi khô: 1 củ

– Hành khô: 3 củ

– Bún tươi: 1kg

– Các gia vị nêm nếm thường dùng: dầu ăn , muối , hạt nêm , đường, hạt tiêu …

Sơ chế nguyên liệu – Vịt sau khi rửa sạch, khử mùi, chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có tiết vịt, có thể cắt thành miếng, chần quan nước sôi để loại bỏ chất bẩn và giúp tiết đông lại thành khối. – Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái khúc nhỏ. Hành khô, tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

– Dùng một nhánh gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

– Măng tươi mua về rửa thật sạch, cho vào nồi luộc chín để loại bỏ vị đắng, nếu thấy măng vẫn còn đắng, có thể chần qua nước sôi thêm vài lần. Xả măng bằng nước lạnh cho măng nguội, sau đó xé măng thành những sợi mỏng vừa ăn.

Chế biến món vịt nấu măng tươi

Bước 1: Áp chảo cho thịt vịt ra bớt mỡ

Bắc chảo lên bếp với một chút dầu ăn , khi dầu nóng hãy cho thịt vịt chặt nhỏ vào áp chảo cho đến khi phần da ra bớt mỡ, miếng thịt săn lại và có màu vàng nâu đẹp mắt. Gắp vịt vào rây, để ráo dầu.

Sau khi áp chảo, thịt vịt không bị ngán ngấy do nhiều mỡ và thơm ngon hơn. Nếu thịt vịt nhiều nạc, săn chắc thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2: Ướp thịt vịt

Cho thịt vịt áp chảo vào tô lớn, thêm khoảng 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng cà phê muối , 2 muỗng cà phê đường, 1/2 lượng hành băm, tỏi băm. Trộn đều hỗn hợp cho vịt ướt và thấm gia vị.

Ướp vịt trong khoảng 30 phút, có thể đảo thường xuyên khi ướp để vịt thấm gia vị đậm đà hơn.

Bước 3: Xào măng thấm gia vị

Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn , phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào chín rồi nêm thêm chút hạt nêm cho đậm đà. Xào măng tươi trước khi nấu sẽ giúp măng thấm dầu và gia vị, khi ăn măng giòn ngọt và thơm hơn.

Bước 4: Nấu măng vịt

Bắc một cái nồi lớn lên bếp, phi thơm lượng hành băm còn lại rồi cho thịt vịt vào xà, thêm gừng thái lát vào xào cùng vịt. Khi thịt chín và săn lại thì đổ nước vào đun sôi đu nhỏ lửa cho thịt mềm.

Sau 20 – 25 phút thịt mềm, hãy trút hết phần măng tươi , tiết vịt thái miếng vào nồi, nấu sôi thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi vặn lửa liu riu để giữ nóng.

Bước 4: Bỏ bún vào tô (có thể chần qua nước soi để bún tươi hơn), rắc thêm hành lá, mùi tàu thái nhỏ, cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt, măng tươi vào là đã hoàn thành.

Đậm đà như bún măng vịt

Với sự kết hợp uyển chuyển của thịt vịt và măng, món bún măng vịt mang lại hương vị đậm đà, khó quên. Đây là món ăn dễ nấu và có nhiều chất dinh dưỡng.

Để có món ngon đúng điệu

Để món bún măng vịt đạt chuẩn thì phải chọn vịt từ 6 tháng trở lên, vịt sau khi làm sạch, pha một chút rượu, muối, nước cốt chanh rửa vịt lần nữa. Cẩn thận hơn, có thể dùng gừng tươi đập dập, chà xát lên toàn bộ thân vịt trong khoảng vài phút rồi rửa sạch lại với nước, để ráo. Bỏ vịt vào nồi nước sôi, canh lửa to, nêm chút muối, gừng và sả. Vịt luộc chín vớt ra không teo tóp mà phổng phao, da vàng óng, có mùi thơm đặc trưng.

Sau khi đã có nước luộc vịt, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, lạc với hành, tỏi bằm, nhanh tay cho măng vào xào. Nêm muối, nước mắm, đường cho vừa với khẩu vị. Măng đã luộc chín chỉ cần xào sơ khoảng vài phút cho măng thấm dầu và gia vị là được. Trút hết phần măng vừa xào vào nồi nước luộc vịt, trộn nhẹ, cho thêm tiết vịt đã cắt miếng. Nấu sôi nồi nước, nêm nếm lại gia vị lại một lần nữa. Cuối cùng cho bún ra tô, xếp thịt vịt lên trên, múc nước vịt có cả măng và tiết vịt chan lên, rắc thêm chút hành lá, rau mùi thái nhỏ và hạt tiêu.

Điều đặc biệt hấp dẫn được người ăn từ bún măng vịt một phần nhờ nước luộc vịt. Món bún này được điểm “cộng” so với các món chính khác là sự kết hợp độc đáo giữa bún tươi, thịt vịt, măng và các loại gia vị thường dùng. Để cho món bún măng vịt được ngon hơn thì chúng ta cần phải chuẩn bị chén nước mắm gừng để dùng kèm thịt vịt.

Cảm nhận đặc biệt khi thưởng thức

Chấm một miếng thịt vịt vào chén nước mắm gừng cùng miếng măng đưa vào miệng nhai chậm rãi, vị ngọt, béo của thịt hòa lẫn mùi thơm của gừng. Bạn cũng sẽ cảm nhận được vị hăng nhưng không nồng của măng thấm dần vào lưỡi, len xuống cổ khó mà quên được. Nước vịt trong và ngọt nhẹ, thịt vịt dai ngon chấm nước mắm gừng thơm lừng, măng tươi ăn cùng sợi bún mềm và đủ loại rau sống, cảm giác ngon, đậm đà và cuốn hút.

Húp tô bún nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán, mọi cảm giác mệt mỏi dường như tan biến mất. Sợi măng nấu với nước bún ngòn ngọt, giòn dai ăn mà ghiền. Chưa kể đến mấy miếng thịt vịt trắng ngon, xếp đều trên lớp bún xâm xẩm nước. Rồi còn đĩa rau sống đã sẵn sàng đặt bên cạnh. Ghé mũi hít hà cái hương thơm này rồi đưa đũa gắp một đũa bún ăn cùng một miếng thịt vịt với măng bạn sẽ cảm nhận được vị ngon đậm đà của món ăn này.

Các món ăn được chế biến từ vịt rất được ưa chuộng và phổ biến, từ bữa ăn hàng ngày cho đến những buổi tiệc lớn nhỏ, như vịt tiềm, vịt quay, vịt kho… Và bún măng vịt cũng thế, với vị béo ngọt của vịt, vị mềm dai từ những sợi bún và độ giòn sần sật của măng sẽ làm cho món ăn tròn vị và khiến bạn ăn hoài không thấy ngán.

Cách Nấu Bún Măng Vịt Ngon, Nước Dùng Đậm Đà

Để có một món ăn ngon hấp dẫn đều phải trải qua rất nhiều công đoạn, đặc biệt hơn là đều nhờ vào bàn tay khéo léo và cách biến tấu của người đầu bếp tài hoa. Vậy hôm nay, chúng ta hãy đến với một món ngon mới từ thịt vịt đó là món bún măng vịt.

Tương tự như cách làm thịt vịt kho măng mà Siêu ngon đã chia sẽ lần trước, thì lần này chỉ cần cho thêm một tí tẹo công thức cơ bản nữa là sẽ có ngay món bún măng vịt siêu ngon đặc biệt này thôi.

Yêu cầu thành phẩm

Một món bún măng vịt ngon đúng chuẩn thì trước tiên là màu sắc phải bắt mắt, nước dùng ngon ngọt sánh quyện và đặc biệt là miếng thịt vịt phải đạt được vị đậm đà, ngọt thanh, thịt vừa chín ko quá mềm kèm với mùi thơm vốn có của thịt vịt.

Tóm lại thì mọi thứ phải hoàn hảo một cách thật xuất sắc để người dùng cảm thấy thích thú và nhớ mãi hương vị ấy.

Một mẹo dùng cho món bún măng vịt nữa là không thể thiếu chanh, rượu, gừng, sả và cà chua.

Cà chua là để cho nồi nước dùng có hương vị lạ hơn, ngọt thanh tự nhiên và có được hương vị chua cay mặn ngọt. Có thể thay thế cà chua bằng thơm, bí ngô hay củ hành tây đều được tuy nhiên với món ăn này thì cà chua sẽ thích hợp hơn.

Rượu và chanh có công dụng gần giống nhau. Chanh giúp miếng thịt vịt mềm, tươi và át bớt mùi hôi trong miếng thịt vịt. Còn rượu thì cũng giúp miếng thịt mềm nhưng nó còn giúp miếng thịt thơm hơn và giúp hòa quyện hương vị với nhau hơn.

Tiếp đến là sả và gừng, chúng giúp tẩy chay đi mùi hôi vốn có của vịt và còn giúp nồi nước dùng thơm ngao ngát, thật sự rất khó cưỡng lại được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho cơ thể và quá trình tăng cân.

Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thũy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, phù nề, người mới khỏi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Tốt cho dạ dày, vì thịt vịt giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.

Tốt cho tim, vì thịt vịt cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.

Chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch, vì trong máu của các loại gia cầm nhất là loài vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ô liu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Tất nhiên là sẽ tốt cho người dùng nhưng cũng sẽ có một vài trường hợp bất khả kháng là hại người dùng, cho nên sau đây là một vài trường hợp không thể sử dụng món ăn này, hy vọng sẽ giúp cho các bạn một điều nhỏ gì đó.

Người bị bệnh gout: Không nên ăn thịt vịt, vì trong nó có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người mới phẩu thuật: Cần kiêng chất tanh và cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều thịt vịt nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt

Theo đông y, do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học còn thịt vịt chứa nhiều đạm nếu ăn chung với nhau sẽ làm biến mất chất đạm và giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận. Bởi dâu và mận có tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Làm ra được một món ăn siêu ngon hấp dẫn thế này mà chỉ có 1 giờ đồng hồ thôi, chứ cả 3 giờ đi nữa thì cũng đáng, đơn giản là tại nó ngon thiệt chứ chẳng đùa.

Thử húp xì xụp một miếng nước dùng rồi cắn thêm miếng thịt vịt ngọt mềm kèm với vài lát măng giòn giòn làm ta cứ muốn ăn mãi không ngừng.

Một món bún măng vịt thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì thật sự là rất xứng đáng với công lao mà mình bỏ ra nãy giờ chứ nhỉ?