Cách Nấu Bún Sườn Hà Nội / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Bún Sườn Chua Dọc Mùng, Bún Sườn Hà Nội Ngon, Dễ Làm

1. Cách nấu bún sườn chua hấp dẫn khó cưỡng

Nguyên liệu nấu bún sườn chua

500g sườn non.

2 lạng giò sống.

3-5 cái mộc nhĩ.

Dọc mùng: 1 bó.

1 mớ mùi tàu.

Me chua: 1 quả

Cà chua: 2 quả

1/4 quả dứa.

2 củ hành khô.

Mắm, muối, mì chính, hạt nêm.

Bún.

Cách thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Dọc mùng tước hết xơ, thái thành từng khúc vừa ăn sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Me cạo sạch vỏ, bẻ thành từng đoạn nhỏ. Dứa gọt sạch, thái thành từng miếng nhỏ. Hành tím bỏ vỏ, băm nhỏ. Mùi tàu rửa sạch rồi thái nhỏ.

Mộc nhĩ cho vào ngâm cùng nước ấm cho nở hết và mềm. Rửa sạch sau đó thái vụn. Đổ vào giò sống trộn đều cùng 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt nêm. Cuối cùng vê thành từng viên nhỏ vừa ăn.

Sườn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi trần qua nước sôi, tiếp tục rửa sạch lại với nước lạnh, vớt ra và ướp với hạt nêm, tiêu, muối trong khoảng 20 phút.

Phi thơm hành tím rồi cho sườn vào xào săn lại. Đổ nước ngập sườn, cho me vào đun sôi cùng. Nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun lim rim cho đến khi sườn chín mềm là được. Vớt sườn và me ra một cái bát.

Bước 2: Thực hiện nấu bún sườn chua

Cho thêm nước vào nồi nước sườn sao cho đủ ăn, tiếp đó cho mọc vào nấu tới khi nổi lên thì vớt ra. Me chín lọc lấy nước bỏ bã cho vào nồi, rồi cho cà chua, dứa vào nấu cho tới khi chín mền. Cuối cùng nêm muối và đường để tạo vị chua ngọt cho món ăn.

2. Cách nấu bún sườn chua dọc mùng ngọt thanh dịu nhẹ

Cách nấu bún sườn chua dọc mùng vị ngọt xương, dịu nhẹ và thanh thanh sẽ tăng sức hấp dẫn cho bữa sáng của gia đình bạn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

0,5kg sườn non.

500g bún tươi.

5 tàu dọc mùng.

4 quả cà chua.

2 quả thanh trà (nếu không có thanh trà có thể sử dụng quả sấu hoặc dọc thay thế)

1 quả ớt hiểm.

1 củ hành khô.

1 thìa cà phê hạt tiêu.

Bột canh, mì chính, bột nêm, dầu ăn.

Rau răm, hành.

Rau sống ăn kèm.

Cách thực hiện

Bước 1: Dọc mùng tước hết xơ, cắt vát miếng vừa ăn sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Hành và rau răm rửa sạch rồi cắt khúc.

Bước 2: Sườn non chặt miếng vừa ăn, chần qua nước sôi rồi rửa sạch bằng nước muối loãng. Tiếp đó cho sườn vào nồi rồi hầm cho đến khi chín mềm.

Bước 3: Đun nóng chảo với chút dầu ăn, cho hành vào phi thơm, tiếp tục cho cà chua vào xào. Đổ cà chua vào nồi xương đang hầm, cho 2 quả thanh trà vào đun cùng. Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng. Thanh trà chín thì dầm nhuyễn để tạo vị chua thanh thanh cho món ăn.

Bước 4: Thả dọc mùng vào nồi sườn và đun thêm khoảng 1 phút cho nước sôi trở lại.

Bước 5: Bún chần qua nước cho bát tô, vớt sườn non và dọc mùng cho lên trên rồi chan nước dùng vào bát bún. Thêm chút hành và mùi tàu thái nhỏ là bạn đã có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn này rồi.

3. Cách nấu bún sườn non thơm ngon hấp dẫn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

0,5kg sườn lợn.

1 quả dứa.

3 quả cà chua.

Hành tây: 1/2 củ.

Bún, rau sống.

Hành khô, hành lá, ớt tươi.

Muối, nước mắm, hạt nêm.

Cách thực hiện đơn giản

Sườn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi trần qua nước sôi, tiếp tục rửa sạch lại với nước lạnh, vớt ra và ướp với hạt nêm, tiêu, muối trong khoảng 20 phút.

Cho sườn vào nồi, thêm 3 lít nước vào hầm mềm.

Cà chua rửa sạch rồi thái múi cau. Dứa gọt sạch, cắt miếng mỏng vừa ăn.

Hành tây bóc vỏ, cắt miếng mỏng ngâm với nước đá lạnh trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo.

Đun nóng chảo với chút dầu ăn, phi thơm hành, cho dứa và cà chua vào xào cùng 1 thìa cà phê hạt nêm.

Trút tất cả hỗn hợp vừa xào vào nồi nước hầm xương, đun thêm khoảng 20 phút nữa rồi nêm gia vị cho vừa khẩu vị.

Cho bún vào bát, thêm hành lá, hành tây lên trên, chan nước dùng cùng sườn non vào bát và thưởng thức.

4. Cách nấu bún sườn Hà Nội chuẩn vị

Nguyên liệu cần chuẩn bị

500g bún rối.

0,5kg sườn lợn non.

2 quả cà chua.

5 nhánh dọc mùng.

Vài quả sấu.

Mùi tàu, hành lá.

Hành khô.

Nước mắm, tiêu, muối.

Cách thực hiện

Bước 1: Sườn rửa sạch, chặt khúc vừa ăn rồi trần qua nước sôi, tiếp tục rửa sạch lại với nước lạnh, vớt ra và ướp với hạt nêm, tiêu, muối trong khoảng 20 phút. Cho sườn vào nồi, thêm 3 lít nước vào hầm mềm.

Bước 2: Dọc mùng tước bỏ hết xơ, cắt vát miếng vừa ăn sau đó ngâm với nước muối loãng trong 10 phút. Tiếp đó, vắt dọc mùng sao cho kiệt nước rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Đun nước sôi, chần sơ qua dọc mùng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Gọt vỏ quả sấu, rửa sạch rồi cho vào nồi nước hầm sườn.

Bước 4: Cà chua rửa sạch rồi thái múi cau. Đun nóng chảo với chút dầu ăn, phi thơm hành khô đã băm nhỏ, cho cà chua vào xào cùng 1 thìa cà phê hạt nêm rồi đổ vào nồi nước hầm sườn.

Bước 5: Cho dọc mùng vào nồi nước dùng rồi đun sôi khoảng 1 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp.

Cách Nấu Bún Ốc Hà Nội Ngon

Cách nấu bún ốc – nhất là bún ốc Hà Nội là món ăn không những thơm ngon, đậm vị mà còn được rất nhiều người yêu thích.

Nếu bạn ở Hà Nội hoặc có dịp ra Hà Nội – khi nhắc đến ẩm thực nơi đây thì chắc chắn món bún chả, bún ốc,… phải được kể đến đầu tiên rồi.

Nguyên liệu nấu bún ốc Hà Nội ngon cần có

Ốc nhồi: 2 kg (hoặc có thể dùng ốc vặn, ốc đá,… tùy thích).

Xương heo: 1 kg.

Bún tươi: 1 kg (chọn loại bún sợi nhỏ).

Đậu hũ (đậu phụ): 3 miếng (bìa).

Cà chua chín: 300 gram.

Bột nghệ, chanh, ớt.

Hành tím, hành lá, ngò, rau tía tô.

Giấm bỗng: 1/2 lít.

Gia vị gồm: Dầu ăn, nước mắm, muối, tiêu, đường.

Rau ăn kèm gồm: Xà lách, bắp chuối, rau muống chẻ và hoa chuối xắt mỏng

Cách nấu bún ốc Hà Nội ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Ốc nhồi: Sau khi mua về, các bạn đem ngâm với nước gạo qua đêm để ốc nhả hết chất bẩn cho sạch. Trường hợp không có thời gian có thể cho ốc vào ngâm với nước vài lát ớt.

Tiếp theo, cho ốc vào nồi luộc với 1 chút muối. Lưu ý: Không nên luộc kỹ quá tránh làm cho thịt ốc bị dai và nhớ giữ lại phần nước luộc ốc.

Khi luộc ốc xong, vớt ốc ra, để ốc nguội bớt rồi khêu lấy phần thịt, bỏ phần đuôi đen đi. Sau đó, cho 1,5 muỗng cà phê mắm + 1 ít hạt tiêu xay + 1/2 muỗng cà phê bột nghệ vào ướp với ốc. Để khoảng 30 phút cho thịt ốc được ngấm đều gia vị.

Cà chua: Đem rửa sạch, cắt bỏ phần cuống rồi bổ múi cau.

Ớt: Cắt cuống, bỏ hạt rồi băm nhuyễn.

Hành tím: Bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.

Hành lá, tía tô: Rửa sạch, cắt nhỏ.

Các loại rau sống: Đem nhặt và rửa thật sạch. Có thể cắt nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên tùy thích.

Đậu hũ (đậu phụ): Đem rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn rồi đem chiên qua dầu cho vàng, sau đó vớt ra để cho ráo dầu.

Bún tươi: Trụng qua nước sôi rồi để ráo.

Xương heo: Rửa thật sạch với nước muối để khử mùi tanh, tiếp đó cho vào nồi cùng với 2 lít nước, hầm khoảng 30 phút với mức lửa vừa.

Bước 2: Nấu bún ốc

Đầu tiên, bạn đặt nồi lên trên bếp, cho 1 chút dầu ăn vào, đun để dầu ăn được nóng già rồi cho hành tím băm vào phi thơm vàng lên.

Tiếp đó, cho phần thịt ốc + cà chua vào xào với mức lửa lớn trong khoảng 3 phút để ốc được săn lại.

Cuối cùng, cho phần nước luộc ốc + nước hầm xương và giấm bỗng vào, nấu cho nồi nước dùng bún ốc sôi lên, nêm nếm lại gia vị thêm 1 lần nữa cho vừa ăn rồi thả đậu hũ chiên vàng vào. Đun sôi lên 1 lần nữa rồi vặn lửa nhỏ liu riu và để giữ nóng cho đến khi dùng.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức món ăn

Các bạn chuẩn bị 1 bát tô to, cho bún vào tô rồi chan nước dùng + ốc + đậu hũ + cà chua (mỗi loại 1 ít) vào và rắc hành lá lên trên.

Các loại rau sống bày ra đĩa, ăn đến đâu thì cho vào ăn kèm đến đây.

Nguyên liệu làm ớt chưng ăn bún ốc cần có

Ớt tươi: 100 gram.

Ớt bột: 50 gram.

Tỏi băm.

Gia vị gồm: Dầu ăn, muối, đường,…

Cách làm ớt chưng ăn bún ốc như sau

Bước 1: Sơ chế ớt

Ớt tươi sau khi mua về, các bạn đem cắt bỏ cuốn, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, đem cắt thành từng lát và cho vào cối cùng nửa muỗng đường xay thật nhuyễn rồi trút để riêng ra chén.

Bước 2: Chưng ớt

Các bạn đặt 1 chiếc nồi có đáy dày lên trên bếp, bật bếp với mức lửa vừa. Tiếp đó, cho khoảng 1/2 chén dầu ăn vào, đợi cho dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi thơm vàng lên rồi cho ớt xay nhuyễn + 1 ít muối vào. Sau đó, dùng đũa khuấy thật đều để ớt có vị đậm đà hơn.

Tiếp theo, bạn cho thêm khoảng 1/2 chén dầu ăn vào, vặn lửa nhỏ lại rồi cho bột ớt vào. Dùng đũa đảo nhẹ tay khoảng 3 phút – khi đó bạn sẽ thu được 1 hỗn hợp sền sệt và tắt bếp đi, để nguội là xong.

Như vậy là chúng ta có được được món ớt chưng để ăn kèm với bún ốc rồi đó. Với cách làm ớt chưng này, các bạn có thể bảo quản và sử dụng trong khoảng 2 – 3 tháng.

Bạn có thể bảo quản bằng cách cho ớt chưng vào hũ thủy tinh khô rồi bảo quản ở nơi thoáng mát là được.

Các bạn nên ngâm ốc với nước vo gạo để ốc được sạch hơn khi chế biến.

Khi luộc ốc, các bạn có thể cho thêm 1 chút gừng + sả vào luộc cùng để nước ốc được thơm hơn.

Nồi nước dùng các bạn không nên nêm quá nhiều gia vị để tránh làm mất đi hương vị đậm đà của nước ốc.

Qua đây, các bạn hoàn toàn có thể tự mình chuẩn bị các nguyên liệu và tiến hành chế biến món bún ốc ngon tuyệt hảo cho gia đình mình thưởng thức tại nhà đó.

Cách Nấu Bún Thang Chuẩn Vị Hà Nội

Nguyên liệu nấu bún thang

Gà ta: 1 con

Giò lụa: 200g

Xương ống heo: 500g

Tôm sú: 200g

Tôm khô: 100g

Sá sùng (hoặc râu mực khô): 100g

Trứng vịt: 3 quả

Bún tươi cọng nhỏ: 1kg

Hành lá, rau răm, hành khô, gừng nướng, nấm hương, củ cải khô

Gia vị: nước mắm, đường cát, đường phèn, hạt nêm, giấm, mắm tôm ngon

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gà mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo.

Xương ống heo rửa sạch, để ráo.

Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn rồi rang sơ trong chảo nóng.

Tôm sú cắt bỏ đầu đuôi, bóc vỏ. Dùng tăm nhọn tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Sau đó cho tôm vào cối giã nhỏ.

Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước, để ráo rồi thái nhỏ.

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát.

Gừng rửa sạch, để ráo. Đem nướng cho đến khi gừng chín và có mùi thơm.

Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, thái sợi thật nhỏ, trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.

Nấm hương cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.

Trứng vịt đánh vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.

Giò lụa thái sợi nhỏ.

Bước 2: Luộc gà

Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi cho 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa đường, 1 thìa muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau đó vớt gà ra để nguội, dùng tay xé sợi hoặc thái miếng nhỏ.

Luộc gà với gừng nướng cho thơm. Ảnh: Hà Ly

Bước 3: Ninh xương

Xương ống heo cho vào nồi luộc qua với nước, tiếp đến cho vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 – 3 tiếng) để làm nước dùng. Cho sá sùng đã rang sơ hoặc râu mực mướng vào nồi để nước dùng ngon ngọt hơn.

Ninh xương để lấy nước dùng. Ảnh: Internet

Bước 4: Làm ruốc tôm

Cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, dầu nóng già cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi rang cho tôm chín vàng, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.

Rang tôm với nước mắm để có món ruốc tôm đậm đà, thơm ngon. Ảnh: Internet

Bước 5: Tráng trứng

Cho trứng vịt đã đánh vào chảo tráng cho thật mỏng. Trứng chín cho ra đĩa, cuộn lại rồi thái sợi nhỏ.

Trứng tráng thái sợi nhỏ. Ảnh: Hungry Huy

Bước 6: Nấu nước dùng

Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 1 tiếng, cho tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều.

Tiếp tục ninh thêm 1 – 2 tiếng nữa, sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá và rau răm vào rồi tắt bếp.

Bước 7: Trình bày và thưởng thức

Khi ăn, chần bún qua nước sôi rồi cho vào tô, lần lượt xếp các loại nhân đã chuẩn bị ở trên, sau đó chan nước dùng vào là xong. Dọn kèm với mắm tôm và củ cải ngâm. Bạn có thể cho thêm chanh, ớt tươi xắt, hành phi theo ý thích.

Ăn bún thang phải có mắm tôm mới dậy vị. Ảnh: Theblogofsalt

Bí quyết để món bún thang ngon như ngoài hàng

Bên cạnh những nguyên liệu không thể thiếu như thịt gà, trứng, giò lụa, để món ăn tròn vị cần có nấm hương và củ cải khô.

Muốn nước dùng món bún thang có vị ngọt thanh, đậm đà, ngoài xương ống nên cho thêm tôm khô, sá sùng hay râu mực nướng.

Quan trọng nhất tô bún thang phải cho ít mắm tôm mới đậm đà, tăng thêm vị ngon cho món ăn.

Nếu yêu thích nấu ăn và đam mê sưu tầm, trải nghiệm những công thức nấu món bún ngon áp dụng vào bữa ăn hằng ngày hoặc mở quan kinh doanh, bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới, Bếp Trưởng Á Âu sẽ tư vấn cụ thể các khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn.

Cách Nấu Bún Cá Hà Nội (Full Chi Tiết)

Bún cá Hà Nội, bình dị một nét riêng.

Nhắc đến bún cá, người dân Việt Nam chắc chẳng lạ gì bún cá cay Hải Phòng, bún cá rô Hưng Yên, canh cá Quỳnh Côi, bún chả cá Nha Trang, bún chả cá Quy Nhơn hay bún cá Châu Đốc. Đi từ Bắc vào Nam, có lẽ các món bún riêu, bún cá, vùng nào cũng có và mỗi vùng lại có những thêm thắt khác nhau cho món canh riêu, canh cá của riêng mình. Từ việc tạo độ chua cho canh bằng nhiều loại gia vị khác nhau như tai chua, quả dọc, quả sấu, lá me chua, quả me, cơm mẻ, giấm bỗng… cho đến việc sử dụng các loại cá sông hồ đến cá biển như cá rô đồng, cá rô phi, cá trắm, cá thu, cá ngừ, cá lóc… hay sự xuất hiện của những loại rau ghém ăn kèm độc đáo, hoặc thêm vào nhiều loại nhân khác nhau. Đối với mình mà nói, bún cá là món dễ ăn và ăn được nhiều hơn cả trong các mùa bởi vị chua và vị thanh của nó. Khi đã chán thịt thà dầu mỡ hoặc những ngày thời tiết oi bức, giao mùa khó chịu, cắn miếng cá chiên giòn rụm chấm đẫm mắm chua ngọt, húp miếng nước dùng trong vắt, thoang thoảng vị chua mà lại ngọt dịu thật sự sảng khoái. Mỗi bát bún cá được ăn kèm với nhiều loại rau, có hàng thêm măng ngâm tỏi ớt hoặc măng ngâm mắc mật chua chua cay cay nên lúc nào cũng hấp dẫn thực khách.

Ở Hà Nội dễ có đến hàng trăm quán bún cá, trong các ngõ phố, góc chợ dọc ngang khắp nẻo đường Hà Nội đều có sự hiện diện của món ăn bình dân này, nổi tiếng có bún cá Văn – Quán Thánh, bún cá Sâm Cây Si – Trung Yên, bún cá Hạnh béo – Nguyễn Thái Học, bún cá Hàng Bài, bún cá Quang Trung và bún cá Nguyễn Công trứ… Bún cá Hà Nội với nước dùng được tạo độ chua nhẹ từ giấm bỗng, miếng cá chiên vừa giòn, điểm xuyến vài cọng rau chần tới độ, thêm một chút thì là, vài miếng cà chua, tuy không phải độc đáo nhất như bún cá Nha Trang hay bún cá cay Hải Phòng nhưng bún cá Hà Nội trong tâm tưởng người Hà Nội là một món ăn bình dị và hài hoà.

– 1 kg cá trắm đen/ cá rô phi/ cá chép giòn/ cá điêu hồng/… lọc xương. – 1 bộ xương cá + đầu cá. – 500g xương bay/ xương ống. – 1 củ hành tây. – 2 củ hành khô. – 1 củ tỏi. – 2 củ gừng. – 2 mớ rau cần tuỳ ý. – 3 quả cà chua to. – Hành lá, thìa là. – 1 củ nghệ hoặc 1 thìa cà phê bột nghệ. – Giấm bỗng đã lọc bã (mua ở Hàng Bè). – 1 kg búi rối. – Ớt, tỏi, chanh. – Rau sống ăn kèm: rau diếp, bắp chuối, kinh giới, tía tô…

– Xương bay/ xương ống rửa sạch, luộc sôi cùng với giấm, muối rồi vớt ra rửa sạch lại sau đó ninh với 2,5 lít nước. Ninh khoảng 4 tiếng để lấy nước xương, chú ý hớt bọt thường xuyên. – Hành tây, gừng đập dập, nướng thơm. – Cá rô phi/ cá trắm… làm sạch, lọc lấy thịt, phần đầu và xương cá để riêng. Phần thịt đã lọc xương thả vào một chậu nước đá, cho 1 thìa cơm giấm, ngâm 10 phút sau đó vớt ra thấm khô, chú ý phần màng đen phải cạo sạch để khử tanh, sau đó thái thành các miếng dài khoảng 10cm, dày 4cm vừa ăn. – Giã nát 1 củ nghệ chắt lấy nước cốt, nếu không có nghệ tươi có thể dùng bột nghệ, tuy nhiên nghệ tươi sẽ thơm ngon hơn. Ướp cá với nước cốt nghệ, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột tỏi, bóp đều cho cá ngấm gia vị, ướp 15 phút. Tiếp đó, vắt 1/2 quả chanh lấy nước cốt cho vào phần cá đã ướp, bóp đều các miếng cá để ngấm. Chanh giúp cá cứng khi chiên không bị vỡ. – Gắp các miếng cá vào 1 túi zip, chú ý chỉ gắp cá chứ không cho phần nước gia vị ướp cá vào cùng. Cho vào 2 thìa cơm bột chiên giòn hoặc bột năng, lắc đều túi để bột bám nhẹ các miếng cá. Đối với 1kg thịt cá lọc mình chỉ cho 1,5-2 thìa cơm bột chiên giòn/ bột năng chứ mình không cho hơn. Bột chiên giòn/ bột năng sẽ giúp miếng cá khi chiên được đứng miếng, tạo độ giòn và giữ độ giòn lâu, đồng thời giúp miếng cá chiên rất đẹp. Tuy nhiên cho nhiều bột sẽ khiến miếng cá bở nhũn khi gặp nước và mất đi vị cá cũng như ăn rất ngấy, làm giảm vị thanh của bún cá. – Sau đó, đem chiên ngập dầu. Chú ý để dầu sôi trên 150 độ hãy thả cá vào chiên. Chiên vàng non rồi gắp ra thấm bớt dầu chiên lại lần 2 trước khi ăn sẽ giòn ngon. – Phần xương cá đem xay nát với 1 củ gừng rồi tiến hành lọc bỏ phần bã, giữ lấy nước cốt. – Đầu cá làm sạch, ướp chút muối, sau đó cho vào chiên cho hơi vàng, thấm khô dầu, rồi bỏ đầu cá và phần nước lọc xương cá vào ninh cùng 2,5 lít nước xương bay. Tổng vào khoảng 3,5 lít nước. Khi ninh được 60 phút thì thêm vào hành tây và gừng nướng thơm và vớt đầu cá ra, lược lại cho nước dùng thật trong. Nêm gia vị gồm muối, mì chính, bột nêm cho vừa miệng. Khi gần ăn, mình mới thêm giấm bỗng vào nồi để bỗng không bị bay hơi hết. Chú ý mình không cho nhiều giấm bỗng mà chỉ cho vừa đủ để thoang thoảng vị chua dịu nhẹ của bỗng và cà chua trong nước dùng. – Các loại rau sống rửa sạch, để ráo nước, thái rối. – Pha nước mắm, đường, giấm và nước lọc theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 3. Giã nhuyễn ớt tươi, tỏi, có thể thêm chút thìa là thái nhỏ cho vào nước mắm khuấy đều để chấm cá ăn kèm bún. – 2 tép tỏi băm nhỏ, phi thơm, cho 3 thìa cơm dầu ăn và 2 thìa cơm ớt khô vào chưng. – 2 củ hành khô thái nhỏ, cà chua bổ múi cau. Phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào qua. Sau đó trút vào nồi nước dùng cá. Chú ý cà chua phải còn nguyên miếng, không xào nát. – Rau cần nhặt bỏ rễ và bớt lá già, hành lá, thìa là thái nhỏ. – Chần rau cần trong nồi nước dùng cho cần chín tái. – Chần nóng bún, xếp rau cần, cá rán, thêm vài miếng cà chua, rắc hành, thìa là, múc nước dùng nóng lên trên. Khi ăn, chấm cá vào nước mắm, thêm ớt chưng, tỏi, ớt.