Món gà hầm ngải cứu với nước dùng ngọt thịt, gà thì chín mềm thấm vị vô cùng bắt lưỡi. Không những được ăn ngon mà còn được trị bệnh nhờ món ăn tưởng chừng khó nhưng hóa ra lại đơn giản với những chia sẽ của đầu bếp trong cách làm gà hầm ngải cứu này thì thật thích phải không nào? Vậy còn chờ gì nữa mà các bạn không thử ngay cách làm này đi. Cách nấu cháo gà ác…
với nước dùng ngọt thịt, gà thì chín mềm thấm vị vô cùng bắt lưỡi. Không những được ăn ngon mà còn được trị bệnh nhờ món ăn tưởng chừng khó nhưng hóa ra lại đơn giản với những chia sẽ của đầu bếp trong cách làm gà hầm ngải cứu này thì thật thích phải không nào? Vậy còn chờ gì nữa mà các bạn không thử ngay cách làm này đi.
Cách nấu cháo gà ác hầm ngải cứu cực ngon và nhiều dinh dưỡng
Bước 1: Gà mổ xong xát muối và rửa sạch để khỏi mùi hôi. Chặt gà thành từng miếng to.
Bước 2: Rau ngải cứu rửa sạch. sau đó Xếp ngài cứu, gà và thuốc bắc vào nồi, cho chút mắm. Hầm cách thủy cho đến khi chín.
Bước 3: Múc gà ra bát và thưởng thức khi còn nóng. Món gà hầm ngải cứu không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn giúp tuần hoàn máu lên não, chữa đau đầu và suy nhược cơ thể cực tốt.
3 cách nấu cháo nhanh chín bạn nên thử:
Cách 1: Bỏ gạo vào nước nấu sôi, đậy vung tắt bếp khoảng 15 phút rồi nấu sôi lại để nhỏ lửa, cháo nấu mau nhừ hơn bình thường rất nhiều. Cũng bằng cách này áp dụng cho các món hầm rất hiệu qủa. Hơn nữa lại tiết kiệm ga và điện.
Cách 2: Cho gạo vào nồi nấu sôi lên 1 lúc, đậy vung thật kín, tắt bếp đi, 1 lúc sau lại bật bếp cho sôi lại rồi tắt bếp, làm thế vài lần đảm bảo cháo nhừ tơi, kể cả các món hầm khác.
Cách 3: Buối tối trước khi đi ngủ bỏ gạo vào nước sôi trong bình thủy đậy nắp lai.. đến sáng hôm sau đổ ra nồi thì cháo đã nhừ ngon lành, không cần phải chờ đơi. Chuẩn bị phần “nhân” gồm rau củ xong cho vào nồi quấy khoảng 5 phút để cháo và nhân sánh lại, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp cho dầu mè vào và múc ra tô thưởng thức.
Một số cách nấu cháo mà không bị trào:
Cách 1: Hãm lửa, sau khi cháo sôi nên vặn nhỏ lửa để cháo dần cạn nước, gạo trong cháo được ninh sẽ nhừ hơn.
Cách 2: Thêm dầu ăn. Bạn hãy cho thêm một vài thìa dầu ăn. Cách này giúp món cháo của bạn ăn ngon hơn vừa tránh được cháo trào ra ngoài.
Cách 3: Chuẩn bị tốt trước khi nấu cháo. Trước khi nấu cháo, bạn cần đãi sạch gạo, chờ nước ấm 50-60 oC mới cho gạo vào. Khi nấu cháo, bạn nên cho vào nồi vài giọt dầu vừng, khi sôi đun lửa vừa. Làm như vậy, dù cháo sôi cũng không bị tràn ra ngòai.
Cách 4: Dùng cơm thừa để nấu cháo thường hay bị dính và cháy, Nếu trước khi nấu, ta dùng nước lạnh dội qua thì khi đun sẽ không bị dính mà cháo vẫn ngon như nấu bằng gạo.
Cách 5: Khi đun nhiều, có loại nồi cũng bị trào. Để khắc phục, bạn nên vo gạo trước 3 tiếng, dùng lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Tóm lại, để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-600C. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.
Kết: Cách làm gà hầm ngải cứu không chỉ là tuyệt chiêu chế biến món ngon của các chị em mà còn được xem như phương thuốc chữa được nhiều loại bệnh. Tác dụng của cây ngải cứu là có tính kháng khuẩn, giúp lưu thông khí huyết nên chế biến thành thức ăn sẽ giúp bồi bổ sức khỏe cho người ốm hoặc kiệt sức, cũng rất tốt cho phụ nữ mới sinh.
Tags: Cách nấu cháo, Cách nấu cháo gà, cháo gà, gà ác hầm ngải cứu