Cách Nấu Chè Đậu Đen Với Hạt Sen / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Đen Chuẩn Vị Đồng Quê

Vào những ngày hè nóng nực, một bát chè hạt sen đậu đen giải khát sẽ rất tuyệt vời. Đây là món ăn dân dã, thơm ngon hấp dẫn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe đối với con người.

Nguyên liệu nấu chè hạt sen đậu đen cần chuẩn bị

Để có một nồi chè đậu đen hạt sen ngon, đúng vị bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi nguyên liệu cần thiết:

300gram hạt sen tươi

½ bát đậu đen

2 thìa hạt Trân châu nhỏ hay còn gọi là bột báng

Đường phèn: liều lượng tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người

1 nhánh gừng nhỏ

1 thìa muối nhỏ

Nước cốt dừa tự làm hoặc nước cốt dừa đóng hộp sẵn. Gia vị này sẽ giúp món chè của bạn thơm, béo ngậy

Lưu ý quan trọng khi chọn nguyên liệu nấu chè hạt sen đậu đen

Cách nấu chè hạt sen đậu đen ngon là phải cực kỳ coi trọng khâu chuẩn bị nguyên liệu. Hạt sen bạn nên chọn loại hạt còn tươi, có mùi thơm đặc trưng, hạt béo, tròn chắc. Như thế, khi nấu mới đảm bảo thơm ngon

Độ ngon của món chè phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đậu đen bạn chọn. Nên chọn loại đậu còn mới, béo tròn, chắc mẩy, đen bóng. Đậu độ đen càng đậm càng tốt.

Bí quyết hay khi chọn đậu là cắn đôi hạt ra và quan sát phần ruột bên trong. Nếu ruột của hạt đâu màu hơi xanh đó là đậu chuẩn, còn ruột đậu màu trắng sẽ không ngon bằng.

Cách nấu chè hạt sen đậu đen ngon đúng chuẩn

Bước 1: Sơ chế đậu và hầm đậu

+ Sơ chế đậu: Đậu đen sau khi mua về bạn đem rửa sạch, đãi thật kỹ để loại bỏ hạt sâu, hạt lép. Sau đó, ngâm đậu với nước cùng một thìa muối qua đêm. Mục đích của thao tác này là giúp đậu nhanh mềm hơn khi nấu.

Đậu sau khi đã ngâm qua đem, bạn nhớ đãi lãi thật sạch

Cho đậu vào nồi và hầm cho đến khi đậu mềm, hạt đậu bung ra.

Cho đường phèn vào, lượng đường tùy thuộc vào khẩu vị từng người. Sau đó, đun lửa nhỏ thêm một chút để đường ngấm vào đậu rồi tắt bếp

Nếu bạn muốn món chè nhanh nhừ nên ninh đậu với nồi áp suốt

Kinh nghiệm hầm chè đậu đen ngon: sau khi đậu đã nhừ, gạn lấy hết nước, bã đậu để lại trong nồi, thêm một chút đường trắng vào rồi xào lên. Như thế, đường sẽ ngấm đều vào đậu cực thơm ngon.

Bước 2: Sơ chế và nấu hạt sen

+ Hạt sen sau khi mua về cần tiến hành sơ chế. Bạn hãy bóc tách vỏ và tim sen ra. Loại bỏ hết tim sen vì nếu không khi nấu món chè sẽ bị đắng

+ Rửa sạch hạt sen. Nước nóng bắc sẵn trên bếp, đến khi sôi thì đổ hạt sen vào. Lưu ý lửa nấu rất nhỏ, đến khi thấy hạt sen mềm, bở thì tắt bếp

Bước 3: Sơ chế trân châu

Cho trân châu vào trong bát nước và ngâm khoản 10 phút để hạt nở đều. Sau đó, đổ trân châu ra rổ, để ráo nước. Nếu gia đình nào không thích ăn trân châu có thể bỏ qua nguyên liệu này.

Bước 4: Nấu chè hạt sen đậu đen

+ Chuẩn bị sẵn một cái nồi, sau đó đổ hỗn hợp đậu đen và hạt sen đã được sơ chế vào hầm chung

+ Lửa hầm chè phải thật nhỏ

+ Cách nấu chè hạt sen đậu đen ngon là bạn phải thường xuyên dùng đũa khuấy đều để đậu và hạt sen chín đều, không bị cháy dưới đáy nồi.

+ Khi đậu và hạt sen đã chín vừa ăn, bạn tiến hành nêm đường (lượng đường tùy thuộc khẩu vị các thành viên trong gia đình bạn). Nên dùng đường phèn hoặc đường nâu để món chè có vị ngọt dịu. Không nên dùng đường kính vì chè thường có vị ngọt khắt.

+ Cuối cùng, cho hạt trân châu vào nồi nấu thêm tầm khoảng 2 phút nữa và tắt bếp.

Công dụng của món chè hạt sen đậu đen

Chè hạt sen đậu đen dùng trong mùa đông hay mùa hè đều rất hợp

Món ăn này không chỉ có mùi thơm đặc trưng, bùi, béo, bở cực ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Công dụng giải độc, thanh lọc cơ thể

Chất Molypdenum có trong đậu đen có khả năng khử độc sulfites rất hiệu quả. Theo tính toán của các nhà khoa học, cứ trong một chén đậu đen chứa đến 172% nhu cầu về khoáng chất molydenum của cơ thể.

Bởi thế, khi ăn chè đậu đen bạn có thể thực hiện được đồng thời 3 công năng: bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, giải độc sulfites, giải độc rượu.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta sử dụng nhiều các loại thực phẩm công nghiệp có chứa nhiều chất bảo quản không tốt thì việc sử dụng đậu đen đều đặn để khử độc là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Công dụng chữa bệnh đau đầu, mất ngủ hiệu nghiệm

Với người lớn, ăn chè hạt sen đậu đen từ 3 đến 4 lần/tuần, mỗi lần một chén sẽ giúp an thần, ngủ sâu giấc hơn.

Với trẻ nhỏ mẹ có thể dùng đậu đen và hạt sen nấu cháo. Đây không chỉ là cách thay đổi khẩu vị, kích thích hứng thú đối với bữa ăn của bé mà còn cung cấp nguồn dinh dường dồi dào, lành mạnh để bé phát triển toàn diện hơn.

Chè đậu đen hạt sen còn được coi là món ăn tẩm bổ tốt dành cho bà bầu

Công dụng của nó là an thai, hạn chế khuyết tật ở thai nhi, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn.

Một số lưu ý khi nấu chè hạt sen đậu đen

Để có một bát chè hạt sen đậu đen ngon đúng chuẩn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nguyên liệu lựa chọn phải thận trọng, kỹ càng, đảm bảo còn tươi mới, chuẩn chất lượng.

Đậu trước khi nấu tốt nhất nên rang qua trong khoảng 5 phút cho vỏ đậu hơi nhăn lại rồi mới đem ngâm với nước. Như thế, món chè sẽ thơm hơn, rất dậy mùi.

Nếu bạn muốn thêm gia vị trần bì khi nấu chè cần lưu ý không nên nấu trần bì quá kỹ vì dễ gây vị đắng khiến nhiều người cảm thấy khó ăn

Cách nấu chè hạt sen đậu đen không hề khó đúng không nào? Bạn có thể nấu món ngon này ngay tại nhà mà không tốn nhiều công sức, không tốn nhiều ngân lượng. Đảm bảo cả nhà ai cũng sẽ khen ngon. Vậy, sao bạn không bắt tay làm ngay để cả gia đình cùng thưởng thức vào những ngày cuối tuần rãnh rỗi nhỉ?

Cách Nấu Chè Đậu Đen Hạt Sen Đơn Giản, Ngọt Thanh Hấp Dẫn

Chè đậu đen hạt sen là món chè bổ dưỡng, vừa giúp giải nhiệt cơ thể, giấc ngủ sâu hơn lại cực kỳ tốt cho sức khỏe con người.

Hạt sen: 200g

Đậu đen: 200g

Muối: ¼ muỗng cà phê

Đường: 150g

Bột năng: 1 muỗng canh

Nguyên liệu ăn kèm: Dừa bào sợi, đậu phộng, nước cốt dừa

Bước 1: Bạn ngâm hạt sen với nước 30 phút rồi rửa sạch để ráo. Nếu bạn sử dụng hạt sen tươi chỉ cần rửa sạch. Đậu đen vo sạch.

Bước 2: Bạn bắc nồi nước lên bếp cho đậu đen và ¼ muỗng cà phê muối vào nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa lại, ninh 20 phút. Cho hạt sen vào, ninh thêm 10 phút nữa.

(Ảnh: Nauankhongkho)

Bước 3: Bạn chắt nước luộc đậu, hạt sen ra tô để riêng. Cho 150g đường vào, trộn đều. Bắc lên bếp nấu 10 phút phút cho đường thấm vào đậu và hạt sen. Cho nước luộc đậu đen vào lại nồi, nấu sôi.

Thưởng thức chè đậu đen hạt sen thơm ngon, chuẩn vị (Ảnh: Epetitions)

Bước 4: Cuối cùng bạn khuấy tan 1 muỗng canh bột năng với nước, rưới từ từ vào chè để tạo độ sánh xong tắt bếp đi là xong. Khi thưởng thức bạn cho thêm chút dừa bào sợi, đậu phộng rang, nước cốt dừa vào sẽ giúp món ăn béo ngậy hấp dẫn hơn.

Hoàng Ly

Thảo thơm bánh gai làng Hạ

Ở làng Hạ, hầu như nhà nào cũng trồng cây lá gai làm bánh bởi đó là sản vật không thể thiếu trong mâm cỗ dịp hội làng.

Cây lá gai ưa nơi ẩm mát, chẳng kén đất trồng. Vào mùa mưa, chỉ cần cắt những cành già giâm xuống đất là thời gian sau đã mọc lên những bụi lá gai um tùm, che rợp cả lối ngõ, đường dong. Một dạo, khi loại bao xác rắn dệt bằng sợi ni-lon còn chưa thông dụng như bây giờ, người làng Hạ còn có thêm nghề tước sợi gai từ thân cây già, đan thành những chiếc bao bố, bán cho bà con quanh vùng để đựng thóc lúa. Lá gai có nhiều chất sắt, tạo nên màu đen nhánh khi làm bánh.

Vì vậy, người dân trong làng khi chăn nuôi thường truyền nhau kinh nghiệm cắt nhỏ lá gai, trộn vào thức ăn cho gà để gà đẻ sai trứng, nhiều lòng đỏ. Mùa này, người dân làng Hạ bắt đầu thu hoạch lá gai, chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh, dâng lên các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng. Lá gai phải hái trước khi những đợt gió mùa đông bắc lạnh giá kèm theo sương muối tràn về, tránh cho lá bị táp; lại phải chọn lá bánh tẻ chứ không được non quá hoặc già quá mới cho nhiều bột. Lá gai hái về đổ ra mấy chiếc nia ở giữa sân, cả nhà xúm vào nhặt bỏ lá sâu rồi mới đem rửa sạch, phơi khô, tước hết xơ và nghiền thành bột mịn.

Trước khi làm bánh, bột lá gai được cho vào túi vải dày, ninh trong nước thật kỹ để bột bớt vị chát và thêm sánh dẻo. Bánh gai làng Hạ thơm ngon có tiếng, ngày thường mang bán ở chợ huyện chỉ một lúc là hết veo, vì người dân khá cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Ngoài bột lá gai, bột gạo nếp bắc để làm vỏ bánh còn cần đến đậu xanh loại mốc vỏ, khi đồ chín có màu vàng tươi và bở tơi, thịt mỡ khổ thái hạt lựu, vừng, hạt sen, cùi dừa nạo nhỏ, đường hoa mai để làm nhân bánh. Ngay đến lá gói, trừ khi không có lá chuối ngự mới dùng lá chuối tây, vì lá chuối ngự tạo cho bánh có lớp vỏ lụa đẹp mắt và tăng thêm hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Bánh gai không luộc trong nước mà phải đem hấp như kiểu đồ xôi mới chín thấu, lâu bị khô và giữ được những tinh túy của nguyên liệu đã kỳ công chọn lựa.

Vào dịp hội làng, nhà nào cũng làm vài chục bánh gai rồi chọn những chiếc vuông vắn, đẹp nhất, bên ngoài thắt bằng lạt giang nhuộm màu hồng điều, góp vào mâm cỗ chung của làng. Cùng với các sản vật khác của quê hương, chiếc bánh gai với màu áo nâu đen giản dị được nâng niu, trân trọng dâng cúng thành hoàng làng bởi những nguyên liệu làm nên nó là công sức, thành quả lao động của người dân làng Hạ suốt một năm cần mẫn trên đồng ruộng. Chẳng vậy, mà khi tan hội, được phát lộc một chiếc bánh gai, bọn trẻ con cứ giữ mãi trên tay, không nỡ bóc ra ăn. Còn du khách có dịp đến với lễ hội làng Hạ, khi ra về trên xe bao giờ cũng treo một vài chục bánh để món quà đặc sản dân dã của vùng quê thuần nông được lan tỏa hương thơm, vị ngọt đến mọi nhà./.

Sắc màu xứ Huế trong những bát chè Ở Huế, chè không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà từ lâu, đã trở thành nét văn hóa, văn hóa ẩm thực mang sắc màu xứ Huế… Từ xưa, người Huế đã biết chế biến nhiều loại chè: chè đậu xanh, đậu ván, bông cau, hạt…

Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Đỗ Đen Với Hạt Sen Ngon Thơm Hết Ý

Chè đỗ đen hạt sen được biết đến là một trong những món ăn bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng món ăn này thường xuyên bạn sẽ có được những giấc ngủ ngon và một làn da căng mịn. Để giúp bạn dễ dàng nấu được món ăn hấp dẫn này, ngay bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách nấu chè đỗ đen với hạt sen chuẩn nhất.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đỗ đen: 250 gram

Hạt sen: 200 gram

Đường cát: 200 gram

Bột sắn dây: 100 gram

Hương vani

Cách nấu chè đỗ đen với hạt sen đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Phần hạt sen để nấu chè mọi người nên chọn mua hạt sen tươi, sau khi mua về thì đem tách vỏ sau đó loại bỏ phần tâm sen. Nếu mọi người thích nấu cả phần tâm sen cũng được, nhưng khi nấu nên chè sẽ có vị hơi đắng một chút.

Cách nấu chè đỗ đen cùng hạt sen thì phần bột sắn dây mọi người hãy hoà tan với một bát nước, nhớ dùng thìa khuấy thật kỹ để bột sắn tan hết.

Bước 2: Hầm đỗ thật nhừ

Cho phần hạt sen và đỗ đen đã được sơ chế vào nồi, cho thêm 1.5 lít nước và tiến hành hầm. Để đỗ và hạt sen mềm và nhừ thì bạn cần hầm trong thời gian dài, trong quá trình hầm nên hầm nhỏ lửa.

Sau khoảng 2 giờ là đỗ và hạt sen đã chín, việc của bạn là cho đường vào, sau đó hầm khoảng 20 phút nữa để đường tan hết.

Để tạo độ dẻo và thanh cho chè người ta thường cho bột sắn dây, khi cho nước bột sắn dây vào nồi chè bạn cần khuấy thật đều tay. Khuấy và đun thêm khoảng 5 phút là phần bột sẽ chín đều, bạn sẽ có ngay một nồi chè thơm ngon và bổ dưỡng.

Bước 4: Tạo hương vị cho nồi chè

Để nồi chè có hương vị hấp dẫn hơn mọi người có thể cho thêm một ống vani. Chú ý là bạn không nên cho quá nhiều vani, bởi khi cho quá nhiều nồi chè của bạn sẽ dễ bị đắng.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Chỉ với vài bước làm đơn giản là bạn đã có thể tạo ra một nồi chè đỗ đen hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng rồi. Việc của bạn là múc chè ra bát và thưởng thức những bát chè thơm ngon thôi nào.

– Trẻ em tiêu chảy kéo dài, gầy yếu kém ăn. – Phụ nữ hay bị sẩy thai. – Trẻ con nóng khát. – Chữa di tinh, đái đục. – Chữa lòi dom. – Chữa thiếu máu, ít ngủ, kém ăn. – Bồi dưỡng cho phụ nữ mới sinh hoặc mới điều hòa kinh nguyệt. – Chống lão hóa. – Và một số công dụng khác nữa.

Vào những ngày hè nóng bức bạn có thể cho chè vào ngăn mát tủ lạnh để mọi người có thể thưởng thức được những cốc chè tươi mát. Cách nấu chè đỗ đen với hạt sen vừa được chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp các bạn nấu ra những nồi hạt sen thơm ngon và hấp dẫn nhất.

3 Cách Nấu Chè Cốm Ngon Với Hạt Sen, Đậu Xanh, Khoai Môn

Bạn có biết rằng, chè cốm – món chè giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích còn có thể trở nên thơm ngon, bổ dưỡng hơn nữa khi kết hơn với những nguyên liệu phụ khác như hạt sen, đậu xanh… không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 3 cách nấu chè cốm ngon với hạt sen, đậu xanh và khoai môn.

Cách nấu chè cốm hạt sen ngon

Chuẩn bị

Cốm: 100gr.

Đường: 6 thìa.

Nước: 500ml.

Bột sắn (loại ướp hoa bưởi): 3 thìa.

Bột ngô hoặc bột năng: 2 thìa.

Hạt sen: 1 nắm.

Nước cốt dừa.

Cách làm

Bước 1: Ninh nhừ hạt sen rồi vớt ra để ráo (hạt tươi khoảng 5 phút, hạt sen khô khoảng 20 phút).

Bước 2: Hoà tan đường, bột ngô, bột sắn với khoảng 3 bát nước.

Bước 3: Bắc nồi chè lên bếp đun đến khi thấy chuyển sang dạng sánh, màu trắng đục thì chỉnh lửa nhỏ xuống.

Bước 4: Cho cốm và hạt sen đã ninh nhừ vào, quấy đều tay đến khi bột sánh trong, nhìn rõ được hạt cốm.

Bước 5: Tắt bếp và múc chè cốm hạt sen ra bát con, rưới thêm nước cốt dừa ăn cùng cho thơm. Chè cốm hạt sen có thể dùng nóng hoặc để nguội rồi cho thêm đá vào ăn cũng đều ngon như nhau.

Cách nấu chè cốm đậu xanh thơm bùi

Chuẩn bị

2 nắm đậu xanh đã cà vỏ.

2 nắm cốm.

2,5 bát con nước.

Đường, muối.

1,5 thìa bột năng.

Nước cốt dừa.

Va ni hoặc tinh dầu hoa bưởi (không bắt buộc).

Cách làm

Bước 2: Pha bột năng với khoảng 2 – 3 thìa nước. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn đổ thêm bột năng pha nước vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi có hỗn hợp chè sánh như ý muốn.

Bước 3: Cốm đãi cho sạch vỏ trấu và sạn rồi đem rửa qua với nước lạnh. Sau khi cho bột năng vào nồi đậu xanh thì bạn cho thêm cốm vào và nêm lại đường cho vừa ăn rồi vừa đun vừa khuấy cho đến khi cốm nở mềm.

Bước 4: Chè chín vừa ăn thì bắc ra khỏi bếp, thêm đường nếu cần. Bạn có thể cho thêm vani hoặc tinh dầu hoa bưởi để chè có mùi thơm hấp dẫn hơn. Khi ăn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa lên trên để tăng thêm vị béo ngậy nếu muốn.

Chuẩn bị

Khoai môn: 1 củ.

Cốm: 1 lạng.

Vài lá dứa.

Nước cốt dừa.

Đường.

Cách làm

Bước 1: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Nấu hoặc hấp khoai môn vừa chín tới, không để khoai chín quá sẽ nát.

Bước 3: Đun sôi nước, thả cốm và lá dứa vào nồi, thi thoảng đảo đều để tránh cốm bén nồi.

Bước 4: Khi cốm nở hết và chín, nêm lại đường cho vừa ăn rồi cho khoai môn vào nồi, đun thêm khoảng 10 phút để khoai ngấm đường.

Bước 5: Sử dụng một nồi khác, cho nước cốt dừa và một chút bột năng để nước cốt dừa có độ sánh, đun sôi và tắt bếp.

Bước 6: Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa, thêm đá và thưởng thức.

Bên cạnh đó, nên mua cốm mới làm, có màu xanh tự nhiên, thơm mùi lúa dịu nhẹ. Không nên mua những loại cốm có màu xanh đậm rực rỡ, tuy đẹp mắt nhưng có thể là cốm bị tẩm màu hóa học, có mùi hắc.

Hy vọng rằng với những cách nấu chè cốm mà chúng tôi đã giới thiệu, bạn sẽ thành công trổ tài nấu nướng chiêu đãi cả gia đình món chè giải nhiệt thơm ngon vào cuối tuần.