Nấm Mộc Nhĩ Đen, Trắng Với Sức Khỏe?

Nấm mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng là gì? Mộc nhĩ đen (nấm mèo, nấm tai mèo, mộc nhĩ, nấm nhĩ) tên khoa học là Auricularia auricula; nấm mộc nhĩ trắng hay ngân nhĩ tên khoa học Tremella fuciformis. Nấm mộc nhĩ có tác dụng gì? Cách dùng nấm mộc nhĩ đen, nấm mộc nhĩ trắng? Cách chọn nấm mộc nhĩ ngon và cách chế biến nấm mộc nhĩ thành món ăn bài thuốc. Tác dụng cách dùng nấm mộc nhĩ chữa bệnh, giảm cân như thế nào? Theo Giáo sư Takayoshi, nấm mộc nhĩ có ba loại, gồm mộc nhĩ trắng (nấm tuyết, ngân nhĩ) và mộc nhĩ đen (nấm mèo, nấm tai mèo); và loại thứ ba có tên mao mộc nhĩ (vân nhĩ). Nấm mộc nhĩ đen và nấm mộc nhĩ trắng được gọi là mộc nhĩ bởi hình dạng giống những cái tai mọc trên thân gỗ.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin hữu ích về mộc nhĩ, nấm mộc nhĩ, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng, loài nấm quen thuộc với chúng ta từ Giáo sư Takayoshi từ Viện nghiên cứu y dược Norashima Nhật Bản.

Mộc nhĩ đen (nấm mèo, nấm tai mèo, mộc nhĩ, nấm nhĩ) tên khoa học là Auricularia auricula; nấm mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ, tuyết nhĩ) có tên khoa học Tremella fuciformis. Nấm mộc nhĩ có tác dụng gì? Cách dùng nấm mộc nhĩ đen, nấm mộc nhĩ trắng? Cách chọn nấm mộc nhĩ ngon và cách chế biến nấm mộc nhĩ thành món ăn bài thuốc. Nấm mộc nhĩ đen và nấm mộc nhĩ trắng được gọi là mộc nhĩ bởi hình dạng giống những cái tai mọc trên thân gỗ. Nấm mộc nhĩ là những cây nấm ký sinh trên những cây tán rộng hoặc trên thực vật khô mục, sinh trưởng cơ bản vào các mùa thu, hạ, xuân. Loại nấm này tồn tại và phát triển tại các nước trong khu vực Châu Á và tại một số hòn đảo của Thái Bình Dương, những nơi có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều.

Thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều các loại nấm quý, vừa là thực phẩm bổ dưỡng, vừa là dược liệu quý như nấm hương, nấm linh chi, nấm lim xanh, nấm tai mèo… Nhân dân ta thường quen gọi nấm tai mèo là mộc nhĩ đen, hay mộc nhĩ.

có đường kính từ 2- 15 cm, mặt trong và mặt ngoài của loại nấm này có sự khác nhau: mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn còn mặt trong nấm màu nâu sẫm hơn và rất nhẵn. Mộc nhĩ đen không chỉ là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà còn có công dụng phòng chống và chữa bệnh hiệu quả.

Mộc nhĩ đen có kết cấu dạng keo, mềm dẻo, như cao su, thường mọc tập trung lại với nhau thành các cụm.

Khác với một số loại nấm chỉ khai thác được từ tự nhiên như nấm vân chi, nấm nấm đầu khỉ, nấm lim, mộc nhĩ đen dễ sinh sống trên các thân gỗ ẩm nên được nuôi trồng rất phổ biến, trở thành loại nấm quen thuộc trong ẩm thực Việt.

Mộc nhĩ đen giảm cân khỏe mạnh ngon miệng trong ẩm thực:

Trong ẩm thực Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, mộc nhĩ đen là thực phẩm được ưa chuộng và là một trong những thực phẩm được sử dụng kết hợp nhiều nhất trong các món ăn. Hương vị dai, giòn đặc trưng khiến nó trở thành thực phẩm được yêu thích và hương vị không thể lẫn khi được kết hợp cũng các loại thực phẩm khác. Mộc nhĩ đen thường được chế biến trong các món xào, canh, súp, chả nem, salad, món trộn….

Mộc nhĩ đen được sử dụng phổ biến vì từ xưa nó đã được cho là một vị thuốc quý, có lợi cho sức khỏe, có giá trị bổ dưỡng rất cao.

Nấm ngọc cẩu tăng cường sinh lý

Nếu nó không đáng quan tâm; xin mời bạn xem tiếp nội dung về nấm mộc nhĩ:

Tác dụng của nấm mộc nhĩ đen chữa bệnh trong y học:

Bên cạnh giá trị ẩm thực của nó, công dụng tác dụng của nấm mộc nhĩ cũng có tính chất dược liệu quan trọng. Nấm mộc nhĩ đen chữa bệnh, nấm mộc nhĩ có tác dụng chữa bệnh và đã được sử dụng như một vị thuốc thảo dược trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Theo các bác sĩ y học cổ truyền thì “loại nấm dược liệu này có vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận; tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương; chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết”.

Tác dụng của nấm mộc nhĩ đen chữa bệnh trong y học, khoa học:

Nghiên cứu gần đây của khoa học hiện đại đã tìm ra những đặc tính mới, các thành phần hoạt chất có trong loại nấm này.

Thành phần dược chất chính: Polysaccharides (kích thích miễn dịch, chống đông máu, giảm cholesterol).

Giống như những loại nấm dược liệu khác(nấm vân chi, linh chi, nấm lim xanh…), mộc nhĩ đen chứa hàm lượng cao polysaccharides và đây là những thành phần hoạt tính sinh học chính, mặc dù phenol cũng đã được chứng minh là chất có vai trò chống oxy hóa.

Tác dụng mộc nhĩ chống viêm:

Khoa học nghiên cứu cho thấy Polysaccharides có trong mộc nhĩ đen có hoạt tính kháng viêm, tương ứng với việc sử dụng mộc nhĩ đen trong cho việc giảm nhẹ tình trạng viêm hay bị kích thích của viêm mạc.

Tác dụng nấm chống oxy hóa:

Chiết xuất từ loại nấm này cho thấy đặc tính chống oxy hóa mạnh với một mối tương quan tich cực giữa nồng độ phenol và khả năng chống oxy hóa.

Ngăn ngừa hiện tượng đông máu:

Chiết xuất Polysaccharide trong mộc nhĩ đen ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian đông máu trong ống nghiệm và trong cơ thể sống. Hoạt tính chống đông máu của nó là do xúc tác của chất ức chế đông máu bởi chống lại hiện tượng máu đông nhưng không phải bằng các chất đồng yếu tố II gây đông máu.

Nấm mộc nhĩ giảm cholesterol:

Polysaccharides trong nấm này đã được chứng minh để giảm mức độ cholesterol trong máu (TC), mức độ triglyceride và LDL và tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỷ lệ HDL/TC và HDL/LDL.

mộc nhĩ bảo vệ tim mạch:

Cùng với đặc tính chống oxy hóa nói chung polysaccharides trong loại nấm này cho thấy hiệu quả cao trong bảo vệ tim mạch, đặc biệt là ở những người cao tuổi, tăng cường hoạt động của chất chống oxy hóa superoxide dismutase và giảm lipid peoxy hóa.

Một số bằng chứng cho thấy uống thường xuyên loại nấm này ở liều lượng nhỏ có thể tác dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đột quỵ và đau tim.

Nấm mộc nhĩ tốt cho xương:

Loại nấm này chứa hàm lượng cao protit, lipid, glucid, canxi, photpho, sắt, chất xơ và các vitamin nên rất tốt cho xương. Các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng mộc nhĩ đen cho trẻ em để phát triển hoàn thiện về vóc dáng; dùng cho các bệnh nhân có bệnh về xương, khớp, giúp xương chắc khỏe.

Nấm mộc nhĩ giảm cân:

Mộc nhĩ đen giảm cân rất tốt, nấm mộc nhĩ có thể giúp giảm cân nhanh, nhưng bà bầu không nên ăn nấm mộc nhĩ đen.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn thu được một số bằng chứng cho thấy vai trò của loại nấm này trong việc điều trị bệnh tiểu đường và một số căn bệnh nan y như gan nhiễm mỡ, sỏi mật, sỏi thận, các bệnh ung thu. thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh nó có thể đảo ngược quá trình lão hóa bằng cách tăng hoạt tính cho SOD để sửa chữa DNA.

Nấm mộc nhĩ trắng hay còn gọi là Tuyết nhĩ, ngân nhĩ, nấm tuyết:

Mộc nhĩ trắng trong tiếng Nhật có tên là Shiro kikurage, là một loại nấm có giá trị trong y học cổ truyền Nhật Bản cũng như trong ẩm thực Nhật Bản, giáo sự Takayoshi cho biết.

Mộc nhĩ trắng hay nấm ngân nhĩ, nấm tuyết nhĩ, bạch tuyết nhĩ này mọc trên cây tương tự như mộc nhĩ đen nhưng có màu trắng nhạt hoặc hơi vàng nhạt hoặc nâu nhạt ngả vàng, tai nấm trong mờ có độ thấu sáng nhất định nhưng không nhìn xuyên qua được. Mộc nhĩ trắng cũng được sử dụng trong ẩm thực Việt Nam và cũng là một vị thuốc nam trong Đông y.

Nấm mộc nhĩ trắng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Giá trị của nấm mộc nhĩ trắng

theo khoa học hiện đại được thể hiện ở các chất hữu ích có trong mộc nhĩ trắng, bao gồm:

Các loại Vitamin cần thiết: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, Carotene.

Các dưỡng chất thiết yếu: protein, chất béo, cacbohydrate.

Một số khoáng chất có giá trị: Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng, Kali, Natri, Selen, Magne.

Chỉ số năng lượng : 200 kcal/ 100g.

Chất xơ: 33,7g/ 100g.

Cảnh báo tác hại của nấm mộc nhĩ đen, tác dụng phụ của nấm mộc nhĩ trắng, từ không mong muốn đến tác hại nguy hiểm của mộc nhĩ đen và trắng tùy theo cơ địa từng người, như sau:

Tuy được chứng minh là loại dược liệu an toàn, hầu như không gây phản ứng phụ cho người sử dụng nhưng do có tác dụng chống khả năng sinh sản, nấm mộc nhĩ được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.

Cách Làm Thịt Lợn Viên Mộc Nhĩ Kho Thơm Ngon

Khi làm thịt viên kho, nhiều bạn gặp phải tình trạng viên thịt bị vỡ, thịt bị khô, không được mềm. Trong bài viết này Cookbeo sẽ chia sẻ những kinh nghiệm để khắc phục tình trạng trên.

Thịt viên kho

Nguyên liệu

500g thịt heo xay

4-5 củ hành khô

1 thìa canh bột mì

Hành lá

1 tai mộc nhĩ

Gia vị: Dầu ăn, bột ngọt, bột canh, nước mắm, hạt tiêu

Nguyên liệu cho món Thịt viên kho

Cách làm

Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo mua về bóp cùng với ít muối hạt, sau đó rửa sạch, để ráo rồi thái miếng, băm hoặc xay nhuyễn.

Để thịt viên không bị khô, bạn nên chọn phần nạc vai hoặc ba chỉ. Đây là phần có cả thịt lẫn mỡ nên sẽ có độ mềm, ngọt.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở mềm rồi rửa thật sạch, sau đó băm nhỏ.

Hành lá nhặt rửa sạch, xắt nhỏ.

Ướp thịt

Cho thịt xay vào tô lớn và ướp với:

1 ít hành băm

2/3 số hành lá

mộc nhĩ

1 thìa canh bột mì

2 thìa canh nước mắm

1 thìa cà phê bột ngọt

1 thìa cà phê hạt tiêu (nếu thích ăn cay)

Và để thịt mềm, không khô, 1 mẹo nhỏ nữa mà bạn không thể bỏ qua đó là cho thêm 1 thìa canh dầu ăn vào ướp cùng.

Nếu thích thịt viên kho có màu nâu vàng, thì bạn có thể cho 1 thìa cà phê nước màu và 1 thìa cà phê dầu màu điều vào khi ướp thịt. Nếu muốn nấu nhiều và để ăn qua ngày, theo kinh nghiệm của Cookbeo, bạn không nên cho hành băm nhuyễn và hành lá vào ướp cùng thịt vì sẽ nhanh bị hỏng.

Kho thịt viên

Cho 2 thìa canh dầu ăn vào nồi, làm nóng dầu thì cho thịt viên vào để chiên sơ qua. Lưu ý lửa không nên quá lớn, thịt viên dễ bị cháy.

Chiên tầm 1 phút, lật đều các mặt. Sau đó cho thịt viên ra bát riêng, đổ phần dầu vừa chiên vào nồi để kho thịt.

Bật bếp, nóng dầu thì phi thơm nốt số hành khô băm. Để món ăn dậy mùi thơm, bạn rưới 1 ít nước mắm vào, sau đó xếp thịt vào, dùng tay lắc nhẹ nồi để thịt thấm hành phi cho thơm rồi đổ nước xâm xấp mặt thịt.

Khi nước kho bùng sôi, bạn nêm gia vị vừa ăn, gồm có nước mắm, bột canh. Sau đó hạ bớt nhiệt độ, đậy nắp nồi và tiếp tục kho thêm 15 phút cho thịt chín mềm và đậm vị.

Tiếp đến cho hành lá vào, nấu thêm 15 giây rồi tắt bếp.

Múc thịt viên kho ra tô, có thể rắc thêm ít hạt tiêu lên trên để món ăn dậy mùi thơm.

Chỉnh sửa lần cuối ngày bởi Cúc Nguyễn .

Cúc Nguyễn là Food Editor tại chúng tôi

Cách Làm Salad Nấm Mộc Nhĩ Lạ Miệng Ngày Đông

– Đường trắng 1 thìa cà phê

– Ớt, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

– Cắt bỏ phần gốc cứng của mộc nhĩ, ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh từ 10-15 phút sau đó rửa sạch, cắt chân. Tuyệt đối không nên ngâm mộc nhĩ trong nước nóng!

– Cho lần lượt 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê giấm, 1 thìa cà phê đường trắng vào trong 1 tô khác, khuấy đều cho tan.

– Thêm mộc nhĩ, tỏi, ớt, hành lá, 1 thìa cà phê nước tương vào, trộn đều. Đậy tô lại và để tủ lạnh mát trong 30 phút. Khi ăn, lấy tô salad ra, trộn đều một lần nữa để khuấy phần nước sốt ở đáy tô lên. Trang trí với hành lá hoặc ngò thơm tùy thích.

Nấm mộc nhĩ có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn lại có nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, nấm mộc nhĩ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Mộc nhĩ đến tay người tiêu dùng là sản phẩm khô, khi sử dụng cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu, tuy nhiên cảnh báo các bà nội trợ không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu. Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.

Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Thứ hai, nhiều người để cho tiện và muốn mộc nhĩ nở nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước. Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ…

Cách Nấu Thịt Đông Ngon Với Tai Heo, Mộc Nhĩ Đơn Giản

Bạn đang muốn học cách nấu thịt đông chân giò với mộc nhĩ, tai heo để tăng thêm không khí của những ngày Tết nguyên đán mỗi khi tết đến xuân về?

Đặc biệt hơn là khi các bạn có được công thức chế biến món thịt nấu đông cho riêng mình rồi, các bạn có thể chế biến thêm hoặc bớt các nguyên liệu sao cho phù hợp với khẩu vị của cả gia đình mình nhất phải không nào?

Chuẩn bị nguyên liệu nấu thịt đông ngon

Thịt chân giò lợn: 1 kg.

Tai lợn: 500 gram.

Nấm hương, mộc nhĩ: mỗi loại 30 gram.

Hành khô, gừng.

Nước mắm ngon.

Tiêu đập dập.

Khuôn đựng thịt đông.

Cách nấu thịt đông ngon tại nhà Bước 1: Sơ chế thịt chân giò

Để sơ chế và làm sạch chân giò, đầu tiên các bạn dùng dao cạo sạch hết phần lông còn dính ở trên lớp phần bì bên ngoài. Tiếp đó đem chân giò rửa thật sạch với nước muối pha loãng rồi thái thành từng miếng nhỏ khổ bằng bao diêm.

Bước 2: Sơ chế tai lợn

Các bạn tiến hành cạo thật sạch tai lợn, có thể khử mùi hôi của tai lợn bằng cách lấy muối + dấm xát đều vào xung quanh tai lợn sau đó rửa sạch lại với nước rồi đem thái nhỏ.

Khi nấu thịt đông các bạn cho tai lợn vào để làm cho món thịt đông của chúng ta thêm giòn và ngon hơn. Trường hợp nếu như các bạn không thích tai lợn thì các bạn cũng có thể thay thế bằng 1 miếng bì lợn (khoảng 100 gram) để thịt có thể đông và tạo được độ kết dính.

Bước 3: Chần qua thịt

Để món thịt đông của chúng ta không bị bị, các bạn nên đun 1 nồi nước, cho 1 chút xíu muối + hành khô đã bóc vỏ và đập dập (hoặc các bạn có thể dùng hành trắng đều được) + 1 chút gừng đập dập vào nồi nước để chần thịt. Thịt lợn được chần qua nước có muối + gừng + hành đập dập sẽ làm giảm mùi hôi và sạch hơn.

Sau khi đã chần thịt xong, các bạn đem thịt xả qua với nước và để cho ráo nước. Tiếp đó cho thịt vào ướp cùng với 1 thìa nước mắm ngon trong khoảng 30 phút để cho thịt được ngấm đều.

Bước 4: Sơ chế và xào mộc nhĩ, nấm hương

Mộc nhĩ và nấm hương các bạn cho vào nước nóng ngâm nở ra rồi dùng dao cắt bỏ hết các núm rồi đem thái nhỏ (các bạn cũng không cần phải thái quá nhỏ, bởi khi thái nhỏ mọc nhĩ sẽ rất dễ bị nhũn và không còn độ ngon giòn nữa).

Tiếp đó, các bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào cùng với 1 chút hành khô và phi cho thơm vàng. Sau đó tiếp tục cho nấm hương và mộc nhĩ cùng, cho thêm 1 chút hạt nêm để thêm phần đậm vị rồi trút để riêng ra bát.

Bước 5: Xào thịt chân giò với tai lợn

Sau khi đã ướp chân giò với nước mắm được khoảng 3 phút, các bạn cho chân giò và tai heo vào chảo xào cùng với 1 ít dầu ăn cho săn thịt lại cùng với 1 chút hạt nêm nữa.

Lưu ý: Với cách làm thịt đông này, các bạn không nên nấu quá mặn, bởi như vậy sẽ rất dễ mất đi độ thanh mát của món ăn.

Bước 6: Ninh thịt

Sau khi đã xào thịt chân giờ với tai heo sơ qua rồi, các bạn cho thịt vào trong nồi để tiến hành nấu đông. Bạn có thể dùng nồi áp suất để ninh sẽ giúp tiết kiệm thời gian nấu hơn rất nhiều.

Bạn đổ nước vào trong nồi sao cho ngập mặt thịt, đun đến khi nào thấy sôi và nếu có bọt thì các bạn dùng muôi hớt hết phần bọt này ra, như vậy món thịt đông của chúng ta sẽ không bị đục. Và sau khi hớt hết bọt ra rồi, các bạn đóng nắp nồi áp suất lại và để tiến hành ninh thật kỹ.

Bước 7: Tạo hình cho món thịt đông

Nếu như các bạn muốn có được một món thịt đông vừa ngon, vừa bắt mắt. Các bạn có thể lấy cà rốt, tỉa hoa, cho vào luộc sơ qua rồi đặt vài bông xuống phía dưới của đáy khuôn hoặc bát trước khi múc thịt đông vào.

Cuối cùng, các bạn chỉ cần đem thịt đông bỏ vào trong tủ lạnh và để trong khoảng 5-6 giờ đồng hồ cho thịt được đông lại. Khi bắt đầu ăn, các bạn bỏ thịt đông ra và dùng dao, lách vào thành khay hoặc bát để úp thịt đông ra đĩa cho dễ dàng hơn. Và như vậy là các bạn đã có được món thịt chân giò nấu đông ngon giòn và hấp dẫn để cùng cả gia đình thưởng thức trong dịp Tết nguyên đán này rồi đó ạ.

Một số lưu ý khi nấu thịt đông ngon

Khi làm món thịt chân giò nấu đông, các bạn nên sử dụng tai heo hoặc bì lợn. Trong quá trình nấu, các bạn cũng cho 2 nguyên liệu này vào xào bình thường như thịt chân giò rồi ninh bình thường. Tai heo và bì lợn là 2 trong số các nguyên liệu có nhiều chất kết dính, sẽ làm cho món thịt đông của bạn đông đặc tốt nhất.

Khi ninh, các bạn nên sử dụng nồi áp suất để ninh hoặc nồi cơm điện để om thay vì các bạn đun trên bếp cho chân giò được chín nhừ.

Trong quá trình nấu thịt đông, các bạn cũng nên nấu nhạt 1 chút để món ăn dễ đông hơn. Hơn nữa cũng sẽ đảm bảo được tính thanh mát đặc trưng của món thịt chân giò nấu đông này.

Thông thường, món thịt chân giò nấu đông với tai heo, nấm hương, mộc nhĩ này là 1 trong những món ăn rất đặc trưng của những ngày Tết nguyên đán. Và món thịt nấu đông này khi ăn có thể ăn kèm với hành muối, dưa muối hoặc là củ kiệu muối đều sẽ rất ngon và hợp vị.

Gia đình bạn cũng có thể ăn thịt đông chấm với nước mắm ngon và rắc thêm 1 chút xíu hạt tiêu ấm nóng cũng rất rất tuyệt.

2 Cách Nấu Thịt Đông Ngon Chuẩn Vị Với Chân Giò Mộc Nhĩ

1. Cách nấu thịt đông bằng thịt chân giò mộc nhĩ Nguyên liệu nấu thịt đông:

– Thịt chân giò còn nguyên bì: 1kg (nên chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch)

– Tai heo: 500g

– Mộc nhĩ: 30 g

– Nấm hương: 20 g

– Hành khô: 2 củ

– Cà rốt: 1 củ

– Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm, muối, dầu ăn

Các nguyên liệu chính để nấu thịt đông chân giò, mộc nhĩ

Các bước nấu thịt đông ngon:

Bước 1: Ngâm mộc nhĩ, nấm hương

Nấm hương, mộc nhĩ rửa qua nước sạch rồi cho vào ngâm nước ấm (khoảng 70 độ) trong 10 phút để nấm và mộc nhĩ nở mềm ra là được rồi vớt ra rửa sạch lại với nước. Thái sợi to khi ninh lâu không bị nhũn.

Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch thái nhỏ

Bước 2: Làm sạch thịt chân giò và tai

Thịt chân giò và tai lợn dùng dao cạo sạch lông của phần bì và rãnh trong tai rồi cho vào rửa sạch nhiều lần với nước muối pha loãng để khử mùi hôi. Để ráo nước, thịt lợn thái miếng vuông, tai lợn thái miếng to dài bằng ngón tay.

Chú ý: Khi làm sạch, không thái thịt chân giò và tai lợn rồi đem đi chần nước sôi. Đây là sai lầm vì sẽ làm thịt co ngót lại khiến các chất độc hại không thoát ra được. Bước 3: Ướp thịt

– Ướp thịt chân giò đã và tai lợn đã thái với nước 3 thìa nước mắm, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa hạt nêm rồi đảo đều, để 40 phút cho thịt ngấm kỹ. (Ướp nhạt cho chuẩn vị thịt đông)

Sơ chế các nguyên liệu để nấu thịt đông

Bước 4: Nấu thịt đông

– Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm ½ hành băm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào xào qua (không xào kỹ), nêm chút gia vị cho vừa miệng. Múc ra bát để riêng

– Vẫn dùng nồi đó, cho chút dầu ăn phi thơm hành băm còn lại, cho thịt chân giò và tai heo vào đảo đều cho săn lại. Đổ nước vào vừa ngập mặt thịt đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút rồi cho nấm và mộc nhĩ vào đảo đều đun tiếp 5 phút nữa thì tắt bếp.

Xào thịt và nấu thịt đông

Để nấu thịt đông được ngon:

Trong lúc đun sôi, hớt bọt để khi cấp đông nước sẽ trong veo.

Không cho nấm và mộc nhĩ vào đảo cùng thịt ngay từ đầu vì ninh quá lâu nấm và mộc nhĩ sẽ bị nát, không ngon.

Bước 5: Trang trí và hoàn thành món ăn

– Cà rốt tỉa hoa xếp đáy khuôn cho đẹp rồi múc thịt vào để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 5 tiếng là thịt đông lại.

Hình ảnh thịt đông sau khi được trang trí

2. Cách nấu thịt đông bằng thịt gà Chuẩn bị nguyên liệu:

– Thịt gà: 1 con

– Bì lợn: 150g

– Cà rốt: 1 củ

– Mộc nhĩ

– Nấm hương

– Gia vị: hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm

Nguyên liệu chính để nấu thịt đông bằng thịt gà

Các bước nấu thịt đông bằng thịt gà:

Bước 1: Làm sạch gà và sơ chế nguyên liệu

– Xát muối, rửa sạch gà và lọc riêng phần thịt và phần xương. Bỏ bớt mỡ ở phần thịt. Sau đó, cho gà vào tủ lạnh một lúc cho gà hơi cứng lại rồi chặt nhỏ thành miếng vừa ăn. Xương chặt miếng , bì lợn thái nhỏ ninh nhừ lấy nước.

Gà rửa sạch để khử mùi tanh

– Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ.

– Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hình hoa rồi đem luộc sơ qua.

Bước 2: Ướp thịt gà

Ướp thịt gà với 1 thìa nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm và hạt tiêu trong khoảng thời gian từ 15-20 phút.

Ướp thịt gà để giúp món ăn đậm vị hơn

Bước 2: Cách nấu thịt đông gà

– Phi thơm hành rồi cho thịt gà vào xào qua trong 10 phút. Sau đó đổ mộc nhĩ, nấm hương vào xào cùng. Cho thêm chút hạt nêm và hạt tiêu tùy theo khẩu vị từng người.

– Khi thịt gà săn lại thì đổ phần nước xương đã ninh vào, đun trong nồi áp suất trong 20 phút.

Thịt gà xào và ninh trong khoảng 10 phút

Bước 3: Hoàn thành món thịt gà nấu đông

– Sau khi thịt gà đã chín và mềm hẳn, bạn múc ra khuôn đã chuẩn bị. Để cà rốt đã tỉa hoa ở dưới đáy khuôn cho món ăn thêm phần màu sắc và đẹp mắt.

– Đợi thịt nguội, bạn bọc lại và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 6 tiếng là có thể ăn được.

Thịt gà nấu đông vừa đầy đủ chất dinh dưỡng lại ngon miệng

– Không ướp thịt với nhiều nước mắm để giữ cho món ăn có vị thanh mát.

– Có thể ăn kèm với dưa chua, củ kiệu và cơm nóng là ngon chuẩn vị.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu món ăn theo nhiều kiểu khác nhau như dùng thịt ngan hay tai heo với cách nấu thịt đông tương tự như trên.

Nguồn: http://khampha.vn/bep/2-cach-nau-thit-dong-ngon-chuan-vi-lai-tot-cho-suc-khoe-c39a73559…

Theo Ngọc Linh (Tổng hợp – Ảnh: Internet) (Khám phá)