Đặc sản phố Hiến chia sẻ cho bạn chi tiết cách làm nhãn nhục từ nhãn tươi, đồng thời bật mí cho bạn một vài món ăn ngon được chế biến từ nhãn nhục để các bạn tham khảo và ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống của mình
Nhãn nhục (long nhãn) là món ăn có vị ngọt thơm bổ dưỡng, được đông đảo người tiêu dùng ưa thích. Về cơ bản, nhãn nhục được xếp trong danh sách các vị thuốc bổ, có tác dụng an thần, ích khí, bổ huyết,…, chủ trị các bệnh về hồi hộp, lo âu, mất ngủ, thiếu máu, lão hóa sớm hoặc các chứng bệnh về mộng tinh và di tinh ở nam giới,…
Được xem là sản phẩm an toàn từ thiên nhiên với nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhãn nhục xuất hiện trong các món ăn vặt, các món canh, món chè, món hầm của cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, cùng với sự mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, giá bán của các sản phẩm nhãn nhục được rao bán trên thị trường, nhiều người tiêu dùng lựa chọn cách làm nhãn nhục từ nhãn tươi tại nhà để yên tâm hơn khi sử dụng.
Nhãn tươi được lựa chọn để làm nhãn nhục thường là loại nhãn lồng của Hưng Yên, có cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt đậm (Nếu lựa chọn những loại nhãn khác thì khi tách hạt nhãn ra khỏi cùi thường khó hơn, dẫn đến tình trạng múi nhãn nhục bị rách, nhìn không được đẹp mắt)
Lưu ý: Nên lựa chọn nhãn vừa chín tới để đảm bảo được độ ngọt cũng như hương vị của nhãn nhục thành phẩm. Không nên lựa chọn loại nhãn quá chín bởi nhãn sẽ dễ bị đội đầu, lượng đường giảm, gây ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của nhãn nhục thành phẩm. Thêm nữa, không nên lựa chọn loại nhãn nhục chưa chín kỹ, lượng đường chưa đạt đồng thời trong quá trình chế biến nhãn nhục rất dễ bị dắt hạt, vỡ mang
Cho nhãn vào rổ, rửa sạch rồi dùng dụng cụ tách hạt nhãn chuyên nghiệp để bóc vỏ và lấy hạt nhãn ra ngoài. Công đoạn này yêu cầu sự khéo léo và chuyên nghiệp của người chế biến bởi nếu không cẩn thận, cùi nhãn rất dễ bị dập, hỏng
Cùi nhãn sau khi tách sẽ được xếp vào sàng hoặc khay để chuẩn bị cho vào lò sấy ( Lưu ý: Xếp cùi nhãn khít nhau, miệng nhãn hướng lên trên. Trước khi xếp nhãn vào khay, cần xoa một lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt khay để việc sấy nhãn sau này được thuận lợi)
Cài đặt nhiệt độ sấy trong lò ở mức cao, khoảng 100 độ, cho khay nhãn sấy vào lò từ 3-4 giờ để phần hơi nước trong cùi nhãn bay hơi hết, giúp cùi nhãn trở nên cứng và định hình được hình tròn ban đầu (Lưu ý: Giai đoạn sấy định hình rất quan trọng, nếu nhiệt lượng trong lò sấy nhãn không đủ sẽ khiến khay long bị ôi, múi long xẹp, màu chuyển trắng đục, gây ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của nhãn nhục thành phẩm)
Sau khi sấy định hình, khay long sẽ được lấy ra ngoài để sang khay (Dùng một chiếc khay trống và một chiếc khay chứa long nhãn đã được sấy định hình, úp chúng lên nhau, đảo vị trí và vỗ nhẹ để múi nhãn nhục chuyển từ khay sấy định hình sang khay trống. Việc làm này sẽ giúp lật úp múi nhãn nhục, đảm bảo phần thân dưới của múi nhãn nhục cũng được khô đều). Cho khay nhãn nhục sau khi sang khay vào lò, nhiệt lượng lên đặt là 80 độ, sấy trong khoảng thời gian 4-5 giờ
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sấy ủ để đảm bảo độ ẩm và màu sắc của múi nhãn nhục. Nhiệt độ cần thiết trong lò sấy lên là 50 độ, thời gian sấy nhãn là 3-4 giờ
Giai đoạn 4: Thu hoạch và bảo quản
Nhãn nhục thành phẩm sau khi sấy sẽ được cho ra ngoài, chờ khoảng 20 phút để giảm thiểu độ nóng rồi cho vào túi nilong hoặc hộp kín để bảo quản (Trong quá trình này, nếu chúng ta cho ngay nhãn nhục vào túi nilong sẽ rất dễ bị hấp hơi do nhãn nhục vẫn còn nóng)
Các món ăn ngon từ nhãn nhục
Sau khi đã học cách chế biến nhãn nhục từ nhãn khô, cửa hàng đặc sản phố Hiến sẽ giới thiệu cho bạn một vài món ăn ngon được chế biến từ nhãn nhục như sau
Chè hạt sen nhãn nhục được biết đến như một món ăn quen thuộc của người Huế và người Hà Nội. Và để làm món chè hạt sen nhãn nhục, chúng ta cần phải chuẩn bị cách nguyên liệu
Nhãn nhục ngâm nước ấm, rửa sạch. Hạt sen ngâm nước 3 giờ rồi cho vào nồi ninh khoảng 30 phút cho hạt sen được nhừ. Vớt hạt sen ra ngoài, lần lượt lấy hạt sen nhồi vào từng múi long nhãn cho đến khi hết
Đổ nước dừa tươi, nước trắng vào nồi (tỉ lệ 50: 50), bật bếp, đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, cho đường phèn vào nồi, chờ cho đường phèn tan hết thì cho hạt sen bọc nhãn nhục vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp
Múc chè ra bát, thêm dừa tươi vào nồi, ăn khi còn ấm