Cách Nấu Chè Đậu Xanh Thạch Đen / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Đậu Xanh Trân Châu, Bột Báng, Thạch Đen, Cốt Dừa

Đậu xanh, đường kính, vani, bột năng, dừa, lá dứa, bột báng

🥥 Nước cốt dừa: – Đem cùi dừa cắt nhỏ thành từng hạt hoặc có thể dùng nạo để nạo cho nhỏ cùi dừa. Bạn cắt cùi dừa càng nhỏ thì khi xay mình càng thu được nhiều nước cốt và quá trình xay cũng nhanh, dễ dàng hơn. Phần nước cốt còn được gọi là sữa dừa. – Sau khi đã cắt nhỏ cùi dừa xong, bạn cho vào máy xay cùng nước dừa, nước sôi để nguội xay nhuyễn. – Sau khi xay xong, dùng rây hoặc vải sạch llọc để thu lấy nước cốt, loại bỏ xác dừa. – Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, bạn cho thêm nửa muỗng cà phê muối, chút đường vào, khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành. Nhà mình thích béo ngậy nên mình có cho thêm kem wip và chút sữa đặc, chan lên chè sẽ thơm ngon hơn

🍒 Cách làm thạch sương sáo 30gr bột sương sáo đen – 1 lít nước – 50gr đường – Sữa tươi hoặc nước cốt dừa – Hương liệu thơm– Bước 1: Bạn cho bột sương sáo và đường trộn chung trong 1 bát con.– Bước 2: Cho bột sương sáo vừa trộn vào nồi sau đó thêm 1 chút nước, trộn thật đều cho bột sương sáo hòa tan, lúc này hỗn hợp sẽ đặc sệt.– Bước 3: Bạn đổ nốt lượng nước còn lại vào cùng và khuấy đều, bật bếp nấu cho hỗn hợp sôi lên thì để lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đun thêm khoảng vài phút và thấy thạch sương sáo bắt đầu đặc lại thì tắt bếp, giỏ vài giọt hương liệu thơm vào cùng và khuấy đều.– Bước 4: Nhanh tay đổ hỗn hợp ra khuôn và để cho nguội sau đó đem cất ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng cho thạch đông lại.

🍎 Cách luộc Bột báng – Đầu tiên, lấy ra một cái nồi sạch, thêm một lượng nước thích hợp vào, đặt lên bếp đun. Sau khi nước sôi, cho bột báng vào nồi và nấu. – Lưu ý rằng, bạn phải đợi cho đến khi nước sôi mới cho bột báng vào. Nếu cho bột báng vào khi nước còn lạnh chưa sôi, nó dễ dàng bị tan chảy. – Sau khi cho vào nước, nấu bột báng trong 5 phút ở lửa lớn. Sau 5 phút, tắt bếp, đậy vung, sau đó để lửa nhỏ om trong 10 phút. – Sau 10 phút sẽ thấy phần bên ngoài của viên bột báng đã trở nên trong suốt nhưng nhân vẫn màu trắng. – Tiếp theo, đổ bỏ nước của nồi bột báng, thêm nước lạnh mới vào, sau đó tiếp tục đun với lửa lớn. Sau khi nước sôi, nấu bột báng trong khoảng 6 phút, sau đó tắt lửa một lần nữa và đậy nắp nồi. – Sau khi đậy nắp nồi, chúng ta không nên bỏ bột báng ra ngay lập tức mà cứ để như vậy trong nồi 20 phút. Sau đó, mở ra sẽ thấy phần lõi trắng của viên bột báng đã mất, chúng trở nên hoàn toàn trong suốt, như vậy bột báng đã chín hoàn toàn. – Lúc này, đổ bột báng ra vợt rồi rửa dưới vòi nước lạnh, lúc này đã có thể dùng chúng để nấu chè hoặc làm các món ăn vặt khác

Cách Nấu Chè Bí Đỏ Với Đậu Xanh, Đậu Phộng Và Đậu Đen Đơn Giản

Bí đỏ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt và cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể. Chỉ với những công thức đơn giản sau đây sẽ mang đến cho bạn món chè bí đỏ đậu đen, chè bí đỏ đậu phộng và cách làm chè bí đỏ đậu xanh vô cùng độc đáo và ngon miệng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu chè bí đỏ đậu xanh

– 800g bí đỏ

– 300g đậu xanh cà vỏ

– 250g đường

– 200g gạo nếp

– 1 hộp nước cốt dừa

– 2 ống vani

– Bí đỏ sau khi mua về bạn gọt sạch vỏ, bỏ ruột, cắt miếng vừa ăn. Bạn nên cắt miếng to để món chè khi nấu sẽ không bị nát.

– Gạo nếp và đậu xanh bạn đem vo sạch rồi ngâm với nước ít nhất 30 phút.

– Tiếp theo, bạn cho đậu xanh, gạo nếp, bí đỏ vào nồi rồi cho lượng nước vào gấp khoảng 2 – 3 lần lượng nguyên liệu, rồi đậy nắp nồi kín nấu chín mềm. Trong quá trình nấu, bạn dùng vá để vớt lớp bọt nổi trên mặt cho món chè ngon hơn.

– Khi nguyên liệu đã chín, bước tiếp theo của cách nấu chè bí đỏ đậu xanh là bạn nêm nếm với đường, muối cho vừa ăn. Rồi rắc thêm 2 ống vani vào, khuấy đều rồi tắt bếp.

– Vậy là hoàn thành cách làm chè bí đỏ nấu gạo nếp và đậu xanh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị chè bí đỏ đậu phộng

– 300g bí đỏ

– 100g đậu phộng

– 100g bột năng

– 200g đường

– 50g bột sắn dây

– Bí đỏ mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch lại với nước, rồi cắt thành những miếng mỏng. Sau đó, cho bí đỏ vào nồi hấp chín mềm, rồi vớt bí đỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho bí đỏ xay nhuyễn vào tô và cho thêm 100g đường, 100g bột năng vào và trộn đều cho đến khi các nguyên liệu quyện thành một khối mịn và dẻo vừa phải. Rồi vo chúng thành những viên tròn vừa ăn.

– Bạn cho đậu phộng giữ nguyên cả màng vỏ bọc bên ngoài vào nồi luộc chín sau đó vớt ra tô. Để cách nấu chè bí đỏ đậu phộng thơm ngon bạn nên mua đậu phộng tươi tươi về luộc chín như vậy lạc sẽ ngọt và mềm hơn.

– Bạn hòa tan 50g bột sắn dây cùng ½ chén nước, khuấy đều đến khi bột tan và không bị vón cục. Tiếp theo, bạn cho vào nồi một lượng nước vừa phải, khi nước sôi bạn cho đậu phộng đã luộc cùng những viên bí đỏ vào và đun sôi khoảng 20 phút. Sau đó, bạn cho hỗn hợp bột sắn dây vào đảo đều đến khi nước sánh lại.

– Cuối cùng, bạn cho 200ml nước cốt dừa cùng đường vào, dùng đũa khuấy đến khi nước cốt dừa tan và đun đến khi nước sôi thì hoàn thành món chè bí đỏ đậu phộng ngọt bùi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị Chè bí đỏ đậu đen

– 500g bí đỏ

– 200g đậu đen nguyên hạt

– 250g đường trắng

– 1 quả dừa

– Vani hoặc dầu chuối, muối ăn, bột năng

– Cũng giống như cách nấu chè bí đỏ với gạo nếp, chè bí đỏ đậu xanh hay đậu phộng, đối với cách nấu chè bí đỏ đậu đen, đầu tiên bạn gọt vỏ bí đỏ, cắt dọc bí làm 4 phần rồi ngâm với nước muối pha loãng. Tiếp theo, cho bí đỏ vào nấu chín mềm.

– Đậu đen bạn đem ngâm với nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút, để những hạt đậu bị lép nổi lên trên, rồi bạn cho đậu vào nồi luộc chín và vớt đậu ra.

– Dừa bạn vắt lấy nước cốt.

– Tiếp tục, bạn cho đậu đen vào nồi nước sôi nấu gần nhừ thì cho bí đỏ vào hầm cùng. Nấu đến khi sôi bùng thì vặn lửa nhỏ và dùng đũa tán nhuyễn bí.

Khi bí đỏ và đậu chín mềm, bạn cho muối, đường vào nêm cho vừa ăn. Sau đó, hòa tan bột năng với nước lọc, rồi đổ từ từ bột vào chè, khuấy đều. Cuối cùng, thêm vani hoặc dầu chuối vào tạo mùi hương là hoàn thành món chè bí đỏ đậu đen. Bạn cho chè ra chén rồi cho nước cốt dừa lên trên và thưởng thức hương vị quyến rũ của món ăn này.

Cách Nấu Chè Đậu Đen, Chè Đỗ Đen Nhanh Mà Ngon

Cách nấu chè đậu đen, chè đỗ đen là công thức nấu chè phổ biến nhất và cũng được xem là dễ nhất, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức. Để có được những nồi chè đậu đen ngọt vừa, thơm đặc trưng và nhanh nhừ thì các bạn thực hiện như sau.

Những nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

Đậu đen: Đậu đen hay còn có cách gọi khác dân dã hơn là đỗ đen. Bạn lựa lấy những hạt đậu mẩy, khô vừa, chưa để lâu và không có sâu, mọt. Với một nồi chè đậu đen cho 4 – 5 người ăn thì lượng đỗ bạn cần chuẩn bị là khoảng 200 – 300 gram.

Nước cốt dừa: Món chè đậu đen sẽ mất đi phần béo ngon nếu thiếu nước cốt dừa. Phần nước cốt dừa này bạn có thể tự mua dừa tươi về tự vắt, vừa có nước cốt là vừa có thêm phần dừa bào sợi. Nếu bạn ngại thực hiện công đoạn này thì có thể mua loại nước cốt dừa đóng lon sẵn. Chuẩn bị khoảng 300 ml nước cốt dừa.

Đường kính trắng: Có thể thay đường kính trắng bằng đường kính vàng tuỳ ý. Lượng đường bạn cần chuẩn bị sẽ phụ thuộc vào độ ngọt/nhạt của món chè mà bạn muốn thưởng thức. Trung bình với khẩu phần chè trên thì bạn cần khoảng 300 gram đường.

Các nguyên liệu khác: Bên cạnh ba loại nguyên liệu chính kể trên thì để món chè đậu đen ngon hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu phụ kèm như: lạc rang giã dập, dừa tươi nạo sợi, vani (dạng ống hoặc bột đều được)

Cách nấu chè đậu đen ngon gồm có:

Bước 1: Vo và ngâm đậu đen

Đậu đen trước khi nấu chè cần được vo sạch và ngâm cho đậu nở. Cách vo sạch đậu bạn thực hiện như sau:

Cho đậu đen vào chậu/tô lớn và xả ngập nước. Tiếp đến, bạn dùng tay khuấy đều để đảm bảo các hạt đậu đều ngấm nước. Nhặt bỏ những hạt đậu nổi, chỉ giữ lại những hạt chìm và sau đó cho vào xả sạch dưới vòi nước.

Sau khi vo đậu xong, bạn cho đậu vào một chiếc bát sạch và ngâm đậu với nước sạch trong khoảng 1 – 2 tiếng. Bạn lưu ý cần ngâm đậu trước để đảm bảo đậu không bị sượng khi nấu. Phần nước ngâm đậu sau đó sẽ được dùng để ninh, bởi vậy bạn cần đảm bảo nguồn nước ngâm là nước sạch.

Bước 2: Nấu chè đậu đen

Đun với mức lửa vừa cho đến khi hạt đậu mềm, bở thì bạn tắt bếp. Dùng muôi thủng vớt riêng phần hạt đậu và nước. Về phần nước ở trong nồi, bạn tiếp tục bật bếp và đun ở mức lửa nhỏ. Vừa đun, bạn vừa cho đường và khuấy tan cho đến khi đạt được vị ngọt vừa.

Với phần hạt đậu, bạn bắc 1 chiếc chảo khác lên bếp và cho đậu vào sên với đường để đậu được ngấm vị ngọt. Khi hạt đậu đám bám đường và đạt được vị ngọt thì bạn trút phần đậu này vào nồi nước chè trước đó và đun sôi trở lại thì tắt bếp. Cho phần vani vào và khuấy đều.

Chờ cho chè nguội bớt, bạn cho vào bát/ ly một ít đá bào rồi múc chè vào bát. Tiếp đến, bạn múc thêm phần nước cốt dừa, rắc dừa nạo sợi + lạc giã và trộn đều lên thưởng thức.

Cách nấu chè đậu đen này khá phổ biến và rất dễ, ai cũng có thể học để làm được. Do vậy, bạn có thể áp dụng thực hiện ngay tại nhà, không cần mất công ra tiệm chờ đợi nữa.

Cách Nấu Chè Đậu Đen Thơm Ngọt

1. Cách nấu chè đậu đen ngon đúng chuẩn

Đây là món chè dân dã truyền thống của người dân Việt Nam. Món chè này có tác dụng giải nhiệt rất tốt và thường được dùng vào mùa hè. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là hạt đậu đen – loại ngũ cốt dễ mua, bổ dưỡng, dễ bảo quản đấy!

Đậu đen: 400 – 500g

Đường kính trắng: 200g

Nước cốt dừa: 200ml (bạn có thể tự làm hoặc mua sẵn tại siêu thị)

Dừa khô: 30g

Dừa tươi nạo sợi: 50g

Dầu chuối: 10ml

Đậu phộng rang giã nhỏ: 30g

Những lưu ý trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu

Món chè này ngon nhất là khi bạn chọn được đậu đen xanh lòng, có hạt đều, mẩy và vỏ thì bóng loáng, có màu đen nhánh. Hạt đậu ngon là hạt đậu đều nhau, lành lặn và không bị sâu hay mối mọt gì cả.

Đường để nấu chè dùng loại nào cũng không quan trọng. Dù đó là đường cát trắng, đường kính hay đường nâu đều được hết. Lượng đường không nhất thiết theo công thức trên mà tùy theo khẩu vị của bạn nêm nếm cho vừa là được.

Nước cốt dừa ăn kèm chè sẽ làm món chè thêm béo ngậy và thơm hơn. Nếu dùng nước cốt dừa đóng lon thì bạn nên mua trong siêu thị. Còn nếu tự làm được thì tốt nhất.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tiếp tục vo thật sạch đậu với nước để trôi hết chất bẩn, rồi đổ gập nước ngâm khoảng 2 tới 3 tiếng/ Muốn nhanh thì cũng phải để ngâm 1 tiếng để đậu mềm nhừ hơn, khi nấu không bị sượng, không bị nát. Khi ngâm đậu bạn chú ý dùng vung đậy kín phần nước ngâm lại vì nước ngâm sẽ dùng để nấu đậu.

Bước 2: Thực hiện ninh chè

Bước 3: Tiến hành ướp đường cùng đậu

Dùng muôi thủng vớt hết đậu ra ngoài và cho vào 1 bát sạch. Tiếp tục cho đường vào tô hạt đậu và nhẹ nhàng trộn đều. Để trong 10 tới 15 phút cho đậu ngấm đường.

Bước 4: Hoàn thành món chè đỗ đen

Đảo đậu với đường xong thì bạn đổ hỗn hợp này sang nồi nước chè và cho len bếp ninh sôi trở lại. Nếm đường lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Để chè nguội rồi bạn múc ra ly hoặc bát sau đó cho thêm 1 tới 2 thìa nước cốt dừa lên trên, rồi tiếp tục là dừa khô, dừa nạo, đậu phộng giã nguyễn và 1 vài giọt dầu chuối cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức là được.

Món ăn sau khi nấu xong phải có màu sắc hấp dẫn. Màu đen của chè nguyên chất thêm chút màu trắng của dừa nạo và nước cốt dừa. Màu vàng thơm của dừa khô và đậu phộng rang giã nhỏ.

Hạt đậu chín mềm nhưng không bị nát và thấm được vị ngọt. Khi ăn thấy bở và không bị hắc. Mùi hương đậu hòa quyện với mùi thơm của nước cốt dừa và dầu chuối.

Chè này để nguội là có thể ăn được rồi nhưng bạn nên ăn lạnh thì sẽ ngon hơn. Bạn nên để chè nguội hẳn rồi mới cho đá! Hoặc có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.

2. Chè đậu đen và những thông tin thú vị

Đậu đen là một thực phẩm ngon bổ rẻ được nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, đậu đen có tính hơn ôn, vị ngọt. quy kinh thận. Vì thế chúng có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ huyết, bỏ thẩn và bồi bổ cơ thể.

Có những tài liệu cổ ghi được đậu đen chữa được thùy phũng, tê thấp, bổ thân. Phụ nữ nếu dùng lâu sẽ khiến da đẹp hơn.

Các tổ chức y tế công cộng xếp đậu đen vào nhóm thực phẩm chính có tác dụng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật tốt.

Theo nghiên cứu đậu đen có hàm lượng protein lên đến 24,4%, glucid 53,3 g%, lipid 1,7%,và các loại axit amin thiết yếu khác. Không những vậy đậu đen còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2,….

Sử dụng đậu đen thường xuyên sẽ giúp bổ máu, bổ thận và làm sáng mắt, đẹp da. Không những thế nó còn có tác dụng điều trị phong tê thấp, mặt sưng phù, thấp khớp hay các bệnh lở loét.

Mặc dù đậu đen tốt là thế nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng món ăn này. Không những không bổ cho cơ thể mà còn khiến tình trạng sức khỏe suy yếu hơn.

– Những người có tính hàn (chân tay lạnh, thiếu lực, chân đau nhứ, đi ngoài phân lỏng) càng ăn đỗ đen thì bệnh càng nặng thêm. Thậm chí nặng hơn có thể khiến bạn đi ngoài mất nước nhiều và cơ bắp yếu hơn, đường tiêu hóa cũng gặp vấn đề.

– Những người bị đau dạ dày, tụy yếu không kể là trẻ con hay người già thì không nên ăn chè đậu đen. Do trong đậu đen có chứ hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cả thịt gà.

Do vậy trong thời gian ngắn khó mà tiêu hóa hết được các chất dinh dưỡng. Không những thế đậu đen là thức ăn lạnh, sau khi ăn bệnh tình dễ bị tái phát.

– Đậu đen có tính hàn nên khi bụng đang đói thì bạn không nên ăn chè đậu đen vì có thể ảnh hưởng không tốt tới dạ dày.

Cập nhật 25/06/2020