Cách Nấu Chè Đậu Xanh Với Lô Hội / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Lô Hội, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lô Hội

LÔ HỘI

Tên khác:

Tên dân gian: Lô hội, Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).

Tên khoa học: Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger.

Họ khoa học: Họ Hành Tỏi (Liliaceae).

Cây lô hội

(Mô tả, hình ảnh cây lô hội, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả

Cây lô hội là một cây thuốc quý. Cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nước, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, dài 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Lô hội ở miền Bắc Việt Nam được trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.Trồng khắp nơi làm cảnh.

Thu hái, Sơ chế:

Hái lá quanh năm, cắt nhỏ lá, gĩa và ép lấy nước. Để lắng 24 giờ, gạn nướcthu được đem cô ở ngoài nắng hoặcđun cho đặc.

Bộ phận dùng:

Nhựa cây đã chế biến. Lô hội dùng làm thuốc là những cục nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn. Tan trong rượu, hoàn toàn tan trong nướcsôi, vị đắng. Dùng loại khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát, không lẫn tạp chất là loại tốt. Loại của cây Aloe vera L. gọi là Lão Lô hội, loại của cây Aloe ferox Mill. Gọi là Tân Lô hội.

Mô tả dược liệu:

Lô hội là khói không nhất định, thường vỡ tách ra hình nhiều góc lớn nhỏ khác nhau. Lão Lô hội thì mặt ngoài mầu nâu hồng hoặc nâu sẫm, mờ tối. Thể nhẹ, chất cứng, khó vỡ nát, chỗ gẫy sù sì hoặc có vân nhăn. Tân Lô hội mặt ngoài mầu nâu tối, xanh, sáng bóng. Thể nhẹ, chất xốp, dòn, dễ vỡ. Chỗ gẫy giống như thủy tinh và có lớp vân. Mùi hơi đặc biệt, vị rất đắng.

Bào chế:

+ Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1 chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội (Aloe vera gel). Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam (Aloès) màu nâu đen hoặc màu ánh lục.

+ Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra, lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống.

+ Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặclàm áo ngoài viên thuốc.

Bảo quản:

Bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng vì gặp nóng nhựa sẽ chảy.

Thành phần hóa học:

+Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).

+Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dược Học).

+Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991).

+ Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148).

+ Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).

+ Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Trung Dược Học).

+ Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Tác dụng đối với tim mạch: nướcsắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học).

+ Nướcngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nướcsắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nướcsắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học).

+Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học).

+Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (Liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa. Tùy theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+Lô hội liều cao 200-500mg nhựa khô (3-5 lá tươi) có tác dụng xỏ mạnh. Công năng xổ này là do các chất có nhân Anthraquinon của Lô hội có tính kích ứng đường ruột, gây ra đau bụng quặn nên không tốt bằng các loại Muồng (Cassia) hoặcTả diệp [Séné](Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).

+Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên (Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 1988).

+Các Anthraquinon của các loại Aloe kết hợp được với các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nướctiểu (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).

+Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đôngkết dịch rỉ (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 24).

Vị thuốc lô hội

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)

Tính vị

Lô hội vị đắng, tính hàn

Sách Bản thảo thập di: Lô hội tục gọi là Tượng đảm, vị đắng như mật.

Sách Khai bảo bản thảo: đắng hàn không độc.

Quy kinh:

Qui kinh Can và Đại tràng.

Sách Bản thảo cương mục: Lô hội nãi quyết âm kinh dược dã.

Tác dụng:

+Minh mục, trấn Tâm, sát trùng, giải độc Ba đậu (Khai Bảo Bản Thảo).

+Chuyên sát trùng, thanh nhiệt (Bản Thảo Cương Mục).

+Thanh nhiệt, nhuận hạ, mát gan, kiện Tỳ (Trung Dược Học).

+Nhuận hạ, sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+Trị táo bón, trẻ nhỏ bị cam nhiệt, tích trệ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều thường dùng:

Uống 0,6 – 1,5g cho vào hoàn tán, không cho vào thuốc thang. Dùng ngoài vừa đủ đắp chỗ bệnh.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lô hội

Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính:

Lô hội 20g, Chu sa 15g,cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặcnướccơm, ngày 2 lần(Canh Y Hoàn – Cục Phương).

 Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết:

Lô hội 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần (Lô Hội Thông Tiện Giảo Hoàn – Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).

Trị màng tiếp hợp viêm cấp:

Lô hội 3g, Hồ hoàngliên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc nướcuống (Lô Hội Hoàn Gia Vị – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị Can Đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm:

Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g, Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g, Mộc hương 5,5g, Xạ hương 0,3g (để riêng). Tán bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần (Đương Quy Lô Hội Hoàn – Tiền Ất).

Trị cam nhiệt, giun đũa:

Lô hội 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nướcấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng:

Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4-6g (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn:

Lô hội 30g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nướcđậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị mụn mặt ở thanh niên:

Chế cao xoa mặt có gia thêm nướclá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần. Trị 140 cas, có kết quả 136 cas (Vương Thị – Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 9:27)

Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nướcmật, vàng da, yếu gan yếu ruột:

Bột Lô hội 0,08g, Cao mật bò tinh chế 0,05g, Phenltalein 0,05g, bột Cam thảo 0,05g. Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1-2 viênvào bữa cơm chiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không dùng (Viên Nhuận Trường – Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Phòng ngừa sỏi niệu:

Dùng vài lá Lô hội tươi, lấy gel nấu vớiđậu xanh làm nướcuống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).

Trị viêm loét dạ dày:

Uống gel tươi của lá Lô hội: cứ vài giờ uống 1 muỗng canh gel tươi, lúc bụng đói [tổng cộng khoảng 400ml gel Lô hội tươi/ngày] (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).

Trị phỏng nắng:

Bôi ngay gel Lô hội lên da vài giờ 1 lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).

Bôi gel Lô hội vào, ngày vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).

Tham khảo

Kiêng kỵ:

+Đang có thai hoặc đang hành kinh: không dùng (Trung Dược Học).

+Người Tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa: không dùng (Trung Dược Học).

+Tỳ Vị suy yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai: không dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

+Lô hội gây sung huyết, do đó, không dùng cho người bị lòi dom và có thai (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Độc tính: Dùng liều quá cao (8g), có thể gây ngộ độc chết người [Tiểu nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, hạ nhiệt độ] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Lô hội là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong YHCT. Lô hội có thể dùng tươi là tốt nhất. Khách hàng có thể lựa chọn mua lô hội tươi tại các siêu thị, cửa hàng tại địa phương mình sinh sống. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, để mua được loại lô hội tốt và đảm bảo chất lượng.

Nơi mua bán vị thuốc LÔ HỘI đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc LÔ HỘI ở đâu?

LÔ HỘI là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc LÔ HỘI được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc LÔ HỘI tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay Lo hoi, vi thuoc Lo hoi, cong dung Lo hoi, Hinh anh cay Lo hoi, Tac dung Lo hoi, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Dùng Lô Hội Trị Mụn, Dưỡng Da Bằng Cách Lăn Đá Lô Hội Hiệu Quả

Với lô hội bạn có thể dùng để trị mụn, đắp mặt nạ dưỡng da cho làn da mịn màng, sáng khỏe.

Lô hội hay còn có tên gọi khác là nha đam, ngoài công dụng để làm thực phẩm ăn bổ dưỡng thì lô hội còn có tác dụng rất tốt trong quá trình dưỡng và chắm sóc da của phụ nữ.

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một số công thức làm đẹp hiệu quả từ lô hội.

Dùng lô hội trị mụn hiệu quả nhất

Bạn đem cắt đôi một lá lô hộ tươi và lấy gel của nó

Tiếp theo bạn dùng gel này để thoa lên phần da bị mụn

Áp dụng cách này hai lần một ngày trong ít nhất một tuần để thoát khỏi những nốt mụn đáng ghét.

Trích lấy gel lô hội tươi, thêm vào một ít bột nghệ, mật ong, sữa và vài giọt nước hoa hồng.

Trộn đều, sau đó thoa hỗn hợp này vào vùng da có mụn.

Giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch với nước.

Tiếp tục áp dụng cách này thường xuyên để sớm trị hết mụn.

Dùng mặt nạ lô hội dưỡng da sẽ không bị dị ứng nếu bạn biết cách lấy gel lô hội đúng cách.

Bạn có thể tham khảo cách lấy gel lô hội sau:

Nên sử dụng một con dao có răng cưa, cắt một lá lô hội lớn trên cây còn sống. Nên chọn chiếc lá xanh và dày.

Cầm chiếc lá vừa cắt xuôi xuống cho chất lỏng trong lá chảy ra. Người dị ứng với hành và tỏi có thể dị ứng với lô hội.

Cắt lớp trên cùng của da lá để lộ ra lớp bên trong.

Cắt bỏ hai bên thân lá. Sau đó, cắt lấy gel từ trên lớp da lá dưới cùng và cho vào trong cốc.

Sau khi bạn mua nha đam về, bạn đem nha đam rửa sạch rồi cắt 2 bên cạnh đi. Dựng đứng lên để nhựa vàng chảy hết đi tránh gây ngứa và gây kích ứng.

Tiến hành cắt nha đam thành những khối vuông dày chừng 0,5-1cm rồi cắt bỏ 1 mặt vỏ xanh, để lại 1 mặt.

Cho chỗ nha đam trên vào chậu nước muối pha loãng, ngâm chừng 10 phút rồi vớt ra rổ, để ráo nước.

Với chanh bạn đem cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt bỏ vào chén, lọc bỏ hạt.

Đem từng miếng nha đam nhúng vào nước cốt chanh, rồi xếp vào khay và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh chừng 5-6 tiếng đến khi nha đam đông đá thì tách các miếng nha đam vào túi zip bảo quản trong ngăn đá để dùng dần.

Nếu bạn bận rộn và không có thời gian để làm mặt nạ lô hội dưỡng da, bạn cũng có thể chọn cách dưỡng da bằng cách sử dụng nước uống làm đẹp da collagen hoặc viên uống sáng da collagen có thành phần collagen Nhật Bản.

Sử dụng sản phẩm collagen Zokolazen sẽ giúp dưỡng cho bạn làn da sáng mịn, tươi trẻ, chống lão hóa và săn chắc.

Nha Đam (Cây Lô Hội)

Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá Nha Đam (cây lô hội), cho thấy một số chất sau:

Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr).

Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axít gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non.

Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza….

Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…

Tác dụng làm đẹp

Cây nha đam có tác dụng làm đẹp da mặt cho các chị em phụ nữ, điều này đã được chứng minh và rất có hiệu quả. Nhựa của nha đam khi tiết ra chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Những chất này giúp điều hòa độ ẩm trên da và giúp da trở nên mịn màng, trắng sáng hơn.

– Gel Nha Đam (cây lô hội) có chứa hai hormone là Axim và giberelin, giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cũng như điều trị các vết rạn, vết thương trên da.

– Nước ép nha đam có chứa các dưỡng chất thiết yếu, uống vào sẽ giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

– Nha đam có các thuộc tính chống dị ứng nên hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về nha dư vẩy nến, ngứa, eczema,… Rất tốt trong việc chữa mụn nước, các loại dị ứng da hay vết do côn trùng cắn.

– Nha đam có chứa các chất oxy hóa như beta carotene, vitamin c và vitamin E, chúng sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi tự niên của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn. Từ đó giúp cho làn da trẻ trung, khỏe mạnh hơn.

– Nha đam có chứa các enzyme thúc đẩy việc tăng trưởng tóc, protein giúp tái tại và tiêu diệt các tế bào chết nên nó được xem là thần dược trong điều trị rụng tóc. Đồng thời, nha đam cũng giúp cân bằng độ PH của da đầu, làm cho chân tóc không bị khô, kích thích tóc mọc nhanh.

– Nha đam giúp cung cấp độ ẩm cho da nhờ đặc tính dưỡng ẩm tự nhiên, cung cấp oxy để cho các tế bào da khỏe mạnh hơn, loại bỏ nhờn và giải phóng các vitamin tưn nhiên, các enzyme trên da.

– Những người bị môi khô nứt nẻ quanh năm thì có thể sử dụng tinh dầu nha đam để dưỡng ẩm.

Tác dụng chữa bệnh của Nha Đam (cây lô hội)

Theo y học cổ truyền, cây lô hội có vị đắng, tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.

Theo phân tích khoa học, trong nha đam có chứa chất glycoprotein nên nó có tác dụng chống viêm, giải dị ứng, làm thành viết thương. Đồng thời, nha đam cũng giúp giải độc cơ thể nhờ khả năng tăng cường chuyển hóa tại gan, thận, giải độc tố cho tế bào. Người sử dụng nha đam cũng sẽ giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài, hỗ trợ tiêu hóa, trị viêm loét dạ dày, ngăn ngừa sỏi niệu,…

Chế biến món ăn từ Nha Đam (cây lô hội)

Ngoài một vị thuốc chữa bệnh, một loại mỹ phẩm thì nha đam còn là một nguyên liệu trong chế biến món ăn vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon.

Thông thường, người ta sẽ gọt bỏ phần vỏ xanh của nha đam đi, giữ lại phần nhựa bên trong để chế biến các món chè với đậu xanh, đường phèn hay nấu nước uống để giải nhiệt cho những ngày mùa hè nóng nực.

Cách Nấu Chè Hạt Sen Tươi Với Đậu Xanh

Cách nấu chè hạt sen tươi với đậu xanh sau đây sẽ mang tới cho bạn một món tráng miệng tuyệt vời, không những thơm ngon, giải nhiệt tốt mà còn rất bổ dưỡng.

Chè hạt sen đậu xanh món tráng miệng, ăn vặt được nhiều người yêu thích, hạt sen thơm mềm kết hợp với vị bùi bùi ngọt của đậu xanh sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Cách nấu chè đậu xanh với hạt sen tươi

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để nấu món chè hạt sen đậu xanh khá đơn giản, bạn không cần quá nhiều thứ cầu kỳ:

150gr đậu xanh

100gr hạt sen tươi

1 lít nước dừa

100gr cùi dừa

1 trái quýt

120gr đường trắng

Cách chọn nguyên liệu ngon

Để có được món chè hạt sen tươi với đậu xanh ngon, bạn cần có được nguyên liệu tươi ngon. Cách chọn cũng không quá khó.

Nếu được, bạn hãy mua hạt sen tươi ở các đầm, các đài sen mới hái sẽ là nơi cho bạn thỏa sức lựa chọn hạt sen ngon.

Nến chọn các hạt sen đã già, căng tròn, có màu vàng đậm hoặc trắng ngà. Những hạt sen già khi nấu chè sẽ tỏa ra mùi hương rất tuyệt vời và ăn không bị sượng như hạt sen non.

Tiếp theo là đậu xanh, bạn có thể mua đậu xanh đã cà vỏ hoặc nguyên vỏ đều được. Cà vỏ thì chè sẽ đẹp mắt và ngon hơn hơn nhưng để nguyên vỏ thì lại giàu dưỡng chất.

Quan sát và chọn những hạt đậu to, căng mẩy, không bị sâu lép hay mọt, có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh.

Công thức làm chè hạt sen tươi đậu xanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta bắt đầu các bước chế biến món tráng miệng tuyệt vời này.

Bước 1. Hạt sen sau khi mua về bạn rửa sạch, loại bỏ tim sen rồi để ráo nước. Đậu xanh bạn nhặt bỏ hạt xấu, rửa sạch và ngâm trong nước vài tiếng cho nở.

Bước 2. Quýt bạn rửa sạch, bóc vỏ sau đó thái thành từng sợi mỏng. Cùi dừa nạo ra và cũng bào thành sợi nhỏ, tiếp tục cho cùi dừa vào một chiếc bát với nước nóng và vắt lấy nước cốt dừa.

Bước 3. Đậu xanh sau khi ngâm nở, bạn cho vào nồi chung với hạt sen, đổ vào 1 lít nước dừa và đun cho tới khi cả 2 nguyên liệu đều chín nhừ. Lúc này bạn cho đường và một ít muối vào, khuấy thật đều tay cho hỗn hợp nhuyễn ra.

Lưu ý: Việc này giúp món chè đẹp mắt hơn nên nếu bạn dùng đậu xanh có vỏ thì không cần quá nhuyễn.

Bước 4. Sau khi khuấy nhuyễn, bạn cho tiếp vỏ quýt vào và khuấy đều một lần nữa rồi tắt bếp. Phần vỏ quýt sẽ giúp cho món chè thơm ngon hơn rất nhiều.

Vậy là món chè hạt sen tươi với đậu xanh đã hoàn thành rồi, khi ăn bạn chỉ việc múc chè ra bát, chan thêm nước cốt dừa lên trên là có thể thưởng thức.

Yêu cầu món ăn sau khi hoàn thành thì hạt sen và đậu xanh phải nhuyễn, có màu xanh vàng đẹp mắt, dạy mùi thơm, ăn vào có vị ngọt bùi nhưng không ngấy.

Dinh dưỡng trong món chè hạt sen đậu xanh

Như đã nói ở trên, món chè đậu xanh hạt sen tươi không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cụ thể trong hạt sen rất giàu protein và các khoáng chất như canxi, photpho, magie, kali, chất xơ… không những vậy lượng cholesterol, mỡ bão hòa lại thấp.

Thành phần glicozit trong hạt sen giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định tinh thần, rất tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ.

Các thành phần chống oxy hóa và ngăn ngừa gốc tự do trong hạt sen giúp bạn tránh nguy cơ mắc ung thư. Không chỉ vậy, còn giúp da dẻ hồng hào trẻ trung, cân bằng nội tiết tố, giải quyết một vài bệnh phụ nữ.

Trong Đông y, hạt sen được ghi chép là có tác dụng bổ tỳ, ích thận, dưỡng tâm, chống lão hóa, chữa mộng tinh, di tinh, mất ngủ, tiêu chảy, kém ăn, đầy bụng, mất nước…

Không thể thiếu là đậu xanh, với việc cung cấp cho cơ thể nhiều protein, chất xơ, axit béo omega-3, canxi, magie, kali, sắt và nhiều loại vitamin như B, C, E, K…

Ăn đậu xanh hợp lý có thể giúp bạn giải nhiệt, nâng cao sức đề kháng, giảm huyết áp, cải thiện tim mạch, giúp xương chắc khỏe, trị tiểu đường, cải thiện thị giác, hỗ trợ dạ dày, phòng ngừa ung thư đại tràng.

Ngoài ra, đậu xanh còn giúp phòng tránh bệnh gút, cải thiện tinh thần, hỗ trợ làm đẹp và rất tốt cho bà mẹ đang mang thai.