Cách Nấu Chè Đỗ Đen Đơn Giản / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Đỗ Đen Đơn Giản, Tuyệt Ngon

Cũng như các loại chè đỗ khác, bí quyết đầu tiên cần để có nồi chè đỗ đen thơm ngon hấp dẫn là phải chọn đỗ đen xanh lòng, hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng. Khi mua đỗ đen, không nên lựa hạt to, màu vỏ nhợt nhạt, hay rổ đỗ đen hạt không đều.

Bí quyết nấu chè đỗ đen ngon

– Vuốt, ngâm và rang đỗ: Đừng vội cho rằng, nấu chè có gì mà khó, chỉ cần ninh đậu mềm, cho đường, đun kỹ đến khi tan là xong. Tuy nhiên, để hạt đậu không nát nhừ hay lòng đậu cũng có vị ngọt lại cần có bí kíp riêng. Trước tiên, phải vuốt và rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Tiếp đến cho đậu vào nồi, để lửa to, rang đậu khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại, lúc này bạn mới cho nước, đun khoảng 15 phút cho đỗ chín. Đây là bí quyết giúp nước chè đen sánh, đỗ nhanh nhừ.

– Xào đỗ với đường: Nếu có nồi áp suất/nồi cơm điện, hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian, nếu không hãy đun trên bếp với lửa vừa phải. Khi hạt đỗ mềm, chắt nước ra để riêng, rồi trút đường vào đậu. Với 1kg đỗ cần khoảng 600g đường hoa mai. Ướp đỗ với đường chừng nửa giờ rồi cho lên bếp đun với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ để đỗ ngấm kỹ đường và không cháy. Tiếp tục đun chừng 15 phút nữa, sau đó mới trút nước đỗ vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.

Nhiều người cứ nghĩ rằng cho đỗ vào nồi nấu lên cho nhừ rồi bỏ đường vào là xong, nhưng cũng không đơn giản như thế. Một nồi chè đỗ đen ngon thì những hạt đỗ phải dẻo, còn nguyên hạt mà không bị vỡ vụn, nát nhừ.

– Một bí quyết nữa cũng hay được sử dụng đó là khi nấu, người ta cho vào một chút muối ăn Nacl, hoặc ngâm đậu vào nước muối pha loãng cũng được. Việc ngâm một chút muối vào đỗ đen sẽ có 2 tác dụng: một là muối sẽ làm đậu mau chín mề và bùi hơn khi ăn. Hai là khi nấu chè ta cho một tí muối ăn sẽ tạo ra sự đánh lừa cảm giác làm chè sẽ thanh hơn và đậm đà hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là chỉ rất ít muối thôi vì nếu không sẽ hỏng cả nồi chè đấy.

Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ bằng nồi cơm điện: Nguyên liệu:

– 400gram đỗ đen

– Đường cát.

– Có thể chuẩn bị thêm (nếu thích): dừa sợi tươi, vani, bột sắn dây.

Cách làm:

– Đỗ đen đãi sạch, nhặt bỏ những hạt nổi. Nếu có thời gian và chưa cần ăn gấp, bạn có thể ngâm đỗ 4-5 tiếng thì khi ninh đỗ sẽ nhanh nhừ hơn.

– Đỗ đen rửa sạch, cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập cỡ 2 đốt ngón tay và ninh đỗ. Khi nồi chè sôi được khoảng 5 phút, bạn bật nồi sang chế độ ủ.

– Để nồi chè ở chế độ ủ khoảng 15 phút thì bật lại sang chế độ nấu để chè sôi lại. Vài phút sau, bạn kiểm tra thì hạt đỗ đã nhừ rồi.

– Sau khi hạt đỗ đã chín mềm, bạn dùng thìa hổng lỗ vớt hết đỗ ra một cái nồi khác và để lại nước đỗ đen trong nồi.

– Đảo đều 300gr đường cát với hạt đỗ rồi đun lên cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

– Tiếp đó, trút hạt đỗ trở lại nồi nước, nêm thêm đường cho vừa khẩu vị.

– Nhiều người lại chỉ thích ăn chè đỗ đen nguyên chất và không cho thêm bất cứ thứ gì. Với món chè đỗ đen nguyên chất ninh nhừ, bạn có thể để vào ngăn mát tủ lạnh để tiện dùng trong cả ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu món chè đỗ đen bằng cách cho thêm nha đam hoặc trân châu… tùy vào sở thích của các thành viên trong gia đình.

Cách Nấu Chè Đỗ Đen Cực Đơn Giản Mà Thơm Ngon

Chỉ với 5 bước và một số nguyên liệu như nước cốt dừa, dầu chuối và đậu phộng rang, bạn sẽ có ngay những bát chè đỗ đen thơm ngon đúng chuẩn.

Là một món chè truyền thống của người dân Việt Nam, có tác dụng giải nhiệt rất tốt và thường được ăn vào mùa hè. Với nguyên liệu chính là hạt đậu đen – loại ngũ cốc phổ biến, dễ mua, dễ bảo quản, ai cũng có thể tự nấu chè tại nhà để thưởng thức.

Cách nấu chè đậu đen không cầu kì, nói cách khác là rất đơn giản, chẳng cần kết hợp với nguyên liệu cao sang, chỉ những hạt đậu bình dân ấy cũng có thể làm nên một món ăn ngon chuẩn vị. Vào những ngày hè oi bức, cầm trên tay ly chè đậu đen mát lạnh, hạt đậu đen nhừ chín bở, bùi bùi không bị sượng, vị thanh thanh, ngọt nhưng không hắc… tưởng chừng cái nắng nôi, khó chịu như dần tan biến đi.

Nhiều người nấu chè đậu đen bằng cách ngâm đậu trong nước cho mềm, đổ vào nồi ninh chín rồi thêm đường vừa ăn là xong. Cách làm này không có gì sai nhưng không thể đem lại món chè thơm ngon nhất, chè nấu xong đậu có thể bị nát hoặc sượng, nước rất ngọt nhưng đậu lại nhạt, ăn không ngon… Thực hiện đúng các bước hướng dẫn này, nhất định bạn sẽ có ly chè ngon không thua kém ngoài tiệm.

Nguyên liệu

Đậu đen: 300 – 400g

Đường cát trắng: 200g

Nước cốt dừa: 200ml

Dừa khô: 30g

Dừa tươi nạo sợi: 50g

Dầu chuối: 10ml

Đậu phộng rang giã nhỏ: 30g

Sơ chế đậu đen

Bạn cho đậu đen vào rổ, kiểm tra lần nữa để loại bỏ tạp chất và những hạt đậu bị hỏng. Đổ đậu vào một cái thau nhỏ, xả ngập nước rồi hớt bỏ những hạt nổi vứt đi (đậu nổi là những hạt đã bị hư hỏng), chỉ giữ lại phần hạt chìm.

Vo đậu thật sạch với nước, bạn cho đậu vào nồi, đổ ngập nước rồi ngâm khoảng 2 – 3 tiếng, ít nhất cũng phải 1 tiếng để đậu mềm hơn để khi ninh có thể nhừ đều, không bị sượng và cũng không bị nát. Khi ngâm đậu phải lấy vung đậy kín nồi vì phần nước ngâm sẽ được dùng để ninh đậu luôn, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Ninh chè đậu đen

Khi hết thời gian ngâm đậu, bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm nước và nấu với lửa lớn. Lưu ý rằng, lượng nước trong nồi phải ngập đậu và tương đương với lượng nước bạn muốn nấu chè, không nên cho quá nhiều, chè sẽ bị loãng.

Khi nước nổi bọt và chuẩn bị sôi, bạn mở vung nồi để nước không bị trào ra ngoài. Nước sôi thì dùng muôi múc hết bọt ra ngoài, hạ lửa nhỏ và ninh cho đến khi hạt đậu chín mềm (chín mềm nhưng không chín nát) rồi tắt bếp.

Múc đậu ra ngoài và ướp đường

Bạn dùng muôi thủng múc hết phần hạt đậu đen ra ngoài, cho vào một chiếc tô lớn (hoặc đổ nước đậu sang nồi khác, đổ đậu đen ra rổ cho ráo nước rồi trút vào tô). Đổ đường vào tô đậu, nhẹ nhàng trộn đều, để trong khoảng 10 – 15 phút cho đậu thấm ngọt.

Hoàn thiện món chè đậu đen

Sau khi đảo đậu và đường xong xuôi, bạn trút hỗn hợp này sang nồi nước chè đã ninh trước đó, bật bếp nấu sôi trở lại. Nêm nếm lượng đường cho phù hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.

Lưu ý:

Chè đậu đen bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh, cách ăn lạnh thường kết hợp với đá. Nếu muốn ăn lạnh, bạn nãy nêm thêm một chút đường để chè ngọt đậm, khi cho đá vào sẽ vừa ăn.

Nếu muốn nồi chè sánh hơn thì hãy hòa tan 2 muỗng cà phê bột năng với nước, đổ vào nồi khuấy đều cho đến khi chè có độ sánh đặc như ý. Bước này bạn không nhất thiết phải thực hiện vì chè loãng ăn cũng rất ngon.

Trình bày và thưởng thức

Đợi cho chè nguội tự nhiên, bạn múc chè ra ly hoặc ra chén tùy ý. Rưới 1 – 2 muỗng cà phê nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút dừa khô, dừa nạo, đậu phộng giã dập, nhỏ thêm vài giọt dầu chuối cho thơm rồi trộn đều và thưởng thức. Nếu muốn ăn lạnh, bạn cho thêm đá bào vào hoặc làm mát trước khhi ăn.

Lưu ý, nếu muốn ăn chè đậu đen nguyên bản thì bạn múc ra ăn ngay, không cần thêm các nguyên liệu khác.

Yêu cầu thành phẩm

Món ăn sau khi trình bày phải có thành phẩm hấp dẫn với nhiều màu sắc khác nhau, đó là màu đen của chè nguyên bản, màu trắng của nước cốt dừa, điểm thêm những sợi dừa nạo đẹp mắt, vài miếng dừa khô giòn tan và đậu phộng rang vàng giòn.

Hạt đậu chín mềm nhưng không nát, thấm vị ngọt; nước chè ngọt thanh, không hắc, sóng sánh mùi thơm của nước cốt dừa và thoang thoảng hương dầu chuối.

Chè đậu đen để nguội là ăn được ngay nhưng ăn lạnh là ngon nhất, bạn phải chờ chè nguội hẳn thì mới cho đá vào, nếu chè còn nóng đá sẽ nhanh tan, chè bị loãng và không còn hấp dẫn.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Dùng loại đường nào không quan trọng, bạn có thể dùng đường cát, đường kính trắng hay đường nâu đều được. Lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn, nếu thích ăn ngọt nhiều thì chuẩn bị thêm đường.

Nước cốt dừa để ăn kèm với dừa cho béo ngậy, bạn có thể mua sẵn trong siêu thị (nước cốt dừa đóng hộp) hoặc mua dừa tươi về làm, tuy mất công một chút nhưng vừa ngon vừa đảm bảo.

Thông tin thêm

Biến tấu với món chè đậu đen trân châu

Ngoài cách làm như trên, món chè này còn được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo sự đa dạng, phổ biến nhất là chè đậu đen trân châu.

Để làm hạt trân châu, bạn trộn bột năng với nước nóng già, nhào bằng tay cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn. Dừa tươi cắt thành những hạt lựu nhỏ để làm nhân trân châu. Lấy từng chút bột vào tay, nhận bẹp rồi cho miếng dừa vào giữa, vo tròn lại thành những viên trân trâu có kích thước đồng đều. Trong 1 bài viết khác, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm trân châu chi tiết sau.

Tiếp theo, bạn nấu sôi nồi nước trên bếp rồi thả các viên trân châu vào luộc, khi thấy trân châu chuyển từ màu trắng sang trong và nổi lên mặt nước là đã chín. Dùng muôi thủng vớt trân châu ra, cho vào tô nước đá lạnh để trân châu không dính vào nhau.

Khi đã nấu xong, bạn múc hạt đậu ra ly, cho thêm một lớp trân châu rồi múc nước chè vào, tiếp đó có thể thêm nước cốt dừa, dừa nạo… tùy ý. Chè đậu đen trân châu vừa ngon lại vừa đẹp mắt, có sự kết hợp của hạt đậu bùi bùi, trân châu dai dai và nước chè ngọt ngon, thanh mát.

Những thông tin thêm về đậu đen

Đậu đen là thực phẩm ngon, bổ, rẻ được nhiều người ưa chuộng. Theo Y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ôn, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ huyết, bổ thận, bồi bổ cơ thể… Các tài liệu cổ viết rằng ăn đậu đen chữa được chứng thùy phũng, tê thấp, bổ thận, giải độc, phụ nữ dùng lâu ngày có tác dụng làm đẹp hiệu quả. Nhiều tổ chức y tế công cộng nói về các loại đậu, trong đó có đậu đen như một nhóm thực phẩm chính có tác dụng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Đậu đen chứa hàm lượng protein lên đến 24,4%, glucid 53,3 g%, lipid 1,7%,và các loại axit amin thiết yếu khác. Ngoài ra, đậu đen còn chứa vitamin A, B1, B2…

Sử dụng đậu đen giúp bổ thận, bổ máu và làm sáng mắt, đặc biệt nó còn có tác dụng điều trị thận yếu, mặt sưng phù, lưng eo nhức mỏi, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Khi sử dụng đậu đen, bạn lưu ý đậu có tính mát nên không dùng cho những người bị hư hàn, chân tay hàn, sợ lạnh. Những người này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Minh Thu (tổng hợp)

OvaQ1 có tốt không?

Cách Nấu Chè Đỗ Đen Nhanh Nhừ Thơm Ngon Cực Kỳ Đơn Giản

Với tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và tiểu đường, có thể xem đỗ đen giúp làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Ngoài ra thì hàm lượng chất chống oxi hóa cực cao của đỗ đen cũng giúp trung hòa gốc tự do, giúp chống thoái hóa tế bào , giúp hạn chế tổn thương DNA và giúp cơ thể hạn chế và làm chậm quá trình lão hóa.

Hảm lượng chất xơ có trong đỗ đen cao giúp tăng nhu động ruột, chống táo bón, giúp loại thải nhiều độc tố ra ngoài, giúp giảm nguy cơ rối loại ở ruột già (kể cả bệnh ung thư).

Ngoài ra chè đỗ đen còn giúp giải độc cho cơ thể, nhất là giải độc sulfites( Sulfites là một loại hóa chất, dùng để bảo quản thường được dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm). Một chén đỗ đen chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum – Molypdenum là thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites.

Đỗ đen là loại hạt cứng và khô nên phải ngâm nước cho mềm trước khi dùng để chế biến món ăn. Những cách chế biến đỗ đen thường được nấu xôi, nấu chè, làm bánh hay làm tương đều có thể tận dụng tốt các hoạt chất trong đỗ đen, miễn sao dùng hết nguyên hạt đỗ đen để chế biến.

Cách nấu chè đỗ đen đơn giản mà nhanh nhừ

Nguyên liệu cần có để nấu chè đỗ đen

Đỗ đen:

Chọn loại hạt đỗ căng mẩy và không bị sâu mọt. Chuẩn bị khoảng 300 – 400 gram đỗ đen(nếu chọn được đỗ mới thì món chè sẽ ngon hơn, tuy nhiên nếu không có thì bạn cũng không nên chọn loại đỗ để quá lâu, hoặc loại đỗ đã bị mọt nhấm)

Đường:

Loại đường để nấu chè đỗ đen không cố định. Bạn có thể chọn đường kính trắng, đường cát vàng hay đường nâu đều được (200gram đường)

Nước cốt dừa:

Để cho kèm vào món chè, giúp chè đỗ đen được thơm và ngậy hơn (khoảng 200ml)

Để món chè đỗ đen hấp dẫn hơn thì bạn có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác để ăn kèm bao gồm: dừa tươi nạo sợi (50 gr), dừa khô (30 gram), dầu chuối (10 ml), lạc rang giã nhỏ (30 gram).

Cách nấu chè đỗ đen

Bước 1: Ngâm đỗ đen vào nước sau đó lọc

Đỗ đen trước khi đem nấu chè cần được vo sạch và ngâm kỹ để khi ninh hạt có thể nhừ đều, không bị sượng cũng như không bị nát. Đầu tiên bạn cho đỗ đen vào trong một cái chậu nước nhỏ rồi xả nước cho ngập. Sau đó lọc bỏ những hạt nổi trên mặt nước và vứt bỏ, chỉ giữ lại những hạt chìm.

Khi đã lọc xong bạn đem phần đỗ còn lại vo thật sạch, rồi cho đỗ vào luôn nồi ninh hoặc cho ra một chiếc bát sạch, đổ ngập nước và ngâm trong ít nhất 1 tiếng. Vì nước này sau đó sẽ dùng để ninh đỗ luôn nên bạn cần đảm bảo vấn đề vệ sinh ở công đoạn này.

Bước 2: Ninh chè đỗ đen.

Sauk hi ngâm khoảng 40-60 phút bạn đặt nồi lên bếp, cho thêm nước và vặn lửa to. Khi nước bắt đầu nổi bọt và chuẩn bị sôi, bạn dùng muôi múc hết bọt và sau khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và ninh cho đến khi hạt đỗ mềm vừa.

Dùng muôi thủng múc hết phần hạt đỗ đen ra ngoài và cho vào một chiếc tô lớn. Ướp phần hạt đỗ này với phần đường đã chuẩn bị cho ngấm đều trong khoảng từ 10- 15 phút. Tiếp đến, bạn cho phần đỗ đã ướp đường này lên chảo và đảo đều để hạt đỗ được bện đường và se lại. Cách làm này vừa giúp vị ngọt của món chè đều hơn, vừa giúp hạt đỗ không bị nát mà lại rất bở và thơm.

Bước 3: Hoàn thành món chè đỗ đen

Sau khi đảo đỗ và đường trên chảo xong, bạn cho phần hỗn hợp này vào nồi nước chè đã ninh trước đó và đun cho đến khi nước sôi trở lại. Cuối cùng bạn thêm lại vị ngọt của nồi chè cho vừa với khẩu vị là được

Để thưởng thức món chè đỗ đen này bạn múc phần chè đã nấu ra bát hoặc ra cốc. Rưới từ 1-2 thìa cafe nước cốt dừa lên bề mặt, rắc phần dừa tươi nạo sợi, dừa khô. Lạc rang giã dập nhỏ và vài giọt dầu chuối rồi trộn đều lên để thưởng thức. Bạn cũng có thể cho thêm đá và trân châu hoặc một vài hương liệu khác tuỳ ý để món chè đa dạng hơn

Cách Nấu Chè Đỗ Đen Bằng Nồi Áp Suất Đơn Giản, Dễ Làm

Đỗ đen có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong hạt đỗ đen có rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá, tốt cho sức khỏe như: calo, chất đạm, chất xơ, chất đường bột, selen, chất béo, khoáng chất, vitamin…

Thường xuyên ăn đỗ đen sẽ đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể là:

Giảm và duy trì huyết áp ở mức ổn định ở những người bị cao huyết áp.

Tăng cường độ vững chắc của các cấu trúc xương, giảm đau lưng, đau nhức xương khớp hiệu quả.

Hỗ trợ việc chữa bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Nhuận tràng, chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.

Giúp giải độc và phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả.

Duy trì độ ẩm cho da, ngăn chặn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa, giúp da trẻ đẹp hơn.

Làm giảm tình trạng rụng tóc.

Hỗ trợ rất tốt cho những người ăn kiêng, giảm cân.

Trị đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.

Đặc biệt, đỗ đen có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn như : nấu chè, nấu xôi,hầm canh, làm kem… Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách làm một món ăn phổ biến nhất từ đỗ đen, đó là chè đỗ đen.

Cách nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất

Thứ nhất nồi áp suất khiến cho thực phẩm chín nhanh hơn, từ đó, rút ngắn dược thời gian nấu ăn.

Thứ hai, thời gian nấu ăn được rút ngắn sẽ tiết kiệm nhiên liệu đun nấu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian cho bản thân nhiều hơn.

Cuối cùng, chế biến bằng nồi áp suất có độ an toàn cao, hương vị thực phẩm được giữ gìn trọn vẹn, không mất đi độ ngon hay chất dinh dưỡng trong món ăn.

Bởi những lý do này, nên nhiều người đã sử dụng nồi áp suất điện để nấu những món ăn thường ngày. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về công dụng hay những ưu điểm của nồi áp suất, xin hãy tham khảo qua bài viết sau:

” Cấu tạo, nguyên lý và cách sử dụng nồi áp suất “

Chuẩn bị nguyên liệu

Để nấu một nồi chè đỗ đen, ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Đỗ đen: 300g

Đường: 200g

Dừa nạo, dừa khô, lạc rang.

Muối, vani.

Nồi áp suất cơ hoặc nồi áp suất điện.

Khi lựa chọn nguyên liệu nấu chè, cần chú ý những điểm sau đây:

Loại đỗ đen ngon nhất là loại đỗ đen xanh lòng, hạt nhỏ, đều, đen bóng, vỏ móng. Không nên chọn loại hạt to, vì sẽ rất bở và ăn không ngon.

Đường có thể sử dụng đường mía, đường thốt nốt hoặc ăn đường phèn vừa ngọt, vừa mát.

Các nguyên liệu phụ như dừa nạo, dừa khô, lạc rang để cho món ăn thêm ngon, không nhất thiết phải có.

Cách nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất đơn giản, dễ làm

Ngâm đỗ đen trong nước để hạt bỏ hơn. Khi ngâm các hạt bị sâu, hỏng sẽ nổi lên. Bạn vớt các hạt này ra. Cho vào nước ngâm đỗ 1 thìa muối hạt, như vậy khi nấu, đỗ ăn sẽ ngon và đậm vị hơn. Ngâm đỗ đen trong nước ít nhất 1 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước.

Cho đỗ đen vào nồi cùng 1.5 lít nước, đậy nắp nồi rồi cho lên bếp đun. Nếu dùng nồi áp suất điện thì cắm điện. Lần đun đầu tiên để cho đỗ chín và bở. Sau khoảng 45-60 phút thì đỗ đã chín, thì tắt bếp, mở van áp suất cho khí nóng bay ra, rồi mở nắp nồi ra.

Cho đường đã chuẩn bị vào trong nồi đỗ, rồi tiếp tục đun. Khi này, bạn nên đun ở lửa nhỏ, để đường ngấm vào trong đỗ được kỹ hơn, ăn sẽ ngon và ngọt hơn. Nếu muốn chè có hương vị thơm ngon hơn, bạn có thể thêm 1 ống vani vào.

Múc chè ra bát, thêm dừa nạo, dừa khô, lạc rang và một vài viên đá vào rồi thường thức.

Là người tìm kiếm và phân tích nội dung, tôi cố gắng mang tới cho độc giả những nội dung chân thực nhất, chính xác nhất về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, nhất là: mẹ và bé, ẩm thực, sức khỏe….