Cách Nấu Chè Gạo Nếp Cẩm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Gạo Nếp Cẩm Là Gì? Tác Dụng Và Cách Chế Biến Gạo Nếp Cẩm (Nếp Than)

Gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks. Đây là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Nếp cẩm không những thơm ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Bạn sẽ bắt gặp những món ăn khá độc đáo từ gạo nếp cẩm như: xôi, bánh, chè,..

Ngày nay, nếp cẩm được nhiều người tin dùng bởi công dụng tuyệt vời của nó. Với tính ẩm, vị ngọt nếp cẩm được dùng để chữa: tiêu khát, những người hay ra mồ hôi trộm, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, những bệnh về tá tràng hay viêm loét dạ dày.

Một số nghiên cứu đã chứng minh chất oxy hóa trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa sự phá hủy của các ADN, có tác dụng hiệu quả trong việc phòng chống ung thư.

Ngoài ra, màu đen sẫm của nếp cẩm khi nấu sẽ biến thành màu tím sẫm, chứa nhiều loại amino acid và các khoáng chất.

Nếp cẩm còn được dùng nấu rượu nếp, uống lượng vừa phải sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh huyết áp.

Nếp cẩm được mệnh danh là ” Bổ huyết mễ “, bởi loại gạo nếp cẩm có nguồn dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong nếp cẩm cao hơn các loại gạo khác đến 6,8%, chất béo cao hơn khoảng 20% . Tuyệt vời nữa là trong nếp cẩm có tới 8 loại acid amin cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết và carotene hữu ích cho cơ thể.

Vì thế, thực phẩm này hứa hẹn mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người thể trạng suy kiệt, người gầy.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh trong men gạo nếp có nhiều hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây là 2 thành phần chính hạn chế tai biến tim mạch và thúc đẩy quá trình tái tạo mạch máu.

Điều quý hơn là những loại thuốc chế tạo từ men nếp cẩm dùng chữa bệnh tim mạch không gây ra phản ứng phụ như mẩn ngứa, buồn nôn, dị ứng… Chính vì thế, nó mang đến cho bệnh nhân hiệu quả tốt nhất.

Bạn có biết lớp màng đen bao quanh hạt nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Rượu nếp cẩm khi lên men còn chứa nhiều vi chất có lợi và một số nhóm vitamin B. Nhờ vậy mà nếp cẩm được sử dụng để làm đẹp như giúp làm ẩm và tái tạo làn da hiệu quả.

Cách làm khá đơn giản: Rượu nếp cẩm bạn giã nhuyễn làm mặt nạ, dùng mặt nạ này đắp 15 phút rồi rửa sạch mặt mỗi tối. Bạn cũng có thể làm mặt nạ bằng nếp cẩm kết hợp sữa và trứng gà. Nếu bạn thường xuyên sử dụng mặt nạ này đảm bảo làn da sẽ trắng mịn trông thấy.

Nhiều bạn thoáng nhìn vào màu gạo có thể nhầm lẫn gạo nếp cẩm với gạo lứt. Thế nhưng, nếu bạn chú ý xíu bạn sẽ thấy: gạo nếp cẩm là loại gạo còn nguyên vỏ, khi chưa xay xát đã có màu tím sẫm cả vỏ lẫn hạt, còn gạo lứt là gạo thường bỏ lớp trấu, vẫn giữ lại lớp cám màu nâu.

Tùy vào chất lượng mà nếp cẩm có giá cả khác nhau. Thường thì giá 1kg nếp cẩm giao động từ 70.000 VNĐ đến 75.000 VNĐ.

Bạn có thể dễ dàng mua nếp cẩm ở các cửa hàng khắp cả nước. Tuy nhiên, để mua được gạo nếp cẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm bạn cần tìm đến những cơ sở sản xuất uy tín. Bạn đang băn khoăn tìm nếp cẩm mua ở đâu tốt?

Nếp cẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như đã nói ở trên. Người dân Việt quen thuộc với các món ăn như xôi nếp cẩm, cái rượu nếp cẩm, chè…Nhưng sữa chua nếp cẩm có công dụng như thế nào chưa hẳn ai cũng biết.

Sữa chua kết hợp với nếp cẩm tạo thành món ăn ngon, mát và bổ dưỡng. Vị thơm bùi của nếp cẩm hòa với vị thanh mát trong sữa chua sẽ mang đến cảm giác thơm mát khi bạn thưởng thức. Vậy, sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì?

Nếp cẩm trong sữa chua được nấu, ủ men có màu đỏ mận đậm giúp bổ máu. Đây là món ăn giúp tăng sức khỏe, khắc phục tình trạng mất máu ở chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Thế nên món ăn này được chị em đánh giá cao bởi chất lượng của nó.

Một trong những tác dụng của sữa chua nếp cẩm không thể bỏ qua mà chị em phụ nữ rất quan tâm đó là tác dụng làm đẹp. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sữa chua nếp cẩm bạn sẽ sớm sở hữu một vóc dáng đẹp và một làn da mịn màng.

Trong nếp cẩm có các sắc tố giúp da hồng hào, còn trong sữa chua giúp giữ độ ẩm cho da tạo độ căng mịn. Đây có thể xem là thực phẩm vàng trong lĩnh vực làm đẹp.

Như đã đề cập ở trên, để làm sữa chua nếp cẩm thì nếp cẩm nấu chín, ủ lên men cho có độ chua sau đó trộn với sữa chua. Quá trình ủ men nếp cẩm tạo ra các vi khuẩn có lợi, các vi khuẩn này khi kết hợp với các lợi khuẩn trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Thế nên, khuyến cáo bạn nên thường xuyên ăn sữa chua nếp cẩm, đặc biệt những bạn bị những bệnh về dạ dày, tiêu hóa yếu. Nếu bạn đang mắc phải bệnh viêm loét dạ dày thì các món ăn từ nếp cẩm cũng giúp bạn hạn chế căn bệnh này đấy.

Vấn đề phụ nữ sau sinh thường mắc phải là cơ thể suy nhược do mất máu khi sinh con, thiếu chất sắt hay dạ dày hoạt động kém. Sữa chua nếp cẩm sẽ giúp chị em sau sinh nhanh chóng khôi phục sức khỏe và bổ máu.

Trong nếp cẩm có nhiều chất sắt, magie, kẽm giúp bổ sung chất dinh dưỡng và da không bị sạm, nhăn. Với tác dụng này mà chị em phụ nữ sau sinh nên ăn nếp cẩm thường xuyên.

Bước 1: Gạo nếp cẩm vo sạch, sau đó ngâm khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ trong nước pha sẵn 1 thìa cà phê muối.

#Ngâm gạo nếp cẩm.

Bước 2: Khi nếp cẩm đã ngâm xong, bạn đổ cả gạo lẫn nước ngâm vào xoong rồi đun trên bếp với lửa nhỏ. Khi đun bạn cho lá nếp vào cùng sau đó dùng muôi khuấy đều.

#Nấu chè nếp cẩm.

Bước 3: Bạn tiếp tục đun với lửa nhỏ cho đến khi nếp cẩm chín, dễ dàng nhận ra khi nồi nếp cẩm sánh lại.

Bước 4: Bạn cho đường vào nồi nếp cẩm, dùng muôi đảo đều và đun thêm khoảng 5 phút cho đường ngấm đều vào nếp cẩm. Sau đó, tắt bếp và bắc nồi xuống để nếp cẩm nguội.

Bước 5: Khi chè nếp cẩm nguội hẳn, bạn dùng muôi múc chè ra cốc. Bạn cho sữa chua, nước cốt dừa vào cốc khuấy đều. Bạn có thể cho thêm ít đá bào để tăng độ mát cho cốc sữa chua ngon bổ này. Và bây giờ bạn đã được thưởng thức cốc sữa chua hấp dẫn do chính tay mình chế biên, sẽ rất ngon đây.

#Hoàn thành sữa chua nếp cẩm.

Lưu ý:

Sữa chua nếp cẩm rất bổ dưỡng, nhưng bạn cũng không nên lạm dụng thực phẩm này, nếu không sẽ có tác dụng ngược. Các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 3 đến 4 lọ sữa chua nếp cẩm trong tuần.

Món xôi truyền thống đã mang lại nét đậm đà cho người Việt thì xôi nếp cẩm hay còn gọi là xôi nếp than đã chinh phục nhiều người sành ăn. Với chi phí vừa phải bạn đã sở hữu món xôi nếp than ngon, bổ, hấp dẫn.

Bước 1: Bạn cho gạo nếp cẩm và đỗ xanh ngâm qua đêm cho mềm.

Bước 2: Gạo nếp than sau khi ngâm bạn đãi sạch rồi cho vào nồi nấu chín cùng với nước dừa và muối.

Bước 3: Đậu xanh sau khi ngâm bạn cho vào chõ xôi hấp khoảng 30 phút, để đậu xanh mềm là được.

Bước 4: Đậu xanh đã chín bạn nghiền cho nát, cho vào nồi nhỏ cho thêm 20g đường nấu ở lửa nhỏ trong 2 phút rồi bắc xuống.

Bước 5: Cho khoảng 100ml nước sạch, 100ml nước cốt dừa, 40g đường, 2 g muối và 5g bột năng vào 1 nồi nhỏ khác, khấu đều. Cho nồi đựng hỗn hợp này lên bếp đun ở lửa nhỏ và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại.

Vậy là món xôi nếp cẩm đã hoàn thành. Lấy xôi nếp than ra bát, thêm vào chút đỗ xanh đã nghiền nát và bỏ chút nước dừa đã đun là thưởng thức được rồi. Chắc hẳn, bạn sẽ hài lòng với vị ngon, béo ngậy mà món xôi nếp cẩm mang lại.

Cách ngâm rượu nếp cẩm

Rượu nếp cẩm cũng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mà bạn nên biết. Rượu nếp cẩm lên men có vị ngọt của gạo và vị cay của rượu giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, mầm bệnh trong cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.

Nguyên liệu làm rượu nếp cẩm:

Bước 1: đem ngâm gạo nếp cẩm trong nước khoảng 8 – 10 tiếng để gạo nở đều. Nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian và giúp gạo mềm hơn khi nấu.

Bước 2: Loại bỏ các hạt gạo bị hỏng. Cho gạo vào nồi cơm điện nấu với lượng nước xâm xấp mặt là được. Trong khi nấu, nếu nước cạn mà gạo chưa chín mềm thì cho thêm nước sôi nào đun tiếp. Khi cơm chín, bạn xới ra đĩa to rồi dàn mỏng để cơm nhanh nguội.

Bước 3: Men rượu cạo hết lớp vỏ trấu bên ngoài rồi cho vào cối giã thành bột mịn. Dùng rây rắc đều men lên cơm đã nguội. Sau đó dùng đũa hoặc tay trộn đều men với cơm rồi bọc vào là chuối, lá sen hoặc giấy bạc (lưu ý là nên đục 1 vài lỗ trên lá để thoát khí)

Bước 4: Bạn đặt 1 chiếc đĩa vào nồi rồi đặt gói nếp cẩm lên trên. Đậy kín nắp và ủ trong 2 ngày để cơm tiết ra nước và có mùi rượu đặc trưng. Sau khoảng thời gian này, nếu bạn không muốn cơm lên men thêm nữa thì có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Bạn có thể ăn trực tiếp rượu nếp cẩm hoặc ăn cùng sữa chua để có một món ăn giàu dinh dưỡng.

500g gạo nếp cẩm

1,5 cái men ngọt (20g)

Lá chuối, lá sen hoặc giấy bạc

Để ngâm rượu nếp cẩm uống thì bạn cho nếp cẩm vào bình và cho rượu vào ngâm như ngâm rượu nếp bình thường. Bạn cho lượng rượu vừa đủ để đảm bảo chất lượng rượu, tỉ lệ 1 phần nếp 3 phần rượu là hợp lý. Ngâm khoảng 20-30 ngày là có thể uống được.

Rượu nếp cẩm để càng lâu thì vị càng ngọt và thanh. Chú ý khi ngâm thì nên ngâm ở chỗ mát, nhiệt độ khoảng từ 20-25 độ. Như vậy là bạn đã có món rượu nếp cẩm vừa ngon mà lại bổ dưỡng nữa rồi!

Các món ăn từ gạo nếp cẩm (gạo nếp than) hứa hẹn sẽ mang đến những điều hấp dẫn cho bạn cả về dinh dưỡng lẫn tác dụng làm đẹp và chữa bệnh. Vậy, còn chần chừ gì mà không bắt tay sáng tạo ra những món ăn ngon, bổ, rẻ từ thực phẩm này để đãi cả nhà đi nào.

Cách Chế Biến Gạo Nếp Cẩm Thành Những Món Ngon

Nếp cẩm còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.

Gạo Nếp cẩm còn được biết đến với tên gọi là “bổ huyết mễ”, đây là một loại gạo được đánh giá cao vì có thành phần dinh dưỡng rất cao và bổ dưỡng. So với các loại gạo tẻ và gạo nếp khác khác, gạo nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn hẳn 6,8% và chất béo tốt chơ sức khỏe cao hơn 20%. Ngoài ra, trong gạo nếp cẩm còn có chứa tới 8 loại axit amin khác nhau cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể

Gạo nếp cẩm có tác dụng bảo vệ, chăm sóc và mang đến giá trị cho sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân, phụ nữ mới sinh, người mới ốm dậy, thanh niên đang tuổi phát triển…

Cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu Tác dụng của nếp cẩm

Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu nên có tên là “bổ huyết mễ” do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe. Nó cũng rất tốt cho tim mạch nhờ trong gạo nếp cẩm có chứa hoạt chất ergosterol và lovastatin là chất giúp hạn chế các tai biến về tim mạch, giúp tái tạo thành mạch máu.

Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu. Rất tốt cho tiêu hóa và dạ dày nhờ tính chất gạo nếp cẩm có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Do vậy cơm nếp cẩm rất có lợi đối với những người thường gặp bệnh về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày.

Gạo nếp cẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có công dụng điều trị một số bệnh về ung thư tuyến tính, trực tràng.

Gạo nếp cẩm còn tác dụng làm đẹp da cho phái nữ: Lớp màng đen bên ngoài cùng của gạo nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu lên men gạo nếp cẩm còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều hoạt chất có lợi khác.

Gạo nếp cẩm có tác dụng bổ máu do có nhiều protein, chất béo hơn các loại gạo khác và chứa tới 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

Những nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư. Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt… Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.

Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Cách chế biến gạo nếp cẩm ngon bổ, hấp dẫn

* Rượu nếp cẩm: Đây là cách làm thông dụng nhất cách làm cũng khá đơn giản chỉ cần nguyên liệu gạo cẩm, men rượu và đồ thổi sôi. Gạo nên ngâm qua đêm cho nở sau đó thổi như thổi sôi cho vừa nước thêm men gạo ủ kín sau 2 ngày là bạn có thứ rượu nếp cẩm ngon và bổ dưỡng. Rượu nếp cẩm có thể đổ rượu vào ngâm là quý ông có bình rượu nếp cẩm tuyệt ngon đãi khách khứa

* Sữa chua nếp cẩm: Sữa chua nếp cẩm được rất nhiều chị em mê mẩn không chỉ làm thực phẩm mà còn được dùng làm đẹp da cho chị em. Có thể nấu nếp cẩm rồi trộ với sữa chua hoặc dùng nếp cẩm đã lên men như trên để trộn cùng sữa chua là bạn đã có món ăn khoái khẩu mà bổ dưỡng

Sữa chua nếp cẩm

* Xôi nếp cẩm: Nấu như xôi bình thường là bạn đã có món xôi rất độc đáo cũng như món ăn bổ dưỡng cho gia đình

* Chè nếp cẩm: Đây cũng là món được rất nhiều chị em yêu thích khi nấu cho gia đình

* Rượu nếp than (nếp cẩm): Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt.

Để trong 15 – 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng… là uống được. Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.

Rượu nếp cẩm còn giúp làm giảm cholesterol trong máu

Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.

Rượu nếp cẩm hạ thổ: Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày. Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra.

BS. Hoàng Tuấn Long

Chôn rượu dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giản những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông. Hình thức này tương tự ở châu Âu, người ta ủ rượu trong những hầm sâu (cave) dưới đất.

Cách Nấu Chè Bí Đỏ Gạo Nếp Chuẩn Vị Mẹ Nấu

Bí đỏ: 400gr

Gạo nếp: 100gr

Lá dứa: 5 lá

Nước cốt dừa: 1 hộp

Vừng rang sẵn: 3 thìa

Đường kính và muối.

Lưu ý khi chọn mua nguyên liệu

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại bí đỏ nên bạn cần biết cách chọn loại phù hợp nhất cho việc nấu chè. Bạn nên chọn loại bí đỏ có hình cầu nhỏ, loại này sẽ có hương vị ngọt và đậm đà hơn các loại khác. Ngoài ra, khi chọn mua bí đỏ hãy ưu tiên chọn những quả cầm lên nặng, chắc tay và có bề mặt vỏ trơn, nhẵn; những quả có các vết, nốt trên vỏ thì bạn phải bỏ đi. Ngoài ra cũng nên chọn những quả có cuống dài khoảng 2-5 cm sẽ bảo quản được lâu hơn đấy. Nếu bí đỏ mua về mà chưa chế biến chè ngay thì bạn chỉ cần đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát là được, không nên bọc nilon cũng không cần bảo quản lạnh.

Nước cốt dừa bạn có thể mua loại nước cốt dừa đóng hộp hoặc mua cơm dừa về tự vắt nước cốt dừa cũng được nhưng cách này sẽ mất thời gian hơn so với loại làm sẵn.

Gạo nếp bạn nên chọn loại có hạt mẩy, không mối mọt. Nên chọn những loại nếp nổi tiếng như nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng nấu chè sẽ ngon hơn.

Sơ chế nguyên liệu

Lá dứa mua về bạn rửa thật sạch với nước, loại bỏ lá sâu, bệnh, vàng úa rồi rửa sạch lại bằng nước sạch; sau đó bó lại bó nhỏ cho gọn gàng.

Bước 1: Bạn cho các nguyên liệu gồm: lá dứa, gạo nếp vào nồi sạch và nấu cùng với nước lọc cho đến khi gạo chín mềm là được. Sau đó, bạn lấy lá dứa ra rồi cho phần bí đỏ đã được luộc chín cùng với nước cốt dừa vào. Nhớ phải khuấy cho đều tay cho đến khi bí đỏ và gạo nếp chín mềm hoàn toàn.

Bước 3: Sau khi đã hoàn thành các bước này, bạn chỉ cần nấu thêm 5 – 7 phút nữa rồi tắt bếp và múc ra chén, phủ lên ít vừng trắng đã được rang chín thơm lên trên và thưởng thức là được. Nếu bạn muốn dùng nóng thì chỉ cần cho chén chè bí đỏ gạo nếp vào ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng khoảng 2 – 3 tiếng thì lấy ra thưởng thức là được.

Cách Nấu Chè Khoai Môn Gạo Nếp Bở Mềm Không Nát

Cách nấu chè khoai môn với miếng khoai bở mềm, các hạt nếp nở bung là món ngon luôn nằm trong TOP đầu thực đơn của các chị em. Để nấu được những ly chè khoai môn ngon mê ly, bạn tiến hành các bước như sau.

Nguyên liệu nấu chè khoa môn gồm có:

Khoai môn: Chọn những củ có kích cỡ vừa phải, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Nên chọn những củ còn cứng tay, ruột bên trong có màu trắng đục với lớp vân tím. Đây là những củ khoai nhiều bột, khi nấu sẽ rất bở và ngon. Chuẩn bị khoảng 300 gram khoai môn.

Gạo nếp: Chọn loại gạo nếp ngon, hạt mẩy và không có mối mọt. Bạn có thể chọn loại nếp hương hay nếp cái hoa vàng để nấu chè tuỳ ý. Chuẩn bị khoảng 100 gram gạo nếp.

Dừa xiêm: Chuẩn bị 1 quả dừa xiêm để vắt lấy nước nấu chè.

Các nguyên liệu khác: lá dứa (5 lá), sữa tươi không đường (100 ml), đường kính trắng (200 gram), muối (5 thìa cafe)

Cách nấu chè khoai môn ngon như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gạo nếp và các nguyên liệu khác

Gạo nếp muốn nấu chè ngon thì cần được ngâm kỹ. Đầu tiên, bạn cho gạo nếp vào rá và đem vo sạch. Lưu ý không được để sót vỏ trấu, sạn cũng như các hạt nếp không ngon. Vo xong, bạn đêm ngâm gạo từ 4 – 5 tiếng cho hạt gạo mềm. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể lựa chọn cách ngâm phần gạo này qua đêm.

Lá dứa rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ. Cắt xong, bạn cho lá dứa vào xay nhuyễn và vắt lấy 1 bát con nước cốt.

Dừa xiêm: Nạo nhỏ cùi dừa và cho vào vắt kỹ lấy 500 ml nước cốt. Tiếp đến, bạn lại cho tiếp khoảng 500 ml nước ấm nữa và lại tiếp tục vắt kỹ để lấy nước nấu chè.

Bước 2: Chuẩn bị khoai môn

Gọt sạch vỏ khoai môn, gọt đến đâu bạn cho vào ngâm trong chậu nước có pha 2 thìa cafe muối để khoai không bị nhớt cũng như thâm. Gọt khoai xong, bạn thái khoai thành các miếng vuông nhỏ (cỡ chừng 2 x 2 cm) rồi tiếp tục ngâm khoai khoảng 2 tiếng.

Hết thời gian ngâm khoai, bạn cho khoai vào bóp kỹ với khoảng 2 thìa cafe muối rồi rửa sạch để khoai không còn bị nhớt. Rửa xong, bạn để cho khoai được ráo nước tự nhiên.

Bước 3: Nấu chè khoai môn

Sơ chế khoai xong, bạn cho khoai môn vào nồi cùng với khoảng 100 gram đường và 100 ml sữa tươi cùng với ½ lượng nước dão dừa chắt từ dừa xiêm rồi đặt lên bếp. Bật bếp ở mức độ lửa nhỏ để khoai nhừ đều mà vẫn không bị cạn nước.

Với phần gạo nếp, bạn cho vào nồi cùng với ½ lượng nước dão dừa còn lại + 400 ml nước cốt dừa vắt lần 2. Đặt hỗn hợp này lên bếp và cũng đun nhỏ lửa cho đến khi hạt nếp nở bung. Sau khi hạt nếp đã nở, bạn cho phần nước cốt lá dứa + 100 gram đường vào khuấy đều rồi đun sôi trở lại.

Khi nồi gạo nếp sôi lại, bạn cho phần khoai môn đã nấu chín + 2/3 lượng nước cốt dừa lần 1 + ½ thìa cafe muối vào. Tiếp tục đun cho đến khi nồi chè sánh vừa là được. Lưu ý lúc này bạn cần đun ở mức lửa nhỏ nhất, hạn chế khuấy đảo để đảm bảo khoai môn không bị nát.

Khi chè đã nguội bớt, bạn cho phần đá bào vào bát, múc chè khoai môn vào và rưới nước cốt dừa lên trên. Trộn đều và thưởng thức món chè khoai môn bở đều, ngon ngọt.