Cách Nấu Chè Giai Nhiet / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Thử Làm Món Canh Bún Bạch Tuộc Giai Giòn Sần Sật

Nguyên liệu làm món canh bún bạch tuộc:

– Bạch Tuộc 400 Gr

– Cua đồng xay 500 Gr

– Tàu hủ chiên 2 Miếng

– Huyết 200 Gr

– Cà chua 300 Gr

– Rau muống 300 Gr

– Xương ống 500 Gr

– Màu gạch cua 1 Muỗng cà phê

– Hạt nêm 1.5 Muỗng canh

– Nước mắm 2 Muỗng canh

– Đường 2 Muỗng canh

– Hành tím băm 1 Muỗng canh

– Hành lá 20 Gr

– Ngò gai 10 Gr

– Bún cọng lớn 500 Gr

– Chả quế 5 cây

Cách làm món canh bún bạch tuộc đơn giản tại nhà:

– Bước1: Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào và phi thơm 1 muỗng canh hành tím băm, sau đó trút 300gr cà chua xắt múi cau vào đảo đều tay, cho thêm vào 1 muỗng cà phê màu gạch cua đảo nhanh rồi tắt bếp.:

– Bước 2: Cho nước cua đã được lọc vào nồi, để lửa vừa nấu sôi, sau đó dùng vá vớt gạch cua nổi lên trên ra chén. Cho tiếp 500gr xương ống đã trần qua nước sôi vào và hầm trong 30 phút

– Bước 3:Trút cà chua đã xào vào nồi nước hầm, sau đó cho 400gr bạch tuộc vào nồi nấu 10 phút sau đó vớt ra dĩa.

– Bước 4: Cho vào nồi nước hầm 200gr huyết đã cắt khối vừa ăn, 2 miếng đậu hủ xắt miếng vừa và chiên vàng. Nêm vào 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh hạt nêm, đợi sôi rồi tắt bếp.

– Bước 5: Cho bún vào tô, tiếp cho rau muống luộc và đầy đủ topping vào, sau đó rắc hành và ngò gai thái nhỏ lên, rồi chan nước dùng nóng hổi vào. Món ăn được dùng kèm với mắm tôm pha sẵn, ớt băm và tắc.

Bí quyết giúp món cơm rang quen thuộc ngon và hấp dẫn hơn

Cơm rang là một món ăn khá gần gũi đối với mỗi gia đình và cũng là một món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Đa số trước đây khi rang cơm thì mọi người chỉ cho nước mắm, mì chính cùng với hành khô, tuy nhiên nhu cầu của con người ngày càng cao vì vậy những món cơm rang hiện nay đã được sáng tạo và được kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau giúp cho món cơm rang trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn và đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Vậy để có thể làm món cơm rang ngon hơn hấp dẫn hơn thì các bạn có thể tham khảo bí quyết trong chuyên mục góc ẩm thực của chúng tôi để có thể làm món cơm rang thơm ngon và chất lượng hơn cho gia đình của mình.

1. Chú ý đến việc lựa chọn gạo

Muốn cơm rang ngon thì ngay từ việc lựa chọn gạo các bạn cũng cần phải chú ý. Bạn hãy chọn những loại gạo mới có độ thơm và dẻo, các bạn không nên lựa chọn những loại gạo cũ để lâu và khô vì khi rang thì cơm rang sẽ rất cứng và khó ăn. Đặc biệt khi nấu cơm thì các bạn hãy chú ý đổ nước sao cho vừa để cơm không bị nát hoặc là bị khô để khi rang cơm sẽ không bị nát và hạt cơm sẽ chín mềm vừa ăn.

2. Chú ý khi phi hành

Khi bạn phi hành khô để rang cơm thì các bạn hãy chú ý không nên phi hành quá kỹ vì khi cho cơm vào rang cùng với hành thì hành sẽ rất dễ bị cháy khét, khi ăn cơm hành sẽ có vị đắng làm cho cơm rang mất đi vị thơm và ngon. Chính vì vậy khi phi hành các bạn chỉ phi qua tạo mùi thơm sau đó đổ luôn vào rang cùng để hành sẽ không bị cháy khét khi rang.

3. Dùng cơm nguội để rang cơm

Khi rang cơm bạn hãy chú ý phải dùng cơm để nguội rang chứ bạn không nên sử dụng cơm nóng khi mới nấu xong rang. Đây là một điều quan trọng mà bất cứ ai cũng phải chú ý. Nếu bạn rang cơm bằng cơm nóng thì khi rang cơm rất dễ bị nát và vón thành các cục làm mất cảm tình và khi ăn cơm rang sẽ không ngon.

4. Chú ý khi rang cơm

Khi rang cơm các bạn hãy chú ý đầu tiên bạn phải làm nóng chảo và cho dầu nóng già thì hãy đổ cơm vào. Khi rang cơm bạn hãy chú ý để lửa to để rang và đảo thật đều tay để cơm rang được vàng đều và khô. Với ngon lửa to trong khi rang cơm sẽ giúp cho cơm nóng đều ở bên trong và giúp cho các nguyên liệu được làm nóng nhanh và ngấm đều vào trong cơm. Và một điều mà các bạn hãy chú ý khi cho dầu vào rang cơm các bạn nên đổ một lượng vừa phải chứ không nên đổ quá nhiều vào cơm rang. Nếu bạn đổ quá nhiều cơm rang ăn sẽ rất ngấy rất nhanh ngán và sẽ làm cho bụng trở nên khó tiêu.

5. Rang từng loại riêng biệt

Thông thường khi rang cơm đa số mọi người thường cho thêm trứng, giò thịt và một số các lại rau củ như đậu Hà Lan, cà rốt, hành tây,… để tăng thêm mùi vị và bổ sung thêm những thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Để món cơm rang thơm ngon, hấp dẫn và vẫn giữ được vị riêng biệt của từng loại nguyên liệu thì các bạn không nên cho chung những loại nguyên liệu lại với nhau mà rang chung với cơm mà các bạn hãy chế biến riêng biệt các loại nguyên liệu sau đó thì khi làm xong bạn hãy cho vào cơm và trộn đều với cơm. Với cách này hạt cơm của bạn sẽ được săn chắc thơm ngon mà những nguyên liệu bạn cho vào ăn sẽ giòn thơm mà không mất đi những hương vị ban đầu của nó. Tùy theo sở thích của gia đình mà bạn hãy lựa chọn những nguyên liệu khi rang cơm. Với món cơm rang hấp dẫn thơm ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho bữa ăn thêm đa dạng và độc đáo hơn.

Hãy ghé vô góc ẩm thực của nhà hàng buffet Hương Sen để khám phá cách chế biến những món ăn quen thuộc trở nên mới lạ hay những món ăn ngon mới giúp thực đơn bữa cơm gia đình trở nên phong phú hơn.

Theo Huongsen

Tết này chồng tôi chỉ yêu cầu mỗi món tai heo ngâm sả tắc, còn lại tùy vợ quyết hết! Món tai heo ngâm sả tắc này mà nhâm nhi ngày Tết thì đỉnh lắm đây vì ăn bao nhiêu cũng không ngán! Tai heo ngâm sả tắc là một món ngon lên ngôi trong mùa Tết năm nay. Tai heo giòn sần sật, vị chua ngọt thanh…

Hướng Dẫn Cách Chế Biến Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Giai Đoạn 7

( 2 votes, average: 5.00 out of 5)

Sau 2 tháng ăn dặm đầu tiên, bé đã quen ăn và các mẹ bắt đầu tăng độ thô cho đồ ăn cũng như sự phong phú của các loại thức ăn cho con. Sau đây KVBro xin giới thiệu cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ trong giai đoạn 7-8 tháng tuổi của – một trong người người tiên phong trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Theo ăn dặm kiểu Nhật, ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn cháo thế nào?

– Cháo tỷ lệ 1:7 là cháo đặc hay chỉ lổn nhổn thôi?

– Cho bé ăn giai đoạn 2 là loãng hay lổn nhổn, hay đặc mịn?

Cách nấu cháo tỷ lệ 1:7: lý thuyết là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.

Giai đoạn 7-8 tháng, mẹ Aichan nấu 1 lon gạo, ấn nút nấu cháo của nồi cơm điện, khi được cháo thì ủ thêm khoảng 15-30 phút nữa. 1 – 2 tuần đầu của giai đoạn này, mẹ cháu vẫn rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 (bé được khoảng 7,5 tháng) thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.

Cách làm tăng độ thô:

Với giai đoạn 5-6 tháng, bé ăn cháo hạt mịn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn 7-8 tháng, bé sẽ ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt… Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)

Ở giai đoạn 7 -8 tháng thì trẻ ăn thêm được những loại thực phẩm gì?

So với giai đoạn mới bắt đầu tập ăn dặm (5-6 tháng), khi bước sang giai đoạn 2 thực phẩm bé có thể ăn được cũng phong phú hơn.

Tinh bột

Gạo tẻ, bột mì, ngô, khoai tây, khoai lang Mì udon, mì somen, mì Ý, bún, phở (khi chế biến bạn cắt nhỏ)

Rau

Rau chân vịt, rau cải ngọt, rau cải chip, dưa chuột, củ cải, cà rốt, cải thảo, cà tím, bông cải xanh, cà chua, hành tây, bí đỏ, bắp cải, đậu bắp, quả đậu, ớt chuông, giá đỗ, măng tây, quả bơ,

Hoa quả

Táo, dâu tây, đào, cam quýt, chuối, dưa hấu, dưa lưới, nho, hồng, lê

Đạm

+ Cá (các loại cá trắng), cá hồi, cá ngừ + Thịt ức gà, thịt gà băm, gan + Lòng đỏ trứng gà, lòng trắng trứng gà + Sữa chua, sữa tươi (dùng để nấu), phô mai + Đậu phụ

Gia vị

Nước tương shoyu, muối, miso (nhưng chỉ 1 ít thôi)

Hy vọng rằng bài viết này của cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên lạc với fanpage KVBro để có câu trả lời sớm nhất.

Đánh giá bài viết: ( 2 votes, average: 5.00 out of 5)

KVBro-Nhịp sống Nhật Bản

Tổng Hợp Món Cháo Siêu Bổ Dưỡng Cho Mẹ Bầu Trong Giai Đoạn Thai Kỳ

Những món cháo siêu bổ dưỡng cho mẹ bầu

1. Cháo cá chép:

Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Cá chép được dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa, động thai… Theo khoa học, cá chép chứa nhiều protid, lipid, khoáng chất và vitamin, vây cá chứa nhiều collagen.

Nguyên liệu:

100g gạo nếp

1 củ gừng: xắt lát nhỏ

Vài nhánh thì là

Gia vị: Muối, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1: Sau khi mua cá về, làm sạch vẩy, bỏ ruột, sát muối gừng để khử mùi tanh.

Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp. Lượng nước tùy theo con cá mẹ mua to hay nhỏ nha! Sau đó, thêm vài lát gừng và hành hoa nướng. Nấu cho đến khi cá chín mềm thì vớt ra ngoài.

Bước 3: Vớt bớt bọt trong nồi nước cá, cho gạo đã vo vào nồi và nấu cháo nhừ trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Tiếp tục thả cá vào nồi, thêm thì là, nêm gia vị và tắt bếp.

Ăn cháo cá chép này ngày 1 lần, ăn liên tiếp trong 10 ngày sẽ có tác dụng an thai rất hiệu quả.

2. Cháo đậu đen gạo nếp

Theo Đông y, đậu đen tính hơi ôn (ấm), vị ngọt, qui kinh Thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Đậu đen còn được dùng để chữa được chứng thủy thũng, tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể. Phụ nữ bị động thai dùng đậu đen cũng rất tốt.

Nguyên liệu:

100g gạo nếp

30g đậu đen

Cách làm:

Vo sạch gạo, đem rang vàng và đổ nước vào nấu. Tiếp tục cho đậu đen đã ngâm qua đêm vào ngay khi nước còn lạnh và nấu nhừ. Nếu muốn vị đậm đà cho ngon miệng, có thể thêm ít đường phèn và ít muối vào lúc nêm lại.

3. Cháo bí đỏ

Bí đỏ cung cấp nguồn vitamin phong phú như vitamin A, C, E, B6 và các khoáng chất như magiê, phốt pho, kali, mangan… Ngoài ra bí đỏ còn chứa rất ít chất béo bão hòa cholesterol và kali, rất tốt cho mẹ bầu bị động thai.

Nguyên liệu:

½ lon gạo ngon

1 miếng bí đỏ

50g đậu xanh

20g đường mạch nha

Cách làm:

Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và cắt khúc. Sau đó vo gạo, rang và nấu cháo nhừ. Đến khi cháo chín nở ½ thì cho bí ngô vào nấu cùng. Khi cháo thật chín nhừ, đánh cho bí ngô nát mềm một nửa và nêm đường mạch nha.

Cho mẹ ăn mỗi ngày 1 bát cháo bí ngô và ăn liên tiếp trong 7 ngày để chữa động thai.

4. Cháo lươn

Thịt lươn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Thịt lươn chứa nhiều loại vitamin và chất như vitamin A, B1, B6,… Cũng vì vậy, khi động thai, người nhà thường nấu cháo lươn cho mẹ bầu bồi dưỡng.

Nguyên liệu:

200g thịt lươn (xát muối cho bớt nhớt)

100g gạo

100g hạt sen bỏ tim

Hành khô và hành lá

Các loại gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm.

Cách làm:

Vo gạo và cho vào nồi nước đầy cùng hạt sen. Trong lúc đợi cháo nhừ, luộc chín lươn chín và dùng đũa tuốt từ trên xuống để lấy thịt. Kế đến, cho thịt lươn và xào thơm với ít hành phi. Nếu muốn cháo lên màu đẹp, có thể phi hạt điều và lấy dầu điều xào lươn. Sau khoảng 20 phút, cháo chín, hạt sen nhừ thì cho thịt lươn xào vào nấu cùng. Cuối cùng, nêm gia vị, múc ra bát và nêm hành hoa.

Cho mẹ ăn cháo lươn cách ngày một lần và ăn liên tục trong 2 tuần để dưỡng thai.

5. Cháo hàu nấu hạt sen

Trong mỗi 100g hạt sen tươi cung cấp cho cơ thể khoảng 162 calo; 30g gluxit; 9,5g protit; 17mg vitamin C; 0,21g vitamin B1; 0,17g vitamin B2;… Ngoài ra, trong thành phần của hạt sen còn rất nhiều các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt,… rất tốt cho cơ thể bị suy yếu.

Sự kết hợp giữa hàu và hạt sen lại đem đến cho mẹ bầu nhiều công dụng tuyệt vời bao gồm: bổ huyết, bổ thần kinh, bổ thận, kiện tì… và lại có thêm tác dụng an thai, thúc đẩy sự phát triển về trí não cho thai nhi.

Nguyên liệu:

50g hàu sống

20g hạt sen

½ lon gạo tẻ

1/3 lon gạo nếp

Cà rốt: 1/2 củ

30g nấm rơm

Hành lá, rau răm, hành khô

Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, nước mắm…

Cách làm:

6. Cháo nghêu nấu nấm

Nghêu cho vị ngọt, lại dễ tiêu và giàu kèm. Trong khi đó, nấm lại giàu vitamin và khoáng chất để giúp mẹ chóng lấy lại sức.

Nguyên liệu:

1kg nghêu (chọn loại nghêu cỡ vừa, còn tươi thì thịt mới dai và ngọt)

½ lon gạo

200g nấm rơm

1 củ hành tây, 1 miếng gừng nhỏ, hành lá, ớt, 1 củ hành tím

Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, tiêu

Cách làm:

Cho nghêu vào luộc. Khi nghêu há miệng thì tắt bếp, lấy ra và tách lấy thịt. Sau đó chắt lấy nước nghêu và dùng đó nấu cháo. Phần thịt nghêu, đem xào thơm với hành và cho vào nồi cháo đã nhừ. Cuối cùng, thêm nấm rơm và nêm gia vị.

7. Cháo gà ác nấu đậu xanh

Từ xưa, gà ác đã là món an thai cho các bà bầu nhờ vào nguồn dưỡng chất quý giá. Theo Đông y, gà ác có vị ngọt, hơi ấm, không độc. Nó có công dụng tư bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt rất tốt cho mẹ bầu. So với thịt gà thông thường, thịt gà ác thơm ngon và bổ dưỡng hơn rất nhiều lần.

Nguyên liệu:

1 con gà ác khoảng 400-500g (chọn loại làm lông sẵn trong siêu thị)

1 nhánh gừng

100g hạt sen

100g đậu xanh

1 nắm gạo tẻ

50g táo đỏ

1 nắm gạo nếp

100g nấm rơm

Hành lá và gia vị

Cách làm:

Nhồi vào trong mình gà ác các nguyên liệu hạt sen, táo đỏ, đậu xanh và ít gia vị muối, tiêu. Sau đó khâu lại. Tiếp tục bắc nồi nước, thả thêm ít gừng và cho gà vào hầm. Sau khoảng 20 phút, thả nắm gạo đã trộn và vo sạch vào nồi gà và nấu đến khi cháo nở lúp búp là được.

Khi ăn, cắt và rút chỉ để ăn trọn các nguyên liệu có trong mình gà.

8. Cháo đậu đỏ thịt bò

Đậu đỏ chứa các hợp chất chống oxy hoá cao. Rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là làn da. Thịt bò bổ máu. Sự kết hợp này chắc chắn đem lại cho mẹ nguồn chất sắt và khoáng chất dồi dào để dưỡng thai tốt nhất.

Nguyên liệu:

150g thịt bò

1 nắm gạo

120g đậu đỏ

Gia vị: nước tương, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn.

Cách làm:

Vo gạo và cho đậu vào nấu cùng. Khi đậu và gạo chín nhừ, cho thịt bò vào cháo và nêm nếm cho vừa miệng.

9. Cháo bồ câu

Cháo chim bồ câu giúp mát gan, thải độc, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho thai nhi. Các mẹ bầu có thể dùng chim bồ câu để hầm với thuốc bắc hoặc ninh với cháo tùy theo khẩu vị.

Cách làm:

Làm sạch thịt bồ câu, để nguyên con. Giữ lại phần mình chim, mề, tim, gan, bỏ đi phần phổi, diều và lòng. Chú ý không cắt tiết chim bồ câu, không dùng nước nóng để vặt lông như gà.

Ướp thịt chim bồ câu với chút muối, hạt tiêu.

Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch rồi luộc tới khi chín nhờ. Nếu dùng hạt sen khô thì ngâm từ đêm hôm trước rồi luộc chín.

Mộc nhĩ ngâm rửa sạch, thái chỉ. Nấm hương rửa sạch, thái sợi một nửa, nửa còn lại thì cắt đôi.

Cho 1 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp= vào nồi cùng chim bồ câu. Đổ ngập nước rồi ninh cháo. Khi cháo sôi thì cho hạt sen, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ. Ninh thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát và thưởng thức khi còn nóng.

10. Cháo gà ác

Cháo gà ác được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất có công dụng ích bổ khí huyết, tư can bổ thận. Gà ác giàu đạm và 18 loại axit axmin trong đó hàm lượng sắt chiếm tỉ lệ lớn. Các mẹ bầu bị thiếu máu thì nên bổ sung món ăn này

Cách làm:

Gà ác làm sạch sau đó nhồi hạt sẽ đã ngâm cùng táo đỏ, đậu xanh cùng chút gia vị muối, tiêu rồi khâu lại.

Bắc nồi nước, thả thêm gừng thái lát và gà vào hầm. Sau khoảng 30 phút thì cho nửa bát gạo tẻ đã vo sạch vào nồi để ninh.

Khi thấy cháo chín nhừ thì dừng lại.

Cắt và rút chỉ con gà là có thể thưởng thức.

11. Cháo thập cẩm

Loại cháo này có dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein chất lượng tốt… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai.

Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

100 gram gạo

200 gram hạt kê.

50 gram đậu xanh.

50 gram đậu phộng.

50 gram táo tàu.

50 gram hạt đào.

50 gram nho khô.

Một lượng đường đỏ thích hợp

Cách nấu:

Bước 1: Ngâm gạo, đậu xanh, hạt đào và lạc trong nước ấm từ 2 đến 3 tiếng rồi xa sạch, để ráo.

Bước 2: Nho khô, kê và táo tàu cũng rửa thật sạch rồi cũng ngâm nước cho mềm.

Bước 3: Nhớ giữ lại phần nước ngâm này để món cháo ngon thơm và có màu sắc.

Bước 4: Cho gạo, lạc và đậu xanh vào nồi, cho thêm nước sâm sấp mặt rồi đun sôi và ninh kỹ cho chín nhừ.

Bước 5: Sau khi các thứ đã chín mềm thì thêm nho khô, kê và táo tàu vào ninh cùng.

Bước 6: Khi đã nhừ hết các nguyên liệu thì thêm đường và gia vị vừa ăn.

12. Cháo thịt nấu rau chân vịt

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là “kho báu vitamin”, rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ. Bạn cũng sẽ không phải mất nhiều công sức khi nấu những món ăn ngon cho bà bầu kiểu này.

Nguyên liệu:

100g rau chân vịt.

100g gạo, 40g mỡ.

50g thịt băm.

50g rượu gạo, một ít muối.

Cách nấu:

Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi, với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ lửa vừa.

Bước 2: Nấu đến khi gạo gần chín, cho thịt heo băm, mỡ heo, rượu gạo, rau chân vịt, muối vào nấu đến khi cháo chín.

13 Cháo thịt băm cà rốt

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu này được ví như “Nhân sâm bình dân”.

Nguyên liệu:

Một nắm gạo tẻ và gạo nếp.

Thịt băm: 100 gram.

1 củ cà rốt.

Hành hoa, rau mùi.

Dầu thực vật, 1 chén rượu, gừng và các loại gia vị cơ bản trong nấu ăn.

Cách làm:

Bước 1: Các bạn đem gạo vo sạch rồi ngâm với nước ấm để cho gạo có thể nở mềm. Sao khi ngâm gạo xong các bạn cho gạo ra một cái rá để gạo ráo nước rồi cho gạo vào chảo rang cho gạo hơi có màu vàng.

Bước 2: Đem cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hạt lựu hay cắt tỉa thành cách hoa. Các bạn đem hành khô đập giập rồi băm nhỏ. Lấy gừng cắt lát hay thái sợi. Để giúp món cháo cà rốt thơm hơn các bạn nên để cả vỏ gừng cho vào nấu cháo.

Bước 3: Lấy thịt băm ướp với gia vị cho vừa ăn. Nếu các bạn muốn ăn cháo cà rốt cùng với thịt bò và đậu xanh thì các bạn có thể thay thế thịt xay bằng thịt bò. Và lấy đậu xanh nấu cùng với gạo.

Bước 4: Tiếp theo các bạn cho chảo lên bếp. Đợi chảo nóng thì cho dầu vào rồi cho hành khô cùng với gừng vào phi thơm. Khi hành và gừng thơm và hơi vàng thì các bạn tiếp tục cho thịt và cà rốt vào xào chung trong một phút rồi cho cả rượu vào, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn đảo đều và cho ra bát để riêng.

Bước 5: Cho gạo vào nồi rồi cho thêm nước vào nấu chín, đợi khi thấy gạo hơi nhừ thì các bạn cho cà rốt và thịt xào vào nồi và đun với lửa nhỏ. Khi nấu nếu nước bị cạn thì các bạn cho thêm nước vào đun.

Khi cháo nhừ thì các bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn và cho hành hoa vào là có thể thưởng thức ngay. Nếu các bạn thích ăn rau thì các bạn có thể cho thêm rau cải và các loại rau mùi vào và thưởng thức.

Học Cách Nấu Chè Bưởi

Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ gì với món chè bưởi thân thuộc. Những khi thời tiết oi nóng thì chè bưởi là một món ăn tráng miệng tuyệt vời. Bởi vậy mọi người hay tìm cách, tự nấu chè bưởi ở nhà để đảm bảo an toàn và không phải ra ngoài mua. Để làm được món chè bưởi ngon tránh nấu bị đắng thì còn nhiều người vẫn chưa biết nấu.

Cách nấu chè bưởi không bị đắng

Đậu xanh, ngâm 1-2 tiếng cho nở mềm

Rắc muối vào nồi nước trước, sau đó đổ đậu xanh vào đun cùng ,đun đến khi nào đỗ mềm chín thì bắc ra để ráo

Cùi bưởi gọt bỏ phần vỏ xanh, mang đi thái nhỏ và trộn với một ít muối

Phần cùi bưởi gọt hết phần xanh rồi đem thái nhỏ sau đó trộn với ít muối.

Muối và cùi bưởi sau khi nhào kĩ 3-4 phút thì dùng nước xả sạch sau đó để rích nước

làm đi lặp lại 5-6 lần công đoạn này, khi nào bưởi hết tinh đầu thì thôi

Đun một nồi nước, cho vào đó 1 thìa cafe muối đợi nước sôi sau đó cho cùi bưởi vào

Đun trong 1 phút rồi vớt cùi bưởi ra, cho vào nước lạnh và vắt cho ráo nước.

Làm lặp đi lặp lại 2-3 lần thì cùi bưởi sẽ không còn bị đắng.

Cùi bưởi để ráo nước sau đó trộn với 2-3 thìa đường (bằng muỗng cafe), để 1-2 tiếng.

Khi cùi bưởi đã ngấm, bạn cho cùi bưởi vào nồi để sên lên, khi sên nhớ đảo đều tay thỉnh thoảng cho thêm nước.

Khi vừa sên xong cùi bưởi thì bỏ ra đổ bột năng vào rồi xốc lên

Đun 1 nồi nước sôi sau đó thả bưởi vào luộc, chờ khi cùi bưởi nổi lên là khi đó cùi bưởi đã chín.

Tiếp theo lấy cùi bưởi ra, xả qua với nước lạnh để cho rích hết nước.

Nấu 1 nồi nước nữa, cho đậu xanh đã nấu chín cùng đường vào đun, sau đó nếm xem đã vừa khẩu vị chưa.

Tiếp đó hòa bột năng cùng 1 bát nước khuấy lên, tiếp theo đổ từ từ vào nồi đến khi đậu xanh sánh lại.

Bước cuối cùng cho thêm cùi bưởi vào khuấy đều lên, sau đó múc chè bưởi ra bát (có thể thêm nước cốt dừa) và bắt đầu thưởng thức.

Đúng là một món ăn ngon tuyệt từ bưởi

Hãy nhanh tay bỏ túi cách nấu chè bưởi không bị đắng tại nhà. Để làm món chè bưởi bạn có thể chọn hay bưởi răm roi để làm.

Với những ngày oi nóng việc chọn món chè bưởi để giải nhiệt cho cơ thể là rất cần thiết. Vậy nên đừng quên học Ở Hà Nội, bạn hãy tìm các cách nấu chè bưởi không bị đắng để có thể tự nấu tại nhà để mang lại năng lượng cho cơ thể vào những ngày hè. cửa hàng thực phẩm sạch để mua bưởi. Nếu bạn muốn mua thực phẩm sạch hãy đến với Công ty Dũng Hà của chúng tôi, ngoài cung cấp hoa quả trong nước còn có lượng dồi dào.