Đậu xanh đem vo sạch, cho vào nước ngâm khoảng 1 – 2 tiếng cho đậu mềm, khi nấu sẽ chín nhanh hơn. Cho chút muối vào ngâm cùng đậu xanh cho vị đậm đà.
Đầu tiên, đem hạt sen rửa thật sạch, tiếp đó lột hết lớp vỏ xanh bên ngoài rồi tiến hành lấy tim sen. Dùng tăm nhỏ có độ nhọn vừa phải, đâm xuyên qua lỗ tròn ở một đầu hạt sen, phần ở giữa có màu xanh (tim sen) sẽ trồi ra ở đầu bên kia.
+ Khi lấy tim sen bạn phải thực hiện nhẹ nhàng để hạt sen còn nguyên vẹn, đẹp mắt.
Còn nếu bạn sử dụng hạt sen khô? Đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần ngâm sơ qua hạt sen với nước lạnh từ 3-4 tiếng cho hạt sen nở mềm ra là được.
Hạt sen sau khi sơ chế sạch bạn cho vào nồi rồi đổ ngập nước, thêm một chút muối, bắc lên bếp nấu trong khoảng 5 phút rồi đổ ra rổ, xả lại với nước lạnh. Bước này không phải làm chín mà là giúp hạt sen ra bớt mủ, giúp nước chè trong và khi ăn sẽ ngon hơn.
Bạn cho tiếp hạt sen vào nồi, đổ thêm 1,5 lít nước lạnh để nấu chè. Nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ, nấu liu riu trong khoảng 15 phút rồi cho đậu xanh và ninh cùng. Nguyên nhân là do hạt sen cứng hơn đậu nên phải làm mềm trước, nếu cho vào cùng lúc thì đậu sẽ nhừ nhưng hạt sen lại chưa đạt yêu cầu.
Bắc chè ra ngoài, múc ra chén hoặc ly, bạn có thể thêm chút nước cốt dừa, dừa khô hoặc dừa nạo lên trên rồi thưởng thức. Nấu chè hạt sen sau khi nguội là ăn được ngay nhưng ngon nhất là ăn mát, vì vậy bạn nên cho vào tủ lạnh hoặc thêm đá vào ăn.
Chè có màu vàng nhạt hấp dẫn, nước chè trong suốt, sánh đặc.
Chè có mùi hương thoang thoảng của vani, hạt sen chín bở, bùi bùi, đậu xanh chín bở nhưng không nát, giữ nguyên được hình dáng của hạt đậu.