Cách Nấu Chè Hạt Sen Voi Dau Xanh / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Đậu Xanh Hạt Sen Ngon

Đậu xanh có thể trị nhiều bệnh cho cả trẻ em và người lớn, giúp da dẻ hồng hào, thanh nhiệt, trị mụn cám do thiếu nước. Hạt sen giúp an thần, ngủ ngon,trị đau đầu,thiếu máu. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm trong cách nấu chè đậu xanh này đã giúp cho món chè có tác dụng bồi bổ, thanh nhiệt…

Nguyên liệu để nấu chè đậu xanh hạt sen

200g đậu xanh

80g đường phèn (hoặc 200g đường cát trắng)

1 ống vani

Cách làm món chè đậu xanh hạt sen

Ngâm đậu xanh vào trong nước lạnh, nhặt bỏ những hạt đậu nổi trên mặt nước, sau đó ngâm đậu khoảng 2 giờ rồi vớt ra vo sạch.

Hạt sen chọn mua loại hạt đã thông tâm thì bạn sẽ không phải lấy tâm sen ra nữa. Giờ chỉ việc ngâm nước trong rồi rửa sạch thôi.

Cho cả đậu xanh và hạt sen vào nồi áp suất, thêm nước vào nấu chín mềm trong khoảng 20 phút.

Dùng thìa xúc riêng hạt sen đã nấu chín.

Đậu xanh cho vào máy xay nhuyễn.

Đổ đậu xanh xay nhuyễn vào một chiếc nồi khác, thêm đường phèn hoặc đường trắng vào, chờ đường hoàn toàn tan chảy, nếm vừa ăn.

Cuối cùng, trút hạt sen vào, đun sôi lại. Đun thêm khoảng 5 phút cho vani vào.

Cách nấu chè đỗ xanh thơm ngon và hấp dẫn hơn ngoài hàng

Cách nấu chè đỗ xanh thơm ngon và hấp dẫn hơn ngoài hàng – hãy nhanh tay chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức!

Hãy học cách nấu chè đỗ xanh cho cả gia đình cùng thưởng thức

Nguyên liệu nấu chè đậu xanh nước cốt dừa

– 400 g đậu xanh đã chà vỏ.

– 150 g dừa nạo.

– 200 g đường cát trắng (hoặc đường phèn).

– 1 ống vani, bột sắn dây (hoặc bột năng/ bột bắp), muối.

Cách nấu chè đậu xanh nước cốt dừa

Bước 1:

– Đậu xanh cà vỏ bạn ngâm với nước lạnh, nhặt bỏ những hạt đậu nổi lên bề mặt nước (những hạt này khi nấu sẽ có vị đắng làm chè không ngon). Ngâm khoảng 3 – 4 tiếng cho hạt đậu nở to rồi bạn vớt ra rổ/rá, rửa sạch lại với nước và để cho ráo.

– Dừa nạo bạn ngâm với 1 chén nước nóng khoảng 30 phút sau đó vắt lấy phần nước cốt.

Bước 2:

– Trút đậu xanh vào nồi và đổ nước cho ngập hạt đậu khoảng 1 cm, cho vào 1 chút muối và 100 g đường nấu 20 phút cho sôi (để đường ngấm vào hạt đậu trong quá trình đậu nở mềm).

Bước 3:

Bột sắn dây hay bột năng/bột bắp bạn pha với chút xíu nước rồi đổ từ từ vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy cho tới khi nồi đậu đạt độ sánh như ý.

Nấu chè đậu xanh nước cốt dừa bạn dùng bột sắn dây là ngon nhất, vì pha vào nước sẽ không bị vón cục, nấu lên lại thơm và vị chè rất ngon, thêm tính mát.

Bước 4:

Nước cốt dừa bạn pha cùng một chút bột sắn dây và đường, đun sôi trên bếp cho hơi sánh lại, thêm vào 1 ống vani và tắt bếp.

Bước 5:

Ngày hè nắng nóng ăn một chén chè đậu xanh nước cốt dừa thanh mát, cho cơ thể được giải nhiệt, cung cấp thêm dưỡng chất và năng lượng cho ngày sống tươi vui hơn.

Với cách nấu chè đậu xanh ngon tuyệt ngay tại nhà này thì tất cả các bạn ai cũng có thể làm được món chè đậu xanh đơn giản mà ngon tuyệt cho cả gia đình cùng thưởng thức để giải nhiệt trong mùa hè này.

Chè đậu xanh nấu theo cách này đảm bảo “mát từ trong ra ngoài” Một bát chè đậu xanh ngọt ngon mát lạnh thế này chắc chắn sẽ giúp cơ thể bạn được sảng khoái và tràn đầy năng lượng trong ngày hè nóng nực. Nguyên liệu cần chuẩn bị – 80g đậu xanh – 5g tảo bẹ khô (hoặc phổ tai)…

Lam Sua Dau Xanh Cach Lam Sua Dau Xanh Doc

Ngâm đậu xanh trong nước qua một đêm Rửa sạch lại đậu bằng nước lạnh rồi đun sôi trong nước trong 30 phút. Ninh đậu đến khi chín mềm rồi đổ nước đi và để ráo đậu. Hoặc bạn có thể cho vào nồi hấp, hấp chín đậu xanh cũng được.

Hòa một chén nước với chỗ bột ngô (hoặc bột đao, bột sắn), hòa thật kỹ rồi để sang một bên Cho đường vào 3 cốc nước, đun sôi. Cho tiếp sữa và nước cốt dừa vào. Khi nồi sữa dừa sôi trở lại bạn cho từ từ phần bột đã hòa lúc nãy vào nồi. Vặn nhỏ bếp và ngoấy liên tục trong lúc cho bột. Sau khi hỗn hợp sôi trở lại thì đun thêm 2 phút nữa và tắt bếp. Lúc này sữa dừa có độ sánh đặc và thơm.

Nhấc nồi sữa dừa xuồng khỏi bếp, cho chỗ đậu xanh đã làm chín vào đảo đều. Rót ra khuôn. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh. Ướp lạnh ít nhất 3h trước khi ăn sẽ ngon hơn.

Đơn giản là cắt thành từng miếng nhỏ, xếp trên đĩa, ăn sau bữa cơm, thật ngon và mát

Chọn những chiếc khuôn khác nhau cho nhiều hình thù đẹp mắt

Những chiếc bánh thạch tự tay bạn làm sẽ góp vui vào bữa tiệc mùa hè của bạn bè và gia đình

SỮA ĐẬU NÀNH – SỮA ĐẬU XANH – SỮA ĐẬU PHỤNG (sưu tầm – CVGC Cẩm Tuyết hướng dẫn)

1/.Sữa đậu nành:

– Dùng phân lượng trung bình cho thành phẩm sữa vừa đậm đà: 100gr đậu + 1 lít nước. Chuẩn bị một túi vải có thể cho thấm nước để lọc lược dễ dàng, giặt sạch, túi cỡ 30 x 30cm.

– Đậu nành khô đãi, lượm sạch; cho đậu vào trong chậu nước lạnh vớt bỏ những hạt nổi lên mặt nước, xả sạch, ngâm đậu trong nước lạnh khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ, tùy chất luợng đậu nên ngâm thử để xem thời gian cần thiết, nếu ngâm nhanh đậu còn cứng khó xay, có vị chát; nếu ngâm quá lâu, thành phẩm không còn mùi thơm. Sau khi ngâm, vớt ra rồi dùng cối xay chuyên dùng xay gạo, đậu… hoặc dùng máy xay sinh tố để xay đậu đã ngâm mềm, xay từng ít một với một lượng nước vừa đủ cho máy hoạt động được, làm nát nhuyễn đậu. Trút đậu xay vào túi vải, vắt nhồi thật kỹ. Cho thêm chút ít nước vào xác đậu nhồi vắt lại một hai lần nữa rồi bỏ xác đậu. Sau khi nhồi vắt, phần nước đậu lược được có thể nhiều hơn đôi chút với phân lượng 100gr đậu / 1 lít, khi nấu, sữa sẽ cạn bớt là vừa đậm đà.

– Cho vào cứ 5 lít nước đậu khoảng 5 lá dứa rửa sạch, bó lại (nếu dùng lá dứa nhiều, sữa sẽ thơm gắt và có sắc xanh lạt). Nấu sữa vừa sôi, hạ lửa nhỏ, để sôi nhẹ kẻo trào sữa, bọt sẽ dậy khá nhiều, sau khi nấu khoảng 5 – 7 phút, tắt bếp để nguội bớt, khuấy nhẹ tay cho tan bọt sữa, nếu còn phần nào bọt không tan thì vớt bỏ, gắp bỏ lá dứa. Nếu muốn uống nóng thì giữ nóng sữa trên bếp nhỏ lửa và châm thêm từng ít nước sôi nếu thấy sữa cạn bớt trong khi giữ nóng. Nếu muốn để lâu thì để nguội, chiết vào chai, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Tùy ý muốn uống ngọt ít nhiều để thêm đường.

– Tùy chất lượng đậu, có loại đậu sau khi nấu sữa có màu hơi xám chứ không trắng. Có loại đậu chỉ cần 80gr / 1 lít nước là ngon, có loại đậu phải dùng đến 120gr / 1 lít nước.

2/.Sữa đậu xanh:

Dùng đậu xanh cà bể làm hai còn vỏ, ngâm nước nóng trong khoảng hai giờ hoặc hơn cho tróc vỏ, đải vỏ sạch rồi sau đó ngâm thêm khoảng 2 giờ với nước lạnh nữa và làm tương tự như đậu nành. Nếu có loại đậu xanh khô đã làm sạch vỏ thì chỉ cần vo sạch và chỉ cần ngâm nước lạnh qua 4 giờ (tùy loại đậu) là xay nấu được.

3/. Sữa đậu phụng:

Sử dụng đậu phụng khô đã bóc vỏ cứng và làm tương tự như đậu xanh nhưng không dùng lá dứa, mùi lá dứa sẽ át hương đậu phụng. Sữa đậu phụng nên pha loãng hơn đậu nành, đậu xanh vì hàm lượng chất béo trong đậu phụng rất cao, cũng như chỉ nên nấu cho vừa sôi là được. Nếu nấu đặc hoặc nấu lâu quá, sữa sẽ dậy gắt mùi dầu phụng.

4/. Nếu dùng loại máy sử dụng trong gia đình thì làm theo hướng dẫn của mỗi kiểu máy. Thông thường cũng phải là ngâm đậu riêng sau đó cho đậu vào phần xay lọc của máy, châm nước, cắm điện và mở máy. Máy sẽ tự xay, nấu và giữ xác đậu lại. Khoảng 1 giờ sau là có sữa uống. Các loại máy làm sữa gia dụng thông thường làm mỗi lần khoảng 2 đến 3 lít sữa.

CVGC Cẩm Tuyết

Hiện nay có nhiêù ý kiến khác nhau về đậu nành. Có ngươì thì cho là đậu nành rất bổ dưỡng, không bị contaminated vơí những hoá chất ngươì ta dùng để nuôi bò như là hormone, antibiotics. Nhưng cũng có một số ngươì thì cho là đậu nành dùng nhiêù quá sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động cuả hệ thống hormone ở trong cơ thể vì nó chưá rât nhiều chất estrogen. Con gái dùng nhiêù quá thì sẽ phát triển về sinh lý sớm và con trai thì bị phát triển ngược laị. Hiện nay có tơí hơn 80% đậu nành là bị genetically modified. Những nhà health food cảnh baó là những thức ăn bị genetically modified có cơ nguy hại đến sức khoẻ. Nhà LN thỉnh thoảng cũng uống sưã đậu nành và cũng dùng đậu hủ nhưng không dùng nhiêù. Trở laỉ câu hoỉ cuả sis, tất cả là do ở sự lưạ chọn cuả sis. Nêú là con cuả LN thì LN cũng cho uống nhưng sẽ không cho uống nhiêù, không quá 1 ly môĩ ngaỳ, và lưạ thứ làm từ đậu organic hay ít ra cũng là non GMO. Sis có làm thử sưả hạnh nhân bao giờ chưa? Sữa naỳ uông rất bổ và chưa nghe ai nói là có vấn đề gì cả. LN thường hay làm cho gia đình uống sưã này.

Trị Mụn Cám

1. Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nước, làm đẹp da. Khi dùng, nên vò nhuyễn lá, vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt dầu ôliu, đắp lên mặt 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.

2. Violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết (1.000ml) đun trong vòng 10 phút. Một phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên mụn trứng cá mỗi ngày 4 lần.

3. Tỏi và mật ong: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.

Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hocmon, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Chất alixin trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn.

4. Giấm lâu năm với trứng gà: Lấy 1 quả trứng gà ngâm vào 200ml giấm lâu năm (khoảng 3 năm). Ngâm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần.

Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

5. Lá mướp non: Lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt. Lau sạch mặt bằng nước hoa hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn.

6. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.

7. Chuối tiêu và mật ong: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.

8. Mật ong và bột quế: Trộn 3 thìa mật ong và 1 thìa cà phê bột quế, bôi đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch vào sáng hôm sau với nước ấm.

9. Nước ép dưa leo: Ép dưa leo lấy nước, pha thêm vào một thìa cà phê kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi và một lòng trắng trứng, đánh đều, rồi lấy cọ quét dung dịch lên mặt để 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.

10. Lá lô hội: Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Thực hiện 2 lần/tuần.

11. Hạt nhục đậu khấu: Tán hạt nhục đậu khấu với sữa tươi, đắp lên vùng da bị mụn, sẽ không để lại sẹo.

12. Chè nhân ý dĩ đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn (không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt.

13. Nước vo gạo kết hợp với lá lô hội: Lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên, dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá lô hội (bằng với lượng nước vo gạo dùng trong ngày). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt thật sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, đến sáng ngủ dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.

14. Nước cốt rau sam: Rau sam tươi 1 nắm (30-50g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khô lại bôi tiếp.

Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt “đèn pin” cũng sẽ lặn dần.

15. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sữa chua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A làm lành sẹo, mờ vết thâm.

16. Lá bạc hà: Lá bạc hà tươi rửa sạch nghiền nát, đắp lên mặt hằng đêm sẽ giúp làm sạch da, lành những mụn trứng cá bị nhiễm trùng và loại bỏ các loại mụn khác trên mặt .

17. Nước chanh và bột quế: Chanh quả vắt lấy 1 thìa cà phê nước cốt trộn với 1 thìa cà phê bột quế, bôi lên vùng da bị mụn trên mặt.

18. Đắp cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.

19. Lá cải trắng: Dùng 3 lá cải trắng to, 1 chai không. Rửa sạch lá cải, trải lên mặt bàn khô, dùng chai nghiền. Khi lá cải chảy nước thì dừng. Làm 3 lần, mỗi lần 1 lá, 10 phút thay lá 1 lần. Mỗi ngày đắp mặt một lần ngoài tác dụng trị được mụn trứng cá cách này còn giúp cho làn da trắng mịn.

20. Mật ong, cam dầu, bột mỳ: Dùng 1 phần mật ong, 1 phần cam dầu, 3 phần nước, 1 phần bột mỳ pha trộn lẫn các phần nguyên liệu đó thành kem dưỡng da. Sau đó bôi kem này lên mặt trong vòng 20 phút, rửa lại mặt bằng nước sạch. Rất tốt cho da khô, có tác dụng chữa trị mụn lở, trứng cá, giúp da săn chắc, mịn màng.

21. Gai bồ kết và giấm gạo: Gai bồ kết 30g, thêm giấm gạo 100ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.

22. Dưa chuột và sữa tươi: Lấy một quả dưa chuột rửa sạch, thái lát tròn mỏng vừa đủ để đắp lên toàn bộ khuôn mặt, bỏ vào bát con rồi đổ một chút sữa tươi ngâm trong khoảng 5 phút.

Sau đó dùng tay vớt nhưng lát dưa chuột ra, lần lượt đắp lên toàn bộ khuôn mặt (bạn có thể đắp dưa chuột lên 2 hốc mắt). Để trong 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm. Dưa chuột có tác dụng làm mịn da mặt, giảm bớt chất nhờn cùng với sữa tươi có tác dụng làm trắng da, giảm mọc mụn, giúp làn da tươi sáng, mịn màng.

Trị mụn đầu đen

1. Nước chanh: Mụn đầu đen thường bám dai dẳng ở hai bên cánh mũi, trên trán… Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Lặp lại việc này vào các tối tiếp theo cho tới khi mụn đầu đen thực sự hết hẳn.

2. Lòng trắng trứng gà: Lấy một miếng vải cotton mềm nhúng vào lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng da mũi bị mụn đầu đen. Đợi cho đến khi miếng vải khô và cứng lại, lật nhẹ miếng vải, chúng sẽ lấy đi hết mụn đầu đen trên mũi bạn.

3. Hỗn hợp sữa chua, tinh dầu: 170g sữa chua, 2 giọt tinh dầu húng quế, 2 giọt tinh dầu bạc hà, nước cốt 1 quả chanh, 1/2 viên men, 2 muỗng súp bột khoai tây (ngâm khoai tây vào nước khoảng vài giờ; trộn với 2 muỗng súp sữa tươi).

Cách làm: Trộn đều các thành phần trên, đắp hỗn hợp lên mặt, chú ý đắp nhiều lên những vùng có nhiều mụn trứng cá và mụn đầu đen. Để khoảng 10 hoặc 20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.

Trị mụn cám

Lấy bột ngô trộn lòng trắng trứng gà đắp lên vùng da bị mụn cám, dần dần chúng sẽ biến mất.

Khi bị mụn, hãy ăn nhiều đậu, hoa lơ trắng hoặc xanh, chất xơ có trong loại rau quả này sẽ giúp mụn giảm đi.

Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Xanh Thanh Mát, Bổ Dưỡng

Chè hạt sen đậu xanh thanh mát và bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Công dụng của chè hạt sen

Hạt sen chứa nhiều protein, magie, kali, photpho có tác dụng làm giảm lượng mỡ bão hòa, natri, cholesterol. Vì vậy, hạt sen được đánh giá là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và trong làm đẹp.

Hạt sen được ví như thần dược bởi khả năng điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược, giúp an thần, tinh thần sảng khoái và giảm căng thẳng.

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền Ấn Độ, hạt sen chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự hủy hoại của các gốc tự do, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa lão hóa sớm. Không những thế, hạt sen còn chứa một loại enzym tên là L-isoaspartyl methyltransferase có tác dụng hàn gắn và phục hồi những tế bào tổn thương, giúp da luôn tươi trẻ và khỏe đẹp.

Cải thiện vòng một sau sinh

Các chuyên gia thường khuyên chị em sau khi sinh nên bổ sung hạt sen vào bữa ăn hằng ngày để vòng một được cải thiện, săn chắc nhanh chóng.

Giúp thai nhi phát triển trí não

Hạt sen rất giàu canxi, photpho, đạm, vitamin A, B6, protein… nên thường được sử dụng để bồi bổ cho các bà bầu đang trong giai đoạn thai nghén. Món ăn từ hạt sen sẽ có tác dụng ích tâm, bổ thận, an thần… rất tốt cho sự phát triển thần kinh và trí não của thai nhi. Các bà bầu ăn hạt sen thường xuyên khi mang thai sẽ giúp em bé sinh ra vừa khỏe mạnh vừa thông minh.

Cách nấu chè hạt sen tươi đậu xanh thanh mát bổ dưỡng

100g đậu xanh không vỏ

100g hạt sen tươi

150g đường

Bột sắn dây

1 ống vani

Nước

Dừa nạo, mè trắng, dừa khô hoặc nước cốt dừa

Các bước nấu chè hạt sen đậu xanh

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

ĐẬU XANH mua về rửa sạch. Ngâm vào nước ấm khoảng 1 – 2 tiếng sẽ giúp đậu xanh mềm dễ nấu hơn.

Hạt sen tươi mua về rửa sạch, dùng dao nhọn tách bỏ phần tim sen.

Bước 2: Hầm đậu xanh và hạt sen

Đậu xanh cho vào xửng hấp chín mềm.

Cho hạt sen vào nồi với lượng nước vừa đủ ngập hết hạt sen và đun sôi đến khi chín mềm.

Bước 3: Nấu chè

Khi thấy hạt sen đã chín tới, cho đậu xanh đã hấp vào nồi hạt sen. Tiếp tục cho lượng đường đã chuẩn bị vào nồi, để lửa vừa và khuấy đều tay cho tan đường.

Để chè hạt sen đậu xanh có độ sánh đặc hấp dẫn, hòa 1 muỗng bột sắn dây với ½ chén nước lọc rồi cho vào nồi chè, khuấy đều tay để không bị vón cục. Khi thấy chè đã sánh thì tắt bếp.

Trình bày và thưởng thức

Múc chè ra bát, trang trí với nước cốt dừa, dừa nạo, dừa khô hoặc mè trắng.

Bạn có thể thưởng thức CHÈ HẠT SEN ĐẬU XANH bằng cách ăn nóng và lạnh. Nếu ăn nóng bạn chỉ cần múc ra chén và ăn ngay. Nếu muốn ăn lạnh, hãy thêm đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh 1 – 2 giờ là có thể thưởng thức món chè thanh mát, bổ dưỡng này rồi.

Một số lưu ý khi nấu chè hạt sen đậu xanh

– Phần tim sen khá bổ dưỡng, tuy nhiên nếu để nguyên sẽ khiến món chè bị đắng và không được thơm ngon. Bạn có thể giữ phần tim sen lại, sau đó phơi khô, dùng để pha nước uống cũng rất tốt.

– Vì hạt sen khi nấu sẽ lâu chín hơn đậu xanh, nên tốt nhất bạn hãy nấu chín 2 nguyên liệu này ở 2 nồi khác nhau.

– Bạn có thể dùng hạt hen khô thay cho hạt sen tươi. Với hạt sen khô, bạn nên ngâm trong nước từ 1 – 2 tiếng để hạt sen được mềm. Sau đó, lấy tim sen ra. Khi nấu hạt sen khô, bạn cần đun sôi nước trước. Bởi nếu cho hạt sen vào cùng với nước lạnh, sau khi nấu hạt sen sẽ rất dễ bị sượng và không chín.

– Hạt sen và đậu xanh các bạn nên nấu chín vừa phải để khi ăn không bị nhừ quá và vẫn giữ được hương vị thơm ngon.

– Trong quá trình nấu, bạn nên lượng nước phù hợp, tránh để chè bị quá đặc hay quá lỏng, mất vị ngon.

– Thông thường để rút ngắn thời gian nấu chè, người ta chọn sử dụng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện để hầm vì nó sẽ giúp hạt sen được chín nhanh và mềm hơn.

Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Xanh Thơm Ngon Tại Nhà

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HẠT SEN VÀ ĐẬU XANH 1. Công Dụng Của Hạt Sen

Không chỉ là món ăn vui miệng, hạt sen còn là một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh và là thần dược trong làm đẹp của chị em

Trong dân gian, có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ, trong đó dùng hạt sen để uống hoặc ăn là bài thuốc vô cùng hữu hiệu. Hạt sen có thành phần glucozit và chất kiềm giúp an thần, dễ ngủ. Hơn nữa, nếu ăn hạt sen vào buổi tối sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất insulin, từ đó khiến cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Ngoài hạt sen, tâm (tim) sen cũng chữa mất ngủ rất hiệu quả. Đó là dùng tim sen pha trà uống.

Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình, giúp an thần hiệu quả. Đặc biệt, một vài nghiên cứu cho thấy trong hạt sen có nhiều protit, gluxit, các vitamin nhóm B, C nên có tác dụng lớn trong điều trị chứng đau đầu, nhất là căn bệnh đau nửa đầu.

Đối với các thai phụ thì hạt sen thực sự là loại hạt “thần kì”. 100g sen tươi cung cấp tới 162g calo, 30g gluxit, 9,5g protit và hàng loạt các vitamin nhóm A, C,… giúp an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, khi mang thai, các mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm này để thai nhi được phát triển toàn diện.

Sau khi sinh, nhiều sản phụ gặp phải tình trạng thiếu máu, suy nhược, xanh xao. Và hạt sen không chỉ là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ mà còn chống mất máu rất hiệu quả.

Bị tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ suy nhược. Có một bài thuốc trị tiêu chảy mãn tính từ hạt sen đó là dùng hạt sen sấy khô cùng gạo tẻ rang vàng, tán bột, trộn đều và ăn lúc đói sẽ trị được chứng tiêu chảy.

Phát biểu trên trang Livestrong, một số nhà khoa học nói rằng, hạt sen chứa enzyme L-isoaspartyl methyltransferase nên có tác dụng chống lão hóa, giúp cải tạo các protein bị hỏng. Vì lí do này, nhiều công ty mỹ phẩm đang tìm cách đưa chiết xuất từ hạt sen vào hỗn hợp chống lão hóa.

Do chứa nhiều gluxit, lipit, canxi, photpho và các vitamin nên hạt sen có tác dụng tẩy da chết hiệu quả và lưu thông khí huyết giúp da trắng hồng. Trong hạt sen còn chứa một loại enzyme có tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp.

Bên cạnh đó, hạt sen lại thanh nhiệt rất tốt nên nếu dùng thường xuyên sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt rất hiệu quả.

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Cách chữa trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh là: đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày.Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: Hành ta (3 củ), lá ngải (một nắm), nước gừng tươi, giã đắp vào chỗ đau mỗi ngày thay một lần).

Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.

Đậu Xanh Làm Giảm Nguy Cơ Ung Thư Vú Và Tuyến Tiền Liệt

Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.

Đậu Xanh Giúp Tăng Cường Hệ Miễn Dịch

Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Đậu Xanh Tốt Cho Người Tiểu Đường Và Giảm Cân

Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.

Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

NGUỒN GỐC MÓN CHÈ HẠT SEN

Nếu Hà Nội đang là mùa sen thì chắc chắn trên từng góc phố con đường bạn sẽ bắt gặp những xe bán từng bó hoa sen trắng, sen hồng. Các bà các chị đi làm về lại dừng xe ngay bên cạnh gánh hoa để lựa cho mình bó hoa sen đẹp nhất để về trang trí cho gia đình mình. Không chỉ có hoa sen mà hạt sen còn được các chị nội trợ mua về nhà để chế biến thành nhiều món ăn ngon cho các thành viên.

Là một người Hà Nội gốc hay sống ở đất này lâu năm thì chắc hẳn bạn sẽ biết được mùa sen bắt đầu từ khi nào. Khoảng thời gian sen bắt đầu kết hạt, rồi bát sen bắt đầu chuyển màu xanh đậm hơn, rồi cuối cùng đạt được đến màu tím thì lúc đó hạt sen bùi nhất. Hạt sen sẽ không còn nhiều sữa, từng hạt một căng tròn, mập mạp lẩn trong bát sen. Lúc này bát sen già được thu hoạch về, dùng dao cắt đi lớp vỏ, loại bỏ màng lụa để lọc hạt sen.

Hạt sen là một loại nguyên liệu được bán rất nhiều ở các chợ ở Hà Nội. Hạt sen cũng chia thành nhiều loại từ những đài sen tươi vừa hái mơn mởn xanh, đến hạt sen còn nguyên vỏ, rồi cả hạt sen đã tách vỏ tách tâm. Tùy vào từng nhu cầu của từng người thì sẽ mua loại đó. Thường thì các bà nội trợ sẽ mua luôn loại đã tách hạt là tâm đắng bên trong để về nhà không mất nhiều thời gian.

Chủ đích muốn nấu một nồi chè thật thơm ngon thì tốt nhất bạn nên chọn hạt sen tươi thay vì hạt sen khô. Hạt sen tươi có ưu điểm đó chính là không mất nhiều thời gian ngâm, mà lúc ninh lại rất nhanh bở. Bạn chỉ cần đơn giản luộc sôi một lúc là hạt sen sẽ nở bung ra ngay. Muốn hạt sen được ngấm ngọt thì ngay lúc luộc xong, bạn thả hạt sen vào nước đường đã đun từ trước. Nếu là một người tỉ mẩn muốn hạt sen có vị đậm hơn thì bạn nên xào hạt sen với đường trước rồi sau đó mới tiếp tục cho vào nước đường.

Chè sen là một món ăn thanh mát ngon lành có màu trong hơi ngả sang vàng một chút, bạn có thể nhìn rõ được hạt sen trắng nõn mập mạp ở đáy cốc. Khác với các loại chè khác, dù có nấu cùng đậu xanh hay bất kì nguyên liệu gì thì chè sen vẫn đem lại vị mát mát, thanh thanh, thơm rất dịu. Nếu bạn là người cẩn thận thì khi nấu hãy để ý cho hạt sen vẫn tròn đều, bở và không bị nát.

CÁCH NẤU CHÈ HẠT SEN TƯƠI VỚI ĐẬU XANH

Chè hạt sen tươi nấu với đỗ xanh là một trong các loại chè dễ làm được nhiều người yêu thích vì vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Hạt sen nổi tiếng là loại hạt “thuốc thần kì” giúp cho con người an thần cùng với đậu xanh giúp giải độc giải nhiệt cơ thể rất tốt. Sự hòa quyện hai nguyên liệu này chắc hẳn sẽ tạo nên một món chè bổ dưỡng hết nấc đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

+ Hạt sen tươi: 100g

+ Đậu xanh: 200 g

+ Đường phèn

Chú ý: bạn có 2 lựa chọn để mua hạt sen tươi. Một là mua đài sen, hai là hạt sen tươi đã được tách vỏ sẵn. Tip để bạn lựa được đài sen có hạt ngon đó chính là vỏ ngoài của đài sen có màu sẫm xanh thì độ già mới đạt chuẩn, hạt sen khi nấu mới thấy được vị bùi và ngon. Bạn nên mua luôn hạt sen đã tách vỏ để về nhà sẽ đỡ mất nhiều thời gian.

Cách nấu chè đậu xanh với hạt sen tươi chỉ cần qua 3 bước đơn giản:

– Bước 1: sơ chế hạt sen:

Sau khi lọc tâm sen ra thì rửa qua hạt sen với nước. Sau đó bắc một nồi nước lên bếp, cho thêm chút muối (để hạt sen được bùi hơn và ra hết nhựa), đợi nước sôi rồi thả hạt sen vào. Để khoảng 15 phút rồi vớt ra, thay nước mới rồi lại tiếp tục ninh nhừ. Hạt sen đã hầm nhừ thì vớt ra để ở rổ, xả qua với vòi nước lạnh. Tác dụng để hạt sen khi nấu sẽ không bị nát, nước chè sẽ trong hơn.

– Bước 2: sơ chế đậu xanh:

Đậu xanh nên mua loại đã được tách vỏ sẵn. Đổ đậu xanh vào một chậu nước, thấy hạt nào nổi lên thì vớt ra bỏ đi. Tiếp tục đãi hạt, sau đó rửa sạch, ngâm vào nước lạnh cho hạt mềm. Nếu có thời gian chuẩn bị thì bạn nên ngâm qua đêm hay khoảng trong 3 tiếng cũng được. Sau đó thì vớt ra, rửa sạch lại với nước một lần nữa. Cho đậu xanh vào nồi hầm cùng nước.

– Bước 3:

Bạn nên kiểm tra xem đậu xanh đủ mềm chưa. Nếu thấy đã đủ độ mềm thì đổ hết hạt sen đã ninh vào cùng đậu xanh, nêm thêm đường phèn cho vừa miệng ăn của bạn, đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút thì tắt hẳn bếp. Muốn món chè thơm hơn thì bạn có thể thêm một chút tinh dầu bưởi.

MẸO & LƯU Ý (FOOTNOTES)

Chè hạt sen có thể nấu bằng hạt sen tươi và hạt sen khô. Hạt sen tươi là ưu tiên số một nhưng nếu không mua được bạn phải dùng hạt sen khô. Cách nấu chè bằng hạt sen tươi và hạt sen khô cơ bản là giống nhau, tuy nhiên có một công đoạn khác nhau bạn cần phải lưu ý đặc biệt, đó là bước nấu chín hạt sen.

Với hạt sen tươi: Bạn cho hạt sen vào luộc với nước lạnh khoảng 5 phút cho ra bớt mủ rồi xả lại với nước, sau đó đổ tiếp nước lạnh vào nấu chè.

Với hạt sen khô: Hạt sen khô rất cứng, trước khi nấu bạn phải đem ngâm nước 1 ngày. Để làm chín hạt sen, bạn bắc nồi nước lên nấu sôi rồi mới cho hạt sen khô vào.

Trong quá trình nấu bạn cho thêm nước lạnh nhiều lần (cho đủ lượng nước cần nấu chè) cùng với vài viên đá lạnh, cách này sẽ giúp hạt sen nhanh mềm và không bị sượng. Tuyệt đối không cho hạt sen vào nấu với nước lạnh.

Nguyễn Ngọc