Cách Nấu Chè Hoa Cau Hạt Sen / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Hoa Cau Truyền Thống Chuẩn Vị

Chè hoa cau là món chè không thể thiếu trong các dịp lễ tết, giỗ chạp ngày xưa. Chè có vị ngọt mát, có mùi hương thoảng thoảng của hoa nhài hoa mai quyện với vị bùi ngậy của đỗ xanh. Tất cả đã tạo nên một mùi vị rất riêng cho món chè rất đỗi quen thuộc này. Hôm nay Học Viện Ẩm Thực xin hướng dẫn bạn cách làm chè hoa cau theo đúng cái cách mà các cụ ta ngày xưa vẫn thường làm. Hy vọng món chè ấy sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính nhất của gia đình bạn.

Khi mới nghe tên chè hoa cau, chắc hẳn mọi người sẽ tưởng rằng món chè này được nấu từ những bông hoa cau nhưng thực ra lại không phải thế. Thực tế nguyên liệu chính của món chè này là hạt đỗ xanh, những hạt đỗ ấy sau khi nấu sẽ nở ra và có màu vàng ươm giống như những bông hoa cau rụng xuống sân nhà, thế nên món chè có cái tên chè hoa cau cũng bởi thế.

Món chè này tuy không quá cầu kì, sang trọng, nguyên liệu cũng rất gần gũi với tất cả người dân Việt Nam như: đỗ xanh, bột sắn, đường, hoa bưởi hay hoa nhài, thếnhưng bằng sự khéo léo và cái tâm của người nấu, bằng hương vị của truyền thống, của nguồn cội, hương vị của món chè hoa cau đã làm hài lòng được những thực khách khó tính nhất.

Nguyên liệu cần có trong cách làm chè hoa cau

– Đậu xanh: 200g

– Nước: 1 lít

– Bột sắn dây: 100g

– Đường: 180g

– Muối: 1 nhúm nhỏ

Lưu ý: Khi chọn đỗ xanh bạn nên chọn loại hạt đỗ xanh hạt tiêu, tuy hạt nhỏ nhưng ruột vàng, khi nấu chè sẽ cho vị thơm và bùi hơn những loại đậu thông thường. Với loại đỗ này, bạn có thể đem đi xay vỡ hạt, sau đó đem đậu về ngâm và tách vỏ ra.

Cách làm chè hoa cau

Bước 1: Rửa sạch đỗ, đãi kĩ để loại bỏ những hạt bị hỏng rồi đem ngâm đỗ trước khi nấu khoảng nửa ngày hoặc qua đêm.

Bước 2: Sau khi đậu đã ngâm đủ, đem đãi đậu lại một lần nữa rồi để cho ráo nước và rắc một nhúm muối vào trộn đều.

Bước 4: Cho hoa bưởi hoặc hoa nhài vào một chiếc nổi, đổ một chút nước vào cho ngập hoa là được. Sau đó đun cho đến khi nước sôi. Lúc này khi mở vung ra bạn sẽ ngửi thấy hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi hoặc hoa nhài.

Bước 5: Cho bột sắn, đường và nước vào trong một chiếc nồi, khuấy đều cho đường, bột sắn hòa tan trong nước. Sau đó đưa lên bếp đun ở lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi thấy nước hơi sánh lại là ngừng ngay, rồi cho nước đun hoa vào.

Bước 6: Bước cuối cùng là cho đậu vào nồi một cách từ từ và khéo léo. Dùng môi khuấy đều thật nhẹ nhàng để đậu không bị vỡ vụn. Đun thêm vài phút rồi tắt bếp.

Việc của bạn bây giờ là cho chè vào bát và thưởng thức thôi!

5

1

vote

Đánh Giá

Cách Nấu Chè Hoa Cau Tại Nhà Thơm Ngon Hấp Dẫn

30 – 40 gram bột năng, phần bột năng luôn mang một nhiệm vụ quan trọng trong các món chè là làm cho nguyên liệu hòa quyện vào nhau và chè sánh mịn hơn.

150 – 200 gram đậu xanh đã chà vỏ. Bạn nên chọn những hạt đậu xanh mẩy, to và không bị mọt sâu.

1 bó lá dứa thơm để tạo mùi lừng thơm cho món chè.

150 – 200 ml nước cốt dừa

2 ống vani lỏng hoặc bột đều được

200 gram đường cát trắng

Tinh dầu hoa bưởi : 10 ml

Muối ăn : 1 muỗng cà phê

Dừa tươi nạo sợi : 50 gram

Các hương liệu đi kèm đều nhằm mục tiêu cho món chè hoa cau của bạn thơm và hấp dẫn hơn. Nên bạn cố gắng đừng để thiếu món nào nha.

Các bước cho cách nấu chè hoa cau

Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu chính là đậu xanh và các loại nguyên liệu đi kèm

Bột năng : trút hết vào một cái tô sạch, không dính nước. Rồi bạn cho từ từ nước lạnh vào bột và quậy đều cho bột tan hết trong nước. Khi bột tan càng nhiều thì việc bị vón cục khi nấu càng ít, món chè của bạn sẽ ngon hơn.

Đậu xanh mua về bạn đãi sạch các cặn bã và các hạt hư. Sau đó bạn ngâm đậu xanh khoảng 5 – 6 tiếng cho nở và ngậm nước. Bạn nên ngâm đậu xanh qua đêm để tiết kiệm thời gian hoặc ngâm trước thời gian bạn chuẩn bị nấu. Ngâm xong bạn vớt đậu xanh ra riêng cho ráo nước và cho vào nồi hấp chín.

Bước 2 : Nấu nước chè hoa cau

Cho nước dừa vào nồi, thêm 1/3 lượng đường cát chuẩn bị vào và quậy đều hỗn hợp.

Đặt nồi lên bếp, cho lửa nhỏ hoặc liêu riêu để nấu hỗn hỗn hợp. Vừa nấu vừa dùng đũa đảo đều liên tục, nhẹ nay cho đường tan hết cùng nước dừa và phần đáy cũng không bị cháy.

Khi hỗn hợp nước dừa với đường sôi lăn tăn ở mép thì bạn cho 1 muỗng canh nước bột năng đã hòa tan trước đó vào cùng. Đun thêm khoảng 2 phút cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, nước dừa sôi trở lại thì tắt lửa, bắc nồi xuống.

Đổ 1 lít nước vào một cái nồi sạch, đặt lá dứa vào đáy nồi, thêm phần đường còn lại. Cho nồi lên bếp với lửa lớn và đun sôi.

Khoảng 5 – 7 phút là nồi nước đường lá dứa thơm dậy mùi thì lấy lá dứa ra. Sau đó cho phần bột năng còn lại vào nồi nước, quậy đều cho đến khi nước trong và sánh mịn là được.

Bước 3 : Món chè hoa cau thơm lừng

Khi nước lá dứa đã sánh mịn, bạn giảm lửa dần cho nhỏ nhất có thể.

Trút phần đậu xanh đã hấp chín trước đó vào từ từ. Tiếp đến là vani, nước hoa bưởi và 1/4 muỗng cà phâ muối ăn vào. Bạn dùng đũa hoặc muôi lớn khuấy đều, nhẹ tay và liên tục. Cố gắng cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Bạn đun nồi chè thêm khoảng 1 – 2 phút rồi bắc nồi xuống. Hoàn thành món chè hoa cau.

Ngoài những nguyên liệu trên chocách nấu chè hoa cau , bạn có thể thêm các nguyên liệu khác để nấu món chè mình thích. Món chè này có thể ăn riêng hoặc ăn cùng các loại chè khác cũng được. Ngọt thanh và hương thơm nhẹ, dễ ăn là tiêu chí đánh giá hàng đầu cho món chè này.

Cách Nấu Chè Hạt Sen Khô

Cách nấu chè hạt sen khô khá đơn giản, bạn chỉ cần hiểu về tính chất của từng nguyên liệu và khéo léo kết hợp chúng với nhau là đã có thể sở hữu những ly chè thơm ngon, mát lạnh rồi đấy

Từ lâu, chè hạt sen đã là món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng, thường được sử dụng để làm mát cơ thể vào mùa hè.

Hạt sen khô có thể được nấu đơn độc hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như long nhãn khô, táo đỏ, kỷ tử, đậu xanh, nha đam,… Với mỗi cách nấu, chè hạt sen lại mang một hương vị khác nhau, cung cấp thêm sự đa dạng cho các món chè mùa hè của gia đình Việt Nam

Ở miền Bắc Việt Nam, mùa hè là mùa nắng nóng nhất trong năm, nó khiến hầu hết mọi người cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vào những ngày này, tôi thường nấu chè hạt sen đậu xanh để cả gia đình thưởng thức

Nguyên liệu Cách nấu

Đậu xanh ngâm nước ấm khoảng 3h cho nở đều

Hạt sen ngâm nước ấm 2h, rửa sạch, để ráo

Cho hạt sen, đậu xanh vào nồi, đổ nước, cho vào nồi để ninh nhừ. (Tốt nhất hãy dùng nồi áp suất để ninh, nếu không có thì ninh bằng nồi thường. Nếu ninh bằng nồi thường thì nên ninh với lửa nhỏ để cho hạt sen và đậu chín mềm). Trong lúc ninh, thường xuyên kiểm tra lượng nước trong nồi để thêm vào cho vừa

Hòa tan bột sắn dây với một bát nước. Kiểm tra nếu thấy hạt sen + đậu xanh đã nhừ thì từ từ đổ bột sắn dây vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều rồi lại cho đường vào nồi, khuấy đều để đường tan hết thì tắt bếp

Để chè nguội, múc ra bát và thưởng thức

Nếu muốn món chè thơm hơn, bạn có thể thêm vào nồi chè một ít dầu dừa hoặc dầu hoa nhài. Ngoài ra, nếu muốn gia tăng vị béo ngậy của món chè, trong khi múc chè ra bát, bạn có thể rưới lên trên bát chè một ít nước cốt dừa

Bí quyết nấu chè hạt sen đậu xanh ngon nằm ở cách lựa chọn nguyên liệu và cách thức nấu. Hạt sen lựa chọn nên là loại hạt sen khô bóc tay, khi nấu ăn bở và có mùi hương tự nhiên. Ngoài ra, để món chè có vị ngọt thanh, bạn cũng nên sử dụng đường phèn thay vì đường trắng thông thường

Cách nấu chè hạt sen bột sắn mát lành

Nguyên liệu

200g hạt sen khô

200g đường phèn

100g cốm non

3 muỗng bột sắn dây

Cách làm

Rửa sạch hạt sen khô, ngâm trong nước ấm 3h

Đun sôi 1,5 lít nước, cho hạt sen vào nồi, ninh khoảng 30 phút để hạt sen chín mềm

Cho cốm non vào bát, thêm vào một ít nước ấm, trộn đều để hạt cốm dẻo mềm

Cho bột sắn dây vào bát, đổ ngập nước, khuấy đều

Khi hạt sen đã chín mềm, từ từ cho đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường tan hết

Tiếp đó, thêm bột sắn dây vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều để nồi chè sánh lại

Từ từ thêm cốm non vào nồi, khuấy đều, chờ nồi chè sôi trở lại thì tắt bếp

Chờ chè nguội rồi múc ra bát, có thể thêm nước cốt dừa và thưởng thức

Chè hạt sen bột sắn dây với vị bùi của hạt sen và vị thơm ngon của cốm non có thể sử dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Sau một ngày dài học tập, lao động mệt mỏi, được trở về nhà và thưởng thức món chè hạt sen bột sắn dây thì thật tuyệt vời phải không nào

Chè hạt sen long nhãn được xem là món tráng miệng thanh lịch của bậc vua chúa ở cố đô Huế, Việt Nam. Món ăn này không khó nấu nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và tinh tế của người làm nó

Hạt sen và long nhãn là 2 nguyên liệu chính để nấu món chè này. Sau khi trải qua những bước sơ chế đơn giản, từng viên hạt sen sẽ khéo léo được lồng vào bên trong cùi nhãn rồi đem nấu với nước đường phèn và tinh dầu hoa nhài. Trong một vài trường hợp, người ta còn sử dụng thêm một ít gạo nghiền để tạo độ sánh và sự mát mẻ cho món ăn

Nguyên liệu

Hạt sen khô: 200g

Đậu đỏ hữu cơ: 200g

Vỏ quýt: 1 quả

Đường phèn: 100g

Cách làm

Cho đậu đỏ vào nồi, thêm 500ml nước rồi đun sôi khoảng 5 phút. Tiếp đó, đậy nắp nồi lại, để đậu trong nồi nước sôi khoảng 1 giờ rồi đổ ra rây, rửa lại với nước sạch

Hạt sen ngâm nước 2 giờ, rửa sạch, để ráo nước

Cho hạt sen, đậu đỏ, vỏ quýt vào nồi, thêm 1,5 lít nước, đậy nắp rồi đun sôi. Khi nồi nước đã sôi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun khoảng 45 phút để các nguyên liệu chín mềm

Thêm đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp

Để chè nguội, múc chè ra bát, ăn nóng hoặc lạnh kèm với dầu chuối hoặc nước cốt dừa

Không chỉ là một món ăn ngon, chè hạt sen nấm tuyết còn rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng, chè hạt sen nấm tuyết là món ăn dưỡng nhan, chuyên sử dụng để làm đẹp cho các bậc vua chúa trước đây

Hạt sen là thực phẩm phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các gia đình Việt Nam với tác dụng chữa mất ngủ, chống lão hóa, làm đẹp da, chữa đau đầu, thiếu máu. Chè hạt sen khi kết hợp cùng các nguyên liệu như táo đỏ, hạt chia, long nhãn, nha đam, đậu xanh,…, cũng mang đến những món ăn có hương vị đa dạng mà lại rất tốt cho sức khỏe

Cách Nấu Chè Long Nhãn Hạt Sen

Nguyên liệu:

Sen tươi 300 gr

Nhãn lồng 1 kg hoặc 200 g long nhãn khô

Đường 500 g

Hạt sen khô thì nên được ngâm nước trước khi nấu.

Cách làm:

Hạt sen rửa sạch thông tâm, mùa này có hạt sen tươi bở và thơm hơn. Bạn cố gắng giữ cho sen nguyên hạt sẽ đẹp mắt hơn.

Nếu bạn dùng sen khô và long nhãn khô thì nên ngâm nước một chút trước khi ninh.

Cho sen vào nồi đổ ngập nước, đun sôi sau đó nhỏ lửa đun tiếp cho mềm.

Thử thấy hạt sen mềm thì cho đường vào đun riu riu lửa độ 10 phút cho hạt sen thấm ngọt.

Tắt bếp, vớt hết hạt sen để riêng ra một cái bát.

Nếu bạn dùng nhãn tươi thì bóc vỏ, khéo léo dùng mũi dao nhọn lách quanh cuống để tách hạt ra. Nhãn tách hạt, cùi không bị rách là đẹp nhất. Tách được hạt quả nào thì cho một hạt sen gọn vào trong cùi nhãn, bạn có thể dùng một cái thìa nhỏ để dễ cho hơn.

Nếu bạn dũng long nhãn khô thì cho long nhãn vào bát nước ấm ngâm khoảng 10 phút cho nở và mềm. Sau đó cũng cho từng hạt sen vào cùi nhãn đã nở.

Sau khi cho hạt sen vào trong quả nhãn thì bật bếp đun sôi phần nước sen lúc nãy, cho tất cả chỗ sen lồng nhãn vừa làm xong vào nồi, đun sôi trở lại rồi tắt bếp. Ở bước này nếu bạn đun kỹ quá nhãn sẽ chín nhũn, không ngon.

Nhấc nồi xuống, để nguội hoặc cho vào tủ lạnh.

Ăn với đá viên hoặc ướp lạnh ăn ngon hơn

Nếu bạn không quá cầu kỳ thì có thể bỏ chung nhãn và hạt sen vào đun mà không cần phải tách cùi rồi cho sen vào bên trong. Vị chè vẫn rất tuyệt.

Thêm vài cánh hoa nhài khô hoặc dầu hoa bưởi cho bát chè thêm hấp dẫn

Trình bày cầu kỳ để đãi khách, vị chè thanh ngọt quyện với hương sen thơm ngát

Cũng hạt sen, long nhãn nhưng bạn có thể kết hợp cùng với nấm tuyết và táo đỏ. Chỉ cần ngâm nở nấm tuyết rồi cho cả nấm và táo vào đun cùng sen, bạn đã có một bát chè lạ miệng

Chè hạt sen, long nhãn, táo đỏ còn như một vị thuốc bổ tâm, an thần rất tốt cho sức khỏe