Cách Nấu Chè Hue Ngon / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Sắn Ngon

Cách nấu chè sắn tươi nước cốt dừa

1. Nguyên liệu chuẩn bị

Sắn tươi: 3 – 5 củ tầm 2kg

1 nhánh gừng nhỏ

Đường mật mía: 500g

Dừa khô nạo: 2 trái

Bột sắn khô: 2 thìa canh

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

2. Cách nấu chè sắn tươi

Bước 1. Để có món chè sắn thơm ngon, đúng điệu nhất, khâu chọn sắn khá quan trọng. Bạn không nên chọn những củ sắn vỏ xù xì, có mùi lạ hoặc chảy nước. Bởi những củ này dễ sượng và hàm lượng chất dinh dưỡng không được cao.

Sau khi đã chọn những củ sắn ngon, bạn gọt vỏ sắn rồi rửa sạch, ngâm sắn với nước muối loãng chừng 5-7h hoặc qua đêm.

– Sắn chín, bạn vớt ra để nguội rồi thái quân cờ. Thao tác này thực hiện khá đơn giản thôi nhưng bạn không nên thái sắn nhỏ quá, nếu không sắn dễ bị bở bung khi nấu với nước đường.

Bước 2. Cho nước ấm vào bát dừa khô nạo. Sau đó nhào bóp rồi vắt lấy nước cốt.

Lưu ý: Hãy rây lọc cụ thể tránh để cạn dừa sót lại trong nước cốt.

– Bạn nước cốt dừa vào đun sôi cùng với đường mật mía. Về phần gừng, bạn cạo vỏ và thái chỉ.

Cho gừng vào nồi nước đường. Vừa đun vừa khuấy cho đến khi đường tan.

– Khi nồi nước đường sôi, bạn thêm sắn luộc vào nồi, khuấy nhẹ tay, đồng thời bạn hạ nhỏ lửa xuống.

Bước 3. Hoàn thành

Chỉ với vài bước thực hiện, bạn đã hoàn thành món chè sắn tươi nước cốt dừa thơm ngon béo ngậy tại nhà.

Cách nấu chè bột sắn dây đậu xanh

1. Nguyên liệu chuẩn bị

Đường cát trắng: 300g

Bột sắn dây: 100g

Đậu xanh: 200g

1 thìa cafe nước hoa bưởi

Cùng một số dụng cụ cần thiết khác.

2. Cách nấu chè bột sắn dây

Bước 1. Bạn nên chọn đậu xanh tách sạch vỏ. Sau đó ngâm với nước tầm 30 phút để nở mềm.

Tiếp đến vớt đậu xanh vào nồi hấp chín. Để đậu nguội rồi xoa rời từng hạt.

Bước 2. Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước + đường vào khuấy đều. Đun đến khi đường tan.

Trong thời gian chờ đường tan, bạn cho bột sắn dây ra tô, hòa tan với 300 ml nước. Sau đó, bạn lọc phần nước sắn dây này để loại bỏ phần bột vón cục.

Quay trở lại với nồi nước đường, bạn cho nước sắn dây từ từ vào nồi, đun đến khi nước đường trong và sanh sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3. Thưởng thức

Mẹo nhỏ khi nấu chè sắn

– Để món chè sắn được ngon và hấp dẫn, bạn cần chú ý đến khâu lựa chọn nguyên liệu, nhất là việc chọn sắn tươi ngon, không bị sượng cứng.

– Tùy theo sở thích mà bạn chọn nguyên liệu từ sắn tươi hay bột sắn khô. Tùy theo nguyên liệu chuẩn bị mà bạn có cách chế biến khác nhau.

– Hãy kết hợp thêm nước cốt dừa, đậu xanh để món chè sắn thêm ngon và béo ngậy.

– Do sắn mì dễ vỡ nát khi nấu chín mềm, vì vậy bạn nên khuấy chè sắn thật nhẹ tay.

Điều cần tránh khi sử dụng chè sắn

– Tính axit xianhidric có trong khoai sắn nên dễ gây ngộ độc, nhất là chị em phụ nữ sau khi sinh em bé tuyệt đối không dùng chè sắn.

– Do củ khoai mì (sắn) chứa nhiều chất độc hại nên bạn cần nấu chín kỹ trước khi sử dụng.

– Trẻ em, người lớn tuổi hoặc những người mắc phải những căn bệnh về xương khớp không nên sử dụng khoai sắn thường xuyên. Nhất là khi bụng đói.

Cách Nấu Chè Đỗ Xanh Ngon

Cách nấu chè đỗ xanh ngon

Cách nấu chè đậu xanh vỏ quýt ngon đơn giản kiểu Huế

Món chè đậu xanh vỏ quýt này là sự kết hợp của món chè lục tàu xá của hội an và chè đậu xanh đánh của huế, khi kết hợp lại sẽ có một món chè cực ngon hấp dẫn mà các bạn nếm qua một lần bảo đảm sẽ thích mê.

Nguyên liệu cho chè đậu xanh vỏ quýt Cách nấu chè đậu xanh vỏ quýt

Đậu xanh ngâm qua đêm cho mềm, cho đậu xanh vàng vào tô thuỷ tinh đổ ngập nước dư khoảng 1 đốt ngón tay. Sau đó nấu khoảng 25 phút thì đậu chín mềm. Cho đậu vào máy xay, xay nhuyễn.

Vỏ quýt cắt sợi thật nhuyễn. Bắt nồi nước sôi cho vỏ quýt vào luộc, đợi nước sôi lên trở lại thì tắt bếp đổ vỏ quýt ra rổ cho ráo nước .

Cho đậu xanh vào nồi cùng với đường và bắt lên bếp nấu, vừa nấu vừa quậy cho đến khi đường tan.

Chè chín cho nước cốt dừa vào quậy cùng, nếu thấy còn đặc thì cho thêm nước cho lỏng ra 1 tí. Khi chè sôi thì cho vỏ quýt vào quậy đều và tắt bếp. Nhưng nhà mình để vỏ quýt bên ngoài nếu ai thích ăn thì cho vô còn không thì thôi. Chè đậu xanh cho tí vỏ quýt vào ăn rất thơm và lạ miệng.

Cách nấu chè đậu xanh vàng sánh, ngọt thanh

Chỉ với các bước đơn giản sau, các bạn có thể tự tay thực hiện món chè đậu xanh giải khát rất bổ dưỡng cho cả gia đình.

Chè đậu xanh là món ăn được nhiều người yêu thích vì chúng không chỉ thơm ngon mà trong món ăn này, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt.

Nguyên liệu

Đậu xanh bỏ vỏ: 600 gr

Đường: 200 gr

Đậu phộng rang sẵn: 100 gr

Dừa xiêm: 1 quả.

Nước cốt dừa: 200 ml.

Sữa tươi không đường: 1 gói 220 ml.

Gừng tươi: 1 nhánh.

Muối: 1 thìa.

Va ni: 2 ống.

Đá bào: 500g.

Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh ngâm với nước ấm 3 giờ, nhặt hết đậu sâu và những hạt nổi lên trên mặt nước rồi đãi nhiều lần cho thật sạch, để ráo.

Gừng tươi mua về rửa sạch, gọt vỏ, giã hoặc băm thật nhuyễn.

Đậu phộng xa sạch vỏ, giã nhỏ vừa.

Dừa xiêm tách riêng phần nước và nạo có hình răng cưa nạo phần cùi dừa để riêng.

Cách nấu chè đậu xanh

Sau khi sơ chế, cho đậu vào nồi, đổ nước dừa tươi, nước lạnh sao cho ngập mặt đậu 1cm, cho thêm 1 thìa muối, 1 thìa gừng băm nhuyễn vào rồi đun đậu thật nhừ với lửa nhỏ vừa.

Khi nước sôi, dùng thìa lớn, gạn hết phần bọt bên trên rồi tiếp tục đun với lửa nhỏ (thỉnh thoảng phải dùng một nắm khoảng 10 cây đũa đảo đều để đậu tơi ra và không bị cháy).

Khi thấy đậu đã nhừ, dùng nắm đũa quậy đều, đánh cho đậu thật tơi và nhuyễn trên bếp rồi cho đường, vani vào sao cho vừa ăn. Nên nấu chè đặc một chút thì khi ăn sẽ ngon hơn.

Chè nấu xong múc ra bát, cho 3 thìa sữa tươi không đường, 1 thìa nước cốt dừa, 1 thìa đậu phộng, một ít dừa nạo và 3 thìa đá bào rồi trộn đều lên và thưởng thức.

Cách Nấu Chè Sài Gòn Ngon

Cách nấu chè sài gòn ngon

Nguyên liệu nấu món chè bưởi ngon giòn:

– 200g đỗ xanh đã xát vỏ

– 1 quả bưởi to (nếu quả nhỏ thì mua 2 quả)

– Đường (định lượng tùy khẩu vị)

– 3 teaspoon muối

– 200g bột năng

– Bột lọc: 500gr

– Hoa bưởi (có thể thay bằng tinh chất vani)

– Nước cốt dừa: 1/2 hộp

Cách nấu món chè bưởi:

Đỗ xanh ngâm trong nước trước 1 tiếng rồi cho ra rổ, để ráo.

Bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng. Trong khi gọt, không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đánh. Cùi trắng xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

Trộn đều cùi bưởi đã xắt nhỏ với muối trắng, 1 chút nước. Cứ thế bóp thật kĩ (chú ý bóp nhẹ tay, không để nát vỏ) đến khi cảm thấy miếng cùi chuyển sang màu trong và tiết tinh dầu nhờn. Làm lại thao tác này 6-7 lần cho kiệt sạch rồi cho vào rổ, xả qua nước lạnh cho sạch muối rồi vắt ráo nước.

Làm lại quy trình trên khoảng 2 lần. Nếm thử cùi bưởi nếu thấy hết đắng và hết vị cay là được. Trong trường hợp chưa hết vị đắng, luộc cùi bưởi sơ với nước sôi cùng chút muối. Khi nước sôi trở lại, dùng đũa đảo đều, đun thêm khoảng 1 phút nữa rồi vớt cùi bưởi ra. Lại tiếp tục công đoạn xả nước – vắt kiệt, sau khoảng 3-4 lần là được để hết đắng. Ướp cùi bưởi với một ít đường khoảng 1 tiếng.

Lăn khô cùi bưởi đã ướp đường với bột năng trong một tô lớn. Bước này gọi là bọc áo bột năng cho cùi bưởi. Lớp áo bột năng sẽ giúp phần cùi bưởi giòn giòn, dai dai rất ngon. Khi nấu, cùi bưởi sẽ không bị nát.

Hòa bột năng (bắt đầu với 3 tablespoon) với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại (không nên làm đặc quá). Cho tiếp cùi bưởi đã bao bột vào luộc (chú ý không luộc quá nhiều cùi bưởi cùng lúc vì sẽ ko đảm bảo nhiệt khiến bột bị rơi ra mất đi độ dai và các miếng cùi dễ bị dính vào nhau).

Luộc cùi bưởi cho đến khi lớp bột chuyển sang màu trắng trong và nổi lên mặt nước thì lấy thìa khấy nhẹ tay ở mức lửa nhỏ rồi vớt ra. Sau đó, đổ vào một ấu nước lạnh (nước đá thì càng tốt, giúp cùi bưởi mau cứng và giòn hơn) ngâm trong khoảng 15 phút rồi đổ ra để ráo nước.

Dùng chính nước vừa luộc cùi, hòa thêm bột năng với nước lọc, từ từ chế thêm đến khi được độ sánh mong muốn thì cho nước cốt dừa, phần cốt dừa đã xong, các bạn trút ra bát để riêng.

Đun sôi một nồi nước khác, cho đường và khuấy tan (định lượng tùy khẩu vị). Cho đỗ xanh vào đun khoảng 10 phút, hạt đậu không bị nát, dính nếm thử thấy đỗ vừa chín tới là được. Hòa một nồi nước khác với bột năng và đường, quấy chín rồi từ từ rắc đậu xanh vào, sau cùng là đến phần cùi bưởi.

Quấy đều và nhẹ tay để phần đậu xanh cùng cùi bưởi hòa trộn và phân bố đều. Khi ăn múc ra bát, rưới nước cốt dừa dội lên trên, có thể ăn nóng hay lạnh tùy theo mùa và sở thích.

Cách nấu chè bưởi này không những thơm ngon mà còn có độ dai, giòn. Miếng cùi bưởi đạt yêu cầu là miếng cùi có độ trong vắt, có độ dai, giòn đặc trưng của bột lọc, bên trong vẫn cảm nhận được độ mềm ngọt của cùi bưởi.

Chè thốt nốt là đặc sản miền Tây.

Vị dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa cùng vị thơm của đường thốt nốt tạo nên món ăn quyến rũ. Dịu mát ngày hè với chè hạt sen nhãn lồng / Chè sen thanh mát ngày nắng nóng

Nguyên liệu:

– Cùi thốt nốt, 100 g đậu xanh, nước cốt dừa, đường thốt nốt, bột năng.

Cách làm:

Trái thốt nốt bổ dọc, cạo lấy phần cùi bên trong, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bột năng quậy đều với nước lã, đánh đều tay cho bột tan hết.

Đậu xanh bỏ vỏ, đun nước sôi đến khi chín mềm. Tiếp theo cho thốt nốt, đường vào đun cho đến khi đạt độ ngọt vừa ý. Cuối cùng cho thêm bột năng vào đun trong khoảng 2 phút để tạo độ sánh của chè.

Đun sôi nước cốt dừa. Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên và dùng nóng.

Mùi vị thốt nốt hòa quyện nước cốt dừa, đậu xanh tạo nên chén chè thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Cách Nấu Chè Đậu Trắng Ngon

Cách nấu chè đậu trắng ngon

Chè đậu trắng ngọt thơm giải nhiệt cuối tuần

Chè đậu trắng nấu nếp sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian nhưng đến lúc ăn bạn sẽ cảm thấy thật bỏ công mình đã bỏ ra nấu. Món chè này có thể ăn lúc nóng, ấm hay lạnh đều rất ngon.

Nguyên liệu: Các bước thực hiện:

– Đậu vo sạch. Sau đó cho đậu vào nước lạnh ngâm 120 phút để vỏ bong ra.

– Vắt dừa nạo với một tô nước lọc, lấy nước dảo và nước cốt để riêng.

– Lá dứa rửa sạch để ráo.

– Cho 1 lít nước vào nồi đun sôi, trút nếp vào nấu khoảng 5 phút, cho tiếp đường vào đun khoảng 20 phút rồi cho đậu vào, đảo đều, hạ lửa nhỏ, tiếp tục nấu đến khi chè chín.

– Đun sôi nước dảo dừa. Cho bột năng pha loãng vào, khuấy cho nước dừa sánh lại. Cho nước cốt vào tắt bếp.

– Múc chè ra chén, chan nước dừa lên trên.

Mách nhỏ:

Nên ngâm đậu đủ thời gian để khi nấu đậu mau chín, mềm, không bị sượng. Nấu nước dừa không để quá lâu trên bếp, dừa sẽ lên váng dầu (bị khét dầu).

CÁCH NẤU CHÈ ĐẬU TRẮNG KHOAI MÔN THƠM NGON ĐÚNG ĐIỆU

Cách nấu chè đậu trắng khoai môn cũng khá đơn giản, bạn có thể thoải mái thực hiện chúng bất cứ lúc nào. Sự béo mềm của từng hạt đậu trắng, của từng miếng khoai môn bở ngọt hòa quyện vào sự béo ngậy của nước cốt dừa sẽ hấp dẫn vị giác của những thành viên khó tính nhất trong gia đình bạn!

Món chè đậu trắng khoai môn cần có

300 gam đậu trắng

200 gam đường kính, 50 gam bột năng, 2 ống vani

200 gam dừa nạo

Muối

Cách chế biến

Đậu mua về rửa sạch, ngâm để loại bỏ những hạt đậu hư, vớt ra để ráo. Bạn đổ đậu vào nồi, thêm nước lạnh, ninh đến khi đậu mềm. Khi đậu chín, đổ nước luộc đậu đi, đổ đậu ra rổ cho ráo nước.

Khoai môn rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông vừa ăn.

Bạn ngâm khoai môn vào nước muối khoảng 1 giờ đông hồ để khoai bớt nhựa. Bạn vớt khoai ra rổ, để ráo nước, sau đó đem khoai đi hấp chín.

Bạn cho dừa nạo vào 1 túi vải với 2 chén nước ấm để vắt lấy nước cốt, để riêng. Bạn cho nước cốt dừa vào nồi, đun cho tới khi nước cốt dừa sôi thì tắt bếp, để nước cốt dừa nguội.

Bạn tiếp tục cho thêm 5 chén nước ấm vào chỗ dừa nạo vừa sử dụng để vắt lấy nước dão nấu chè.

Bạn cho nước dừa dão vào nồi đun sôi. Bạn hòa bột năng với 3 muỗng canh nước, sau đó bạn trút từ từ bột năng vào nước cốt dừa, khuấy đều tay để tạo độ sánh cho nước cốt dừa thì cho đậu trắng, khoai môn cùng 200 gam đường kính vào nồi, khuấy đều tay để đường thấm vào nguyên liệu.

Bạn đun cho tới khi chè sôi trở lại thì cho thêm 2 ống vani vào để tăng độ thơm ngon, hấp dẫn cho món chè đậu trắng khoai môn rồi tắt bếp. Việc còn lại của bạn bây giờ chỉ là múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên và thưởng thức cùng gia đình thôi nào!