Cách Nấu Chè Ỉ Ngon / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Bà Nội Trợ Mách Ngay Công Thức Nấu Chè Ỉ Không Nhân Cực Dễ, Không Ngán

Trong thời tiết mưa bão kiểu này thì chỉ thèm một chén chè ỉ ấm nóng thơm mùi gừng thôi nhỉ? Vậy thì nhanh nhanh xắn tay vào bếp làm ngay chè ỉ không nhân cực dễ với công thức từ bà nội trợ, đảm bảo ăn bao nhiêu viên cũng không ngán.

Nguyên liệu

Cách nấu chè ỉ

Bước 1: Nhồi bột và tạo hình viên chè

Đổ 100ml nước ấm từ từ vào bột nếp vừa đổ vừa dùng tay nhồi cho bột mềm

Tiếp theo bạn nhồi bột đến khi bột kết dính lại thành một khối mềm mịn , không còn dính tay nữa là đạt.

Sau đó đậy nắp kíp, để bột nghỉ trong 3 phút để bột nở đều, dẻo hơn.

Lưu ý : Tùy theo bột mới hay cũ mà sẽ có độ hút nước khác nhau, bạn cần cho lượng nước phù hợp để bột mềm mịn thì khi nấu viên chè sẽ dẻo mềm, không bị cứng.

Bột sau khi nghỉ xong thì bạn lăn bột thành thanh dài rồi cắt nhỏ bột thành từng khối dài khoảng 2cm rồi vo tròn từng khối bột nhỏ.

Bước 2: Nấu nước đường

Tiếp theo bạn gọt vỏ gừng và cắt thành sợi. Sau đó cho 150g đường, ½ muỗng cà phê muối, 600ml nước và 30g gừng cắt sợi vào nồi.

Khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện rồi bắt lên bếp nấu sôi, vừa nấu vừa khuấy cho đường tan hết.

Khi nước đường bắt đầu sôi lăn tăn thì bạn cho nhỏ lửa và tiếp tục nấu trong vòng 5 phút cho nước đường hơi đặc lại.

Bước 3: Nấu chè

Sau đó bạn thả từng viên bột đã được lăn tròn ở bước một vào nồi, sau khi nước đường đã sôi trở lại thì tiếp tục nấu thêm 5 phút với lửa vừa để viên chè thấm nước đường rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Vậy là đã hoàn thành món chè ỉ siêu đơn giản rồi, khi ăn phải chan thêm nước dừa beo béo sệt sệt và rắc thêm đậu phộng rang giã nhỏ thì mới chuẩn vị ngon nhen các bạn.

Món chè ỉ là món ăn thường xuyên trong ẩm thực người Hoa vừa đơn giản, dễ làm vừa mang lại sự may mắn. Chè ỉ được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị dẻo dẻo dai dai của viên bột cùng hương thơm ấm nóng từ gừng và nước đường, đảm bảo với công thức nấu chè ỉ không nhân này thì bạn ăn bao nhiêu cũng không thấy ngán đâu nha.

Mua đường nấu chè giá tốt tại Bách hoá XANH :

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cách Nấu Chè Đậu Đen Ngon, Nấu Chè Đỗ Đen Nhanh Mềm Nhừ

Công dụng của chè đậu đen

Đậu đen là một trong những loại hạt quen thuộc với chúng ta và được nhiều người yêu thích, với các món ăn như chè đậu đen, cháo đậu đen hay xôi đậu đen. Chè đậu đen được yêu thích vì thơm mát và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một bát đỗ đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đỗ đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết.

Lợi thế của đỗ đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đỗ đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đỗ đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết.

Bất ngờ hơn, đỗ đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hữu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng.

Vì thế, chè đỗ đen hay các món ăn khác từ đỗ đen luôn đứng đầu trong những món ăn bạn nên dùng mỗi tuần.

Nguyên liệu nấu chè đậu đen nước cốt dừa

Đỗ đen: Chọn loại hạt đỗ căng mẩy, không bị sâu. Nếu bạn có thể lựa được đỗ mới thì món chè của bạn sẽ ngon nhất, tuy nhiên nếu không có thì bạn cũng không nên chọn loại đỗ để quá lâu. Chuẩn bị khoảng 300 – 400 gram đỗ đen.

Đường: Đường để nấu chè đỗ đen không cố định. Bạn có thể chọn đường kính trắng, đường cát hay đường nâu đều được. Chuẩn bị khoảng 200 gram đường.

Nước cốt dừa: Nước cốt dừa dùng để cho kèm vào món chè, giúp chè đỗ đen được thơm và ngậy hơn. Chuẩn bị chừng 200ml nước cốt dừa.

Ngoài ra, để món chè đậu đen hấp dẫn hơn thì bạn có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác để ăn kèm bao gồm: dừa tươi nạo sợi (50 gram), dừa khô (30 gram), dầu chuối (10 ml), lạc rang giã nhỏ (30 gram).

Cách nấu chè đỗ đen nhanh nhừ tại nhà

Bước 1: Ngâm và lọc đậu đen

Đậu đen trước khi đem nấu chè cần được vo sạch, ngâm kỹ để khi ninh hạt có thể nhừ đều, không bị sượng cũng như không bị nát. Để thực hiện thì trước tiên, bạn cho đậu đen vào trong một tô/chậu nước rồi xả nước cho ngập. Tiếp đến, lọc bỏ những hạt nổi trên mặt nước và vứt bỏ, chỉ giữ lại những hạt chìm.

Lọc xong, bạn đem phần đỗ còn lại vo thật sạch. Xong xuôi, bạn cho đỗ vào luôn nồi ninh hoặc cho ra một chiếc tô sạch sau đó đổ ngập nước và ngâm trong ít nhất 1 tiếng. Vì nước này sau đó sẽ dùng để ninh đậu luôn nên bạn cần đảm bảo vấn đề vệ sinh ở công đoạn này.

Hết thời gian ngâm, bạn đặt nồi lên bếp, cho thêm nước và vặn lửa to. Khi nước bắt đầu nổi bọt và chuẩn bị sôi, bạn dùng muôi múc hết bọt và sau khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và ninh cho đến khi hạt đỗ mềm vừa.

Dùng muôi thủng múc hết phần hạt đậu đen ra ngoài và cho vào một chiếc tô lớn. Ướp phần hạt đậu này với phần đường đã chuẩn bị cho ngấm đều trong khoảng từ 10 – 15 phút.

Tiếp đến, bạn cho phần đỗ đã ướp đường này lên chảo và đảo đều để hạt đỗ được bện đường, se lại. Cách làm này vừa giúp vị ngọt của món chè đều hơn, vừa giúp hạt đỗ không bị nát mà lại rất bở, thơm.

Bước 3: Hoàn thành món chè đỗ đen.

Sau khi đảo đỗ và đường trên chảo xong xuôi, bạn cho phần hỗn hợp này vào nồi nước chè đã ninh trước đó và đun cho đến khi nước sôi trở lại. Cuối cùng, bạn thêm lại vị ngọt của nồi chè cho vừa với khẩu vị là được.

Để thưởng thức chè đậu đen, bạn múc phần chè đã nấu ra bát hoặc ra ly. Tiếp đến, bạn rưới từ 1 – 2 thìa cafe nước cốt dừa lên bề mặt, rắc phần dừa tươi nạo sợi + dừa khô + lạc rang giã dập nhỏ + vài giọt dầu chuối và trộn đều lên thưởng thức. Bạn cũng có thể cho thêm đá, trân châu hoặc một vài hương liệu khác tuỳ ý để món chè đa dạng hơn.

II – Cách nấu chè đỗ đen với gừng bằng nồi cơm điện không bị sượng

Cách nấu chè đậu đen bằng nồi cơm điện mà đậu không bị sượng sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, không tốn điện mà món chè vẫn thơm ngon và đầy bổ dưỡng.

Nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện đơn giản, giúp bạn rút ngắn thời gian ninh đỗ. Từng miếng đỗ đen mềm, thấm vị ngọt, nước chè man mát,ngọt thanh, sóng sánh thơm mùi nước cốt dừa, đây đúng là món điểm tâm tuyệt vời giúp cơ thể giải nhiệt chống lại thời tiết nắng nóng.

Chuẩn bị nguyên liệu

200 gam đỗ đen

150 gam đường

1 củ gừng

100 gam bột trân châu đen hoặc trắng

Nước

Dừa nạo hoặc dừa khô, dầu chuối

Thực hiện nấu chè đỗ đen với gừng

– Bước 1: Ngâm đậu đen vào nước từ 1 – 2 giờ cho mềm rồi sau đó bạn đem vo sạch và rửa lại với nước.

– Bước 2: Cho đỗ đen vào nồi cơm điện, đổ nước ngập đậu chừng 2 đốt ngòn tay. Đậy nắp nồi và nhấn nút cook (nấu). Sau 20 phút, sẽ có mùi đậu đen tỏa ra và nồi đậu đen đang sôi thì bạn rút phích cắm của nồi cơm điện khoảng 30 phút.

– Bước 3: Gừng cạo vỏ, thái lát hoặc đập dập. Cho gừng + đường vào nồi chè và nhấn nút cook (nấu) thêm chừng 20 phút cho đỗ đen mềm nhừ rồi rút phích điện.

– Bước 4: Cho bột trân châu ra tô, thêm vào 1 chút nước nóng và nhào đến khi thu được khối bột mịn. Tiếp đến, bạn viên thành những viên trân châu nhỏ, cỡ đầu ngón út.

– Bước 5: Đun sôi một nồi nước trên bếp gas, sau đó, bạn thả những viên trân châu vào luộc đến khi thấy chúng nổi lên, bạn dùng rây vớt và thả vào tô nước lạnh cho các hạt trân châu khỏi dính với nhau thành chùm.

– Bước 6: Bạn cho chè ra cốc, thêm vào các hạt trân châu, dừa nạo hoặc dừa khô và 1-2 giọt dầu chuối vào để thưởng thức.

Lưu ý: Món chè đỗ đen khi thưởng thức lạnh sẽ ngon hơn. Vì thế bạn có thể để chè vào ngăn mát tủ lạnh chừng 2 giờ trước khi ăn hoặc cho thêm đá vào cốc chè.

III – Cách nấu chè đậu đen với bột sắn dây siêu ngon miệng.

Như chúng ta đã biết, cách nấu chè đậu đen với bột sắn dây có rất nhiều công dụng. Và một trong những công dụng nổi bật nhất của món chè này là thanh nhiệt cơ thể.

Nguyên liệuCách nấu chè

Bước 1. Lựa chọn nguyên liệu.

Để có món chè đậu đen với sắn dây ngon, việc lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng, nhất là đậu đen. Bởi nếu bạn không lựa chọn được những hạt đậu đen ngon thì món chè của bạn sẽ không có được hương vị thơm ngon như bạn muốn.

Chính vì vậy, khi chuẩn bị nguyên liệu bạn cần phải lựa chọn thật cẩn thận. Đậu đen cần mua là những hạt đậu đen cơm mới, tròn đều và vỏ có độ bóng bẩy khá đẹp mắt.

Bước 2. Sơ chế nguyên liệu.

Đậu đen sau khi mua về đem vo sạch qua 2 đến 3 lần nước. Sau đó ngâm vào nước ấm khoảng 2 tiếng để các hạt đậu đen nở ra. Cho bột sắn dây vào bát cùng chút nước lọc. Ngâm khoảng 10 phút và khuấy nhẹ để bột sắn dây hòa tan, không vón cục.

Bước 3. Chế biến nguyên liệu.

Chuẩn bị một nồi nước rồi đổ đậu đen vào. Đun sôi trên bếp cho đến khi các hạt đậu đen chín nứt ra khỏi vỏ thì tắt bếp. Trong quá trình nấu bạn nên cho thêm chút đường để chè được ngon, ngọt hơn.

Cho bột sắn dây vào nồi và đun tiếp. Dùng muỗng khuấy đều tay cho đến khi chè chín hẳn thì tắt bếp. Đợi chè ngột rồi múc chè ra bát. Rắc thêm chút lạc giã nhỏ lên chè cùng với chút nước cốt dừa nếu bạn thích. Món này có thể ăn khi còn nóng nên bạn có thể thưởng thức ngay sau khi nấu xong.

Nếu bạn đã từng ăn món chè đậu đen bột sắn dây hạt sen thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên mùi vị thanh thanh của đậu đen cùng với mùi thơm thoang thoảng hạt sen.

Nguyên liệu

Cách nấu chè

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

Đậu đen sau khi mua về rửa sạch qua nước khoảng 2 đến 3 lần rồi ngâm vào nước ấm khoảng 3 tiếng để đậu đen nở ra. Trong khi rửa, bạn nên nhặt các hạt đậu đen lép đi.

Hạt trân trâu ngâm qua nước khoảng 2 phút rồi cho vào nồi luộc đến khi chín thì vớt vào nước lạnh để các hạt chân trâu không dính với nhau. Hạt sen rửa qua nước sạch rồi cho vào nồi đun đến khi chín mềm thì vớt ra đĩa. Sắn dây ngâm vào nước khoảng 10 phút để sắn dây hòa tan và không bị vón cục.

Cho đậu đen vào nồi nước rồi đun đến khi đậu đen chín mềm. Nếu bạn muốn tiếp kiệm thời gian và đảm bảo đậu đen chín kỹ thì có thể cho đậu đen vào nồi áp suất và ninh khoảng 15 phút.

Khi thấy đậu đen chín thì cho sắn dây vào nồi. Đun thêm 5 phút nữa thì cho hạt sen và đường vào. Lượng đường cho vào tùy vào khẩu vị của bạn. Nếu bạn không thích ăn ngọt có thể cho 1 chút để chè có vị hơi ngọt là được.

Cho thêm chút nước cốt dừa để chè được thơm rồi đun thêm 5 phút nữa thì cho hạt chân châu vào. Đun khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp.

Làm thế nào nấu chè đậu đen được nhanh mềm, nhanh nhừ

Ngoài ra, bạn cần phải cho đường sau khi chè đã ninh xong. Không nên cho trong quá trình nấu vì khi đó chè nấu xong sẽ có vị ngọt hơi khé.

Chè đậu đen với sắn dây ngon là khi đậu đen được ninh không nát mà các hạt đậu đen vẫn mềm. Để làm được như vậy, bạn cần phải ngâm đậu đen trước khi nấu. Ngâm ít nhất 2 tiếng để đậu đen nở ra.

Tiếp theo cho đậu đen vào nồi và rang khoảng 10 phút để vỏ ngoài đậu đen hơi nhăn lại. Sau đó mới ninh. Đây là cách làm chè đậu đen ngon, nước sánh mịn mà bạn nên làm khi nấu chè.

V – Cách nấu chè đậu đen bột lọc ngon nhất

Cách nấu chè đậu đen bột lọc ngon nhất tại nhà không những đơn giản và nhanh mà còn đẹp mắt nữa. Đỗ đen kết hợp với bột lọc tạo nên bát chè bột lọc đậu đen trong suốt, vị thơm thơm bùi bùi tinh tế sẽ giúp đánh thức các giác quan của bạn.

450g đậu đen

100g bột năng

Nước cốt dừa

Dừa bào sợi

150g đường và một thìa cà phê muối

– Đậu đen mua về các bạn vo sạch rồi đem ngâm ngập nước, cho một chút muối khoảng vài tiếng (có thể ngâm qua đêm để đỡ mất thời gian nha)

– Khi đậu đã ngâm được rồi các bạn đổ ra cho ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước ngập đun sôi. Khi đậu bắt đầu sôi thì giảm bớt lửa và tiếp tục ninh cho đến khi thử đậu thật mềm, tiếp tục cho đường vào khuấy đều cho đường tan hết rồi tắt bếp.

– Tiếp theo trong cách nấu chè đậu đen bột lọc bạn cần nấu nước thật sôi rồi cho bột năng vào nhào bột thật nhuyễn đều. Nặn bột thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.

– Cho hết bột vừa nặn vào nồi nước sôi luộc chín đến khi bột nổi lên rồi vớt ra để vào bát nước đá thì bột sẽ trong và không bị dính vào nhau.

Bước 3: Nấu đậu đen với bột lọc

Chỉ còn một bước nhỏ nữa thôi! Các bạn tiếp tục đun đậu đen sôi rồi lại và thả bột lọc vào khuấy đều khoảng 2 phút cho ngấm vị thêm phần đậm đà rồi tắt bếp.

Thế là từ cách nấu chè đậu đen bột lọc sắp được nấu hoàn thành rồi đó! Giờ vớt ra bát và chờ thưởng thức thôi nào.

VI – Cách nấu chè đỗ đen đường phèn nước cốt dừa tại nhà

Chè đậu đen đường phèn hay chè đỗ đen với đường phèn từ lâu đã trở thành món ăn dân dã của người Việt. Bất kể mùa nào trong năm một chén chè đỗ đen thanh mát, nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe luôn được các bà các mẹ lựa chọn làm món ăn gia đình cuối tuần hay gặp gỡ bạn bè.

Cách nấu chè đậu đen đường phèn vừa dễ nấu lại sẵn nguyên liệu tại các chợ hay cửa hàng tạp hóa, bạn có thể dễ dàng mua nguyên liệu nấu và có thể thực hiện luôn. Cách nấu chè đậu đen với đường phèn cũng rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian là bạn có thể thưởng thức món chè ngon mát cùng gia đình hay bạn bè mỗi dịp gặp gỡ rồi!

Đậu đen lòng xanh: 500gam

Đường phèn: 200gam

Gừng non: 1 củ nhỏ

Nước lọc:2 lít

– Ngâm đậu đen trong nước lã ít nhất là 2 tiếng, tốt nhất là bạn nên ngâm qua đêm. Khi này hạt đậu trương nước sẽ mềm ra như vậy thời gian nấu sẽ ngắn lại mà hạt đậu vẫn ngon và bở đều hạt.

– Để có nấu món chè đậu đen nấu đường phèn ngon và bùi từng hạt đậu bạn nên hầm trong khoảng 30 phút ( kể từ khi đậu đen bắt đầu sôi bạn nên đun lửa nhỏ lại một chút).

– Sau khi đậu đã chín nhừ, tiếp theo trong cách nấu chè đỗ đen với đường phèn bạn hãy gạn nước ra ra một tô sạch, để nguyên đậu trong nồi và cho thêm đường phèn vào để đường ngấm vào hạt đậu, đun nhỏ lửa trong vòng 15 đến 20 phút là được

– Ở nhiều nơi, hoặc nhiều người đơn thuần cho đường vào cùng với nước và đậu, nhưng như vậy hạt đậu sẽ hơi nhạt trong khi nước lại khá ngọt. Các bạn nấu đường với đậu không để hạt đậu quyện với đường sau khi nấu xong cho nước vào nước sẽ ngọt thanh hơn.

– Món chè đỗ đen nấu đường phèn sẽ thêm phần hương vị nếu bạn cho thêm một ít gừng xắt nhỏ bỏ vào trước lúc tắt bếp, gừng có rất nhiều công dụng nên khi phối hợp cùng chè món ăn sẽ dễ tiêu và tạo vị hơn.

Sau khi hoàn tất xong các bước trong cách nấu chè đậu đen đường phèn bạn chỉ cần lấy chè đậu đen ra các bát. Tùy vào các mùa hoặc các dịp để thưởng thức món chè đậu đen nấu đường phèn đúng ý, bạn có thể ăn nóng hoặc thêm đá.

Vừa không quá cầu kì lại không tốn nhiều thời gian bạn đã có ngay một chén chè đậu đen nấu đường phèn thơm ngon nhất là trong thời tiết oi ả của mùa hè này, chỉ cần bạn bỏ ra một chút thời gian là đã có ngay món “chè tránh nóng” rồi!

Cách Nấu Chè Khúc Bạch Ngon

Cách nấu chè khúc bạch ngon

Cách làm chè khúc bạch đơn giản mà ngon cho cả nhà thưởng thức

Chè khúc bạch là món ăn có nhiều nguyên liệu “Tây” do đó được trẻ em và các bạn trẻ rất ưa chuộng.

Nguyên liệu

250 ml sữa tươi không đường

250 ml kem tươi

80g đường (tùy khẩu vị)

25g bột gelatin

1-2 thìa cà phê vani chiết xuất

1,5 thìa cà phê bột trà xanh pha với 1 thìa canh nước sôi

Hạnh nhân

Vải (hoặc nhãn)

Nước, đường, bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Cách làm chè khúc bạch

1. Cho một chút nước vào 3 thìa cà phê gelatin, để 5-10 phút cho gelatin nở. Lót khuôn bằng màng bọc thực phẩm để tiện lấy ra.

2. Trộn chung sữa với kem tươi. Cho 250 ml hỗn hợp sữa và kem tươi, cùng với 40g đường, khuấy trên lửa nhỏ cho tan đều. Khi đường tan cho gelatin đã ngâm nở vào khuấy cho tan (Nếu muốn làm với vị trà xanh thì thêm bột trà xanh vào.)

3. Nhắc hỗn hợp xuống, cho vanilla, để nguội bớt rồi đổ vào khuôn. Cho vào tủ lạnh đến khi đông lại.

4. Hạnh nhân nướng trong lò ở 110-120 độ C trong 4-5 phút, khi nào nhìn thấy hạnh nhân vàng thơm là được.

5. Đun nước với đường (tùy khẩu vị) khuấy cho đường tan đều. Hòa bột sắn dây với nước rồi đổ vào nồi nước đường, đun cho đến khi nước trong trở lại, để nguội hẳn.

Chú ý: Chỉ cho ít bột sắn dây để tạo độ hơi sánh một chút và mùi thơm. Nước dùng vẫn phải loãng để ăn cùng với chè. Nước dùng phải để thật nguội trước khi bày ra ăn.

6. Khúc bạch đã đông nhấc ra, cắt miếng vừa ăn. Vải (nhãn) bóc vỏ bỏ hạt Nếu muốn làm chè Khúc Bạch trái cây thì chuẩn bị thêm các loại trái cây ưa thích khác như dâu tây, thanh long, xoài … (Dâu tây rử sạch, bổ đôi, thanh long cắt miếng vuông, mít bóc hạt, xắt sợi.)

7. Cho khúc bạch vào bát, thêm quả vải (nhãn, trái cây), đá viên rồi chan nước dùng, rắc chút hạnh nhân lên trên.

Cách làm chè khúc bạch ngon từ nguyên liệu tự nhiên

Chè khúc bạch Hà Nội rất ngon, nước chè trong veo, có vị ngọt thanh mát, những viên khúc bạch dai dai, béo bùi vị phô mai cùng quả vải ngọt lịm, mọng nước, kèm các lát hạnh nhân nướng thơm lừng.

Nguyên liệu làm chè khúc bạch:

– Phần chè khúc bạch cơ bản: 120ml sữa tươi không đường, 120ml kem sữa tươi, 40g đường cát trắng, 1 thìa nhỏ tinh dầu hạnh nhân, 20ml nước ấm, 7g bột gelatin (hoặc có thể thay bằng 3 lá gelatin), 1 thìa canh hạnh nhân cắt lát

– Phần chè khúc bạch trà xanh: 120ml sữa tươi không đường, 120ml kem sữa tươi, 40g đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột trà xanh, 20ml nước ấm, 20ml nước ấm để hòa với bột trà xanh, 7g bột gelatin (hoặc có thể thay bằng 3 lá gelatin) , 1 thìa canh hạnh nhân cắt lát

– Nước đường dùng để ăn kèm: 40g đường phèn

– Cùi nhãn đã lấy hột, hoặc vải thiều

Cách làm chè khúc bạch:

– Bột gelatin cho ra bát.

– Thêm vào 20ml nước ấm, hòa cho gelatin tan sơ.

– Cho sữa tươi, kem tươi, đường cát trắng vào nồi, đun sôi lửa nhỏ đến khi tan hết đường.

– Đổ từ từ bát bột galatin đã hòa tan với nước ấm ở bước 2 vào nồi sữa đun nóng, dùng muôi quấy nhẹ để gelatin tan hoàn toàn thì cho tinh dầu hạnh nhân vào.

– Nhấc nồi ra khỏi bếp, đổ vào khuôn thủy tinh sạch, để nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh, để 4-5 tiếng đến khi đông cứng hẳn.

– Phần chè khúc bạch trà xanh: cho trà xanh ra bát, hòa 20ml nước ấm để bột trà xanh tan hoàn toàn.

– Phần bột galatin bạn làm tương tự như phần bột gelatin ở các bước 2 và đun sữa, kem sữa tươi, đường cho tan, tiếp theo cho gelatin và trà xanh ở bước trên vào khuấy đều.

– Nhấc nồi ra, đổ vào khuôn thủy tinh sạch, để nguội cho vào tủ lạnh 4-5 tiếng đến khi đông cứng.

– Vải thiều tách lấy hạt, nếu dùng vải đóng hộp thì bạn giữ lại phần nước đường để dành rưới lên bề mặt chè

– Đun đường phèn với một bát con nước lọc, nấu cho đường tan, để nguội.

– Hạnh nhân lát nướng ở nhiệt độ 160 độ c khoảng 3-4 phút đến khi hạnh nhân chín, hoặc có thể rang trên bếp đến khi hạnh nhân chín vàng.

– Phần thạch chè khúc bạch trắng và trà xanh sau khi đông cứng, cho ra ra thớt sạch, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.

– Khi dùng cho một ít thạch trắng hay thạch trà xanh vào bát, thêm vải thiều, chan nước đường, rắc hạnh nhân lên bề mặt, dùng lạnh.

Khi thưởng thức các bạn cho thêm đá bào, chan nước đường, rắc hạnh nhân, cho vài viên khúc bạch, vài viên cùi nhãn hoặc vải. Vị ngậy ngậy của viên khúc bạch hòa quện với chút ngọt thơm của trải nhãn cộng với vị bùi bùi của hạnh nhân sẽ làm bạn khó quên!

Cách Nấu Chè Khoai Môn Ngon

3 cách làm chè khoai môn ngon tại nhà

Hướng dẫn nấu chè khoai môn ngon

Chè khoai môn là một món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này VnDoc xin chia sẻ cách nấu chè khoai môn ngon để các bạn có thể tự nấu chè khoai môn ngon tại nhà.

Bên cạnh các món chè bưởi, chè đậu xanh,… thì cách nấu chè khoai môn cũng khá đơn giản và được rất nhiều người yêu thích. Sự thơm ngon, hấp dẫn của món ăn vặt này bạn sẽ cảm nhận được qua mùi vị bùi bùi của khoai môn; dẻo thơm của đậu xanh và cốt dừa hấp dẫn vô cùng.

1. Cách nấu chè khoai môn đậu xanh

Nguyên Liệu Cách Thực Hiện

Bước 1: Ngâm đậu xanh vào nước lạnh trong khoảng 1h tiếng khi nấu để đậu mềm.

Bước 2: Khoai môn gọt bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 3: Bắt 1 nồi nước lên bếp đun sôi, cho khoai vào đun trong khoảng 5 phút thì tắt bếp, vớt ra để ráo.

Bước 4: Khi đậu mềm, bạn xả lại đậu dưới vòi nước một lần nữa rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun sôi.

Bước 5: Khi nồi đậu sôi, bạn điều chỉnh lửa nhỏ lại nấu nhừ đậu. Tiếp theo, bạn cho khoai môn đã luộc vào. Chờ chè sôi lại thêm 3 – 5 phút nữa thì cho đường phèn vào. Bạn có thể tùy chỉnh lượng đường theo khẩu vị của mình. Sau khi cho đường vào, bạn đun sôi thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.

Món chè khoai môn đậu xanh đã hoàn thành một cách thơm ngon rồi đấy! Bạn có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy thích.

2. Cách Nấu Chè Khoai Môn Nước Cốt Dừa

Nguyên Liệu

500g khoai môn

1 lon nước cốt dừa

50g bột báng

Đường cát

2 muỗng canh bột sắn dây

Cách Thực Hiện

Bước 1: Ngâm bột báng với nước lạnh trong khoảng 1h, vớt ra để ráo. Cho bột bánh vào nồi nước lạnh, bắt lên bếp luộc. Khi nước sôi, bạn cho thêm 1 lần nước lạnh nữa vào đun sôi lại để bột báng chín đều, không bị nát. Bột bánh chín, bạn vớt ra thả vào âu nước lạnh để không bị dính.

Bước 2: Khoai môn gọt bỏ vỏ, thái thành khối vuông nhỏ vừa ăn. Cho tất cả khoai môn vào nồi nước bắt lên luộc sao cho chín mềm. Lúc này, bạn cũng cho đường tùy theo khẩu vị của mình vào.

Bước 3: Tiếp theo, bạn cho nước cốt dừa và bột báng vào nồi khoai đun sôi lại.

Bước 4: Hòa bột sắn với nước lạnh cho tan rồi từ từ đổ vào nồi chè. Điều chỉnh lửa liu riu, khuấy nhẹ cho đến khi chè sánh sệt lại.

Múc chè ra chén và thưởng thức khi còn nóng hoặc thêm đá lạnh đều ngon.

3. Cách Nấu Chè Chuối Khoai Môn

Nguyên Liệu Cách Thực Hiện

Bước 1: Chuối bỏ vỏ, cắt thành những khoanh tròn vừa ăn, ướp cùng với một ít rượu nếp.

Bước 2: Khoai môn gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ hình quân cờ.

Bước 3: Ngâm dừa nạo với nước nóng trong 30 phút. Sau đó vắt lấy nước. 1 phần nước cốt dừa, bạn cho vào nồi nấu với khoai môn. Phần còn lại để riêng.

Bước 4: Ngâm bột báng, bột khoai trong nước lạnh khoảng 30 phút cho nở mềm, rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi khoai môn.

Bước 5: Tiếp tục cho chuối vào nồi khoai môn. Khi cả chuối và khoai chín, bạn cho đường vào. Tùy theo khẩu vị mà bạn điều chỉnh lượng đường cho phù hợp.

Bước 6: Hòa một ít bột năng vào chén nhỏ rồi từ từ cho vào nồi chè. Trong quá trình đổ bột năng vào nồi, bạn nhớ khuấy đều tay để chè thêm sánh mịn, bột không bị vón cục.

Cuối cùng, bạn cho phần nước cốt dừa còn lại vào nồi đun khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp. Chè chuối khoai môn có thể ăn nóng hoặc dùng với đá lạnh đều được.