Cách Nấu Chè Khoai Lang Cốt Dừa / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Nấu Chè Khoai Lang Dẻo Nước Cốt Dừa

Có lẽ món chè khoai lang đã không còn quá xa lạ đối bạn. Thế nhưng, bạn đã biết cách nấu chè khoai lang dẻo chưa? Đừng bỏ lỡ bài viết này.

Nguyên liệu nấu chè khoai lang dẻo nước cốt dừa

Chỉ cần có những nguyên liệu tốt cùng với vài bước đơn giản sẽ đem lại một món ăn vô cùng hấp dẫn cho gia đình bạn. Để làm món ngon này, bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

200g khoai lang ruột tím/200g khoai lang ruột vàng340g bột năng200g muối150g đường170ml nước cốt dừaVừng rang Cách nấu chè khoai lang dẻo nước cốt dừa đơn giản tại nhà

Bước 1 : Sơ chế khoai lang

Rửa sạch khoai lang tím hoặc vàng rồi đem loại bỏ vỏ. Sau đó, bạn tiến hành thái khoai thành từng miếng có độ dày khoảng 1,5 – 2 cm. Tiếp đó, ngâm khoai vào nước muối khoảng 15-20 phút để loại bỏ nhựa và giúp khoai giữ được màu sắc đẹp mắt.

Chọn và sơ chế khoai lang như hình.(Ảnh Internet)

Bước 2 : Nghiền khoai

Cho khoai lang ruột vàng ra một cái tô, rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay cho nhuyễn. Đổ 160g bột năng vào và trộn đều. Làm tương tự với khoai lang ruột tím cùng với phần bột năng còn lại. Không nên làm chung một lượt nhằm tránh sự lẫn lộn màu sắc.

Bước 3 : Chia bột khoai thành từng phần nhỏ

Nhào nặn bột khoai thành từng viên tròn nhỏ. Sau khi đã được trộn bột năng, bạn sẽ rất dễ dàng tạo nên những viên bột khoai đáng yêu . Không nên nặn quá to hoặc quá nhỏ, hãy nặn vừa phải nhằm giúp dễ ăn và tránh tình trạng khi ăn bị lem ra ngoài.

Chia bột khoai lang thành từng viên tròn.(Ảnh Internet)

Bước 4 : Luộc bột khoai

Đặt một nồi nước lên bếp và đun sôi, thả nhẹ nhàng lần lượt từng viên khoai vào rồi luộc cho đến khi chín. Quan trọng hơn là bạn cần chuẩn bị trước một tô nước lọc, để khi khoai chín thì dùng muôi thủng vớt ra rồi thả vào bát nước cho khoai không bị dính.

Đun sôi nước, sau đó thả khoai lang đã nặn vào để luộc (Ảnh: Internet)

Bước 5 : Làm nước cốt dừa

Chuẩn bị một cái nồi sạch sẽ, cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước vào nồi, cộng với một ít đường và khuấy đều rồi đun cho đến khi sôi. Tiếp đến, hòa 20g bột năng còn lại với một ít nước. Khi nước cốt dừa sôi thì từ từ cho hỗn hợp nước bột năng vào rồi khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại.

Bước 6 : Cho khoai lang đã chuẩn bị vào nồi nước cốt dừa

Bước 7 : Hoàn thành

Sau khi đã sôi trở lại, cho chè khoai nước cốt dừa ra bát và rắc lên trên ít vừng rang là đã hoàn thành.

Lưu ý: Để món chè nhìn hấp dẫn hơn, bạn có thể nấu chè bằng cả khoai lang vàng và khoai lang tím.

Món chè khoai lang dẻo sau khi đã thành phẩm.(Ảnh Internet)

Các mẹo để có được món chè khoai lang dẻo ngon khó cưỡng

Nếu bạn đã vào bếp với một niềm yêu thích và say mê thì chắc hẳn bạn sẽ món chè khoai lang vô cùng thơm ngon này. Ngoài ra, để có được món chè ngon như tiệm làm, bạn cần phải lưu ý những việc sau:

Chọn củ khoai tươi và to, không nên chọn khoai quá nhỏ và sượng, không nên chọn khoai có quá nhiều rễ.Trong quá trình luộc khoai nên luộc từng loại khoai một đề không bị lẫn màu. Khi thấy những viên khoai dẻo nổi lên là cách nhận biết khoai đã chín hay chưa. Hãy để ý và vớt khoai ngay khi chín nha, để tránh tình trạng khoai bị lạt đi khi nấu lâu.Thay vì nấu khoai lang đơn giản thành chè như bao món chè khác thì việc kết hợp khoai lang với bột năng sẽ giúp gia tăng hương vị cho món ngọt này. Bột năng sẽ tạo nên miếng khoai lang vừa bùi bùi vừa dai dai kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy vô cùng thơm ngon.

Ngoài ra, nếu bạn muốn vị chè của mình ngon hơn, không bị ngọt quá bởi đường thì trong quá trình nấu, bạn có thể thêm một ít sữa đặc vào và giảm lượng đường tương ứng lại. Như thế món chè khoai lang của bạn sẽ tăng thêm vị hấp dẫn bất ngờ.

Theo VOH

Mách bạn cách làm sữa chua nếp cẩm thơm ngon tại nhà cho 5 người ăn

Bạn yêu thích món sữa chua nếp cẩm và muốn tự tay làm cho gia đình thưởng thức. Bài viết sẽ giới thiệu cách làm sữa chua nếp cẩm cực đơn giản tại nhà.

Món ăn hương vị hấp dẫn được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)

Giới thiệu món sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm được nấu bằng nguyên liệu vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình: nếp cẩm và sữa chua. Nếp cẩm thường được chế biến thành các món ăn mặn như xôi hay chè mỗi dịp lễ tết. Tuy nhiên khi loại nếp này kết hợp với sữa chua tạo ra một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu làm sữa chua nếp cẩm ngon

Để làm sữa chua nếp cẩm cho khoảng 3-5 người ăn bạn cần có những nguyên liệu sau:

Gạo nếp cẩm: 200gr

Sữa chua: 5 hộp

Nước lạnh: 600ml

Muối: một thìa cà phê

Đường: 100gr

Lá nếp (lá dứa): 2 lá

Nước cốt dừa: 50ml

Nguyên liệu chính để làm sữa chua nếp cẩm (Nguồn: Internet)

Cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà

Làm sữa chua nếp cẩm đòi hỏi người làm sự tỉ mỉ trong từng công đoạn đặc biệt nhất là nấu gạo nếp. Để có một bát sữa chua nếp cẩm ngon lành thì bạn có thể tham khảo cách làm sau:

Bước 1: Làm sạch nếp cẩm

Ngâm nếp cẩm là công đoạn cực kì quan trọng giúp gạo mềm và ngon hơn (Nguồn: Internet)

Đem gạo vo thật sạch trấu hay cát sỏi còn lẫn trong gạo. Ngâm với nước ấm cùng một thìa cà phê muối trong 2-3 tiếng cho gạo thật mềm. Gạo được ngâm nước khi đun sẽ nhanh chín và tơi xốp hơn.

Bước 2: Chế biến nếp cẩm

Khuấy đều nếp cẩm trong lúc nấu (Nguồn: Internet)

Cho nếp cẩm, nửa thìa cà phê muối cùng lá dứa vào nồi đun lửa vừa. Lưu ý phải cho một lượng nước vừa đủ ngập nếp cẩm. Khi nồi nếp cẩm sôi bạn nên vặn nhỏ lửa, dùng thìa khuấy đều và nhẹ tay. Trong lúc nước sôi dùng thìa hớt hết bọt nước và trấu của gạo nếp nếu có.

Bước 3: Thêm nước cốt dừa

Nước cốt dừa có công dụng giúp hạt nếp thơm và béo ngậy hơn. Khi nồi nếp bắt đầu cạn nước, bạn cho thêm nước cốt dừa vào nấu thêm khoảng 10 phút nữa.

Sau đó cho thêm lượng đường vừa ăn và tiếp tục nấu cho đến thấy bên ngoài hạt nếp bóng mẩy hơi bở ra là được. Khoảng 10 phút sau thì nếp đã ngấm đường và hoàn toàn chín.

Khi nếp cẩm gần chín cho một lượng đường tùy theo khẩu vị của bạn (Nguồn: Internet)

Lưu ý: Khi nước bắt đầu cạn thì phải đun lửa nhỏ để món nếp cẩm không bén lửa.

Bước 4: Chế biến sữa chua nếp cẩm

Bước cuối cùng trong cách làm sữa chua nếp cẩm chính là trộn nếp với sữa chua Tuy nhiên trước lúc đó bạn phải cho nếp cẩm ra bát để nguội sau đó thêm sữa chua, đá xay nhỏ đã chuẩn bị vào chung. Trước khi thưởng thức bạn có thể cho vào tủ lạnh từ 1-2 tiếng.

Sữa chua nếp cẩm có thể kết hợp với quả việt quất cùng nhiều loại hoa quả khác (Nguồn: Internet)

Lợi ích khi ăn sữa chua nếp cẩm

Nếp cẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, chất xơ… Nhiều người lo lắng sữa chua nếp cẩm có làm tăng cân? Sự thật thì gạo nếp cẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin B cực kì tốt cho da. Không những thế đây còn là thực phẩm tốt cho tim mạch, người cao huyết áp. Vì vậy nếu ăn một lương nếp cẩm phù hợp sẽ cực kì tốt cho sức khỏe và không hề lo lắng bị béo phì. Người bị bệnh dạ dày ăn nếp cẩm rất tốt, trong y học gạo nếp cẩm là một vị thuốc chữa dạ dày vô cùng hiệu quả.

Thêm vào đó sữa chua là loại thực phẩm giúp con người tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa và bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi có con người. Tổng kết lại rằng một ly sữa chua nếp cẩm nhỏ bé dễ chế biến nhưng lại có công dụng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Theo VOH

Canh kiểm – Món chay đặc trưng của người Nam Bộ Ở miền Nam, cứ đến ngày rằm lớn hay giỗ chạp các bậc sư thầy, bá tánh có thói quen vào chùa dùng một bữa chay. Nhà chùa luôn dọn thức ăn sẵn, và đặc biệt trên bàn không thể thiếu món canh kiểm sóng sánh lớp nước…

Cách Nấu Chè Chuối Chưng Khoai Lang Nước Cốt Dừa Ngon Nhất

Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn xuôi về vùng đất miền Nam để học cách nấu chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa. Đây là một món chè dân dã nhưng hương vị của nó để lại trong lòng người ăn thì vô cùng sâu đậm. Với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tự tay mình nấu món chè này và thưởng thức ngay tại nhà mình.

Nói chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa để lại dấu ấn mùi vị sâu đậm là do vị béo béo của nước cốt dừa, vị ngọt bùi của khoai lang, vị ngọt thanh của chuối, mùi thơm bùi bùi của đậu phộng rang hòa quyện lại, tạo một mùi vị hấp dẫn không thể chối từ. Tuy nguyên liệu để làm món chè này khá đa dạng nhưng các bước nấu chè thì lại khá đơn giản. Chỉ cần bạn cẩn thận, khéo léo một chút là món chè sẽ thơm ngon chuẩn vị

Chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa

Nguyên liệu nấu chè chuối khoai lang nước cốt dừa

– Chuối chín vàng: 4 quả. Lưu ý: để nấu chè ngon nhất thì bạn nên dùng chuối sứ.

– Nước cốt dừa: 400 – 500 ml

– Bột báng: 100 gr

– Khoai lang: 1 củ

– Đường vàng: ½ chén

– Đậu phộng rang: 100 gr

Chuối sứ ít chát nên đây là loại chuối phù hợp nhất để nấu chè(Nguồn: Internet)

– Vani: 1 ống

– Một chút muối

Cách nấu chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa

– Chuối sau khi mua về thì bạn để nguyên vỏ, bỏ vào nồi luộc với chút xíu muối, rồi mới vớt ra, lột vỏm, cắt miếng xéo cho đẹp mắt. Như vậy sẽ giúp giữ được hương vị và màu trắng đặc trưng của chuối. Bạn cho chuối vào tô và ướp với 2 muỗng canh đường trong khoảng 20 phút.

– Bột báng ngâm trong nước khoảng 10 phút cho nở mềm.

– Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, ngâm nước cho sạch phần nhựa bên ngoài, để ráo và cắt thành những miếng vuông vừa ăn, đem đi hấp chín. Tùy theo sở thích mà bạn có thể hấp cho khoai thiệt mềm hoặc vừa đủ để giữ lại độ giòn.

– Đậu phộng rang đãi vỏ, giả hơi nát.

Bước 2: Nấu chè chuối khoai lang nước cốt dừa

– Cho khoảng 300 ml phần nước cốt dừa vào nồi với lượng nước tương đương, thêm chút xíu muối và nấu cho sôi lên. Nếu bạn muốn ăn ngọt, bạn có thể cho 1,5 muỗng đường vào.

– Khi nước cốt dừa sôi thì bạn cho bột báng vào nấu. Lưu ý, trong quá trình nấu thì nên khuấy liên tục, nếu không phần bột báng sẽ dính vào đáy nồi.

– Tiếp theo, bạn cho chuối, khoai lang, phần nước cốt dừa còn chừa lại, nấu tiếp đến khi bột báng nở đều, trong suốt là đạt, nêm nếm lại vị cho vừa ăn với bạn. Lưu ý, bạn đun quá lâu chuối dễ bị chín rục không ngon.

– Tắt bếp cho vani vào, khuấy nhẹ, múc chè ra chén và rắc phần đậu phộng lên là có thể dùng. Chè chuối chưng khoai lang ngoài việc dùng nóng thì bạn có thể cho đá bào vào dùng lạnh cũng ngon không kém.

Những lưu ý khi nấu chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa

– Nước chè ngon nhất là không quá đặc cũng không quá loãng.

– Chuối chín đều, có độ dai nhẹ nhưng không nát. Nếu bạn không sử dụng chuối sứ thì trong công đoạn sơ chế, bạn nên ngâm chuối hơi lâu một chút trong nước muối để khử hoàn toàn vị chát.

Bạn có thể sử dụng 2 hoặc 3 loại khoai lang khác nhau để làm tăng màu sắccho món chè – (Nguồn: Internet)

– Với khoai lang: bạn có thể dùng cả khoai lang ruột vàng, khoai lang tím và khoai lang trắng để tạo nên màu sắc bắt mắt cho món chè.

– Bạn có thể cho một ít bột năng khuấy với nước vào cùng công đoạn với cho chuối vào nồi để tạo độ hơi sệt cho nước chè.

– Khi luộc khoai, bạn có thể cho lá nếp vào để làm tăng hương thơm cho món chè

Hy vọng dưới sự hướng dẫn của chúng tôi cách nấu chè chuối chưng khoai lang nước cốt dừa thì bạn đã bổ sung thêm được vào sổ tay nội trợ của mình một món chè ngon, sẵn sàng trổ tài để làm tất cả mọi người trong gia đình hay bạn bè của bạn đều phải ngạc nhiên.

Cách Làm Chè Khoai Môn Cốt Dừa

Cách làm chè khoai môn cốt dừa

Chè khoai môn là món ăn dung dị của người dân xứ Quảng, nhất là vào mùa đông khi trời mưa lạnh, món ăn càng được nhiều người yêu thích. Cuối tuần, bạn hãy thử trổ tài với món chè này xem sao.Món chè này có vị thơm ngọt của nước cốt dừa, dẻo bùi của khoai tím, giòn dai của trân châu và màu sắc thì lại rất bắt mắt nữa Nguyên liệu : Cách làm : Bước 1:

Bạn đem khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng to như ngón tay cái, sau đó đem ngâm trong nước muối loãng 2 giờ, đủ thời gian thì vớt ra để ráo nước. Có 2 cách để làm chín khoai, đó là hấp và luộc, bạn có thể chọn cách nào tùy ý (mình thì thường chọn hấp vì hấp tuy rằng lách cách trong việc chuẩn bị dụng cụ nhưng được cái khoai sẽ ngon hơn bạn à!).

Về phần nước cốt dừa, nếu bạn mua được rồi thì dừa nạo bạn có thể giảm bớt từ 300g xuống còn 100g tùy theo lượng chè bạn làm mà chia tỉ lệ. Nếu không, bạn cho 1 bát nước sôi vào 300g dừa tươi rồi vắt lấy nước cốt để riêng ra bát. Tất nhiên, cách nấu chè khoai môn cốt dừa tươi sẽ ngon hơn hẳn nước cốt dừa đóng lon rồi đúng không nào!

– Nếu bạn làm không khéo và có bí kíp như của mình vừa chia sẻ, món chè khoai môn khó mà có được vị thơm của lá dứa, dẻo dai từ khoai môn, sự mềm dính nhưng không bết của gạo nếp, ngọt thanh nhưng không ngán của đường đâu đó nha!

– Đến lúc thưởng thức, bạn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa lên phía trên, cho thêm vài sợi dừa tươi nạo vào thì ngon tuyệt vời khỏi phải nói!

Dù là mùa đông hay mùa hè, cách làm chè khoai môn với nếp không bao giờ là lỗi “mốt” cả, đăc biệt là những dịp quây quần đầm ấm bên mâm cơm gia đình hay thưởng thức cùng bạn bè. Nếu thích bạn có thể thêm đá vào ăn cho mát lạnh vào mùa hè để giúp giải nhiệt!

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách nấu chè khoai môn đậu xanh hoặc cách nấu chè khoai môn hạt sen, lá dứa, chè khoai môn bột báng… rất hữu ích cho việc thanh nhiệt đánh tan cái nóng mùa hè đấy!

Cách Nấu Chè Khoai Môn Nước Cốt Dừa Ngon Nhất

:

– Đầu tiên, phải nói đến việc chọn nguyên liệu cho cách làm chè khoai môn ngon hoàn hảo nhất!

Bước 1: Bạn đem khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành miếng to như ngón tay cái, sau đó đem ngâm trong nước muối loãng 2 giờ, đủ thời gian thì vớt ra để ráo nước. Có 2 cách để làm chín khoai, đó là hấp và luộc, bạn có thể chọn cách nào tùy ý (mình thì thường chọn hấp vì hấp tuy rằng lách cách trong việc chuẩn bị dụng cụ nhưng được cái khoai sẽ ngon hơn bạn à!).

Bước 2: Về phần nước cốt dừa, nếu bạn mua được rồi thì dừa nạo bạn có thể giảm bớt từ 300g xuống còn 100g tùy theo lượng chè bạn làm mà chia tỉ lệ. Nếu không, bạn cho 1 bát nước sôi vào 300g dừa tươi rồi vắt lấy nước cốt để riêng ra bát. Tất nhiên, cách nấu chè khoai môn cốt dừa tươi sẽ ngon hơn hẳn nước cốt dừa đóng lon rồi đúng không nào!

– Nếu bạn làm không khéo và có bí kíp như của mình vừa chia sẻ, món chè khoai môn khó mà có được vị thơm của lá dứa, dẻo dai từ khoai môn, sự mềm dính nhưng không bết của gạo nếp, ngọt thanh nhưng không ngán của đường đâu đó nha!

– Đến lúc thưởng thức, bạn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa lên phía trên, cho thêm vài sợi dừa tươi nạo vào thì ngon tuyệt vời khỏi phải nói!

Dù là mùa đông hay mùa hè, cách làm chè khoai môn với nếp không bao giờ là lỗi “mốt” cả, đăc biệt là những dịp quây quần đầm ấm bên mâm cơm gia đình hay thưởng thức cùng bạn bè. Nếu thích bạn có thể thêm đá vào ăn cho mát lạnh vào mùa hè để giúp giải nhiệt!

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách nấu chè khoai môn đậu xanh hoặc cách nấu chè khoai môn hạt sen, lá dứa, chè khoai môn bột báng … rất hữu ích cho việc thanh nhiệt đánh tan cái nóng mùa hè đấy!