Lại thêm một món chè ngon hết chỗ chê cho các nàng mê ăn vặt đây. Với cách nấu chè khoai mì hôm nay, đơn giản chỉ với 40 phút là bạn đã có ngay một món chè ngon từ vị, mê từ hình thức rồi đấy. Còn chần chờ gì mà không cùng Wiki Cách Làm vào bếp ngay nào!
1. Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
Nguyên liệu
Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa
Bước 1: Để có món chè khoai mì, khâu chọn khoai mì khá quan trọng. Bạn không nên chọn những củ khoai để quá lâu, có mùi lạ hoặc dập mốc. Như vậy món chè của chúng ta sẽ vừa mất vị thơm ngon, lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe nữa.
Sau khi chọn khoai mì xong, bạn gọt vỏ và ngâm khoai vào tô nước chừng 15 phút để khoai sạch mủ. Vớt khoai mì ra để ráo.
Bước 2: Bắc nồi hấp lên bếp, đun sôi rồi cho khoai mì vào hấp chín. Tiếp đến, bạn xắt khoai mì ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Lá dứa đem rửa sạch, cột lại thành 1 bó gọn.
Cho dừa nạo ra tô, thêm vào 300 ml nước rồi vắt lấy nước cốt dừa.
Bước 4: Cho nước cốt dừa + đường + lá dứa vào nồi và đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 phút để lá dứa tiết vị thơm và màu xanh.
Bước 5: Cho lá dứa ra ngoài, thêm khoai mì vào nồi nước cốt dừa, khuấy nhẹ. Đun thêm 5 phút. Tắt bếp, thêm vani vào khuấy 1-2 lượt.
2. Cách nấu chè khoai mì mài dẻo dai, cực thơm
Nguyên liệu
Cách nấu chè khoai mì mài
Bước 1: Mài khoai mì thành bột
Khoai mì đem về vỏ, rửa sạch với nước. Sau đó bạn đem chúng đi ngâm vào nước sạch có pha một chút muối trong đó ít nhất 2 tiếng để loại bỏ những chất bẩn cũng như độc tố có trong khoai.
Ngâm xong, bạn vớt khoai ra cắt thành từng khúc ngắn để mài thành bột, đeo găng tay vắt khô nước có trong bột khoai vừa mài để lát sau vo viên dễ dàng hơn và kết dính hơn. Đồng thời nhặt bỏ những sợi xơ cứng để khi vò và khi ăn, viên khoai mì không bị cộm.
Bước 2: Vo khoai mì thành viên và luộc chín
Bạn cho bột năng vào khoai mì vừa mài xong rồi nhào đều.
Tiếp theo bạn tiến hành vò khoai thành từng viên tròn nhỏ xinh.
Sau đó bạn bắc một nồi nước lọc lên bếp, đun sôi chúng lên. Đến khi nước sôi sùng sục thì bỏ tất cả viên khoai vừa vò vào để luộc chín.
Đến lúc nhìn thấy các viên khoai nổi lên thì có thể tắt bếp và vớt chúng ra được rồi.
Bước 3: Rửa sạch lá dứa
Lá dứa rửa sạch, sau đó cắt khúc hoặc buộc thành chùm thắt rút đều được.
Bước 4: Tiến hành nấu chè
Bạn bắc một nồi nước khác lên bếp, đổ vào đó một lượng nước lọc đủ dùng cho cả gia đình.
Tiếp theo bạn thả lá dứa vào luôn để đun sôi.
Khi nước sôi, bạn dùng đường và muối nêm nếm nước chè cho vừa miệng mình.
Nêm xong, bạn thả toàn bộ viên khoai đã được luộc chín vào nấu thêm 10 phút thì trút ống bột vani vào và tắt bếp.
Bước 5: Nấu nước cốt dừa
Bạn cho nước cốt dừa vào một cái nồi nhỏ, cho đường và muối vào đó để đun sôi. Khi nước cốt sôi, bạn nhanh tay nêm nếm lại lần nữa thì tắt bếp được rồi.
Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức
Lúc này, bạn chỉ cần múc chè ra chén, cho thêm một chút nước cốt dừa lên mặt nữa thì đã có ngay một chén chè khoai mì thơm ngon, béo ngậy. Khi ăn vào thì mềm mềm, dai dai, đã vậy còn có nước chè mặn ngọt đậm đà và thơm nồng mùi nước cốt. Thật hấp dẫn đúng không nào!
3. Cách nấu chè khoai mì ba màu
Nguyên liệu
500 gr khoai mì
200 ml nước cốt dừa
200 gr đường
Bột năng
Bột lá cẩm, lá nếp
1 ống bột vani
Đậu phộng (lạc) rang đã giã nhỏ
Cách nấu chè khoai mì ba màu
Bước 1: Ngâm bột lá cẩm và lá nếp
Bột lá cẩm đem đi pha cùng nước nóng khoảng 30 phút thì lọc ra để lấy nước cốt màu tím.
Bột lá nếp thì mang đi hòa cùng nước lọc để cho ra phần nước cốt màu xanh.
Bước 2: Mài khoai mì thành bột
Khoai mì đem về gọt vỏ, xả sạch lại với nước. Tiếp theo bạn chuẩn bị một thau nước muối pha loãng để ngâm khoai vào trong đó ít nhất 1 tiếng.
Sau 1 giờ, vớt khoai ra, để ráo một chút rồi tiến hành mài khoai thành bột.
Mài xong, bạn nhặt bỏ hết những sợi xơ cứng, đồng thời vắt ráo nước đang lẫn trong bột khoai vừa mài.
Bước 3: Vò bột khoai mì thành viên và luộc chín
Bạn cho 4 muỗng bột năng vào bột khoai vừa được vắt ráo nước, dùng tay trộn đều hỗn hợp này đến khi chúng thống nhất thành một.
Sau đó bạn chia hỗn hợp này thành 3 phần, một phân trộn với nước cốt màu tím của lá cẩm, một phần trộn cùng nước cốt màu xanh của lá nếp, phần còn lại giữ nguyên để cho ra những viên chè màu trắng.
Tiếp theo bạn chỉ cần vo bột lại thành từng viên nhỏ vừa ăn. Đồng thời đun sôi một nồi nước trên bếp, đến khi nước sôi thì thả hết các viên bột vừa vò vào đấy để nấu chín.
Khi thấy các viên chè nổi lên thì bạn đã có thể vớt chúng ra.
Bước 4: Tiến hành nấu chè
Bạn đổ nước cốt dừa vào nồi, cho đường cùng nước lọc vào đó, nếu thích có thể cho thêm một chút muối vào và đun sôi.
Khi nước cốt sôi lên, bạn mới thả những viên chè đã được luộc chín trước đó vào nấu thêm 10 phút.
Sau đó bạn khuấy bột năng vào một cái chén cùng nước lọc và đổ vào nồi chè đang nấu. Vừa đổ vừa dùng muỗng khuấy đều để bột không bị vón cục.
Cứ khuấy đều như thế đến khi chè trong nồi sôi lên một lần nữa thì cho bột vani vào, khuấy nhẹ thêm vài vòng nữa thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Đợi chè nguội một chút, bạn múc chúng ra chén và đừng quên rắc một ít đậu phộng lên mặt để món chè của mình vừa thơm nồng vừa có vị béo ngậy cực kì hấp dẫn.