Cách Nấu Chè Khoai Môn Với Đậu Xanh / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

3 Cách Nấu Chè Cốm Ngon Với Hạt Sen, Đậu Xanh, Khoai Môn

Bạn có biết rằng, chè cốm – món chè giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích còn có thể trở nên thơm ngon, bổ dưỡng hơn nữa khi kết hơn với những nguyên liệu phụ khác như hạt sen, đậu xanh… không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 3 cách nấu chè cốm ngon với hạt sen, đậu xanh và khoai môn.

Cách nấu chè cốm hạt sen ngon

Chuẩn bị

Cốm: 100gr.

Đường: 6 thìa.

Nước: 500ml.

Bột sắn (loại ướp hoa bưởi): 3 thìa.

Bột ngô hoặc bột năng: 2 thìa.

Hạt sen: 1 nắm.

Nước cốt dừa.

Cách làm

Bước 1: Ninh nhừ hạt sen rồi vớt ra để ráo (hạt tươi khoảng 5 phút, hạt sen khô khoảng 20 phút).

Bước 2: Hoà tan đường, bột ngô, bột sắn với khoảng 3 bát nước.

Bước 3: Bắc nồi chè lên bếp đun đến khi thấy chuyển sang dạng sánh, màu trắng đục thì chỉnh lửa nhỏ xuống.

Bước 4: Cho cốm và hạt sen đã ninh nhừ vào, quấy đều tay đến khi bột sánh trong, nhìn rõ được hạt cốm.

Bước 5: Tắt bếp và múc chè cốm hạt sen ra bát con, rưới thêm nước cốt dừa ăn cùng cho thơm. Chè cốm hạt sen có thể dùng nóng hoặc để nguội rồi cho thêm đá vào ăn cũng đều ngon như nhau.

Cách nấu chè cốm đậu xanh thơm bùi

Chuẩn bị

2 nắm đậu xanh đã cà vỏ.

2 nắm cốm.

2,5 bát con nước.

Đường, muối.

1,5 thìa bột năng.

Nước cốt dừa.

Va ni hoặc tinh dầu hoa bưởi (không bắt buộc).

Cách làm

Bước 2: Pha bột năng với khoảng 2 – 3 thìa nước. Khi đậu xanh đã chín mềm, bạn đổ thêm bột năng pha nước vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi có hỗn hợp chè sánh như ý muốn.

Bước 3: Cốm đãi cho sạch vỏ trấu và sạn rồi đem rửa qua với nước lạnh. Sau khi cho bột năng vào nồi đậu xanh thì bạn cho thêm cốm vào và nêm lại đường cho vừa ăn rồi vừa đun vừa khuấy cho đến khi cốm nở mềm.

Bước 4: Chè chín vừa ăn thì bắc ra khỏi bếp, thêm đường nếu cần. Bạn có thể cho thêm vani hoặc tinh dầu hoa bưởi để chè có mùi thơm hấp dẫn hơn. Khi ăn múc chè ra bát, chan nước cốt dừa lên trên để tăng thêm vị béo ngậy nếu muốn.

Chuẩn bị

Khoai môn: 1 củ.

Cốm: 1 lạng.

Vài lá dứa.

Nước cốt dừa.

Đường.

Cách làm

Bước 1: Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Nấu hoặc hấp khoai môn vừa chín tới, không để khoai chín quá sẽ nát.

Bước 3: Đun sôi nước, thả cốm và lá dứa vào nồi, thi thoảng đảo đều để tránh cốm bén nồi.

Bước 4: Khi cốm nở hết và chín, nêm lại đường cho vừa ăn rồi cho khoai môn vào nồi, đun thêm khoảng 10 phút để khoai ngấm đường.

Bước 5: Sử dụng một nồi khác, cho nước cốt dừa và một chút bột năng để nước cốt dừa có độ sánh, đun sôi và tắt bếp.

Bước 6: Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa, thêm đá và thưởng thức.

Bên cạnh đó, nên mua cốm mới làm, có màu xanh tự nhiên, thơm mùi lúa dịu nhẹ. Không nên mua những loại cốm có màu xanh đậm rực rỡ, tuy đẹp mắt nhưng có thể là cốm bị tẩm màu hóa học, có mùi hắc.

Hy vọng rằng với những cách nấu chè cốm mà chúng tôi đã giới thiệu, bạn sẽ thành công trổ tài nấu nướng chiêu đãi cả gia đình món chè giải nhiệt thơm ngon vào cuối tuần.

Cách Nấu Chè Khoai Môn Với Nếp

Cách nấu chè khoai môn với nếp

Nguyên liệu:

1 lon gạo nếp

250gr khoai môn

60gr dừa khô

100gr đường phèn hoặc đường thốt nốt

100ml sữa tươi không đường

400ml nước cốt dừa

50gr đường cát

100gr bột năng

60 ml nước nóng già

Vài lá dứa, một chút muối tinh

ngon:

Bước 1: Nấu 300g đường phèn hoặc đường thốt nốt với 50ml nước lạnh để đường tan chảy.

Bước 2: Gạo nếp ngâm qua đêm, vo gạo cho sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập khoảng 2 đốt ngón tay rồi đun sôi, hạ lửa đun liu riu đến khi nếp mềm và dẻo thì cho 1/2 chỗ nước đường đã đun sôi cùng với một chút muối cho đậm đà.

Bước 3: Khoai môn bỏ vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông 1x1cm. Luộc trong sữa tươi và 50gr đường cát.

Bước 4: Đun nước cốt dừa, lá dứa buộc thắt nút và 1/2 số nước đường còn lại trên bếp.

Bước 5: Làm trân châu bằng cách hòa bột năng với nước nóng già và chút muối, nhào bột đến khi khối bột mịn. Sau đó nặn từng viên nhỏ và luộc với nước sôi, khi chín vớt sang âu nước lạnh để bột không dính.

Khi ăn món chè khoai môn với nếp, bạn nên múc 1 lớp chè nếp, rồi đến một lớp khoai môn, trân châu, sau đó rưới nước cốt dừa lên và cuối cùng rắc dừa khô lên trên cùng.

Hướng dẫn cách nấu chè khoai môn với nếp ngon và bổ dưỡng

Ngay đến món chè cũng có cả trăm loại như chè Huế, chè bưởi, chè đậu đỏ, chè ngô, chè chuối… Có lẽ ngon và đơn giản phải kể đến món chè khoai môn.

Nguyên liệu:

Khoai môn: 0,5kg (nên chọn củ nhỏ, ít dẻo, nhiều bột)

Gạo nếp.: 250gr ( nên chọn loại lúa mới)

Đường: 350gr (loại vừa trắng )

Nước cốt dừa 1 hộp

Lá dứa khoảng 10 lá

Muối, bột năng

Cách nấu chè khoai môn:

Bước 1: Khoai môn gọt vỏ rồi rửa sạch và thái miếng vuông, ngâm trong nước khoảng 2h đồng hồ, sao đó vớt ra để ráo nước. Rồi đem hấp chín tới.

Bước 2: Cho thêm dứa, nước cốt dừa vào nồi đun sôi nhỏ lửa, rồi cho gạo nếp vào. Khi gạo nếp nở vừa thì cho nửa muỗng cà phê muối, 1 chút đường vào. Đun lửa liu riu, chú ý không đậy nắp nồi chè. Khi nồi chè sôi thì bỏ khoai vào, đảo đều và để sôi nhỏ lửa khoảng 1o đến 15p cho khoai thấm đường.

Tùy thích nấu chè ở dạng sệt như hồ hay thật đặc thì bạn chú ý khi đun chè cạn đi nhiều hoặc ít nước.

Thỉnh thoảng khuấy cho đều tay. Nồi chè sánh lại là được, quá trình chế biến cần khuấy nhẹ và đểu tay để chè không mất đi hương dịu dàng của nếp, vị ngọt thanh của chúng tôi hoàn thành, nồi chè có màu vàng sóng sánh, hạt nếp chín nhừ, khoai môn mềm. Chỉ cần chút thời gian bạn sẽ có một nồi chè nghi ngút khói.

7 Cách Nấu Chè Chuối Chưng Bột Báng, Chè Chuối Khoai Lang, Khoai Môn Đậu Xanh, Khoai Mì Bột Năng Đơn Giản

Chè chuối là 1 món ăn vặt khá quen thuộc và cách nấu chè chuối bột báng nước cốt dừa được cả trẻ nhỏ lẫn người lớn rất yêu thích bởi hương vị ngọt thanh cùng với mùi vị thơm phức của nước cốt dừa, khiến người thưởng thức càng ăn lại càng ghiền.

Cách nấu chè chuối ngon với nước cốt dừa trong những ngày hè đầy nóng nực này thì ai cũng mong muốn vừa bước chân ở bên ngoài về đến nhà là sẽ có ngay một cốc nước mát hay một cốc chè để giải nhiệt. Chính vì hiểu được tâm lý đó mà trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến các bạn cách nấu chè chuối ngon với nước cốt dừa cực the mát và thật thơm ngon, tác dụng thanh nhiệt tuyệt vời.

Nguyên liệu nấu chè chuối

Cách nấu chè chuối nước cốt dừa

– Khi các bạn đi chợ, bạn nhớ chú ý chọn những trái chín vừa, đừng chọn những quả chuối xanh hay những quả quá chín mùi vì có thể gây ra vị chát cho món chè chuối của bạn.

– Bước 1: Sơ chế chuối với đậu phộng. Lột bỏ vỏ chuối, tìm bỏ xơ chuối còn dính lại, sau đó các bạn thái xắt khúc thành nhiều khoanh tròn vừa ăn.

– Bỏ chuối vào trong tô rồi thêm một chút đường với muối, lắc tô để cho hỗn hợp dính đều vào chuối và ướp như thế khoảng từ 20 đến 30 phút.

– Đem giã nhỏ vừa đậu phộng rang. Hòa bột – Bột báng các bạn đem rửa sạch rồi ngâm với nước khoảng 15 phút, bột nở ra thì các bạn để ráo nước.

– Bước 3: Đun nước cốt dừa – Đổ nửa lon nước dừa với một chén nước lạnh vào trong nồi đun nóng, từ từ các bạn cho chuối vào đun cùng đến khi chuối đã chín mềm.

– Bước 4: Hoàn thành món chè .Cuối cùng là các bạn cho bột báng vào nấu cùng. Đợi cho bột báng trắng trộn rồi nêm thêm đường với nửa chỗ nước cốt dừa còn lại vào cho thật vừa miệng.

2. Cách nấu chè chuối chưng nước cốt dừa bằng bột năng, bột bắp

Có thể nói các món chè là một nét ẩm thực khá thú vị và hấp dẫn của Việt Nam, màu sắc này đã đem lại sự đa dạng về màu sắc và hương vị sau những bữa cơm gia đình đầy bổ dưỡng.

Các loại chè không thể kết hết từ chè truyền thống như chè chuối chưng, chè đậu xanh, chè đậu đen, chè bí đỏ, chè thập cẩm, chè bắp.. cho đến chè hiện đại như: chè khúc bạch, chè Thái, chè Đài Loan…

Nguyên liệu nấu chè chuối chưng

Chú ý khi bạn đi chợ, nhớ chọn những quả chín vừa, đừng chọn những quả xanh hay những quả quá chín vì có thể gây ra vị chát cho món chè của bạn đấy.

Cách nấu chè chuối chưng nước cốt dừa đậu phộng

– Bước 1: Đầu tiên sơ chế chuối và đậu phộng. Chúng ta lột vỏ chuối, tìm bỏ xơ chuối còn dính lại, sau đó thái xắt khúc thành nhiều khoanh tròn vừa ăn.

– Bỏ chuối vào tô rồi thêm một chút đường và muối, lắc tô để hỗn hợp dính đều vào chuối và ướp như thế khoảng 20 đến 30 phút. Đem giã nát đậu phộng rang.

– Bước 2: Tiếp theo chúng ta sẽ hoà bột. Bột báng đem rửa sạch rồi ngâm với nước khoảng 15 phút, bột nở ra thì để ráo nước.

– Bước 3: Đun nước cốt dừa với chuối. Các bạn đổ nửa lon nước dừa cùng một chén nước lạnh vào nồi đun nóng, từ từ cho chuối vào đun cùng đến khi chuối chín mềm.

– Bước 4: Hoàn thành món chè. Cuối cùng là cho bột báng vào nấu cùng. Đợi bột báng trắng rồi nêm đường vào nửa chỗ nước cốt dừa còn lại vào sao cho vừa miệng.

3. Cách nấu chè chuối khoai lang (khoai lang tím, khoai lang vàng)

Nếu là một người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Nam Bộ chắc hẳn bạn sẽ luôn yêu thích món chè chuối khoai lang. Món chè tuy được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản nhưng chứa đựng nhiều hương vị thơm ngon, hấp dẫn.

Món chè này còn được người dân Nam Bộ yêu mến đặt cho cái tên dân dã chè chuối chưng khoai lang. Nguyên liệu đơn giản, mộc mạc chỉ là những quả chuối sau vườn, trái dừa khô nơi góc bên và những củ khoai lang mới thu hoạch… nhưng lại mang đến một món chè ngọt ngào, béo ngậy.

Nguyên liệu Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn rửa sạch bột báng rồi ngâm vào tô nước lạnh cho nở mềm.

Bước 2: Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, ngâm với nước để ra bớt nhựa, rồi cắt thành những miếng vuông vừa ăn.

Bước 3: Chuối sứ bỏ vỏ bổ múi cau vừa ăn. Sau đó cho chuối vào tô và ướp cùng ½ muỗi rượu để giúp tăng hương vị cho món chè. Lưu ý khi chọn chuối, bạn nên chọn những quả vừa chín tới không nên dùng quá chín sẽ làm mất đi vị ngon cho món chè.

Bước 4: Bắt chảo lên bếp cho vừng vào rang với lửa nhỏ cho đến khi nghe thấy tiếng nổ lép bép và vừng tỏa mùi thơm, chuyển sang màu vàng là đã chín.

Bước 5: Dùng 1 nồi nhỏ đổ vào 2 tô nước sau đó cho thêm đường, khoai lang tím, nước cốt dừa, bột báng và lá dứa vào.

Sau đó bắt nồi lên bếp đun cho đến sôi thì nhỏ lửa tiếp tục đun. Khi thấy bột báng nổi lên mặt và thử khoai đã chín mềm là được. Chú ý bạn nên khuấy đều trong lúc nấu để không bị cháy khét dưới đáy nồi.

Cách làm chè chuối khoai lang đơn giản, không tốn nhiều công sức, thời gian. Khi ăn múc chuối ra chén và đừng quên rắc đậu phộng giã nhuyễn, dừa nạo sợi và vừng rang bên trên để làm tăng mùi vị cho món chè.

4. Cách nấu chè chuối bột báng khoai mì thơm ngon và dễ dàng

Cách nấu chè chuối khoai mì là một món ăn quen thuộc của người miền Trung. Món ăn này là sự kết hợp của khá nhiều các nguyên liệu giàu tinh bột như khoai mì, bột khoai, bột báng,… cùng với chuối là một loại trái cây giàu vitamin tạo nên một món ăn vặt nhưng lại vô cùng bổ dưỡng.

Nguyên liệu Cách nấu chè chuối bột báng khoai mì thơm ngon và dễ dàng

Bước 1: Khoai mì sau khi mua về các bạn đem gọt vỏ rửa sạch sau đó ngâm vào một thau nước lã cho nhựa khoai ra hết. Tiếp theo ta vớt ra rồi cắt khúc và chè đôi. Nếu muốn kĩ hơn các bạn có thể rửa lại lần nữa để cho nhựa khoai hoàn toàn sạch hết.

Bước 2: Cho bột bán và bột khoai vào nước ngâm cho nở ra. Tiếp tục là lột bỏ vỏ chuối rồi cắt miếng hoặc có thể để nguyên nếu thích.

Bước 3: Tiếp theo ta cho nước dão dừa vào nồi và bắc lên bếp đun sôi. Khi nước dão dừa sôi được một lát thì ta cho khoai nì vào trước vì nó là nguyên liệu lâu chín. Tiếp đến ta trút bột khoai và bột bán vào và đảo đều đến khi thấy bột trong thì cho chuối vào.

Tiếp tục là thêm đường vào sao cho vừa miệng và để cho chè thêm đậm đà thì thêm vào 2 thìa cà phê muối nữa rồi đậy nắp lại. Khi nồi chè sôi thì ta mở nắp ra và cho nước cốt dừa vào và đậy nắp lại, tiếp tục đợi cho nồi chè sôi trở lại thì cho vani vào và tắt bếp.

5. Cách nấu chè chuối đậu xanh bột báng nước cốt dừa

Chè chuối đậu xanh là một món ăn cực tốt cho sức khỏe bởi có sự kết hợp của hai nguyên liệu là đậu xanh và chuối. Hai thành phần này đều có hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao, không chỉ giúp giải nhiệt nhanh chóng vào những ngày hè nóng nực, mà chuối cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và đặc biệt còn giúp cơ thể làm mát gan.

Nguyên liệu để nấu món chè chuối đậu xanh

Để làm một phần chè chuối đậu xanh cho gia đình có số lượng thành viên từ 3 đến 4 người, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu đầy đủ và theo công thức chuẩn như sau:

Trong đó chuối là nguyên liệu quan trọng nhất vì nó quyết định đến sự thành công của món ché. Vì vậy khi chọn lựa chuối bạn không nên chọn chuối quá chín hoặc còn hơi sống. Tốt nhất là chuối vừa chín tới, sẽ có hương vị ngọt vừa phải và giữ được độ giòn, không bị quá nẫu.

Cụ thể nếu như chuối vãn còn xanh thì nồi chè sẽ có vị hơi chan chát và rất khó ăn, còn nếu như chuối chin rục thì khi nấu chè dễ bị nát, quá ngọt và có mùi lạ lạ. Còn về loại chuối thì bạn có thể chọn bất kì chuối nào, chuối tây hay chuối ta đều được cả.

Các bước để nấu món chè chuối đậu xanh

Đầu tiên bạn lột sạch tất cả vỏ chuối và cả những lụa dính trên thân chuối. Sau đó để vào một chiếc rổ sạch rồi dùng dao cắt thành những miếng tròn vừa ăn. Thông thường bạn nên cắt chuối có độ dày tầm 1cm đến 2 cm là được. Nếu cắt quá mỏng thì khi nấu chín chuối bị nát, còn nếu bạn cắt quá dày thì cuối khó thấm vị và khi ăn quá to sẽ bất tiện.

Sau khi cắt hết chuối bạn cho vào trong một cái au to và sạch rồi ướp với đường trắng cho thấm vị ngọt. Dùng đũa đảo nhẹ nhẹ nhàng để chuối được bọc đều đường, ướp trong thời gian 15 phút là được.

Đặt chảo chống dính lên bếp, khi chảo nóng bạn cho đậu phộng vào rang chín, dùng đũa đảo liên tục để tránh làm đậu bị cháy. Sau khi đậu chín có màu hơi cháy xém bạn trút ra rổ sạch và để nguội, bóc sạch vỏ rồi cho vào cối giã nhỏ.

Đậu xanh mua về bạn rửa lại với nước, nhặt bỏ sạn và hạt bị hư, sau đó đãi sạch rồi ngâm trong nước lạnh với thời gian từ 1 đến 2 tiếng để đậu mềm và nở ra. Như thế thì thời gian nấu đậu chín nhừ sẽ nhanh hơn và tiết kiệm hơn. Khi thấy đậu chín bạn chỉ cần rửa lại với nước rồi để ráo trong rổ là được.

Dừa bạn nên mua tại chợ loại đã được nạo sẵn để không phải mất thời gian và công sức nạo tại nhà. Ngâm dừa với bát nước ấm trong thời gian 30 phút, sau đó bạn vớt phần xác cho vào khăn mềm sạch rồi vắt mạnh để lấy nước cốt.

Bột báng bạn cũng rửa sạch với nước rồi ngâm với nước ấm trong thời gian từ 15 đến 20 phút để nhanh nở mềm. Sau đó rửa sạch lại với nước lần nữa rồi để ráo.

Bắt một chiếc nồi lớn lên bếp, thêm lượng nước cần nấu chè vào và bật lửa vừa. Sau đó cho nước cốt dừa vào trong nước. Tiếp đến bạn cho đậu xanh vào trong nồi rồi đậy nắp và ninh với thời gian 15 phút đồng hồ. Đến khi thấy đậu nở to và mềm là được.

Cho tiếp chuối đã cắt vào trong nồi và ninh thêm thời gian khoảng 10 phút nữa. Cho đường vào trong nồi chè với liều lượng phù hợp khẩu vị ăn của gia đình. Dùng muôi khuấy nhẹ nhàng đến khi đường hòa tan hết. Cho bột báng đã ngâm vào trong nồi và đậy nắp minh trong vài phút.

Khi thấy bột báng bắt đầu nổi lên mặt nước và chuyển sang màu trong có nghĩa là đã chín. Bạn cho 1 đến 2 ống bộ vani vào để tăng mùi thơm, tắt bếp và đợi nguội bớt rồi múc chè ra chén, rắc đậu phộng đã giã lên mặt rồi thưởng thức khi còn nóng.

6. Cách nấu chè chuối nướng đơn giản tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè chuối nướng

Vài quả chuối tây chín ( Số lượng tùy theo bạn muốn nấu ít hay nhiều chè)

300g gạo nếp

Nước cốt dừa: 1 lon

Lá chuối

Lạc (đậu phộng): 100g

Cách nấu chè chuối nướng đơn giản mà ngon

Bước 1: Gạo nếp cho vào rá đem vo sạch, để ráo rồi cho thêm vài hạt muối vào sóc đều lên. Đổ nước cốt dừa vào nồi cho thêm một ít đường và cho gạo nếp vào nấu (hấp) chín.

Bước 2: Tiếp theo, cơm nếp múc ra để hơi nguội thì cán mỏng thành từng miếng. Đặt chuối đã bóc vỏ vào giữa, cuộn tròn lại và bọc lá chuối ở bên ngoài và đặt lên khay.

Bước 3: Đặt vỉ nướng lên bếp than, xếp chuối lên và nướng cho vỏ ngoài vàng đều và thơm là được.

Bước 4: Bột báng thì sơ chế tương tự như các món chè khác. Đổ bột báng vào chậu nước lạnh ngâm khoảng 15-20 phút rồi gạn nước để ráo. Cho nước vào nồi đun sôi và cho bột báng đã ngâm,cho đường vừa miệng vào đun đến khi nó nổi lên và có màu trong là được.

Bước 5: Chuối nướng cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Múc nước bột báng ra bát, cho chuối vừa cắt vào, thêm nước cốt dừa và rắc đậu phộng lên là có ngay một bát chè chuối nướng thơm ngon rồi đó.

Bạn đã hoàn thành cách nấu chè chuối nướng đơn giản mà ngon rồi. Giờ thì thưởng thức thôi nào. Mùi thơm ngào ngạt rồi nè, ai mà ở đây thì khó có thể cưỡng nổi sự quyến rũ của nó.

Chuối được bọc kín bởi 1 lớp cơm nếp ở bên ngoài rồi dùng lá chuối cuốn lại mới mang đi nướng nên làm cho vị ngọt của chuối đậm hơn vị tự nhiên của nó, vỏ cơm nếp dẻo, dai nhưng vẫn có chút giòn giòn kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy và đậu phộng làm cho món chè nơi đây trở nên rất đặc biệt.

7. Cách nấu chè chuối khoai môn bột khoai bột báng ngon nhất

Nguyên liệu:

8 quả chuối sứ

300gr nước cốt dừa

400gr khoai môn

Sữa đặc, đường phèn

Bột khoai, bột năng, bột báng

Cách chế biến:

Bước 1: Chuối bỏ vỏ, cắt nhỏ thành khoanh tròn vừa ăn. Sau đó ướp chuối với ít rượu nếp sẽ mang lại hương vị thơm ngon hơn. Tương tự khoai môn gọt sạch vỏ, dùng dao thái nhỏ và cắt thành hình quân cờ.

Bước 2: Nước cốt dừa có thể mua sẵn ngoài tiệm. Ngoài ra, nếu bạn muốn tự tay làm thì rất đơn giản, nạo dừa khô, ngâm với nước nóng 30 phút, sau đó vắt nước cốt ra một chén nhỏ. Xong chia làm 2 phần, một phần cốt dừa đem nấu với khoai môn, một phần còn lại để dành.

Bước 3: Ngâm bột báng, bột khoai trong nước lạnh khoảng 30 phút để nở mềm ra và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi chè nấu cùng khoai môn.

Bước 4: Cho chuối vào nồi chè và nấu chín. Khi chuối chín, cho thêm sữa đặc hoặc đường vào. Tùy theo khẩu vị mà cho nhiều đường hay ít đường.

Bước 5: Hòa bột năng ra một chén nhỏ, sau đó cho vào nồi chè và đảo đều tay để nồi chè sánh mịn. Cuối cùng cho nước cốt dừa vào đun khoảng 1 – 2 phút và tắt bếp. Múc chè ra chén nhỏ, ăn với đá lạnh hoặc ăn nóng.

Cách nấu chè chuối khoan môn rất đơn giản và thơm ngon. Bạn có thể nấu món chè này dễ dàng để chiêu đãi cả nhà. Món chè không chỉ có vị ngọt từ chuối mà còn có vị bùi từ khoan môn, chè vừa giải nhiệt, giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe và đường ruột của bạn.

Cách Nấu Chè Khoai Lang Tím, Chè Khoai Lang Đậu Xanh Ngon

Nguyên liệu nấu chè khoai lang tím gồm có

Các nguyên liệu để nấu chè khoai lang tím sẽ bao gồm: khoai lang tím (2 củ), đường (3 thìa cafe), bột báng (3 thìa cafe), bột sắn dây (2 thìa cafe), nước cốt dừa (50 ml)

Các bước nấu chè khoai lang tím như sau

Rửa sạch khoai lang tím đã mua về sau đó dùng nạo để nạo sạch vỏ. Rửa sạch khoai một lần nữa, cắt bỏ hai đầu rồi sau đó xắt khoai thành các miếng vuông vừa.

Xắt khoai xong, bạn cho phần khoai này vào chõ hoặc xửng để hấp chín. Lưu ý chỉ nên làm chín khoai bằng cách hấp, không nên luộc để tránh làm mất vị ngọt tự nhiên của khoai. Hấp xong, bạn cho cho khoai nguội bớt rồi cho ½ chỗ khoai trên vào nghiền nát, ½ chỗ khoai còn lại vào ướp đường.

Cho bột báng vào nước rửa sạch rồi đặt lên nồi luộc đến khi bột nở trong thì tắt bếp. Vớt bột ra ngoài và thả nhanh vào chậu nước lạnh.

Bột sắn hoà tan với nước để bột không bị vón cục. Bột khoai lang đã nghiền bạn cũng cho vào khuấy tan với khoảng 500 ml nước lọc.

Cho phần khoai lang đã hoà vào nồi và đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho tới khi sôi. Lúc này, bạn sẽ cho tiếp phần khoai lang đã ướp đường trước đó vào, điều chỉnh vị ngọt cho vừa ăn rồi trút phần bột sắn dây vào. Khuấy nhẹ và đều tay cho tới khi nồi chè sánh lại thì cho phần bột báng vào, đun sôi lại rồi tắt bếp.

Thưởng thức chè khoai lang tím, bạn múc chè ra bát, rưới thêm phần nước cốt dừa rồi trộn đều và thưởng thức.

Ii – Cách nấu chè khoai lang đậu xanh bột báng, bột năng

Nguyên liệu nấu chè khoai lang đậu xanh gồm

Nguyên liệu nấu chè khoai lang đậu xanh sẽ bao gồm: khoai lang ruột vàng hoặc trắng (2 củ), đậu xanh (100 gram), bột báng (70 gram), đường phèn (60 gram), đường nâu (30 gram), muối (1 thìa cafe), nước cốt dừa (900ml).

Các bước nấu chè khoai lang đậu xanh ngon như sau

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đậu xanh: Vo sạch rồi ngâm đậu xanh trong khoảng 2 – 3 tiếng. Nếu bạn muốn đậu mềm và ngon hơn thì sẽ ngâm trong khoảng 1 đêm.

Khoai lang: Gọt sạch vỏ rồi rửa sạch. Tiếp đến, thái khoai thành hình khối hoặc hình lát dày chừng 1 cm rồi cho vào chậu ngâm với muối pha loãng trong khoảng 10 phút để khoai không bị thâm.

Ngâm khoai xong, cho khoai vào sên cùng với lượng đường nâu ở mức lửa nhỏ. Đảo đều tay liên tục cho đến khi đường chảy ra và quyện vào từng miếng khoai là được.

Sau thời gian ngâm đậu, bạn vớt đậu ra, xả sạch một lần nước lạnh nữa rồi cho vào nồi với khoảng 1 lít nước và bật to bếp. Khi nồi đậu bắt đầu sôi, bạn vớt sạch bọt, hạ nhỏ lửa và đun cho đến khi đậu nhừ.

Rửa sạch bột báng rồi cho vào một chiếc nồi khác luộc chín. Luộc xong, bạn vớt bột rồi thả vào tô nước lạnh cho bột được trong và ngon hơn. Sau chừng 10 – 15 phút, bạn vớt bột ra và đổ ra rổ cho ráo nước.

Khi phần đậu xanh đã nhừ, bạn cho tiếp phần khoai lang đã sên vào. Lúc này, bạn sẽ cho thêm đường để điều chỉnh vị ngọt của chè. Đun nhỏ lửa cho tới khi khoai nhừ mềm thì tắt bếp.

Ngoài hai món chè khoai lang rất được lòng chị em thì một công thức chè khoai cũng không kém phần hấp dân khác là chè khoai sọ. Để nấu chè khoai sọ, các bạn thực hiện như sau.

III – Cách nấu chè khoai sọ với gạo nếp

Nguyên liệu nấu chè khoai sọ gồm có

Các nguyên liệu để bạn nấu được món chè khoai sọ sẽ bao gồm: khoai sọ (0,5 kg), gạo nếp (100 gram), đường kính (400 gram), muối (2 thìa cafe), dừa xiêm (1 quả), vani (1 – 2 ống).

Cách nấu chè khoai sọ như sau

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Khoai sọ: Gọt sạch vỏ rồi cho bổ miếng sau đó cho vào chậu nước muối pha loãng ngâm. Bạn cần ngâm với nước muối để loại bỏ phần nhớt của khoai

Dừa xiêm: Nạo cùi dừa sau đó vắt lấy 1 bát nước cốt đặc. Tiếp tục cho phần dừa còn lại vào vắt thêm 2 bát nước cốt nữa.

Gạo nếp: Vo sạch, đãi bỏ sạn, các hạt sâu rồi đem ngâm với nước lạnh từ 3 – 5 tiếng.

Hết thời gian ngâm gạo, bạn cho gạo vào nồi + 2 bát nước cốt dừa lần 2 + nước dão dừa vào ninh nhừ. Lưu ý ninh gạo nhỏ lửa để đảm bảo gạo nở đều, không bị cháy nồi.

Khi gạo đã nở, bạn cho tiếp phần khoai sọ vào khuấy đều. Tiếp tục đun cho đến khi khoai mềm, nồi chè sánh thì thêm đường rồi điều chỉnh vị ngọt. Cuối cùng, bạn cho phần vani vào, khuấy đều rồi tắt bếp.

Thưởng thức chè khoai sọ, bạn múc chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên phí trên rồi trộn đều.