Cách Nấu Chè Khoai Sọ / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Chè Khoai Sọ Mật Mía

 

1. Cách nấu chè khoai sọ mật mía truyền thống

 

Chuẩn bị nguyên liệu:

Khoai sọ: 1kg

Gạo nếp: 1 chén

Mật mía: 200 ml

Đậu phộng (hoặc dùng mè rang): 50 gram

Nước cốt dừa: 1 lon nhỏ

Gừng: 1 – 2 nhánh

Muối: 1 muỗng cà phê

 

Cách thức tiến hành  

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu  

– Gạo nếp bạn vo sạch, ngâm qua đêm để hạt nếp nở đều, nhanh mềm khi nấu.

– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những khối vuông nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút để khoai sọ ra hết nhựa ngứa và không bị thâm.

– Lạc bạn rang chín, bóc vỏ rồi giã dập.

– Gừng cạo vỏ, rửa nước rồi thái chỉ.  

Bước 2: Tiến hành nấu chè  

– Khoai sọ luộc xong bạn cho vào nồi gạo nếp ninh nhừ cũng gạo nếp. 

– Tiếp đến bạn cho gừng, mật mía và một chút muối vào nồi chè, khuấy đều rồi tiếp tục nếu đến khi hạt gạo nếp nở bung, khoai sọ mềm, chè có vị ngọt vừa ăn là được.

– Khi ăn bạn múc chè ra bát, rưới thêm 1 muỗng nước cốt dừa rắc lên trên một chút lạc rang giã dập rồi thưởng thức khi còn nóng sẽ ngon hơn.  

 

Chè khoai sọ mật mía ngon phải hội tụ các yếu tố như:

Món chè khoai sọ mật mía ngon trước hết phải có hình thức đẹp mắt, chén chè múc gọn gàng, màu vàng nâu cánh gián điểm thêm chút màu tím của khoai sọ và màu trắng ngà của gạo nếp thật hấp dẫn. 

Bát chè sánh vừa phải, không đặc quá cũng không loãng quá, tỷ lệ gạo và khoai hài hòa.

Khi ăn, vị dẻo thơm của gạo nếp và khoai sọ quyện với vị ngọt của mật mía, ngọt mà không ngấy. Hạt gạo nếp nở bung, mềm dẻo, khoai sọ chín mềm, ăn bùi béo, mật mía thấm vào hạt nếp và khoai sọ, ăn rất vừa miệng. 

Món chè khoai sọ mật mía ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn khi để nguội. Nếu thưởng thức cùng một tách trà nữa thì quả thực là mỹ vị.

Lưu ý khi nấu chè khoai sọ mật mía

Khoai sọ hay còn gọi là khoai môn, mọc nhiều ở ven các ao hồ, bờ ruộng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua khoai sọ ở các chợ và siêu thị. Bạn nên chọn những củ khoai mán, nhỏ, tròn, lớp vỏ xù xì, khi ấn móng tay vào không bị cứng quá. Nếu bạn chọn những củ to, mọc mầm thì khi chế  biến rất dễ bị sượng, khó ăn, quá trình gọt vỏ sơ chế cũng lâu hơn rất nhiều.

Khoai sọ có nhiều nhớt ngứa nên khi gọt vỏ bạn phải đeo găng tay và ngâm ngay khoai vào nước lạnh pha một chút muối để tẩy chất nhớ trên khoai và giữ khoai được trắng.

Nếu muốn ăn chè dẻo bạn có thể thêm 1 muỗng bột sắn dây nấu cùng chè.

☎️ 0961 068 006

Cách Nấu Chè Khoai Sọ Với Nếp Dẻo Ngon Tuyệt Cú Mèo

Khoai sọ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Khoai sọ là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống, khoảng 100 gram củ khoai sọ cung cấp cho 4,1 gam hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa và chất xơ trong chúng cũng giúp tăng dần lượng đường trong máu.

Nguyên liệu nấu chè khoai sọ

Bạn nên luộc khoai sọ trước khi nấu canh hoặc chế biến các món ăn khác, hoặc ngâm qua đêm trước khi nấu ăn, nhằm mục đích làm giảm lượng oxalate. Để có được món chè khoai sọ ngon, cần chuẩn bị các nguyên liệu:

+ Khoai sọ: 3 – 4 củ.

+ Hạt trân châu: 100 gram.

+ Đỗ xanh: 100 gram.

+ Đường cát: 200 gram.

+ Nước cốt dừa: 150 ml.

+ Muối ăn: 3 thìa cafe.

Cách nấu chè khoai sọ với nếp dẻo cả nhà thích mê

Trời vào đông những món chè lạnh không còn hấp dẫn bằng một bát chè nóng ấm áp vậy nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè khoai sọ ấm nóng bùi bùi để thưởng thức trong những ngày đông lạnh. Khoai sọ có vị ngọt, tính bình, rất có lợi cho tiêu hóa.

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu để nấu chè khoai sọ dẻo ngon

+ Khoai sọ: Gọt sạch vỏ sau đó rửa lại với nước cho hết lớp bẩn khi gọt. Bổ nhỏ khoai sọ thành các miếng sau đó cho vào ngâm với 2 thìa cafe muối để khoai hết nhớt. Sau 10 phút thì bạn vớt khoai ra, bóp nốt phần muối còn lại rồi xả sạch.

+ Trân châu: Cho trân châu vào luộc chín rồi vớt ra ngoài thả vào tô nước lạnh.

+ Đỗ xanh: Đãi sạch vỏ, vo đỗ sạch sau đó đem ngâm đỗ từ 1 – 2 tiếng cho đỗ mềm.

Bước 2: Nấu chè khoai sọ dẻo với nếp

+ Đỗ xanh sau khi ngâm xong, bạn cho đỗ vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước sau đó ninh nhỏ lửa cho đỗ mềm. Khi đỗ đã mềm, bạn cho tiếp khoai sọ vào ninh cùng cho tới khi cả đỗ và khoai cùng mềm.

+ Cho đường vào khuấy đều, điều chỉnh vị ngọt và đun liu riu đến khi nồi chè sánh vừa thì cho hạt trân châu vào, đun sôi chè lại sau đó tắt bếp.

Cách nấu món chè khoai sọ cũng đơn giản phải không các bạn, chỉ cần chịu khó 1 tí thôi. Nhưng hương vị tuyệt vời mà món chè mang lại sẽ hấp đãn cả gia đình bạn. Sự kết hợp giữa vị mềm mềm của khoai sọ, bùi bùi của lạc, ấm nồng của gừng dẻo thơm của gạo nếp và béo ngậy của nước cốt dừa đã tạo nên món chè khoai sọ tuyệt vời.

Cách Nấu Chè Khoai Sọ Dẻo Thơm Ngọt Bùi Với 2 Công Thức Đơn Giản

CÁCH NẤU CHÈ KHOAI SỌ VỚI NẾP

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để nấu chè khoai sọ với nếp thơm ngon và bổ dưỡng thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu chính như sau:

Các nguyên liệu này tương đối dễ kiếm, dễ tìm và chi phí mua nguyên liệu không quá đắt nên bạn có thể an tâm.

Các bước nấu chè khoai sọ với nếp

Bước 1:

Với khoai sọ bạn tiến hành gọt vỏ, sau đó thái khoai sọ thành các miếng có độ dày khoảng 1cm.

Bạn nên ngâm khoai sọ ra chậu có pha sẵn nước muối để khoai ra bớt nhựa, khi ăn không bị ngứa.

Thời gian ngâm khoai khoảng 15 – 20 phút sau đó bạn vớt khoai ra rổ để ráo.

Bước 2:

Bạn lấy củ gừng gọt vỏ rồi giã nhỏ.

Với đậu phộng bạn chà xát mạnh để loại bỏ đi lớp vỏ bên ngoài. Mật mía bạn có thể đem giã nhỏ hoặc thái sợi tùy ý.

Bước 3:

Bạn lấy gạo nếp, vo thật sạch với nước, nhặt bỏ đi những hạt bị sâu hay hỏng.

Sau đó bạn tiến hành cho gạo nếp vào nồi nấu cùng với khoảng 1 lít nước, khi nước sôi bạn cho thêm khoai vào đun cùng để khoai được nhừ.

Tiếp đến bạn cho gừng, mật mía, vani và nước cốt dừa vào nồi để món ăn được thơm ngon và hấp dẫn hơn.

Bước 4:

Bạn múc bát chè khoai môn với nếp vào bát hoặc cốc nhỏ, rắc 1 ít đậu phộng rang lên trên là đã hoàn thành xuất sắc món chè khoai sọ với nếp bổ dưỡng rồi đấy.

Món chè này có vị bùi bùi của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, vị béo thơm của nước cốt dừa, độ dẻo của khoai môn mang lại trải nghiệm ẩm thực khó quên cho gia chủ.

CÁCH NẤU CHÈ KHOAI SỌ NƯỚC CỐT DỪA

Nguyên liệu nấu chè khoai sọ nước cốt dừa

Cách làm chè khoai sọ cũng không khác quá nhiều so với làm chè khoai sọ với nếp. Những nguyên liệu cần có để nấu món này cũng tương đối đơn giản, bao gồm:

Các bước nấu chè khoai sọ nước cốt dừa

Bước 1:

Với khoai sọ bạn chú ý gọt khoai sọ thật sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ nhựa và đồng thời cũng giúp món ăn không bị ngứa. Sau đó bạn thái khoai sọ thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Với hạt trân châu khô bạn cũng tiến hành bỏ vào bát nước ấm để hạt nhanh mềm.

Bước 2:

Bạn cho khoai sọ vào nồi, đổ lượng nước vừa phải và đun sôi.

Tới khi khoai mềm thì bạn cho đường vào nấu cùng khoai khoảng 15 – 20 phút nữa để khoai mềm và nhừ hẳn.

Trong quá trình đun thì bạn lấy đũa khuấy đều hỗn hợp để giúp đường và khoai được trộn đều với nhau.

Bước 3:

Bước cuối cùng bạn lấy hạt trân châu và nước cốt dừa cho vào nồi chè, nêm nếm đường sao cho phù hợp khẩu vị là được.

Món chè này bạn có thể ăn nóng hoặc ăn mát đều ngon.

Vào màu đông thì có bát chè khoai môn nóng hổi, màu hè thì có bát chè khoai môn mát lạnh sẽ là trải nghiệm ẩm thực khó quên đối với tất cả mọi người.

NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI NẤU CHÈ KHOAI SỌ

Cách chọn khoai sọ: Những người chưa có kinh nghiệm nấu chè khoai môn thì khó biết cách chọn khoai môn ngon.

Bạn nên chọn những củ khoai mán, nhỏ, tròn, lớp vỏ xù xì, khi ấn móng tay vào không bị cứng quá.

Nếu bạn chọn những củ to, mọc mầm thì khi chế biến rất dễ bị sượng, khó ăn, quá trình gọt vỏ sơ chế cũng lâu hơn rất nhiều.

Nếu có thời gian thì bạn tiến hành hấp khoai sọ sẽ giúp món chè ngon hơn rất nhiều. Khoai sọ khi hấp vừa có hương vị tự nhiên, vừa bở, ăn có vị bùi thơm ngon, mềm mịn.

Trường hợp bạn thích chè khoai sọ có độ dẻo thì khi nấu bạn cho thêm 1 thìa bột sắn dây vào nấu cùng, đảm bảo nồi chè sẽ dẻo thơm, dễ ăn.

Cách Nấu Vịt Om Sấu Không Có Khoai Sọ

Món vịt om sấu là món đặc trưng miền Bắc khi mùa sấu về và được mọi người yêu thích. Nói như vậy không có nghĩa là ở vùng miền khác không thích món ăn này. Đơn giản bởi vì quả sấu chỉ có ở miền Bắc mà thôi. Vì thế người dân miền Bắc đã khéo léo kết hợp để tạo nên một món ăn đặc biệt.

Thịt vịt có tính mát, lành và ngọt béo còn sấu có vị chua chỉ hơi hơi có chút chát. Đây sẽ là sự kết hợp hoàn hảo, tạo nên món vịt om vừa thanh mát vừa bổ dưỡng. Ăn vào mùa nào cũng hợp khẩu vị. Mùa hè nóng bức mà được ăn chén canh vịt om sấu thì còn gì hơn.

Cách nấu vịt om sấu không có khoai sọ cũng không hề khó. Cho dù bạn ở vùng nào cũng có thể nấu được vì sấu giờ đây được thương lái mang vào tận miền trong. Nếu bạn thèm vịt om sấu khi đã từng được ăn hay muốn đổi món vịt lạ miệng hơn đều có thể thử.

Không cần nói chi tiết thì từ tên gọi món ăn chúng ta cũng biết nguyên liệu chính làm món vịt om sấu gồm vịt và sấu rồi đúng không nào. Cụ thể nguyên liệu chuẩn bị cần có là:

Quả sấu: 6 -8 quả

Hành khô: 5 củ hoặc có thể dùng hành tăm sẽ thơm đặc trưng hơn.

Tỏi khô: 5 tép

Gừng tươi: 1 củ

Các loại rau thơm như hành lá, rau mùi tàu, rau ngổ, ngò…

Gia vị cơ bản: Muối, đường, bột ngọt

Cách nấu vịt om sấu không có khoai sọ như thế nào?

Bạn yên tâm, cho dù không yêu thích việc nấu ăn, không có kinh nghiệm thì chỉ cần đọc hướng dẫn sau đây cũng sẽ nấu ngon được. Cần lưu ý chọn vịt sao cho ngon là được. Vịt chọn con vừa không quá non, không béo sẽ nhiều mỡ hoặc gầy quá sẽ dai. Các bước tiến hành như sau.

Sơ chế vịt: Vịt mau ở chợ nên nhờ người bán nhổ lông, làm sơ sau đó về sơ chế khử mùi hôi. Cách khử mùi vịt như sau: Dùng chanh và muối sống chà xát khắp mình vịt, dùng giấm ăn chà lên vịt. Hoặc cũng có thể dùng gừng đập dập kèm rượu trắng chà đều vịt từ trong ra ngoài. Mùi hôi của vịt sẽ bay đi nhanh chóng.

Sơ chế nguyên liệu khác: Sấu đem cạo sạch vỏ, rửa sạch. Hành củ, tỏi đem bóc vỏ băm nhỏ (hành tăm đem giã). Sả bỏ lớp vỏ ngoài lấy phần phía trong đem rửa sạch, đập dập cắt nhỏ. Các loại rau thơm nhặt và rửa sạch, ớt cắt sợi loại bỏ hạt.

Cách nấu vịt om sấu không có khoai sọ cũng tương tự như ướp vịt om khi nấu kèm nguyên liệu khác. Gia vị để ướp vịt bao gồm: ½ muỗng muối, ½ muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 phần hành tỏi sả băm đã sơ chế. Tuỳ vào khẩu vị khác nhau của mỗi người có thể thêm hoặc bớt gia vị đôi chút. Ướp vịt trong vòng 30 phút là được.

Cho dầu ăn đun lửa già cho sôi rồi cho hành (hành tăm) tỏi và sả băm còn lại vào. Phi vàng thơm nguyên liệu thì cho vịt vào xào, hạ bớt lửa nhỏ hơn xào đến khi thịt vịt chín và thăn lại rồi tắt bếp.

Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi thì cho hết chảo vịt xào vào và đun sôi. Om vịt đến khi thịt chín mềm vừa ăn thì lấy muỗng dầm quả sấu để ra nước chua. Nếu muốn ngon hơn khi om vịt cho thêm nước dừa vào thay vì chỉ có nước lạnh.