Cách Nấu Chè Kiểm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Kiểm Ăn Là Mê

Chè kiểm là món ăn dân dã được chế biến từ các loại rau củ quen thuộc với người dân Nam Bộ. Chè có vị ngọt thanh, chút bùi của khoai lang, bí đỏ, vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị dai của bột khoai và giòn sần sật của bột báng. Chỉ nghĩ đến thôi đã muốn “ứa nước miếng” đúng không nào?

Trước khi thực hiện cách làm chè kiểm, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món chè này.

Nguyên liệu nấu chè kiểm

– 200g khoai lang

– 200g mít

– 200g bí đỏ

– 6 trái chuối sứ

– 200g dừa khô

– 25g bột báng

– 50g bột khoai

– 150g đường

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bí đỏ khi mua về, bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

– Khoai lang bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc. Bạn cần thái khoai lang nhỏ hơn bí đỏ vì bí khi nấu sẽ nhanh chín hơn khoai. Nếu khoai lang to hơn bí thì sẽ khiến bí đỏ chín nhừ, mất ngon.

– Chuối bóc vỏ, cắt khúc

– Bột khoai và bột báng bạn đem ngâm với nước cho nở mềm. Ngâm khoàng 15 phút, bạn vớt ra, để ráo không để bột quá nở món chè sẽ không ngon.

– Mít bạn đem tách múi, bỏ hạt rồi cắt miếng theo chiều dọc.

– Dừa khô bạn đem nạo thành sợi, rồi cho vào nước ấm. Nhào thật mạnh rồi vắt lấy nước cốt để riêng. Tiếp tục, bạn cho nước ấm vào rồi nhào lấy nước dão để nấu chè kiểm.

– Bạn cho phần nước cốt dừa dão cùng nước lọc vào nồi, cho thêm khoai lang và bí đỏ vào nấu cùng. Khi nước sôi, bạn nấu thêm 10 phút thì cho phần chuối vào nấu cùng cuối cùng là chuối.

– Khi các nguyên liệu gần chín, bạn nêm nếm cùng với ít muối, đường sao cho chè có vị mặn ngọt hài hòa, không quá ngấy.

– Cuối cùng, bạn cho mít vào nấu cùng để giúp món chè có mùi thơm hấp dẫn.

Bí quyết để món chè kiểm ngon hơn, là khi tắt bếp, bạn cho thêm nước cốt dừa đặc vào, khuấy nhẹ rồi múc chè ra chén. Làm như thế, khi ăn sẽ cảm nhận được vị cốt dừa béo ngậy, hấp dẫn. Bạn múc chè ra chén, cho thêm đậu phộng răng giã nhỏ vào là thưởng thức đươc rồi đấy! Món chè kiểm có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy thích.

– Cần cắt khoai lang nhỏ hơn bí để đảm bảo hai nguyên liệu chín cùng lúc.

– Mít bạn nên chọn loại mít quê có mùi thơm và mùi vàng, không nên chọn mít Thái. Nếu không thích mít bạn có thể thay thế bằng mùi hương của vani đều được.

– Bột khoai và bột báng nếu luộc, bạn không nên luộc quá kỹ sẽ khiến chúng bị mềm nhũn và khi vớt ra nên chon gay vào nước lạnh.

– Nếu muốn chuối chín mềm hơn, bạn có thể cho chuối vào nấu cùng lúc với khoai lang và bí đỏ.

– Cân chỉnh lượng nước cho vừa phải để món chè không quá đặc hoặc quá nhão.

– Khi nấu chè kiểm, bạn cần điều chỉnh lượng lửa cho vừa phải không để các nguyên liệu bị cháy khét.

– Nếu thích, bạn có thể cho thêm khoai môn vào nấu cùng để tăng hương vị.

Chia Sẻ Cách Nấu Của 2 Món Chè Chay Mè Rang Cốt Dừa Và Chè Kiểm

1. Cách chế biến chè kiểm

Nguyên liệu cần dùng Cách chế biến món chè chay này như sau

Bước 1: Bí ngô, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn. Sau đó ngâm trân châu với bột khoai vào nước lạnh khoảng 15 phút. Chuối bóc vỏ, thái khúc nhỏ vừa ăn.

Dừa khô bạn cho vào nửa bát nước ấm rồi vắt lần đầu( gọi là nước cốt đầu) để riêng sang một bên. Sau đó cho tiếp nước ấm vào rồi vắt lần hai( nước dão).

Bước 2: Sau khi vớt trân châu và bột khoai rồi cho vào nồi nấu riêng từng loại, để cho chín rồi mang ra xả nước lạnh vào để một bên cho ráo nước.

Để một cái nồi to lên bếp, đầu tiên cho khoai lang vào trước sau rồi cho bí ngô, chuối vào sau và đổ phần nước dão vào sao cho ngập rồi bắt đầu nấu.

Bước 3: Các bạn đun trong khoảng nửa tiếng thì các bạn cho đường vào, tùy theo khẩu vị của bạn để nêm nếm sao cho vừa miệng là được.

Tiếp đó, bạn cho nốt trân châu và bột khoai đã chín vào. Sau đó cho nốt nước cốt dừa đầu vào và đun thêm một lúc thì bạn tắt bếp. Cuối cùng, bạn múc ra bát và cho đậu phộng rang vào ăn cùng.

Chú ý: Khi đang nấu chè kiểm chay thì bạn không nên khuấy quá nhiều và phải khuấy nhẹ tay để tránh không bị nát.

Với món chè chay này, các bạn có thể thưởng thức trong những ngày mùa hè nóng bức. Đặc biệt các bạn còn có thể chế biến vào những ngày rằm, mùng một hay những dịp lễ tết.

2. Cách chế biến món chè chay mè rang cốt dừa

Nguyên liệu cần có: 500g bột nếp( nên chọn bột ướt cho đỡ mất thời gian), bột năng, mè trắng, đường trắng( hay đường hoa mai đều được), nước cốt dừa.

Cách thực hiện món chè chay mè rang cốt dừa:

Bước 1: Đầu tiên, với bột nếp thì bạn cho ra một cái bát lớn, đổ từ từ nước vào rồi khuấy cho đến khi thấy nặng tay và dính thành một khối. Sau đó bạn có thể cho thêm bột khô vào nhào đều cho đến khi bột mịn và dẻo là được.

Bước 2: Mè trắng các bạn cho vào chảo rang chín vàng lên.

Bước 3: Các bạn mang bột đã nhào mịn ra nặn thành từng khúc dài, sau đó các bạn chia thành từng khúc nhỏ đều nhau. Bạn dùng tay vo thành những viên bột tròn, rồi lấy bàn tay ấn xuống cho dẹt lại và dùng ngón tay ấn vào giữa viên bánh cho lõm xuống một chút.

Bước 6: Cuối cùng, các bạn đun sôi thêm độ 1 phút nữa là tắt bếp. Sau đó múc ra bát, tưới nước cốt dừa và rắc một chút mè rang chín lên trên.

Chỉ với các bước trên là các bạn đã có thể thưởng thức một món ăn nhìn vô cùng bắt mắt và thơm ngon rồi.

Cách Làm Canh Kiểm Chay

Canh kiểm là sự kết hợp và hoà quyện độc đáo giữa vị ngọt dịu của nhiều loại rau, của quả. Điểm nhấn của món canh kiểm độc đáo là lớp nước dừa sóng sánh, trắng ngà, thơm phức. Cách nấu canh kiểm chay cũng khá đơn giản. Bạn có thể học cách nấu món chay này cho những ngày chay thanh đạm.

Canh kiểm chay độc đáo và hấp dẫn

Nguyên liệu cần có làm canh kiểm chay

Bí đỏ: 200 gram

Khoai môn: 100 gram

Khoai lang: 100 gram

Mướp: 1 quả

Dừa khô: 1 trái

Tàu hũ ki: 1 miếng

Nấm kim châm: 100 gram

Bột khoai: 50 gram

Đậu hũ: 2 miếng

Nấm mèo: 5 tai

Bún tàu

Đậu phộng: 100 gram

Dầu mè, muối, bột nêm chay, đường, gừng

Nước cốt dừa

Các nguyên liệu cho món canh kiểm đúng vị Nam Bộ

Cách làm canh kiểm chay

Sơ chế nguyên liệu

Bột khoai ngâm nước lạnh

Bún tàu ngâm nước âm cho mềm rồi xắt khúc

Tàu hũ ky ngâm mềm, xé thành miếng nhỏ

Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở nềm, cắt bỏ gốc rồi xắt sợi nhỏ

Nấm kim châm rửa sạch

Khoai lang, khoai môn, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạnh, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt miếng xéo

Đậu phộng chia làm 2 phần:

+ Một phần lược sơ, bỏ vỏ lụa

+ Một phần rang nhỏ, bỏ vỏ rồi giã nát

Đậu hũ xắt thành từng miếng vuông nhỏ

Cách nấu canh kiểm chay

Bước 1: Cho bột khoai và nước cốt dừa vào nồi nấu chín.

Bước 2: Cho khoai lang, khoai môn, bí đỏ, mướp, đậu phộng luộc vào nồi nước cốt dưà. Đun lửa nhỏ đến khi các nguyên liệu chín mềm.

Bước 3: Khi các nguyên liệu đã bắt đầu mềm, tiếp tục cho vào nồi đậu hũ, tàu hũ ky, nấm mèo, bún tàu và nấm kim châm. Nêm gia vị gồm bột nêm chay, muối, đường và khuấy đều. Nếm thử mùi vị, nếu canh có vị ngọt đậm beo béo là đạt yêu cầu.

Bước 4: Múc canh ra rô. Rắc thêm đậu phộng rang giã nhỏ lên bề mặt là bạn đã có ngay món canh kiểm thơm ngon và bổ dưỡng cho ngày ăn chay rồi.

Cách Kiểm Tra Trứng Mới Hay Trứng Hỏng Cực Đơn Giản

Trứng có mặt trong hầu khắp thế giới, trong từng chạn bếp, ngăn tủ lạnh các gia đình. Trứng được chế biến và là nguyên liệu của rất nhiều món ăn từ bình dân đến nổi tiếng. Nếu thiếu trứng, không hiểu những món ăn này sẽ ra làm sao nữa? Cũng bởi vì sử dụng trứng thường xuyên nên nhiều chị em mua rất nhiều trứng tích trữ. Câu hỏi các chị em khi đi mua hàng không khỏi lo nghĩ là làm sao biết trứng mới còn tươi hay đã để lâu, dễ hỏng để chọn lựa?

Đầu tiên, chuẩn bị một ly đầy nước, bỏ trứng vào và đợi vài giây. Nếu trứng nằm ở đáy ly nước theo chiều ngang, quả trứng vẫn còn tươi. Nếu trứng cũng ở đáy ly nhưng theo chiều dọc, nghĩa là bạn nên ăn quả trứng này càng sớm càng tốt. Còn nếu nó nổi lên, đã đến lúc bạn cho quả trứng ấy vào sọt rác rồi. Lí do là bởi trứng tươi có ít không khí trong trứng, sẽ chìm xuống đáy, trứng đã cũ sẽ có thời gian cho không khí thâm nhập vào vỏ, chúng sẽ dễ dàng23 nổi lên trên ly nước.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những cách khác để kiểm tra xem trứng còn tươi hay không:

– Lắc trứng: đây không phải trò đùa đâu mà tất cả những gì bạn cần làm chỉ là để quả trứng gần tai và lắc. Nếu không có bất kì âm thanh nào phát ra nghĩa là trứng còn tươi, nếu có âm thanh giống như tiếng chất lỏng chảy, nghĩa là trứng đã cũ.

– Đập trứng: đập quả trứng ra đĩa và kiểm tra. Nếu lòng đỏ nhô cao, có màu vàng hay da cam, lòng trắng không lan rộng nhiều tức là trứng còn tươi. Nếu lòng đỏ phẳng, lòng trắng dễ lan rộng tức là quả trứng không tươi lắm. Còn với quả trứng đã hỏng, bạn chỉ cần đập ra là mùi trứng thối đặc trưng sẽ bốc lên ngay lập tức.

Theo Newben / Trí Thức Trẻ