Cách Nấu Chè Lá Dứa / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Bắp Lá Dứa Ngon “Chuẩn Huế”

Huế là vùng đất rất nổi tiếng với những món chè. Không những ngon, nhiều màu sắc hấp dẫn, bổ dưỡng, chè Huế còn mang nét gì đó rất đặc trưng cho tính cách của con người nơi đây. Ai đã từng thưởng thức qua một chén chè do chính tay những nghệ nhân chè Huế nấu chắc hẳn sẽ nhớ mãi không thôi. Một mai thấy nhớ Huế, nhớ vị chè của Huế, sao không thử tự tay làm món chè này?

Chè bắp lá dứa là một trong những loại chè nổi tiếng ở Huế

Có rất nhiều loại chè ngon, song để phù hợp làm ở nhà vừa nhanh lại không lỉnh kỉnh hay quá phức tạp, bạn có thể chọn cách nấu chè bắp lá dứa.

Các bước thực hiện:

Bước 1:

Bước 2:

Phần nước luộc bắp giữ lại, cho thêm bó lá dứa vào và tiếp tục đun sôi. Sau đó khoảng 2 – 3 phút, bạn tiếp tục cho bột năng đã hòa sẵn vào cùng. Tùy vào lượng nước có trong nồi mà sẽ cho một lượng bột năng tương ứng. Thông thường, với định lượng khoảng 4 – 5 trái bắp như trên, bạn chỉ cần cho khoảng 1 – 1,5 chén bột năng là vừa. Khuấy đều để bột tan và tạo độ sánh cho nước dùng.

Bước 3:

Sau khi thấy nước đã có độ sánh vừa ý, bạn vớt lá dứa ra, lọc lại nước cho trong và nêm thêm đường sao cho vừa ăn.

Bước 4:

Sau khi đã nêm nếm vừa miệng, bạn trút toàn bộ phần bắp đã bào nhuyễn vào nồi và đảo thật đều, tránh cho bắp bị cháy khét. Cứ đun như thế khoảng 10 phút là có thể tắt bếp và thưởng thức rồi.

Từng muỗng chè sánh dẻo, ngọt lành, bùi thơm làm say lòng người

Chè bắp của người Huế thường chỉ cần lá dứa là đã đủ màu sắc tươi xanh và mùi thơm nhẹ dễ chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu chuối hoặc vani giúp chè dậy mùi hơn. Chè Huế chuẩn nhất phải dùng khi còn nóng, rắc thêm một chút mè trắng rang sẵn lên trên. Chè bắp lá dứa ấm nóng, vừa thơm lại vừa bùi mà ăn vào buổi tối, lúc trời se se lạnh mới thực sự cảm hết được cái ngon, cái ngọt và sự thích thú khi thưởng thức món ăn dẫu đơn giản nhưng cũng rất tinh tế này.

Cách nấu chè bắp lá dứa thực sự không quá khó để thực hiện đúng không nào? Có thể hương vị nhà làm sẽ có phần khác so với vị chè Huế “chính gốc”, tuy nhiên lại được điều chỉnh theo sở thích, khẩu vị cá nhân. Ngoài ra, thưởng thức một món ăn do chính tay chúng ta chế biến bằng tất cả tâm huyết, sự say mê và yêu thương bao giờ cũng mang đến những cảm xúc thật tuyệt vời.

Cách Nấu Chè Khoai Môn Lá Dứa Ngon Dẻo Dễ Làm

Rate this post

1 củ khoai môn 300g

300g nếp sáp (nên dùng nếp sáp)

400g dừa nạo

1 bó lá dứa (khoảng 3.000đ)

150g đường cát

Cách thực hiện

Vắt khoảng 250ml nước cốt dừa thứ nhất để riêng. (khoảng 1 chén ăn cơm)

Vắt khoảng 400ml nước dão dừa

Vo sạch gạo nếp, đổ vô nồi. Đáy nồi lót một ít lá dứa cho khỏi cháy. Chú ý không ngâm nếp.

Đổ phân nửa lượng đường vô nồi, rồi trộn đều với nếp

Đổ nước dão dừa vô ngập mặt nếp khoảng nửa lóng tay.

Bắt nồi lên bếp nấu lửa vừa.

Khoai môn bào vỏ, cắt thành khối vuông cỡ đốt ngón tay. Không cắt lớn quá ăn sẽ bị ngán. Cắt nhỏ quá dễ nát.

Bỏ khoai lang vô xửng hấp khoảng 15p cho đến khi khoai mềm

Cắt lá dứa nhỏ, bỏ vô máy xay sinh tố. Cắt gần đầy cối xay, bỏ thêm vô 1 chén nước lã rồi xay 5 lần cho nhuyễn. Mỗi lần xay một chút, không xay lâu máy bị nóng.

Đổ nước lá dứa vô cái rây, lọc bã, lấy nước cốt.

Khi nếp nở bung ra, nhưng chưa mềm hẳn thì đổ nước lá dứa vô. Đổ vừa phải, không đổ nhiều nước lá dứa quá chè sẽ bị đắng.

Nấu cho nếp mềm thì đổ phần đường còn lại, khoai môn đã hấp và chén nước cốt dừa vô

Nấu thêm 5 phút nữa cho khoai thấm đường thì tắt bếp.

Yêu cầu

Nếp có độ dẻo như xôi nhưng vẫn sánh như chè.

Màu xanh lá dứa vừa phải

Khoai không bị nát

Chú ý

Không cho nhiều nước vào lúc đầu khi nấu nếp để nếp vẫn giữ được độ dẻo mà không nhừ.

Không cho lá dứa quá nhiều dễ bị đắng, màu sắc không đẹp

Không nấu khoai chung với nếp ngay từ đầu để khoai ít ra bột

Cách Nấu Chè Trôi Nước Vị Đậu Xanh Lá Dứa Tuyệt Ngon

Cách nấu chè trôi nước không chỉ được yêu thích trong những ngày đông lạnh mà ngay trong những ngày hè, món chè này cũng được rất nhiều bạn lựa chọn. Chè trôi nước thường có nhiều vị, nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là những viên trôi nước nhân đậu xanh và món chè có vị lá dứa. Để nấu chè, bạn chuẩn bị và thực hiện như sau.

Nguyên liệu nấu chè trôi nước gồm có:

Nguyên liệu làm phần vỏ bánh

Bột nếp: Bột nếp là phần không thể thiếu được để có những viên bánh dai, dẻo. Để cho phần bánh không bị quá dính thì phần bột nếp này nên có 1 phần nhỏ bột gạo tẻ (khoảng 1/5). Chuẩn bị 300 gram bột nếp như trên.

Lá dứa: Chọn những lá dứa già, có màu xanh sậm. Chuẩn bị chừng 200 gram lá dứa.

Thành phần khác: Nước sôi (200 ml), muối ăn (1 thìa cafe), gừng tươi thái sợi, bột năng (2 thìa cafe)

Nguyên liệu làm phần nhân bánh

Đậu xanh: Chọn loại đậu xanh đã xát sẵn vỏ để làm cho nhanh. Chuẩn bị 150 gram đậu xanh và vo sạch rồi đem ngâm trước khi làm từ 4 – 5 tiếng.

Đường: Chọn cả 2 loại đường trắng và đường nâu. Chuẩn bị 300 gram đường.

Dừa: Chuẩn bị 200 ml nước cốt dừa và ½ bát con dừa đã nạo sợi.

Muối: Chuẩn bị ¼ thìa cafe muối.

Cách nấu chè trôi nước ngon như sau:

Bước 1: Làm phần vỏ bánh

Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn với chừng 1 bát con nước. Xay xong, bạn dùng rây hoặc vải lọc vắt kỹ để lấy nước cốt và bỏ bã.

Cho bột nếp vào một tô lớn rồi từ từ đổ phần nước nóng vào nhào kỹ. Khi đổ nước bạn cần chú ý để tránh bị bỏng. Khi đão nhào bộn mịn, không bị vón cục thì bạn lại đổ tiếp 2/3 phần nước cốt lá dứa vào nhào. Nếu bột nhiều nước quá thì bạn có thể để bột vào mảnh vải lọc và cho hút bớt nước. Nhào xong, bạn đem bột đi ủ trong lúc chờ các nguyên liệu khác.

Bước 2: Nấu nước chè

Nấu nước cốt dừa: Cho toàn bộ phần nước cốt dừa vào nồi cùng với khoảng 100 ml nước lọc và 1/3 nước cốt lá dứa còn lại vào nấu sôi. Nước sôi, bạn cho vào nồi nước ¼ thìa cafe muối + 1 thìa cafe đường rồi khuấy cho tan. Tiếp tục, bạn cho 2 thìa cafe bột năng đã chuẩn bị vào khuấy đều cho tới khi nước sánh lại, bột trong là được.

Nấu nước đường gừng: Cho 200 gram phần đường trắng và đường nâu vào trong một chiếc nồi nhỏ cùng với 200 ml nước lọc rồi khuấy cho tan. Công đoạn tiếp theo, bạn cho phần gừng tươi đã thái sợi vào chung và bắc lên bếp. Đun sôi nồi nước đường gừng với lửa nhỏ nhất trong khoảng 10 – 15 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Làm nhân bánh và nặn bánh trôi

Sau khi đậu xanh đã ngâm đủ thời gian, bạn cho đậu vào hấp chín. Hấp xong, bạn cho đậu vào xay nhuyễn với chỗ đường còn lại. Trường hợp bạn không có máy xay thì đem đậu dùng thìa cán nhuyễn trước rồi mới trộn đường.

Bắc một chiếc chảo nhỏ rồi cho đậu xanh vào sên. Đảo đều tay liên tục cho đến khi đậu mềm mịn thì cho phần dừa tươi nạo sợi vào đảo cùng cho thật đều thì tắt bếp. Chờ cho đậu nguội, bạn viên tròn viên đậu tuỳ kích cỡ. Làm như vậy cho đến khi hết các nguyên liệu.

Lấy phần bột vỏ bánh đã ủ vừa phải và bọc lấy nhân đậu như các bạn làm bánh trôi. Lưu ý là bạn không nên tham làm nặn viên trôi nước quá to vì sẽ rất khó ăn, chỉ nên nặn với kích cỡ vừa phải.

Bước 4: Nấu chè

Nặn xong viên trôi nước, bạn cho chúng vào luộc chín cùng với chừng 1/3 thìa cafe muối. Viên trôi nước chín nổi kỹ trên mặt nước thì bạn vớt ra và thả vào tô nước lạnh khoảng 5 phút cho viên trôi nước được trong và ngon hơn.

Hoàn thành hết các công đoạn trên, bạn cho viên trôi nước vào bát, múc nước đường gừng nóng và rưới nước cốt dừa lá dứa lên trên. Trộn đều và thưởng thức món chè trôi nước.

Cách Nấu Chè Bắp Nếp Miền Nam, Chè Bắp Đậu Xanh Lá Dứa Nước Dừa

Cách nấu chè bắp đậu xanh sau đây sẽ giúp chị em nấu được món chè bắp đậu xanh thật đơn giản và nhanh chóng, bổ sung vào sổ tay nội trợ thêm một món ăn thơm ngon hấp dẫn.

Chè có màu vàng đẹp mắt của bắp và đậu xanh, độ sánh đặc vừa phải, khi ăn cảm nhận ngay vị bùi bùi của bắp và đậu xanh hòa cùng vị béo của nước cốt dừa, xen chút bùi bùi của đậu phộng rang, thoang thoảng hương thơm của lá dứa.

Chè bắp hay còn được gọi là chè ngô với các bước đơn giản, dễ làm và chỉ tốn khoảng 20 phút sẽ được giới thiệu ngay sau đây. Trong đó, những nguyên liệu cần có và các bước tiến hành cụ thể theo công thức của Mâm Cơm Việt như sau.

1. Cách nấu chè bắp sữa non lá dứa nước cốt dừa

Chè bắp sữa có vị ngọt thanh đặc trưng của hạt bắp, vị béo của sữa tươi và nước cốt dừa cùng vị bùi bùi của đậu phộng rang, thoang thoảng hương thơm của lá dứa, tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Bắp ngô tươi: 5 cái (ngô nếp hoặc ngọt tuỳ ý)

Nước cốt dừa: 250 ml

Lá dứa: 100 gram

Sữa tươi có đường: 200 ml

Bột sắn dây (hoặc bột năng): 50 gram

Đường cát trắng: 300 gram

Muối ăn: ½ thìa cafe

Lạc rang: 100 gram, vừng vàng rang: 10 gram

Các bước tiến hành nấu chè

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Bắp ngô: Rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Luộc bắp xong, bạn dùng dao và thái sát lõi để tách các hạt bắp. Có thể tách hạt trước rồi luộc hạt sau tuỳ theo ý bạn.

– Lá dứa: Rửa sạch từng tàu lá dứa để đảm bảo không còn bụi bẩn. Rửa xong, vẩy lá cho thật ráo rồi đem cắt thành những khúc nhỏ.

– Bột sắn dây: Hoà tan bột sắn dây với nước sao cho bột tan kỹ, không bị vón cục. Tỉ lệ bột và nước bạn cần đảm bảo đó là 1 bột : 3 nước. Hoà xong, để bột lắng trong khoảng 15 phút cho bột no nước.

Bước 2: Chuẩn bị nước nấu chè bắp

– Làm nước nấu chè bắp: Xay nhuyễn ½ lượng lá dứa rồi vắt lấy nước cốt. Trút phần nước cốt này vào chung với nước luộc bắp trước đó rồi khuấy đều. Bắp nồi nước chè lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi, cho phần lá dứa còn lại vào đun cùng.

– Nấu nước bắp lá dứa trong khoảng 3 – 5 phút kể từ khi nước sôi sao cho nước đạt được mùi thơm tự nhiên nhất. Sau thời gian trên, bạn vớt bỏ lá dứa ra ngoài và giữ cho nồi nước sôi lăn tăn.

– Pha nước sữa dừa: Cho sữa tươi ra một chiếc âu lớn. Tiếp theo, bạn đổ chung phần nước cốt dừa vào với sữa tươi. Khuấy đều hỗn hợp này cùng với 1/4 thìa cafe muối đã chuẩn bị.

– Cho hỗn hợp sữa nước cốt dừa vào một chiếc nồi nhỏ và đặt lên bếp đun. Đun nhỏ lửa, khuấy đều cho tới khi nồi sữa nước cốt dừa sôi được khoảng 3 phút thì tắt bếp. Trút phần sữa dừa này ra tô cho nguội.

Bước 3: Hoàn thiện món chè bắp sữa non

– Khuấy đều dung dịch bột sắn dây một lần nữa cho tan. Từ từ trút phần bột này vào nồi nước bắp lá dứa đang sôi cùng ¼ thìa cafe muối. Đảo nhanh vào đều tay để có được nồi nước chè sánh mịn, không vón cục.

– Khi nồi chè đã sánh đều, bạn nêm đường cho đạt độ ngọt vừa miệng. Tiếp đến, từ từ cho phần hạt bắp vào đảo chung. Đun chè thêm 5 phút nữa cho bắp chín mềm thì tắt bếp. Trong quá trình nấu chè, thường xuyên khuấy đều để giữ nồi chè không bị khê.

– Thưởng thức món chè bắp sữa non: Múc chè bắp ra chén nhỏ hoặc ly sau đó rưới phần nước cốt sữa dừa lên trên. Cuối cùng, bạn rắc vừng rang chín và lạc rang giã dập rồi trộn đều và thưởng thức.

2. Cách nấu chè bắp nếp đậu xanh nước cốt dừa

Nguyên liệu nấu chè bắp đậu xanh

Đậu xanh: 200 gram

Ngô ngọt (hoặc ngô nếp): 2 bắp

Lá dứa: 3 lá

Nước cốt dừa: 50 ml

Đường kính: 200 gram

Bột sắn: 20 gram

Các bước nấu chè bắp đậu xanh

Bước 1: Luộc chín ngô và đậu xanh

– Ngô ngọt: Bóc bỏ áo bẹ rồi dùng dao tách ngô ngọt lấy hạt. Rửa sạch hạt và lõi ngô rồi cho vào nồi luộc chín. Sau khi ngô chín, vớt bỏ lõi, múc riêng hạt ngô ra bát.

– Đậu xanh: Đem vo sạch vỏ và ngâm đậu xanh trước khi thực hiện từ 3 – 4 tiếng cho hạt đậu mềm. Tiếp theo, bạn cho đậu xanh vào nồi nước luộc ngô cùng với lá dứa rửa sạch cắt khúc và ninh nhỏ lửa cho tới khi đậu xanh nhừ.

Bước 2: Hoàn thiện món chè bắp đậu xanh

– Khi đậu xanh đã nhừ, bạn cho hạt bắp vào đun cùng khoảng 5 phút. Vớt bỏ toàn bộ phần lá dứa có trong nồi chè ra ngoài. Nêm đường vào nồi chè cho vừa vị và tiếp tục đun sôi lăn tăn.

– Trong lúc chờ nấu chè, bạn hoà tan bột sắn dây cùng với một chút nước lọc để cho bột không bị vón cục. Tiếp đến, bạn từ từ trút hỗn hợp này vào nồi chè và khuấy nhanh, đều tay. Sau khoảng 2 phút, nồi chè ngô sẽ chuyển sang trạng thái sánh mịn thì bạn tắt bếp.

– Thưởng thức món chè bắp đậu xanh: Múc chè bắt ra bát hoặc ly. Rưới phần nước cốt dừa lên phía trên và có thể trang trí bằng dừa tươi nạo sợi, lạc rang giã dập hoặc dừa khô… Trộn đều và thưởng thức món chè bắp đậu xanh.