Cách Nấu Chè Lạc Xoong / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Ngọt Mát Chè Lạc Xoong

Đến với thành phố Hòa Bình những ngày hè nóng nực, sau khi tham quan nhà máy thủy điện, đứng hóng gió trên mặt đập sông Đà mà được mời thưởng thức một cốc chè lạc xoong ngọt mát thì thật là tuyệt.

Nằm ở vị trí cửa ngõ của Tây Bắc, Hòa Bình nói chung và thành phố Hòa Bình nói riêng vốn nổi tiếng với nhà máy thủy điện, với dòng sông Đà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, với cơm lam, rượu cần, bản Lác… Tuy nhiên, có lẽ hiếm ai biết được rằng, Hòa Bình còn có một món chè thơm ngon đặc biệt, mang cái tên đáng yêu đến lạ kỳ: chè lạc xoong .

Ở Hòa Bình, các hàng quán mía đá, nước sấu, nước ngọt, chè Huế, chè Sài Gòn không phải là ít, nhưng với người dân nơi đây thì chè lạc xoong mới là món ăn được ưa chuộng và tìm mua hàng đầu trong những ngày hè nóng nực. Thậm chí các cô cậu sinh viên sống xa nhà, mỗi lần về là phải ăn một cốc chè lạc xoong cho kỳ được. Nguyên điều ấy thôi cũng đã nói lên sự “không bình thường” của món chè rất đỗi bình dị và thơm ngon này.

Nếu được mời thưởng thức dù chỉ một lần thôi, chắc chắn bạn sẽ nhận ngay ra rằng chè lac xoong ở Hòa Bình khác hoàn toàn so với chè lạc xoong thường có ở quán chè. Ấy chính là bởi chè lạc xoong Hòa Bình không nấu từ các gói nguyên liệu mua sẵn ở hàng khô, mà được làm gia công từ chính đôi bàn tay khéo léo của người chế biến. Với nguyên liệu chính là bột và dừa tươi, lạc xoong không đòi hỏi chi phí tốn kém hay sự chuẩn bị quá cầu kỳ, vì vậy giá thành của một cốc lạc xoong cũng rất phải chăng, làm đẹp lòng người thưởng thức. Chỉ với 6.000 đồng, bạn đã có ngay một cốc chè thật to, thật mát, thật ngọt, thật thơm ngon giúp dịu nhanh cơn khát và tạm quên đi phần nào cái nắng oi ả của ngày hè.

Điều đặc biệt của món chè này trước tiên là ở màu sắc. Các sợi lạc xoong trong trẻ o, mịn màng, mềm trơn mang màu trắng và xanh tinh khiết, nằm ngoan xinh ẩn mình dưới làn nước dừa màu trắng đục. Đó là sự pha trộn màu sắc tuyệt vời để người ta nhớ đến và kiếm tìm khi không gian bao bọc một sắc vàng chói chang rực rỡ. Màu xanh dịu nhẹ như màu trời sớm mai, kết hợp với hai cực của một sắc trắng không chỉ làm mát mắt mà còn như khơi gợi vị giác một hương vị thơm mát thực sự.

Khi đưa thìa chè lên miệng, khứu giác ngay lập tức cảm nhận được mùi thơm của nước dừa, tiếp sau đó khi đưa vào miệng thì vị giác sẽ dễ dàng bị chinh phục bởi vị ngọt thanh của đường hòa trong vị ngầy ngậy của nước dừa, mát lạnh bởi đá. Các sợi lạc xoong mềm dẻo, khi nhai cũng có thể cảm nhận được sự tinh khiết của bột đã được chắt lọc kỹ càng. Ăn đến đâu, thấy ngọt mát và tỉnh táo đến đó, không dễ ngán, dễ khát nước vì quá ngọt như các món chè khác. Có lẽ, bởi vậy mà lạc xoong không chỉ là món ăn chơi yêu thích của phái nữ mà ngay đến cánh mày râu cũng không ít người chọn lạc xoong là món ăn giải nhiệt khoái khẩu.

Chè lạc xoong ngon nhất là chè được bán ở quán Thu Huyền, nằm ngay cạnh chợ Phương Lâm thành phố. Làm nghề đã ngót hai chục năm, với bí quyết riêng của người dân phố Thái (một phố các Việt kiều từng sống tại Thái Lan), cô chủ quán tạo dựng được uy tín đối với người thưởng thức với chất lượng chè luôn mang hương vị thơm ngon độc đáo.

Theo chúng tôi

Phố cháo trai Hà Nội

Sang đông, những người có thú vui ăn giữa buổi lại tìm về món ăn ấm bụng, ngon miệng mà bình dị. Chỉ đi qua vài con phố, là bạn có thể tìm thấy một quán ven đường hay một gánh hàng rong bán cháo trai thơm ngon.

Cháo trai là món ăn được ưa thích ở những vùng có khí lạnh tràn về cuối năm như Hà Nội. Món ăn dân dã này được bán buổi sáng, buổi chiều như một món lót dạ ăn chơi cho đỡ đói lòng.

Rẻ mà bổ dưỡng

Để tìm ăn một bát cháo trai ở Hà Nội vô cùng dễ. Có cả một dãy những tên phố nổi tiếng với món ăn này như Hòe Nhai, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Biểu…, những khu dân cư lâu đời của thủ đô trong những khu chợ đều có bán món ăn dân dã này.

Ảnh: Hồng Lam.

Cháo trai bán ở phố hay trong nhà như thế đều có treo biển rất dễ tìm, bàn ghế cũng dễ chịu và đặc biệt là thịt trai được xào riêng thành nhân chứ không trộn lẫn vào cháo. Ngoài ra còn một số lượng lớn những gánh hàng đi rong bán cháo trai với phác thảo đơn giản như sau: quang gánh một bên thúng đựng nồi cháo lớn phủ chăn bông nóng hổi, còn thơm hương, thúng còn lại là gia vị, quẩy, rau dăm, bát, thìa, và ghế ngồi cho khách.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Hà Nội lại yêu món ăn này đến thế. Chỉ với 5.000 -7.000 đồng là có một bát cháo ngon lành, nóng hôi hổi, ăn đến đâu xuýt xoa đến đấy. Rồi tùy theo sở thích của từng người mà nêm thêm trai hay thêm quẩy nóng giòn cho ngon miệng, tiền cũng thêm, nhưng dù sao vẫn quá rẻ so với nhiều thức quà khác.

Cháo trai trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người đủ lứa tuổi, ngành nghề, đặc biệt là học sinh, sinh viên và các bà nội trợ. Đối với những bà mẹ trẻ thì đây còn là món dỗ bé vô cùng hiệu nghiệm, lại còn chữa được các chứng ra mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ nhỏ.

Ảnh: Channelvn.

Không chỉ giá “mềm”, bát cháo trai còn rất dễ ăn bởi được nấu bằng bột xay hoặc gạo nghiền nhỏ. Bát cháo còn hàm chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng cho những giờ làm việc hay học tập vất vả.

Phố cháo trai Hà thành

Có lẽ chỉ ở Hà Nội, ẩm thực mới được nâng lên thành những nét văn hóa đặc trưng như thế. Mỗi món ăn khi được nhiều người yêu thích đều gắn liền với một tên phố tên đường. Bởi lẽ, khi một quán hàng nấu món ăn ngon, bán chạy thì ở xung quanh người ta cũng học theo cách nấu rồi mở quán bán, lâu dần hình thành một khu phố bán chung một món ăn. Những người yêu thích món ăn đó khi thấy thèm là tự động đến phố ấy, thưởng thức cho thỏa thích, không ở quán này thì ở quán khác. Phố cháo trai nổi tiếng ở Hà thành có thể kể đến Hòe Nhai hay Trần Xuân Soạn.

Ở những con phố này, những quán bán cháo trai thường đông khách từ đầu giờ chiều cho đến tối mịt. Ở Trần Xuân Soạn, có nhiều quán hàng nấu chung một kiểu nhưng vị thì đậm đà tùy theo cách nêm của người chủ. Những nguyên liệu cho món ăn này không quá cầu kỳ hay đắt tiền, nhưng để nấu được bát cháo ngon và béo ngậy thì không hề dễ. Tựu lại có vài điểm chung như gạo đem nấu cháo phải là loại gạo ngon, một phần đem ngâm, giã sẵn, hạt nhỏ như tấm. Trút gạo vào nồi, để lửa cho sôi đến lúc chừng như quánh đặc lại, gần giống một dạng bột là được. Khi đun cần phải có một người đứng cạnh khuấy cháo đều tay, nếu không cháo sẽ bị vón cục, không ngon. Cần hết sức chú ý công đoạn này, bởi nếu không để ý, chỉ hơi quá lửa một chút cũng hỏng mất nồi cháo.

Như đã nói ở trên, đặc trưng cháo trai ở phố là để nhân xào bên ngoài, chỉ khi nào múc cháo ra bát mới thêm một thìa thịt trai lên trên. Thông thường, người ta luộc trai lấy nước đem nấu cháo, còn con trai nhặt sạch sau đó xắt nhỏ đem xào thật thơm với hành khô, tiêu, ớt bột và thì là. Những người bán hàng ở phố Trần Xuân Soạn cho biết, sở dĩ người ta phải ăn thịt trai riêng bởi như thế thịt trai mới không bị dai, và vẫn giữ được vị ngọt béo trong bát cháo.

Khách ăn cháo trai thường không thể thiếu ớt bột, bởi vừa ăn vừa thổi là cách mà những người sành ăn thưởng thức món này. Ngoài ra, ăn món này cũng không thể thiếu quẩy nóng. Hương vị giòn tan của quẩy chìm trong vị béo mềm của cháo trai, thêm rau răm nữa là đủ bộ cho một buổi chiều với các vị cay, ngọt, bùi. Vừa ấm bụng vừa thấm cái chất mộc mạc của món ăn phố xá, vừa trò chuyện vui vẻ bên những người bạn thân thiết. Bình dị và ngọt bùi, cháo trai đã trở thành một món ăn không thể thiếu với người dân thủ đô biết bao năm qua.

Theo Món ngon Việt Nam

Phép thử tình yêu! Từ nhỏ tôi đã sống trong nhung lụa. Dưới con mắt của bố mẹ và bạn bè, tôi giống như một nàng công chúa. Nàng công chúa bé bỏng ngày nào thoắt trở thành cô tân sinh viên trường đại học y thành phố. Con đường trước mắt…

Cách Nấu Chè Lạc (Chè Đậu Phộng) Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chè lạc

1/4 bát con đỗ xanh đã sát vỏ

1 củ sắn (khoai mỳ)

1 thìa canh hột lựu khô, loại đóng túi bán sẵn ở siêu thị

250g lạc luộc chín, đã bóc bỏ vỏ cứng bên ngoài

Nếu bạn muốn có thể thêm hạt trân châu lớn vào cùng

2 thìa canh hạt trân châu nhỏ (hay còn gọi là bột báng)

1 lon nước cốt dừa 300ml, đường cát trắng, muối.

Bước 1: Củ sắn gọt vỏ, ngâm vào âu nước lạnh qua đêm, sau đó rửa lại nhiều lần nước cho thật sạch, cắt khúc nhỏ.

Bước 2: Đỗ xanh đã sát vỏ, đãi qua nhiều lần nước cho thật sạch, cho đỗ vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi, thêm vào nửa thìa nhỏ muối, để sôi lửa nhỏ.

Bước 3: Hột lựu khô rửa qua nhiều lần nước cho sạch, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút, ăn thử thấy hạt lựu mềm thì đổ ra rổ và xả lại dưới vòi nước lạnh để không bị dính chùm.

Bước 4: Lạc luộc chín, bóc bỏ vỏ cứng bên ngoài.

Bước 5: Nếu dùng thêm hạt trân châu lớn, bạn có thể dùng bột năng, cho bột năng ra âu sạch, đổ từ từ nước sôi nóng già, vừa đổ vừa dùng muôi trộn đều và dùng tay nhồi đến khi bột thành hỗn hợp dẻo, ngắt thành từng viên tròn nhỏ. Đun nồi nước sôi, cho trân châu vào luộc chín, vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 6: Trân châu hạt nhỏ, ngâm nở. Phần đỗ xanh sau khi đun nở thì cho củ sắn vào đun cùng, đun đến khi phần củ sắn mềm thì cho lạc vào.

Bước 7: Cho đường cát trắng vào, liều lượng đường tùy theo khẩu vị, đun lửa nhỏ và thỉnh thoảng dùng muôi quấy để chè không bị dính vào đáy nồi. Cho tiếp lon nước cốt dừa vào. Cho trân châu hạt nhỏ, hạt lựu khô đã luộc ở bước 3 vào, thêm trân châu hạt lớn, vừa đun vừa dùng muôi quấy nhẹ tay, nêm nếm lại tùy theo sở thích. Đun đến khi phần hạt trân châu nhỏ nổi trong là chín, tắt bếp, dùng nguội hay nóng đều được.

Cách Nấu Chè Lạc Trong 2 Bước Đơn Giản Tại Nhà

Nếu bạn thích ăn lạc bởi vị bùi bùi thơm ngon của nó, và cũng thích ăn chè bởi vị tươi mát của nó. Thì tại sao bạn không học cách nấu chè lạc và thưởng thức món chè hấp dẫn khi có sự biến đổi hoàn hảo này.

Nguyên liệu nấu chè lạc

Để nấu chè lạc, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

Sau khi đã chuẩn bị xong hết các nguyên liệu, ta sẽ tiến hành từng bước để nấu chè lạc:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu chè lạc

Sắn: Gọt vỏ, rửa sạch, sau đó ngâm với nước lạnh qua đêm. Hôm sua sẽ rửa sạch lại lần nữa và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Đỗ xanh: Cho vào ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng trước khi nấu chè. Sau thời gian ngâm sẽ vớt ra, đãi sạch và để ráo.

Hạt lựu khô: rửa sạch qua, cho vào nồi thêm nước rồi đặt lên bếp, đun sôi khoảng 10 phút. Bạn sẽ ăn thử thấy hạt lựu mềm thì đổ ra rổ và xả lại với nước để hạt lựu không bị dính chùm. Nếu chưa thấy chín bạn sẽ tiếp tục đun đến khi hạt lựu chín thì thôi. Việc không để hạt lựu bị dính chùm cũng là bí quyết trong cách nấu chè lạc ngon.

Lạc: Bạn sẽ cho lạc luộc chín rồi sát bỏ vỏ.

Bước 2: Nấu chè lạc

Đầu tiên trong cách nấu chè lạc bạn sẽ cho đậu xanh vào nồi rồi đổ ngập nước. Cho thêm một ít muối, đặt lên bếp đun sôi với lửa nhỏ.

Tiếp tục nấu đậu xanh đến khi thấy đậu mềm nhừ thì sẽ cho củ sắn vào đun cùng. Khi cả sắn cũng đã chín mềm, sẽ cho lạc vào.

Sau đó cho đường trắng vào, đun với lửa nhỏ và đôi lúc đảo đều để chè không bị khê hoặc dính vào đáy nồi. Tiếp đến cho lon nước cốt dừa vào. Thêm cả hạt lựu khô và trân châu hạt nhỏ vào nồi chè.

Vừa nấu vừa khuấy nhẹ tay, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Nấu đến khi hạt trân châu nhỏ nổi trong là trân châu và các nguyên liệu khác cũng đã chín. Lúc đó bạn sẽ tắt bếp, hoàn thành cách nấu chè lạc.

Cuối cùng bạn chỉ cần múc chè lạc ra bát và thưởng thức. Bát chè lạc ngon tuyệt, béo ngậy, bạn có thể thưởng thức nóng hay lạnh đều được. Dù thưởng thức cách nào thì vẫn thấy rất ngon.

Mới lạ cách nấu chè bánh lọt ai ai cũng thích Thích mê” với cách nấu chè ngô khoai lang tại nhà

Cách Nấu Xôi Lạc Ngon Hấp Dẫn

Xôi lạc – món ăn quen thuộc với bất cứ ai, từ người thành thị đến nông thôn, từ người giàu có đến người nghèo khó, đều ít nhất từng thử ăn xôi lạc một lần trong đời. Thế mà bao lâu nay, xôi lạc vẫn “ngự trị” và chiếm lĩnh đứng ở vị trí thứ nhất trong các loại xôi. Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu xôi lạc ngon hấp dẫn để cùng gia đình thưởng thức.

Xôi có đủ loại, đủ vị, từ xôi đỗ đen, xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi ngô đến sau này biến tấu hơn với xôi xéo, xôi dừa, xôi cốm…Nhưng để nói về món xôi quen thuộc, dễ ăn, đơn giản và dân dã nhất, thì chắc chắn phải là xôi lạc. Xôi lạc không có gì cầu kì, xôi lạc không có màu sắc bắt mắt, chỉ là gạo nếp và lạc.

– Gạo nếp: 500 gram

– Lạc nhân (đậu phộng): 200 gram

– Nước cốt dừa: 50 ml

– Dừa tươi nạo sợi: 20 gram

– Muối ăn: 5 gram

Gạo nếp: Vo sạch, nhặt bỏ sạn và những hạt có đầu đen hoặc sâu để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của món xôi. Vo xong, bạn đem gạo ngâm với nước lạnh từ 6 – 8 tiếng hoặc nước ấm từ 2 – 3 tiếng cho hạt gạo nở, để khi nấu xôi được mềm dẻo.

Lạc nhân: Vo sạch lạc, bỏ những hạt nổi trên mặt nước là hạt bị hỏng. Vo xong, bạn cũng đem lạc đi ngâm từ 3 – 4 tiếng để hạt lạc được mềm. Nếu không bạn có thể ngâm lạc, sau đó đem lạc luộc khoảng 10 phút trước khi nấu xôi.

3. Thực hiện nấu xôi lạc

Gạo và lạc sau khi đã ngâm xong, bạn nhấc ra và để thật ráo nước. Tiếp đến, bạn trộn đều gạo, lạc với muối ăn thật kỹ.

Cho hỗn hợp gạo lạc đã trộn đều vào nồi cơm điện. Xong xuôi, bạn đổ nước ấm xâm xấp mặt gạo (không đổ quá nhiều) để tránh xôi bị bết dính. Bật nút nấu cơm và để cho quá trình nấu xôi được thực hiện.

Sau khi nút nấu chuyển sang nút giữ ấm chừng 5 phút, bạn mở lại nồi cơm, trộn đều nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi vào cùng với xôi. Trộn xong, bạn bật lại nút nấu một lần nữa và để cho xôi chín hẳn. Khi nồi cơm điện nẩy lại nút giữ ấm một lần nữa tức là món xôi lạc của bạn đã hoàn thiện.

Sau khi ngâm gạo và lạc, bạn trộn đều hai nguyên liệu này cùng với muối đã chuẩn bị ở phần nguyên liệu. Trộn xong, cho hỗn hợp gạo lạc vào giá hấp xôi ở trong chõ đồ xôi.

Đối với nồi nước hấp xôi, bạn cho vào nồi khoảng 1 lít nước cùng với ½ lượng nước cốt dừa. Tiếp tục đặt chõ xôi lên trên nồi hấp rồi đặt lên bếp. 3 phút đầu tiên, bạn đun chõ xôi với mức lửa lớn để nhanh lên hơi. Sau khi nồi nước đã sôi, bạn cho nhỏ lửa lại để hạt xôi và lạc được chín đều.

Đồ xôi khoảng 20 phút, bạn mở vung và đảo đều xôi. Kiểm tra độ chín của hạt gạo và lạc. Nếu thấy hạt gạo và lạc đã mềm, bạn cho phần nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi còn lại vào đảo đều. Ngược lại, nếu hạt gạo chưa chín kỹ thì bạn căn chỉnh thời gian và tiếp tục đồ xôi.

Sau khi xôi lạc chín, bạn để nguyên chõ xôi trong nồi hấp để giữ xôi được nóng và mềm. Lưu ý là bạn cần phải tắt bếp để hơi nước không bốc lên quá nhiều, tránh trường hợp xôi lạc bị nát.