Cách Nấu Chè Mật / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Chè Khoai Sọ Mật Mía

 

1. Cách nấu chè khoai sọ mật mía truyền thống

 

Chuẩn bị nguyên liệu:

Khoai sọ: 1kg

Gạo nếp: 1 chén

Mật mía: 200 ml

Đậu phộng (hoặc dùng mè rang): 50 gram

Nước cốt dừa: 1 lon nhỏ

Gừng: 1 – 2 nhánh

Muối: 1 muỗng cà phê

 

Cách thức tiến hành  

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu  

– Gạo nếp bạn vo sạch, ngâm qua đêm để hạt nếp nở đều, nhanh mềm khi nấu.

– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành những khối vuông nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút để khoai sọ ra hết nhựa ngứa và không bị thâm.

– Lạc bạn rang chín, bóc vỏ rồi giã dập.

– Gừng cạo vỏ, rửa nước rồi thái chỉ.  

Bước 2: Tiến hành nấu chè  

– Khoai sọ luộc xong bạn cho vào nồi gạo nếp ninh nhừ cũng gạo nếp. 

– Tiếp đến bạn cho gừng, mật mía và một chút muối vào nồi chè, khuấy đều rồi tiếp tục nếu đến khi hạt gạo nếp nở bung, khoai sọ mềm, chè có vị ngọt vừa ăn là được.

– Khi ăn bạn múc chè ra bát, rưới thêm 1 muỗng nước cốt dừa rắc lên trên một chút lạc rang giã dập rồi thưởng thức khi còn nóng sẽ ngon hơn.  

 

Chè khoai sọ mật mía ngon phải hội tụ các yếu tố như:

Món chè khoai sọ mật mía ngon trước hết phải có hình thức đẹp mắt, chén chè múc gọn gàng, màu vàng nâu cánh gián điểm thêm chút màu tím của khoai sọ và màu trắng ngà của gạo nếp thật hấp dẫn. 

Bát chè sánh vừa phải, không đặc quá cũng không loãng quá, tỷ lệ gạo và khoai hài hòa.

Khi ăn, vị dẻo thơm của gạo nếp và khoai sọ quyện với vị ngọt của mật mía, ngọt mà không ngấy. Hạt gạo nếp nở bung, mềm dẻo, khoai sọ chín mềm, ăn bùi béo, mật mía thấm vào hạt nếp và khoai sọ, ăn rất vừa miệng. 

Món chè khoai sọ mật mía ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn khi để nguội. Nếu thưởng thức cùng một tách trà nữa thì quả thực là mỹ vị.

Lưu ý khi nấu chè khoai sọ mật mía

Khoai sọ hay còn gọi là khoai môn, mọc nhiều ở ven các ao hồ, bờ ruộng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua khoai sọ ở các chợ và siêu thị. Bạn nên chọn những củ khoai mán, nhỏ, tròn, lớp vỏ xù xì, khi ấn móng tay vào không bị cứng quá. Nếu bạn chọn những củ to, mọc mầm thì khi chế  biến rất dễ bị sượng, khó ăn, quá trình gọt vỏ sơ chế cũng lâu hơn rất nhiều.

Khoai sọ có nhiều nhớt ngứa nên khi gọt vỏ bạn phải đeo găng tay và ngâm ngay khoai vào nước lạnh pha một chút muối để tẩy chất nhớ trên khoai và giữ khoai được trắng.

Nếu muốn ăn chè dẻo bạn có thể thêm 1 muỗng bột sắn dây nấu cùng chè.

☎️ 0961 068 006

Bỏ Túi 5 Cách Nấu Chè Mật Ong Cực Ngon Ngay Tại Nhà

Mật ong được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở bất kì sản phẩm nào khác. Bạn có thể dùng mật ong để làm mặt nạ mật ong dưỡng da hàng ngày, nấu các món ăn từ mật ong…Sự kết hợp của mật ong với các nguyên liệu khác vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể vừa khiến làn da được khỏe mạnh tự nhiên. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nấu chè mật ong thanh mát cực ngon, ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu thôi nào!!!

Chè mật ong – món ăn ngon bổ dưỡng cho sức khỏe

Trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần quý giá, cực tốt cho làn da của bạn. Dù chế biến hay sử dụng mật ong ở bất kì dạng nào thì mật ong vẫn luôn luôn là sự lựa chọn số 1 cho gia đình bạn trong các bữa ăn hàng ngày. Có thể nhiều bạn cảm thấy rất lạ với cách nấu chè mật ong, nhưng bạn hãy thử thực hiện xem, chắc chắn món ăn này sẽ khiến gia đình bạn không thể ngừng được cơn thèm ăn chè đâu đấy.

Chè mật ong thường được kết hợp cùng với các nguyên liệu khác như đỗ xanh, bưởi, khúc bạch, hạt sen…Sự kết hợp cùng các nguyên liệu khác nhau mang đến thật nhiều những món chè ngon khác nhau, có công dụng vô cùng tuyệt vời cho cơ thể. Trong những ngày hè oi bức, được thưởng thức một bát chè mật ong ngọt thanh, tươi mát thì bao nhiêu cơn mệt mỏi cũng dần bị tan biến.

Tuy nhiên, chè mật ong dùng trong tiết trời đông cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy, bạn cũng nên chuẩn bị cho gia đình mình một nồi chè thật ngon, vừa bổ sung năng lượng cho, vừa là vị thuốc hiệu quả để phòng tránh các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp thông thường.

Hướng dẫn các cách nấu chè mật ong ngon bổ dưỡng

1. Cách nấu chè nếp mật ong

Món chè nếp mật ong sẽ là lựa chon hoàn hảo trong những ngày mùa đông lạnh giá. Lúc này hệ tiêu hóa thường có gặp phải những vấn đề như đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu. Tính ấm của mật ong được kết hợp cùng với những tinh chất có trong gạo nếp sẽ khiến tình trạng này chấm dứt ngay tức thì.

Không những thế, khi cơ thể có những dấu hiệu của cảm sốt, ho nhẹ thì món chè nếp mật ong sẽ là bài thuốc cực kì hiệu quả và an toàn giúp bạn nhanh chóng lấy lại sức khỏe, không thua kém gì các loại thuốc tây thông thường.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 bát nhỏ gạo nếp

1 thìa canh mật ong nguyên chất

1 nhánh gừng

1 thìa cà phê muối ăn

4 thìa đường kính

1.5 lít nước

Cách thực hiện:

Bước 1: Ngâm gạo nếp

Rửa sạch gạo nếp và ngâm trong nước lạnh từ 1-2 tiếng. Bạn có thể ngâm lâu hơn cũng không có ảnh hưởng gì. Bước làm này nhằm mục đích để gạo ngấm nước, vì thế khi nấu sẽ mềm hơn, không bị khô cứng. Hương vị thơm ngon của gạo nếp sẽ lan tỏa và hòa quyện cùng các nguyên liệu khác khiến món chè nếp mật ong ngon hơn rất nhiều.

Bước 2: Sơ chế gừng

Rửa gừng cho thật sạch, giã nát hoặc xay sơ qua để chắt lấy phần nước cốt. Phần bã gừng cắt thành miếng nhỏ và để riêng ra bát. Khi cho gừng vào, món chè nếp mật ong sẽ rất thơm, trở thành một vị thuốc bổ vừa trị bệnh tiêu hóa, vừa giảm thiểu các triệu chứng cảm sốt mà hương vị của món chè độc đáo hơn rất nhiều. Nếu bạn không thích mùi vị cay nồng của gừng thì có thể bỏ qua nguyên liệu này.

Bước 3: Sơ chế gạo nếp

Bước 4: Nấu chè nếp mật ong

Nếu gia đình bạn có khẩu vị ăn ngọt thì có thể thêm một vài muỗng đường kính (hoặc đường thốt nốt). Không nên cho quá nhiều đường, để giữ được vị ngọt thanh mát và hương vị của mật ong. Bật mí với bạn, món chè nếp mật ong sẽ ngon hơn và giữ nguyên được dưỡng chất nếu thưởng thức khi còn nóng đó.

2. Cách nấu chè bưởi mật ong ngon

Chắc hẳn bạn nào cũng đã từng thưởng thức món chè bưởi thơm mát trong những ngày hè nóng nực phải không nào? Chè bưởi thường được nấu cùng với đỗ xanh, bột năng, bột sắn dây….dù đã thưởng thức rất nhiều lần, nhưng chỉ nghĩ đến thôi cũng đã khiến mọi người không thể kiềm lòng được trước sự hấp dẫn của món chè dân dã.

Cũng là một món chè bưởi, tưởng chừng như quen thuộc nhưng không hề quen thuộc một chút nào, đó là chè bưởi mật ong. Chè bưởi mật ong không chỉ có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị ho hiệu quả, bên cạnh đó còn có tác dụng giảm béo cực kì tuyệt vời, làm đẹp da từ sau bên trong tế bào. Chè bưởi mật ong rất dễ uống và có hương vị thơm ngon, chắc chắn sẽ rất lạ miệng khi thưởng thức đó.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 quả bưởi

150 ml mật ong

200 g đường kính hoặc đường phèn

1/2 muỗng muối hạt

Cách thực hiện:

Bước 1: Làm sạch quả bưởi

Phần vỏ bưởi có mùi rất thơm, chúng ta sẽ giữ lại làm nguyên liệu tạo mùi và hương vị chính cho món chè bưởi mật ong.

Đầu tiên, quả bưởi cần được chà xát bằng muối hạt nhiều lần để làm sạch các bụi bẩn và loại bỏ tinh dầu khiến món chè bị đắng và có mùi vị nồng khó ăn.

Dùng dao cắt khoanh tròn trên đầu quả bưởi, khía thành 6 múi đều nhau như múi cam. Lột nhẹ vỏ bưởi sao cho phần cùi không bị đứt và dài nhất có thể. Để riêng vỏ bưởi và múi bưởi riêng thành hai thau rồi tiếp tục bước thứ hai sơ chế vỏ bưởi.

Bước 2: Sơ chế vỏ bưởi

Chúng ta sẽ dùng phần vỏ bưởi xanh bên ngoài để nấu chè. Bạn hãy dùng dao lọc bỏ phần cùi trắng bên trong. Sau khi đã tách được vỏ bưởi, cắt thái chúng thành sợi dài và mỏng rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo nước. Bước làm này sẽ giúp vỏ bưởi được mềm hơn, chắt lọc các tinh chất trong vỏ bưởi tốt hơn.

Bước 3: Sơ chế múi bưởi

Phần múi bưởi sẽ được dùng để chắt lọc lấy nước. Bạn cần bóc tách từng múi bưởi, ép lấy nước, rồi lọc bỏ phần hạt và bã. Bạn có thể dùng máy xay để tiết kiệm thời gian sơ chế, rồi sau đó dùng lớp vải mỏng để lọc lấy nước cốt. Tốt nhất là bạn nên dùng máy ép, sẽ hạn chế phần tép bưởi còn sót lại khiến món chè bưởi mật ong có vị đắng.

Bước 4: Nấu chè bưởi mật ong

Cho vỏ bưởi đã sơ chế sạch vào nồi nhỏ, đổ nước xăm xắp bề mặt và đun sôi dưới lửa nhỏ. Đảo đều tay thường xuyên. Đun hỗn hợp này trong khoảng nửa giờ, lúc này bạn sẽ thấy có những váng bọt nổi lên trên bề mặt nồi, đó chính là tinh dầu được tiết ra trong quá trình đun. Khi lượng nước trong nồi đã cạn bớt thì bạn cho thêm phần nước ép bưởi đã sơ chế ở bước 3 vào cùng. Tiếp tục đun cho đến khi nước bắt đầu sánh lại thì thêm đường.

Hỗn hợp trong nồi bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt và keo lại thì tắt lửa. Chờ cho đến khi nhiệt độ của hỗn hợp giảm xuống còn khoảng 50 độ thì cho mật ong đã chuẩn bị vào và đảo đều. Hoàn thành công đoạn này là bạn cũng đã xong nồi chè bưởi mật ong của mình rồi đó.

3. Cách nấu chè khúc bạch mật ong

Chè khúc bạch là món ăn rất ngon và chứa thật nhiều chất dinh dưỡng. Với vị ngọt thanh mát, mọng nước lèm với những viên khúc bạch giai giai, giòn giòn kết hợp vị thơm béo ngậy của sữa tươi, phô mai sẽ khiến không thể ngừng được, nhất là vào những dịp hè oi bức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

120ml sữa tươi không đường

120ml kem sữa tươi

40g đường cát trắng,

1 thìa nhỏ bột trà xanh,

20ml nước ấm,

20ml nước ấm để hòa với bột trà xanh,

7g bột gelatin (hoặc có thể thay bằng 3 lá gelatin) ,

1 thìa canh hạnh nhân cắt lát

Cùi nhãn đã lấy hột, hoặc vải thiều

20ml mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị viên khúc bạch kem sữa

Cho phần sữa đã chuẩn bị ra bát, thêm bột gelatin vào cho đến khi bột nở ra. Sau đó, cho một chút nước vào rồi đun cách thủy hỗn hợp này lên với lửa nhỏ.

Sau khi hoàn thành các công việc trên là bạn đã làm xong viên khúc bạch kem sữa rồi đó. Lúc này bạn chỉ cần nhấc ra khỏi bếp, đổ hỗn hợp vào khuôn thủy tinh, chờ cho nguội rồi để tủ lạnh 4-5 tiếng là dùng được.

Bước 2: Chuẩn bị nhân khúc bạch trà xanh

Hòa thìa bột trà xanh đã chuẩn bị vào 20ml nước ấm để bột được tan hoàn toàn. Phần gelatin cũng thực hiện tương tự như bước làm trên. Khi hỗn hợp bột gelatin và sữa đã hòa quyện vào với nhau thì cho trà xanh, kem và đường vào, đun cho tới khi sôi thì tắt lửa. Đổ hỗn hợp ra khuôn thủy tinh rồi để trong tủ lạnh từ 4-5 tiếng là dùng được.

Bước 3: Sơ chế hạt hạnh nhân

Hạnh nhân cắt lát nướng ở nhiệt độ 160 độ c khoảng 3-4 phút đến khi hạnh nhân chín là được hoặc bạn có thể chọn rang trên bếp đến khi hạnh nhân chín vàng.

Bước 4: Đun đường phèn và mật ong

Đun đường phèn đã chuẩn bị với một bát con nước lọc, nấu cho đến khi đường tan hết rồi để nguội. Khi hỗn hợp chỉ còn khoảng 50 độ C thì cho 20ml mật ong vào, khuấy đều.

Bước 5: Trình bày món chè

Khi hoàn thành xong các bước trên là cơ bản món chè khúc bạch mật ong của bạn đã xong rồi đấy. Lúc này bạn lấy 2 khuôn thủy tinh đựng nhân khúc bạch ra và cắt lát thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn. Cho nhân trà xanh, nhân sữa, cùi vải vào một cái bát, chan thêm nước đường phèn mật ong rồi rắc hạnh nhân lên bề mặt. Món chè này sẽ ngon hơn nếu được thưởng thức thêm với đá bào. Chắc chắn sẽ rất tuyệt trong những ngày hè oi bức đấy.

4. Cách nấu chè hạt sen mật ong ngon bổ dưỡng

Hạt sen và mật ong là hai vị thuốc vô cùng tuyệt vời trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt sự kết hợp hoàn hảo tạo nên món chè hạt sen thanh mát sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng này chỉ trong vài tuần dùng liên tục. Không những thế, chè hạt sen mật ong còn có công dụng bổ tâm, bổ tỳ, an thần, xua tan căng thẳng, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Hạt sen tươi 100g

Long nhãn 300g

Đường cát 300g

Mật ong nguyên chất 2 muỗng canh

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế hạt sen

Bước 2: Hầm hạt sen

Rửa sạch hạt sen tươi đã bóc vỏ, cho vào nồi cùng với 1.5 lít nước và long nhãn đã chuẩn bị. Hầm hỗn hợp này trong vòng 30-35 phút cho đến khi nhừ thì cho đường vào khuấy thật đều.

Bước 3: Hoàn thành món chè hạt sen mật ong

Khi nồi chè ở bước 2 đã hoàn thành, bạn đợi cho đến khi nhiệt độ giảm còn khoảng 50 độ C thì cho phần mật ong đã chuẩn bị vào, khuấy đều hỗn hợp là được. Không nên cho mật ong vào khi nhiệt độ còn cao, bởi nhiệt độ sẽ khiến cho mật ong không giữ được các thành phần quý giá của mình.

5. Cách nấu chè đỗ xanh mật ong ngon hấp dẫn

Chè đỗ xanh ( đậu xanh ) mật ong đem lại rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với các thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết, chè đỗ xanh mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giúp tinh thần được thư thái, thoải mái hơn. Bên cạnh đó, chè đỗ xanh mật ong vừa thanh nhiệt, giải độc, vừa tốt cho hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương.

Đặc biệt, bạn nào có triệu chứng hoa mắt, đau nửa đầu, sử dụng chè đỗ xanh mật ong thường xuyên sẽ giảm được tình trạng này đáng kể đó.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Đậu xanh 250g

Mật ong nguyên chất 50ml

Đường kính 200g

Bột sắn dây 100g

Gạo nếp 100g

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế gạo nếp và đỗ xanh

Rửa sạch đỗ xanh và gạo nếp bằng 2 lượt nước sạch, sau đó đổ hỗn hợp này vào một cái khay và ngâm cùng 1.5 lít nước, để trong khoảng 1 giờ. Càng ngâm lâu thì gạo nếp và đỗ xanh khi nấu sẽ càng mềm và thơm hơn. Tuy nhiên bạn không nên ngâm lâu quá, sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên có trong gao và đậu xanh.

Bước 2: Ninh gạo nếp và đậu xanh

Khi hỗn hợp đã ngâm đủ thời gian, rửa lại bằng nước cho thật sạch, rồi cho tất cả vào một cái nồi to. Đổ 1.5 lít nước vào nồi và ninh nhừ trong vòng 30-35 phút với lửa nhỏ. Nếu không căn được thời gian chính xác thì bạn hãy nhìn những hạt gạo và hạt đỗ nở bung, chín mềm thì tắt bếp.

Bước 3: Nấu chè đỗ xanh hạt sen

Khuấy nát đỗ xanh và gạo nếp ninh nhừ trong nồi. Thêm đường kính đã chuẩn bị sẵn rồi đun với lửa nhỏ, liên tục đảo đều tay để đường không bị vón thành cục dưới đáy nồi, dễ bị cháy.

Trong thời gian chờ đợi, bạn hòa bột sắn vào bát con nước lạnh. Lưu ý không nên hòa bột sắn vào nước nóng, sẽ khiến bột sắn bị vón thành cục. Khi nồi chè đã sôi thì đổ từ từ bột sắn vào, cho đến khi nồi chè đỗ xanh chuyển sang màu trắng trong và có độ kết dính thì tắt bếp.

Cách Sử Dụng Mật Ong Rừng Và Công Dụng Mật Ong Rừng

Thứ hai – 22/12/2014 02:44

Trước kia, ở Cựu lục địa, mật ong là chất làm ngọt duy nhất cho thực phẩm và lượng đem pha cho ngọt phụ thuộc vào khả năng cung cấp mật ong. Ở Anh lượng tiêu thụ hằng năm theo đầu người lúc đó có lẽ không quá 2kg, cho mãi tới sau thời kỳ Trung cổ, đường mía vẫn là thứ quí hiếm và đắt tiền.

1. Dùng thường xuyên: Giúp da dẻ hồng hào (bổ máu); Ăn ngon miệng hơn và ngủ sâu giấc hơn. Cách sử dụng: Pha 2 thìa mật ong với nước ấm (không quá nóng, không dùng nước lạnh), uống buổi sáng khi chưa ăn gì vào bụng. Cách dùng tốt sau đó khoảng 10-15 phút hãy ăn sáng.Ngoài ra: + Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh. + Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi sinh, ốm dậy. 2. Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu. 3. Nếu bị cảm lạnh, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong. 4. Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em. 5. Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay. 6. Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy. 7. Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. (Còn cái này là của tây, đơn giản dễ sợ luôn: 1 thìa mật ong+nước chanh vắt+nước ấm, uống trước khi ăn chữa đau dạ dày) 8. Với người huyết áp cao, dùng một ngày hai lần: 1 thìa mật ong + nước ép gừng+ hồi xay nhỏ Ngoài ra mật sữa ong chúa (mật ong có chứa 2 – 4% sữa chúa) làm thuốc bổ cao cấp: ngày uống 2 – 3 ml, ngậm trong miệng đến khi tan hết. 9. Người mới đi làm về, mới chơi thể thao xong, trong người đang nóng, đang toát mồ hôi… cần giải nhiệt! Hãy pha ngay nước cam mật ong, chanh mật ong, tắc mật ong, sau đó thêm lượng nước đá cho vừa đủ mát, thật là tuyệt vời! Không có bất kỳ loại nước giải khát nào bằng.

Trước kia, ở Cựu lục địa, mật ong là chất làm ngọt duy nhất cho thực phẩm và lượng đem pha cho ngọt phụ thuộc vào khả năng cung cấp mật ong. Ở Anh lượng tiêu thụ hằng năm theo đầu người lúc đó có lẽ không quá 2kg, cho mãi tới sau thời kỳ Trung cổ, đường mía vẫn là thứ quí hiếm và đắt tiền. Nhưng vì công nghiệp đường thế giới phát triển, nên giá đường so với giá mật ong giảm xuống. Hai sản phẩm này trở nên ngang giá vào thời điểm khác nhau ở mỗi nước, ở Anh có lẽ vào khoảng năm 1760 đến 1860. Sau cùng, đường từ chỗ là thực phẩm quí hiếm trở thành thực phẩm rẻ tiền. Ở Anh lượng tiêu thụ hàng năm theo đầu người tăng nhanh sau năm 1873 là khi bỏ thuế hàng hoá đánh vào đường. Vào những năm 1960, lượng tiêu thụ lên đến quá 50kg nhưng sau đó lại giảm xuống dưới 40kg. Mức tiêu thụ cao hiện nay về thực phẩm là đồ uống ngọt ở nhiều nước đồng thời hình thành với sự phát triển của công nghiệp đường và khả năng cung cấp đường rộng rãi. Nay mật ong chẳng dùng bao nhiêu mà giá lại gấp mấy lần đường. Trên thế giới, việc tiêu thụ mật ong phụ thuộc vào mức thu nhập thích đáng cũng như sự ưa thích mật. Mật ong là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng dễ tiêu, mà ta có thể kiếm được ở những dạng “thiên nhiên” như hầu hết các sản phẩm khác, và được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Ngày nay, phần lớn sản lượng mật ong trên thế giới được dùng như một chất phết lên thức ăn cho ngọt hoặc pha chế nhiều cách vào thực phẩm hoặc đồ uống để làm ngọt thêm. Ít có những loại thực phẩm khác được tiêu dùng làm thực phẩm rộng rãi như vậy trong trạng thái tự nhiên không biến chất và mật ong cho ta cơ hội duy nhất để thưởng thức hương vị của bao loài hoa xung quanh ta hoặc ở miền xa lạ nào đó trên trái đất. Nơi bánh mì là thực phẩm chủ yếu thì ăn bánh mì với mật ong ở một số nước chứng tỏ đời sống khá giả. Bánh mì nóng hoặc bánh mì nướng giòn làm cho hương thơm của mật ong bốc lên. Có thể mua mật ong dưới nhiều dạng khác nhau, có thể ở dạng lỏng (trong) hay kết tinh (miếng, dạng tinh thể) trong lọ: có thể làm cho mật kết tinh hoá lỏng trở lại bằng cách đặt thùng đựng mật ong trong nước ấm hoặc đun nóng rất nhanh trong lò viba, cũng có cách chế biến mật thành “lát” hoặc miếng bánh tổ cắt ra để trong bình chứa nông hoặc miếng bánh tổ cắt ra thả nổi trong lọ thuỷ tinh đựng mật lỏng, được gọi là mật khoanh.Dùng trong bếp Người ta thích cho mật vào những món ăn không qua lửa, một số món nhờ mật ong mà tôn được giá trị gồm có: xốt khô làm bằng bơ, mật ong và nước chanh chẳng hạn, xốt lỏng làm bằng mật ong và nước cam, mật ong và pho mát không hớt kem phủ lên bánh nướng, nước xốt mayonne, và nước chanh nóng hoặc lạnh. Có thể làm lấy các chất phết lên bánh bằng mật ong hoa quả và có bán ở một số nước. Cho mật ong vào bánh mỳ và bánh ngọt có ích lợi đặc biệt chủ yếu do đường fructoza trong mật ong: khả năng hút nước của mật ong nâng tính giữ ẩm và đặc tính để lâu của bánh ngọt như bánh gừng, một loại bánh mì hoặc bánh ngọt có mật ong tạo được lớp vỏ nâu hấp dẫn. Khi dùng mật ong thay đường làm bánh thì nhiệt độ nên thấp hơn 150 hoặc nướng trong thời gian ngắn hơn. Đồng thời, nếu công thức làm bánh với đường đã phù hợp thì nên giữ lại một nửa lượng đường ở mẻ làm thử thứ nhất. Mật ong chứa khoảng 80% đường và 20% nước nhưng ngọt hơn đường. Khi làm bánh ngọt có thể dùng mật ong nhiều hơn đường 10% đến 20% tính theo khối lượng tuỳ khẩu vị và giảm lượng chất lỏng phụ thêm chút ít. Mật ong có trọng lượng riêng tương đối cao hơn hầu hết các thực phẩm khác. Một “cốc Mỹ” chứa 225g nước, khoảng 200g đường nhưng khoảng 325g mật ong; dùng mật ong trong một công thức có lẫn các đơn vị về thể tích với đơn vị về khối lượng thì gây khó chịu.Dùng trong công nghiệp thực phẩm Mật ong ít nhất đã xâm nhập vào một mặt hàng sôcôla, một số loại kẹo caramen và kẹo cứng, nhất là loại kẹo làm dịu viêm họng. Nó là thành phần quan trọng trong một số mứt kẹo cổ truyền, có thể ở cả nước Ba Tư cổ xưa hoặc vùng Ả rập, mặc dù ngày nay đường được bán phổ biến để làm mứt kẹo. Đã có nhiều hướng làm lấy kẹo có mật ong, kẹo tu – rông, mỗi năm vào dịp Nôen cũng sản xuất tới 8000 tấn, nhất là ở Tây Ban Nha; ở Italia có kẹo toron, ở Pháp: kẹo nuga; ở Hylạp: kẹo hanvat và kẹo pasteli Baklaba ở Hylạp và Thổ nhĩ kỳ là sản phẩm trung gian giữa kẹo và bánh; nhưng bánh nhân hoa quả của Pháp và Lebkuchen ở Thụy sỹ là loại bánh nướng có nguồn gốc từ phương Bắc. Mật ong được sử dụng với khối lượng lớn vào sản xuất nhiều loại thực phẩm và trên nhãn thường ghi rõ bằng chữ viết to vì như thế có thể tăng được lượng bán ra. Người ta dùng mật ong bọc hạt dẻ và các hạt cốc làm món ăn sánh – nhất là mật ong kiểu mạch hoặc loại mật ong khác nặng mùi, ít được ưa chuộng làm bánh ngọt và bánh quy; làm mứt quả và các loại chất phết lên bánh khác, trong đó có bơ trộn mật ong, và cả trong sữa chua thơm và kem. Một công trình nghiên cứu về kem ở Na uy (Steinsholt, 1983) cho biết: những mẫu kem có trộn mật ong Na uy (tới 10%) mùi thơm hơn hẳn so với loại không có mật ong và mật ong mùa hè cũng thơm hơn hẳn so với mật dịch ngọt hoặc mật thạch nam. Kem có 7,5% mật trở lên mềm hơn loại khác rõ rệt bởi vì điểm đông đặc của đường fructoza thấp hơn đường sucroza nhiều. Ở Mỹ mỗi năm tối thiểu các nhà sản xuất thịt hộp dùng 75 – 100 tấn mật ong để làm giảm bông trộn mật ong đóng hộp (Willson và Crane, 1975).Dùng trong pha chế rượu. Ở nhiều cùng châu Phi nhiệt đới, nhất là Ethiopia, người ta dùng nhiều mật ong lên men theo phương pháp cổ truyền để làm bia. Ở châu Âu, xưa cho mật lên men thành rượu mật ong, có tới 12 độ rượu. Các loại rượu ngày nay vẫn sản xuất nhưng ít hơn trước đây rất nhiều. Cho mật ong lên men theo phương pháp cổ truyền để làm rượu mật ong hoặc vang mật ong, làm metheglin trong có nhiều loại cỏ và làm những loại rượu nặng hơn. Trong sản xuất nước táo, nếu cho thêm từ 4 – 5% mật ong thì xúc tiến được quá trình lắng trong ở nhiệt độ khác nhau.Mật ong trong y dược Ngày nay, mật ong được dùng thường xuyên ở bệnh viện trong các trường hợp có căn cứ chắc chắn và coi như một thành phần của những loại thực phẩm có tính chất tổng hợp và pha chế. Chính hệ thống enzim của mật ong đã bảo vệ cho mật ong không bị hỏng trong quá trình ong sản xuất ra và trong thời gian bảo quản sau này. Những hệ thống tương tự tạo nên cơ sở cho việc sử dụng mật ong làm chất diệt khuẩn khi băng bó vết thương, chỗ bỏng và vào một số việc khác. Áp lực thẩm thấu cao của mật ong có tác dụng khử nước đối với hầu hết vi sinh vật, ức chế sự phát triển của chúng và có thể làm cho chúng chết. Mật ong còn có ích trong việc rút đi một số dịch trong mô bị phù nước. Người ta thông báo nhiều chất khác coi như nguồn kháng sinh hoặc những dược tính khác của mật ong, chẳn hạn “chất ức chế” nhiệt kháng và những thành phần bay hơi trong một số loại mật ong lấy ở một số loại cây.Mật ong trong công nghệ mỹ phẩm Mật ong được sử dụng trong việc bào chế các sản phẩm chăm sóc da cho phụ nữ, đặc biệt cho phụ nữ mang thai và sau sinh. vì tính kháng khuẩn cao và dưỡng ẩm cao chống lão hóa da. Phụ nữ mang thai và sau sinh do thay đổi nội tiết tố nên gặp rất nhiều các vấn đề về da. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo phụ nữ trong thời kỳ mang thai sinh con, không nên sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất tổng hợp. Sản phẩm chăm sóc da chiết xuất 100% thiên nhiên là lựa chọn an toàn cho cả mẹ và bé.Dùng làm thực phẩm uống Hàng năm ít nhất trên thế giới người ta mua tới 200 tấn mật ong để chế hợp dịch và keo chống ho; trong các thành phần phụ thêm khác có dầu bạc hà và dầu bạch đàn. Mật ong có tác dụng làm dịu đau và thường dùng cùng với nước chanh làm thực phẩm chống ho và viêm họng trong gia đình. Có một số người bị bệnh sốt mùa hè cho biết: nếu họ ăn nắp vít lỗ tổ cắt từ cầu mật ra trước khi quay mật thì cơn sốt giảm nhẹ đi nhưng tác giả chưa hề biết đến những thí nghiệm có đối chứng nào về sử dụng mật ong và sáp trong lỗ tổ vít nắp thế này. Mật ong thường là đồ uống kích thích có tính chất phổ biến; các chất đường trong mật, glucoza và fructoza được hấp thụ trực tiếp vào máu và trở thành nguồn năng lượng dùng trực tiếp. mật ong dùng chữa bệnh dạ dày và đường ruột có hiệu quả. Mật ong được dùng nhiều trong y học phổ thông ở một số nước, nhất là ở Tây Âu và châu Á cũng như ở vùng đạo hồi. Đôi khi ăn mật ong được coi là phần nào đã áp dụng liệu pháp chữa bệnh bằng sản phẩm ong. Một số công dụng khác của mật ong Mật ong được dùng vào nhiều mục đích khác, tuy khối lượng không lớn, như bảo quản tinh dịch bò đực và giác mạc con ngươi để cấy truyền. Đôi khi người ta đem loại mật ong chất lượng thấp cho lợn bò ăn. Mật ong còn dùng để điều trị nhiều bệnh súc vật. Trong mỹ phẩm, mật ong có những công dụng cổ truyền, giới thiệu một số công thức tự pha chế để làm dịu và làm ẩm da, làm mịn mặt và nuôi tóc, nêu một số công thức ở nước Nga là nơi thành phần mỹ phẩm không giữ bí mật chặt chẽ lắm, nhiều nơi khác thường nói đến sử dụng mật ong nhưng không rõ số lượng hoặc không biết hoạt chất chính là gì.

Cách Làm Sâm Tẩm Mật Ong

Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu thuốc… hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong, một dược liệu có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo chỉ thống, hoãn cấp giải độc, an ngũ tạng, hòa bách dược. Đây là cách sử dụng nhân sâm dưới dạng phối ngũ khá độc đáo mà nhiều người chưa được biết. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.

Công thức 1: Nhân sâm tươi 500 g, mật ong 250 g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ 3 lần, sau đó bỏ bã, hòa với mật ong rồi cô đặc thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 g. Công dụng: diên niên ích thọ, rất thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khỏe để kéo dài tuổi thọ.

Công thức 2: Nhân sâm 3 g, mật ong 15 g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ lấy chừng 200 ml (bã thuốc có thể nhai nuốt, sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí đề tỉnh thần, tráng dương hưng dục, diên niên ích thọ, dùng làm thuốc bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, xuất tinh sớm, di tinh…

Công thức 3: Nhân sâm tươi 30 g, sữa bò 150 g, lê tươi 500 g, mật ong 120 g. Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ 3 lần, bỏ bã lấy nước cốt; lê gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước; đổ mật ong, sữa bò, nước lê và dịch chiết sâm vào nồi, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g. Công dụng: bổ khí dương âm, thanh phế nhuận táo, dùng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt như mất sức, khó thở, dễ bị cảm mạo, hay vã mồ hôi, ho khan ít đờm, môi khô miệng khát, hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, tai ù tai điếc, đại tiện táo…

Công thức 4: Nhân sâm 5 g, hạnh đào nhân 50 g, mật ong 300 g. Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao thơm tán vụn, hai thứ đem sắc thật kỹ lấy nước rồi hòa với mật ong, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g với nước ấm. Công dụng: bổ nguyên dương, làm đen râu tóc, phòng chống rụng tóc, chuyên dùng bồi bổ cho những người thể lực suy yếu, thị lực giảm sút, râu tóc sớm bạc, rụng tóc nhiều…

Công thức 5: Nhân sâm 100 g, can khương 100 g, cam thảo 150 g, bạch truật 150 g, phụ tử chế 100 g, mật ong 650 g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7 g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm. Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày – đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt…

Công thức 6: Nhân sâm 30 g, sinh địa tươi 320 g, bạch linh 60 g, mật ong 400 g. Nhân sâm và bạch linh sấy khô tán bột, sinh địa rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, sau đó cho tất cả vào nồi cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g. Công dụng: tư âm nhuận phế, ích khí bổ tỳ, chuyên dùng để bồi bổ cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, di tinh, liệt dương thuộc thể Khí âm lưỡng hư.

Công thức 7: Nhân sâm tươi (loại được bảo quản trong túi nilông đã hút chân không) 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Nhân sâm giã nát, ép lấy nước rồi hòa với mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, bã có thể hãm với nước sôi uống thay trà. Công dụng: đại bổ nguyên khí, nhuận táo sinh tân, thường được dùng làm nước uống tăng lực cho những người có thể chất suy nhược. Công thức này cũng có thể gia thêm lê 1 quả, táo (loại to nhập từ Trung Quốc) 1 quả, cà rốt 1 củ, tất cả rửa sạch, ép lấy nước uống để làm đồ giải khát, tăng lực và cải thiện làn da cho phụ nữ.

Công thức 8: Nhân sâm 30 g, bào thai hươu 1 bộ, bạch truật 30 g, bạch linh 30 g, cam thảo 30 g, đương quy 30 g, xuyên khung 30 g, bạch thược 30 g, thục địa 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc đem sắc thật kỹ, lấy nước hòa với mật ong rồi cô thành dạng cao đặc, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 g. Công dụng: bổ ích khí huyết, điều kinh trợ thai, dùng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho những phụ nữ muộn con do tử cung lạnh.

Nhân sâm tươi có nhiều loại khác nhau tùy theo nơi khai thác, nguồn gốc địa lý và cách chế biến. Cho đến nay, sâm Triều Tiên ( Cao Ly sâm) và nhân sâm hàn quốc vẫn được coi là tốt hơn cả, trong đó hồng sâm (loại to nặng trên 37 g, cắt bỏ rễ râu, chế biến sao tẩm với các phụ gia khác rồi đem chưng cách thủy, sấy khô và đóng vào hộp gỗ) là tuyệt vời nhất.

Sâm tươi ngâm mật ong nên lựa chọn mật ong rừng tốt nhất. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe

Theo samyennhatminh.com

Tham khảo thêm về Nhân Sâm >click<