Cách Nấu Chè Miền Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Bắp Miền Nam

Cách nấu chè bắp đậu xanh

Nguyên liệu tương tự như cách nấu chè bưởi chỉ thay cùi bưởi bằng bắp ngô.

Đậu xanh mình dùng đậu xanh tách vỏ, ngâm trước khi nấu với nhiều nước trong 1 – 2 giờ đồng hồ. Sau đó xả lại nhiều lần với nước cho đến khi nước rửa trong là đậu sạch.

Bắp được người Huế chọn nấu chè phải là bắp sữa ở Cồn Hến, loại bắp non có vị ngọt thanh ngon, khi nấu sẽ sánh đặc tự nhiên, không cần dùng đến các loại bột làm sánh khác. Bắp lột vỏ, nhặt sạch râu bắp, rửa với nước cho sạch bụi, rồi dùng dao bào, bào mỏng dọc thân bắp. Bắp bào xong đựng trong một tô riêng.

Dừa cho vào thau, cho thêm hai chén rưỡi nước ấm vào, nhào sơ rồi vắt lấy nước.

Cho từ từ đường vào nồi, vừa cho vừa khuấy cho đường tan thật đều. Ẩm thực của người Huế chú trọng sự tinh tế trong khẩu vị, dù là món mặn hay món chè, thì vị cũng chỉ vừa đủ, thanh và nhẹ. Vì thế, với cách nấu chè bắp đậu xanh kiểu Huế, mình không dùng nhiều đường.

Tuy nhiên, nếu bạn nấu cho gia đình mình chứ không đãi đằng khách khứa chi hết, thì độ ngọt nhạt tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Cho đường xong thì chỉ chờ chè sôi lại là tắt bếp. Cho vani vào nồi khuấy tan là bạn đã hoàn tất món chè bắp đậu xanh.

Chè nấu xong múc ra bát dùng nóng rất ngon. Mùi bắp thơm quyện với hương vani theo khói lan tỏa ngay khi giở vung, múc một muỗng chè cho vào miệng, vị ngọt nơi đầu lưỡi còn chưa kịp tan, đã cảm tới chút beo béo của đậu xanh và chút mềm dẻo của bắp nếp.

Người miền nam thích ăn chè bắp với chút nước cốt dừa thắng sệt rưới lên trên, chè Huế cho hẳn nước cốt dừa vào khi nấu, vị nước cốt dừa ngấm vào từng lát bắp, hạt đậu, nhẹ nhàng mà vẫn tròn vị béo ngậy, thơm ngon đến lạ kỳ. Thử một lần nếm chút vị cố đô với cách nấu chè bắp đậu xanh này, tin chắc bạn sẽ còn muốn có ăn thêm lần thứ hai thứ ba nữa đấy!

Cách Nấu Chè Thập Cẩm Chuẩn Kiểu Ba Miền Bắc Trung Nam

Cách nấu chè thập cẩm ở ba miền đều có những hương vị đặc trưng khác nhau cũng như mang đến nhiều cảm giác ngon là cho người thưởng thức. Điểm khác nhau chính của món chè ở mỗi miền chính là các nguyên liệu để nấu lên chúng. Công thức làm chè thập cẩm như sau.

Cách nấu chè thập cẩm miền Bắc và miền Nam

Công thức nấu chè thập cẩm kiểu miền Bắc và miền Nam khá giống nhau cả về phần nguyên liệu cũng như các bước thực hiện. Để nấu được đúng những ly chè này, bạn chuẩn bị như sau.

Nguyên liệu nấu chè thập cẩm gồm có:

Khoai môn: 2 củ cỡ vừa.

Khoai lang: 1 củ cỡ vừa.

Đậu đỏ: 100 gram.

Bột báng: 100 gram.

Nước cốt dừa: 100 ml.

Đường kính trắng: 200 gram.

Các bước nấu chè thập cẩm như sau:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Khoai môn + khoai lang: Rửa sạch, gọt vỏ rồi xắt thành các miếng vuông vừa ăn.

Đậu đỏ: Rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu nổi lên trên mặt nước sau đó đem ngâm từ 2 – 3 tiếng.

Bột báng: Rửa sạch rồi cho vào nồi đun cho tới khi viên bột trở lên trong suốt là được. Vớt bột ra và thả vào tô nước lạnh.

Bước 2: Nấu chè

Đậu sau khi ngâm bạn cho vào nồi với một lượng nước vừa phải. Đặt nồi đậu lên bếp rồi ninh đậu cho đến khi hạt bở mềm thì thêm đường cho vừa vị ngọt.

Cho phần khoai lang và khoai môn vào hai nồi riêng biệt, đổ lượng nước vừa phải và đun cho khoai mềm. Lưu ý khi đun cần hạn chế khuấy để tránh khoai bị nát. Khi khoai chín, bạn nêm đường cho vừa ăn.

Khi các phần nguyên liệu đã chín, bạn cho vào ly/bát 1 chút đá bào rồi múc khoai, đậu, bột báng vào chung. Rưới phần nước cốt dừa lên trên cùng và trộn đều rồi thưởng thức.

Cách nấu chè thập cẩm miền Trung

Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền trung gồm có:

Đậu đỏ: 100 gram.

Đậu xanh: 100 gram.

Lạc rang chà vỏ: 50 gram.

Bột nếp: 100 gram.

Bột năng: 100 gram.

Dừa xiêm: 1 quả.

Lá dứa tươi: 3 – 5 lá.

Đường kính: 200 gram.

Nước cốt dừa: 200 ml.

Sữa tươi không đường: 200 ml.

Các bước nấu chè thập cẩm Miền Trung như sau:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đậu đỏ: Đậu đỏ rửa sạch, bỏ đi các hạt nổi trên mặt nước rồi ngâm khoảng 30 phút. Hết thời gian ngâm, bạn cho đậu vào ninh mềm rồi nêm đường cho vừa vị.

Đậu xanh: Cũng như đậu đỏ, bạn ngâm kỹ đậu xanh với nước. Xong xuôi, bạn cho đậu vào đồ chín hoặc nấu chín sau đó tán nhuyễn và viên đậu lại thành những viên vừa phải.

Dừa xiêm: Nạo sợi ½ quả dừa xiêm. ½ quả còn lại, bạn thái thành những lát mỏng.

Bột nếp: Nhào kỹ với nước sau đó nặn thành những viên tròn nhỏ. Nặn xong, bạn cho phần bột này vào luộc chín rồi vớt ra thả vào tô nước lạnh.

Bước 2: Hoàn thiện món chè thập cẩm

Xay nhuyễn và vắt lấy 1 – 2 bát con nước lá dứa. Tiếp đến, cho phần nước lá dứa này cùng với đường + sữa tươi và đun sôi rồi để nguội.

Cho đá bào vào bát, tiếp đến bạn múc lần lượt các thành phần gồm đậu đỏ + bột + đậu xanh + dừa nạo sợi + dừa thái lát vào bát. Múc phần nước chè + nước cốt dừa rồi rắc phần lạc rang lên trên. Trộn đều và thưởng thức món chè thập cẩm.

Công Thức Cách Nấu Chè Bắp Miền Nam Lạ Miệng Khó Cưỡng

Chè bắp là món ăn ngon, không ngọt đậm như các món chè khác mà rất thanh vị, lại thoang thoảng mùi thơm của bắp. Cách nấu chè bắp miền Nam về cơ bản không khác nhiều với cách nấu chè bắp ở các vùng miền khác, chỉ là có sự thêm bớt thêm một số nguyên liệu cho phù hợp với từng vùng miền.

Nguyên liệu nấu chè bắp miền Nam

Bắp tươi: 3 – 4 trái

Đường cát trắng: 100g

Nước cốt dừa: 250ml, bạn có thể mua loại đóng hộp sẵn hoặc tự làm tại nhà

Bột sắn dây hoặc bột năng: 2 thìa cà phê

Đậu phộng rang giã nhỏ

Lá nếp: 5 lá

Công thức nấu chè bắp miền Nam

Chọn trái bắp tươi, hạt non, đem bóc vỏ và bỏ hết râu bắp, rửa thật sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Khi bắp chín, bạn vớt ra để nguội rồi dùng dao sắc thái mỏng hạt bắp hoặc có thể tách thành từng hạt nguyên vẹn cũng được. Tuy nhiên, nếu để cả hạt thì thời gian tách và chế biến sẽ lâu hơn một chút.

Lá nếp sau khi được làm sạch, cho vào một nồi nước lọc và đun sôi lên. Lá nếp có tác dụng tạo mùi thơm cho món chè, bạn có thể bỏ qua bước này cũng không sao.

Bột năng hoặc bột sắn dây bạn cho vào một cái chén và trộn khô, sau đó mới từ từ cho nước vào và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan, tỉ lệ là 3 bột: 1 nước. Nếu muốn thêm tinh dầu bưởi thì bạn có thể cho vào ngay lúc này.

Khi nồi nước nấu lá nếp đã sôi, bạn vớt lá nếp ra ngoài rồi từ từ cho hỗn hợp bột vào nồi, nhanh tay khuấy đều để bột không bị vón cục. Đun lửa nhỏ và khuấy liên tục cho tới khi nồi nước có độ sánh đặc thì bạn nêm nếm lượng đường vừa ăn. Nếu muốn chè đậm đà hơn thì bạn cho thêm một chút muối.

Sau khi nêm nếm gia vị vừa ăn, bạn cho hạt bắp thái sẵn vào trong nồi, đun với lửa nhỏ trong khoảng 7 – 10 phút cho bắp chín mềm là được.

Hoàn thiện món chè bắp

Múc chè ra chén nhỏ, rưới nước cốt dừa và rắc thêm đậu phộng lên trên cùng là đã xong món chè bắp miền Nam. Bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh đều rất ngon.

Công thức nấu chè bắp miền Nam đơn giản, các nguyên liệu có bán ở khắp nơi, dễ mua, dễ làm. Chỉ với chưa đầy một giờ đồng hồ, bạn có thể hoàn thành từ A – Z các bước để nấu chè bắp ngon.

Cách Nấu Canh Bún Miền Nam

Canh bún là món ăn có nguồn gốc từ miền Bắc, nhưng hiện nay, trong khi món ăn này trở nên rất hiếm hoi ở các hàng quán miền Bắc, thì nó đã trở thành một trong những món nổi tiếng nhất của miền Nam. Canh bún miền Nam là một biến tấu khác lạ – nếu không muốn nói là có hương vị khác lạ hoàn toàn – so với canh bún miền Bắc. 

Món canh bún rất được nhiều người ưa thích này thích hợp nhất vào những ngày mưa, mát…

– Nửa kí xương heo (hoặc sườn non)

– Nửa chén tôm khô

– Nửa chén thịt heo xay [có thể thêm vào đây tôm tươi hoặc cua tùy thích]

– 2 hột gà

– 2 muỗng cafe dầu màu điều

– 2-3 trái cà chua chín

– Đậu hũ, huyết heo (số lượng tùy ăn), chả lụa (tùy thích)

– Rau ăn chung: rau muống, hẹ (hoặc hành lá), (kèm rau thơm nếu thích)

– Hành củ băm, tiêu, Ớt băm, 2 muỗng canh mắm tôm, me vắt, và các gia vị thông thường

Thực hiện:

Bước 1:

Theo dõi trên FACEBOOK

Bước 2:

– Hòa mắm tôm với chút nước lạnh, lọc hết cát bẩn. Chế mắm tôm này vào nồi nước lèo, nấu sôi rồi nêm vào nồi 2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường.

Bước 3:

– Tôm khô cho vô nước ấm ngâm nở, rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát.

– Nếu nấu với tôm tươi thì lột vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu, giã nát.

Bước 4:

– Trộn thịt xay, tôm khô giã nát, tôm tươi giã nát (nếu có), hột gà, hành củ xắt lát, 1 muỗng cafe mắm tôm, một chút tiêu, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, trộn lên cho đều. Ướp 20 phút cho ngấm.

Bước 5:

– Rau muống mua về nhặt rửa sạch (bỏ cọng già đi). Bắc nồi nước sôi cho vào 1 nhúm muối rồi bỏ rau muống vào nấu cho sôi.

Bước 6:

– Nước sôi thì gắp rau muống ra cho ngay vào thau nước có bỏ sẵn đá lạnh để rau muống giòn xanh. Sau đó gắp rau muống ra rổ để ráo.

Bước 7:

– Đậu hũ chiên vàng rồi xắt miếng nhỏ vừa ăn

– Huyết heo rửa sạch, chần qua nước sôi cho chín rồi xắt thành miếng vừa ăn.

Bước 8:

– Hẹ / Hành lá xắt nhỏ.

Bước 10:

– Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho 2 muỗng cafe dầu điều và ít hành củ xắt lát vào phi thơm, sau đó đổ 1/2 chén nước từ nồi nước lèo hầm bên kia qua. Sau đó đổ nồi này vào lại nồi nước lèo.

Bước 11:

– Đun nước lèo cho sôi, lấy muỗng múc từng muỗng hỗn hợp tôm thịt đã ướp ở trên thả vào nồi, múc lần lượt cho hết tô… Chờ cho nước sôi. Khi nào thấy tôm thịt nổi lên (riêu) là chín.

– Cuối cùng cho cà chua, huyết heo, đậu hũ vào nấu chung tới khi tất cả chín hết. Nêm nếm lại cho vừa miệng.

Bước 12:

– Khi ăn cho bún sợi to dưới tô rồi chan nước cùng với nguyên liệu trong nồi nước dùng vào. Ăn với rau muống luộc và rau nhợ gì tùy bạn. Món này điểm chút vị chua mới ngon, bạn dùng me dầm ra lấy nước cốt, không thì dùng chanh cũng được. Và nhớ nêm thêm một ít ớt và mắm tôm cho dậy mùi trước khi ăn.

Bảo Tố