Cách Nấu Chè Sài Gòn Ngon / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Chè Sài Gòn Ngon

Cách nấu chè sài gòn ngon

Nguyên liệu nấu món chè bưởi ngon giòn:

– 200g đỗ xanh đã xát vỏ

– 1 quả bưởi to (nếu quả nhỏ thì mua 2 quả)

– Đường (định lượng tùy khẩu vị)

– 3 teaspoon muối

– 200g bột năng

– Bột lọc: 500gr

– Hoa bưởi (có thể thay bằng tinh chất vani)

– Nước cốt dừa: 1/2 hộp

Cách nấu món chè bưởi:

Đỗ xanh ngâm trong nước trước 1 tiếng rồi cho ra rổ, để ráo.

Bưởi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng. Trong khi gọt, không nên gọt sát phần vỏ xanh bên ngoài để cùi bớt đánh. Cùi trắng xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

Trộn đều cùi bưởi đã xắt nhỏ với muối trắng, 1 chút nước. Cứ thế bóp thật kĩ (chú ý bóp nhẹ tay, không để nát vỏ) đến khi cảm thấy miếng cùi chuyển sang màu trong và tiết tinh dầu nhờn. Làm lại thao tác này 6-7 lần cho kiệt sạch rồi cho vào rổ, xả qua nước lạnh cho sạch muối rồi vắt ráo nước.

Làm lại quy trình trên khoảng 2 lần. Nếm thử cùi bưởi nếu thấy hết đắng và hết vị cay là được. Trong trường hợp chưa hết vị đắng, luộc cùi bưởi sơ với nước sôi cùng chút muối. Khi nước sôi trở lại, dùng đũa đảo đều, đun thêm khoảng 1 phút nữa rồi vớt cùi bưởi ra. Lại tiếp tục công đoạn xả nước – vắt kiệt, sau khoảng 3-4 lần là được để hết đắng. Ướp cùi bưởi với một ít đường khoảng 1 tiếng.

Lăn khô cùi bưởi đã ướp đường với bột năng trong một tô lớn. Bước này gọi là bọc áo bột năng cho cùi bưởi. Lớp áo bột năng sẽ giúp phần cùi bưởi giòn giòn, dai dai rất ngon. Khi nấu, cùi bưởi sẽ không bị nát.

Hòa bột năng (bắt đầu với 3 tablespoon) với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khấy đều cho đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại (không nên làm đặc quá). Cho tiếp cùi bưởi đã bao bột vào luộc (chú ý không luộc quá nhiều cùi bưởi cùng lúc vì sẽ ko đảm bảo nhiệt khiến bột bị rơi ra mất đi độ dai và các miếng cùi dễ bị dính vào nhau).

Luộc cùi bưởi cho đến khi lớp bột chuyển sang màu trắng trong và nổi lên mặt nước thì lấy thìa khấy nhẹ tay ở mức lửa nhỏ rồi vớt ra. Sau đó, đổ vào một ấu nước lạnh (nước đá thì càng tốt, giúp cùi bưởi mau cứng và giòn hơn) ngâm trong khoảng 15 phút rồi đổ ra để ráo nước.

Dùng chính nước vừa luộc cùi, hòa thêm bột năng với nước lọc, từ từ chế thêm đến khi được độ sánh mong muốn thì cho nước cốt dừa, phần cốt dừa đã xong, các bạn trút ra bát để riêng.

Đun sôi một nồi nước khác, cho đường và khuấy tan (định lượng tùy khẩu vị). Cho đỗ xanh vào đun khoảng 10 phút, hạt đậu không bị nát, dính nếm thử thấy đỗ vừa chín tới là được. Hòa một nồi nước khác với bột năng và đường, quấy chín rồi từ từ rắc đậu xanh vào, sau cùng là đến phần cùi bưởi.

Quấy đều và nhẹ tay để phần đậu xanh cùng cùi bưởi hòa trộn và phân bố đều. Khi ăn múc ra bát, rưới nước cốt dừa dội lên trên, có thể ăn nóng hay lạnh tùy theo mùa và sở thích.

Cách nấu chè bưởi này không những thơm ngon mà còn có độ dai, giòn. Miếng cùi bưởi đạt yêu cầu là miếng cùi có độ trong vắt, có độ dai, giòn đặc trưng của bột lọc, bên trong vẫn cảm nhận được độ mềm ngọt của cùi bưởi.

Chè thốt nốt là đặc sản miền Tây.

Vị dẻo, mềm của cùi thốt nốt hòa quyện với vị béo, ngọt của nước cốt dừa cùng vị thơm của đường thốt nốt tạo nên món ăn quyến rũ. Dịu mát ngày hè với chè hạt sen nhãn lồng / Chè sen thanh mát ngày nắng nóng

Nguyên liệu:

– Cùi thốt nốt, 100 g đậu xanh, nước cốt dừa, đường thốt nốt, bột năng.

Cách làm:

Trái thốt nốt bổ dọc, cạo lấy phần cùi bên trong, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

Bột năng quậy đều với nước lã, đánh đều tay cho bột tan hết.

Đậu xanh bỏ vỏ, đun nước sôi đến khi chín mềm. Tiếp theo cho thốt nốt, đường vào đun cho đến khi đạt độ ngọt vừa ý. Cuối cùng cho thêm bột năng vào đun trong khoảng 2 phút để tạo độ sánh của chè.

Đun sôi nước cốt dừa. Cho chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên trên và dùng nóng.

Mùi vị thốt nốt hòa quyện nước cốt dừa, đậu xanh tạo nên chén chè thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

Cách Nấu Riêu Cua Ngon Nhất Sài Gòn

Lâu lâu thèm riêu cua thì mình trổ tài nấu nướng thôi, món ngon này vừa nhiều dinh dưỡng vừa đơn giản cực kì luôn mẹ ạ.

Ai từng ăn riêu cua nhấm vào miếng nước đậm đà dân dã, thêm cà chua thanh thanh+ miếng chanh nêm nếm vừa phải. Cách nấu riêu cua thơm ngon nhất tại nhà bày mẹ ngay sau đây nè:

Chuẩn bị nguyên liệu

– 500 gram cua đồng

– 3 bìa đậu phụ

– Cà chua

– Hành lá, rau mùi

– Bún

– Bột canh, nước mắm, dầu ăn, mắm tôm, số lượng tùy khẩu vị mỗi gia đình

Các bước nấu riêu cua đơn giản

– Cua tươi rửa sạch rồi bóc mai bỏ riêng, bóc bỏ phần yếm và miệng cua để loại bỏ chất nhầy trong cua. Bẻ đôi con cua thành 2 phần rồi chỉ việc cho vào cối giã. Dùng đầu tăm gạt gạch cua (Phần màu vàng) trong mai bỏ vào bát.

– Dùng cối giã cua sao cho thật nhuyễn. Tiếp đến cho 1,5 lít nước lọc vào phần cua trong cối, sau đó cho cả nước lẫn xác của phần cua giã đó vào rây để lọc lấy nước cua, lấy phần nước này đổ vào nồi. Giã và lọc cua 2 đến 3 lần để có được nồi nước dùng riêu cua ngon nhất.

– Thêm một lưu ý nhỏ cho các mẹ lần đầu làm cua nè: Nồi nước cua sau khi lọc không dùng ngay mà để yên trong khoảng 10 phút cho các chất cặn, bã cua lắng xuống đáy, sau đó chắt lấy phần nước trong sang nồi khác, phần nước này đem đi nấu món riêu cua.

Công đoạn nấu như sau:

– Cho vào nồi nước cua 1 muỗng cà phê muối trắng, bật lửa nhỏ và đậy hờ nắp vung hoặc không cần đậy lý do là bởi khi đậy quá kín mà quên lúc riêu cua sôi, các dưỡng chất phần thịt cua trào ra mất đi những phần dinh dưỡng.

– Trong khi chờ nước cua sôi, cắt đậu phụ thành từng khúc bằng nhau đem đi chiên vàng. Trước khi rán, mẹo hay cho mẹ là nên cho một chút muối trắng và để chảo dầu thật nóng già rồi mới chiên, dầu không té ra ngoài mà đậu nhanh vàng và giòn hơn tăng thêm phần hấp dẫn cho món riêu cua nhà mình.

Tiếp tục thả những lát cà chua bổ múi cau vào nước dùng. Phi hành băm thật thơm, cho gạch cua vào xào cho thơm, thêm một chút màu dầu điều lấy màu cho tô bún thêm đẹp. Gạch cua chín thì cho toàn bộ vào nồi nước dùng cua đang sôi bên cạnh.

– Sau cùng, nêm gia vị cho nồi nước dùng: 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng bột ngọt. Để tăng thêm vị chua, mẹ có thể cho thêm giấm ăn hoặc nước cốt chanh sau khi bắt ra. Nêm nếm xem nước dùng đã vừa chưa và trút phần đậu hũ vào cuối cùng.

Cách nấu riêu cua chuẩn công thức của mẹ đã hoàn thành, món này mẹ dùng ăn với bún hoặc ăn riêng với rau sống, xắt sẵn hành, rau mùi để ai thích có thể ăn kèm, mắm tôm đi chung là chuẩn nhất món ngon này rồi.

Cách Làm Chè Sài Gòn Ngon, Đúng Phong Cách, Hương Vị

Nguyên liệu làm chè Sài Gòn

Hoa quả: sầu riêng, mít, bơ, chôm chôm hoặc nhãn, chuối chín.

Sữa tươi có đường

Bột thạch Carrageenan (mua ở siêu thị nào cũng có), nước lọc

Màu thực phẩm hoặc nước cốt hoa quả.

Sữa tươi và các loại hoa quả: Hoa quả bóc vỏ để sẵn. Sữa tươi đổ ra cốc.

Làm thạch: Hòa 5g bột thạch vào 200ml nước sôi, thêm đường cho lên bếp đun sôi rồi bắc xuống, đổ ra bát, cho mỗi bát 1 giọt màu thực phẩm vào, (bạn có thể lấy màu đỏ từ nước cốt quả thanh long, màu xanh từ nước cốt rau cải thì màu sẽ khác hơn một chút), nhưng với lượng màu thực phẩm ít cũng không gây độc cho cơ thể nên bạn có thể dùng màu thực phẩm cho nhanh.

Bước 2: Sơ chế hoa quả, mít thái miếng dài, bỏ hạt, bơ bỏ hạt và thái hạt lựu, chuối thái miếng nhỏ, nhãn hoặc chôm chôm bóc vỏ bỏ hạt. Đổ sữa ra cốc hoặc bát to và cho các loại quả vào khuấy đều. Khi ăn thì múc ra cốc, cho chút sầu riêng lên trên.

Bước 3: Thưởng thức chè Sài Gòn cùng với đá bào hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, bạn nhớ là sầu riêng bỏ hạt để riêng, khi ăn mới cho vào khuấy đều lên là thưởng thức.

Yêu cầu chè Sài Gòn có vị ngọt vừa, thơm ngon của các loại hoa quả đặc biệt là mùi sầu riêng đặc trưng Sài Gòn.

Ăn chè Sài Gòn sẽ làm mát cơ thể, đẹp da và có vị ngon đặc biệt, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chè Sài Gòn ăn đến đâu lạ lẫm đến đó, mỗi miếng chè Sài Gòn lại bắt gặp hương vị của một loại hoa quả khác nhau làm bạn luôn cảm thấy tươi mới và hấp dẫn. Cách làm chè Sài Gòn thơm ngon tại nhà cũng không quá khó phải không nào? Chỉ cần vài bước cơ bản là bạn có thể làm ngay món ăn chơi ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.

Cách Làm Gỏi Cuốn Sài Gòn

Ưu điểm của món gỏi cuốn Sài Gòn chính là các nguyên liệu tươi, không dầu mỡ, không gây ngán,… Sự kết hợp của các nguyên liệu với nước chấm chua cay tạo nên sự hấp dẫn vô cùng kích thích vị giác. Món gỏi này vừa thích hợp để ăn chơi vừa phù hợp cho việc chiêu đãi bạn bè dịp cuối tuần. Chắc chắn rằng trong sổ tay của mỗi bà nội trợ nhất định phải có món ăn này rồi.

Nguyên liệu làm gỏi cuốn Sài Gòn gồm có:

Bún: 600gr

Tôm nõn: 300gr

Thịt ba chỉ: 300gr

Trừng gà hoặc trứng vịt: 2 quả

Cà rốt: 1 củ

Dưa chuột: 1 quả

Chanh: 1 quả

Rau thơm: Cải non, xà lách, rau mùi,…

Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, đường, ớt

Bánh đa nem: 1 tệp chừng 50 cái

Cách làm gỏi cuốn Sài Gòn ngon đúng điệu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Các nguyên liệu cần được sơ chế kỹ càng trước khi làm món gỏi cuốn này.

Cụ thể:

Tôm nõn: Bạn mua sẵn nên chỉ cần rửa và hấp lại. Nếu mua tôm sống thì bạn cần rửa rồi luộc sơ với muối.

Thịt ba chỉ: Rửa sạch và luộc chín.

Trứng: Tráng mỏng

Dưa chuột: Rửa sạch, nạo vỏ và thái thành lá mỏng và dài. Chú ý bỏ ruột để món ăn không bị ướt và nát quá.

Rau thơm: Bạn nhặt, loại bỏ những cọng bị thối nát. Sau đó đem rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng chừng 5 – 10 phút rồi vớt ra để ráo. Đối với rau xà lách bạn nên thái nhỏ và chú ý để riêng từng loại rau cho dễ cuốn.

Cà rốt: Gọt bỏ vỏ, cắt phần đầu và đem rửa sạch. Sau đó bạn đem nạo thành sợi nhỏ và trộn với chút đường. Khi sợi cà rốt mềm ra thì vắt sạch nước, để riêng.

Bước 2: Pha nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn

Cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn cũng quyết định không nhỏ tới chất lượng món ăn. Sự thành – bại của món gỏi phụ thuộc hoàn toàn vào nước chấm. Sự chua ngọt đủ cả, vừa miệng là lý do khiến gỏi cuốn Sài Gòn được các cầu thủ yêu thích.

Để pha được nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn ngon đúng điệu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Nước mắm: 70ml

Đường trắng: 60gr

Nước cốt chanh: 40ml

Tỏi băm, ớt băm: Mỗi loại 1/2 muỗng

Bạn cho tất cả các nguyên liệu trên vào bát lớn và khuấy đều. Khi các nguyên liệu tan hết thì cho tỏi và ớt vào, tỏi và ớt nổi là bạn đã thành công rồi đấy.

Bước 3: Cuốn gỏi Sài Gòn

Thực ra bước này khá đơn giản, chỉ cần một chút khéo léo là bạn có thể cuốn được chiếc gỏi ưng ý rồi. Đầu tiên là trải bánh đa nem ra một chiếc đĩa rộng, sau đó lần lượt lấy rau, thịt, trứng, tôm,… xếp vào vỏ bánh. Tiếp đến là cuốn gọn lai, chú ý thật đều tay.

Lưu ý khi làm món gỏi cuốn Sài Gòn

Bên cạnh việc tìm hiểu cách làm gỏi cuốn Sài Gòn, cách làm nước chấm gỏi cuốn Sài Gòn bạn cũng cần nắm được một số lưu ý trong quá trình chế biến món ăn này. Đây là điều kiện giúp món ăn của bạn thơm ngon, tròn vị nhất.

Cụ thể bạn cần lưu ý:

Nên chọn thực phẩm tươi để chế biến gỏi cuốn Sài Gòn.

Quá trình pha nước chấm cần sử dụng nước sạch để hòa cùng mắm, tránh lấy nước lã sẽ gây đau bụng.

Ngoài ra, nếu không ăn hết bạn có thể cất trữ trong tủ lạnh.