Cá Nâu Nấu Ngót

Lần đầu tiên ăn cá nâu nấu ngót nhưng không có rau ngót, ngược lại chỉ có một vài loại rau nêm và cà chua. Hóa ra đây là cách nấu đặc trưng của ẩm thực miền Nam. Dù không có gì đặc biệt song tô canh cá nâu nấu ngót này lại ngon ngọt, thanh đạm đến lạ.

Cá nâu nấu ngót – Hương thơm vị mát

Cá nâu vốn là sản vật đặc trưng của đất mũi. Vì ngoài lợi thế kênh rạch ao hồ đa dạng, Cà Mau còn sở hữu nhiều cửa sông lớn, vùng biển trù phú; môi trường thích hợp với cả cá nâu nước ngọt và nước mặn. Món ăn ưa thích của loài cá này là rong tảo, rau xanh hay côn trùng. Chúng sở hữu ngoại hình đặc biệt với thân dẹp, lưng hình vòm, bụng phình to như cái trống cùng màu da beo nâu vàng bóng mượt. Ngoại hình bắt mắt nên ngư dân hay chọn một vài con khỏe đẹp để dành nuôi làm cảnh.

Thân hình nấm lùn đáng yêu nhưng thịt cá rất ngon. Đặc biệt là cá nâu nước mặn. Thịt chúng vừa béo vừa ngọt, vừa dai vừa chắc. Nhiều thực khách từng ngạc nhiên về vị ngon của cá khi được thưởng thức cá nâu ở vùng Cà Mau. Và họ còn cho rằng, với những lợi thế này thì cách ăn cá nâu ngon nhất phải là nấu canh. Chẳng trách có bao nhiêu món ngon ẩm thực miền Tây lại chuộng canh cá nâu nấu ngót đến vậy.

Xem thêm: Cá nâu kho trái giác cực ngon

Cách làm món cá nâu nấu ngót đơn giản

Chế biến tiện giản mà vẫn tận hưởng hết hương vị ngọt béo của thịt cá, canh cá nâu nấu ngót ngon là vì thế. Người ta chỉ cần vài cọng rau nêm, hai ba trái cà chua là có một tô canh thanh đạm, ăn phát nghiền.

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Một con cá nâu tươi nặng khoảng 350gram. Phải chọn cá to một chút mới có thịt béo. Nếu gia đình đông người hãy chọn thêm hai ba con.

Rau củ nêm: 2-3 quả cà chua, ½ trái thơm, một khóm rau cần tây và hành lá.

Một muỗng canh dầu ăn.

Gia vị cho món canh thêm đậm đà cần tỏi, ớt khô, đường hạt, nêm, bột ngọt và hạt tiêu.

Chế biến món cá nâu nấu ngót

Bước 1: Sơ chế cá nâu

Dùng dao sắc cạo sạch vảy cá, bỏ mang và ruột. Vảy cá nâu rất nhỏ, khó làm sạch nên phải cạo kỹ.

Rửa cá qua nước lạnh để ráo nước, có thể rửa thêm chút rượu trắng để khử mùi tanh nếu muốn.

Bước 2: Sơ chế rau nêm

Đem tất cả rửa sạch. Cà chua cắt múi cau vừa ăn. Thơm bỏ lõi, cắt theo khứa có sẵn. Rau cần tây cắt khúc bằng đốt ngón tay. Hành lá sắt nhỏ.

Bóc vỏ hành tím, đập dập cho nhuyễn.

Bước 3: Nấu canh

Nấu canh cá nâu cũng giống như nấu canh cá điêu hồng, hay cá bạc má. Các khâu khá đơn giản, quan trọng là bàn tay người đầu bếp nêm nếm ra sao mà thôi.

Lấy một muỗng canh dầu ăn cho vào nồi, bắt bếp lửa rồi phi hành thật thơm. Trút cà chua vào xào tạo màu, tiếp đến thêm khóm; nhanh tay đảo đều để nguyên liệu khỏi nhũn.

Sau đó cho nước vào đậy kín nắp, nước sôi thả cá vào. Qúa trình đợi cá chín tranh thủ nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Nồi canh sôi, thấy cá chín hãy cho rau cần hành lá vào. Tắt bếp, múc canh ra tô không quên rắc chút tiêu cho thơm.

Hương vị món cá nâu nấu ngót

Tô canh cá nâu đậm đà nghi ngút khói không thể thiếu chén nước mắm ớt hiểm sắt nhỏ và chén cơm gạo quê trắng tinh. Vị cá ngọt béo vẫn còn giữ nguyên đến khi thành phẩm nhưng thêm vào đó còn có vị chua thanh của cà chua, thơm và mùi thơm đặc trưng của cần của hành khiến cho tô canh trở nên hấp dẫn lạ thường. Gắp miếng thịt trắng chấm nước mắm, vị mặm, vị cay cùng cộng hưởng làm người ta phải hít hà. Chan miếng nước dùng thấy vị ngọt thanh đạm, nhẹ dịu, man mát ngay đầu lưỡi. Đúng là những cảm giác khó quên khi thưởng thức canh cá nâu nấu ngót.

Món canh quen thuộc của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là khi có cá nâu làm nguyên liệu chính không ngờ lại ghi dấu ấn sâu sắc với người phương xa đến vậy. Có lẽ chính sự bình dị, đơn giản trong công thức chế biến và hương vị của đặc sản nổi tiếng đất mũi đã làm nên điều đó. Một lần đến Cà Mau, hai hay ba lần đến Cà Mau cũng đừng quên ăn một tô canh cá nâu nấu ngót nhé.

Hướng Dẫn Cách Làm Cá Nâu Chuẩn? Điểm Qua Những Món Ăn Ngon Từ Cá Nâu

Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân. Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, bở và thơm ngon .

Cá nâu kho củ cải Nguyên liệu

1 con cá nâu to (nhỏ thì 2 con)

1 củ cải trắng

Vài cọng hành lá

4 trái ớt

1 củ tỏi

Nước mắm, đường, mirin, muối, nước màu, rượu trắng

Cách làm

Cá nâu rửa với nước muối, xả sạch để ráo nước. Chặt thành 2 khúc để dễ kho. Khứa vài dao trên mình cá để dễ thấm gia vị.

Ướp cá với tí muối cho chắc thịt.

Đâm tỏi, ớt trong thố. Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh rượu mirin, 2 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng canh rượu nấu ăn, 2 muỗng cafe nước màu, 1 muỗng canh dầu ăn. Quậy đều. (Tuỳ bạn muốn ăn nhiều nước hơn thì tăng định lượng)

Bắc chảo lên, cho hỗn hợp nước sốt trên vào, nấu sôi.

Thả cá vào. Đậy nắp, để lửa vừa. Để khoảng 5ph trở cá sang mặt kia để cá thấm gia vị. Đậy nắp.

Khi cá chín đều thì bỏ củ cải đã xắt khối vào. Trải đều chảo. Đậy nắp.

Canh trở củ cải để củ cải thấm đều. Tuỳ bạn thích ăn cứng hay mềm mà nấu bao lâu.

Khi đã vừa ý thì tắt bếp. Bỏ hành lá cắt khúc vô. Đậy nắp 1 phút cho hành chín.

Cá nâu nấu khế Nguyên liệu Cách làm

Cá nâu làm sạch, rửa với chút giấm cho sạch nhớt, bớt tanh

Ướp cá với 1 chút xíu muối, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê nước màu, 1 muỗng cà phê tỏi ớt băm.

Sau 30′, cho cá lên bếp kho với lửa nhỏ, khi cá vừa chín tái thì cho 1 chén nước sôi vào cho kho thêm khoảng 5 phút thì cho khế cắt lát vào kho chung với cá.

Nhớ là khi kho cá lúc nào lửa cũng chỉ riu riu và nước xâm xấp mặt cá, lâu lâu trở nhẹ cá và khế. Kho khoảng 30′ thì xong, cho thêm hành ớt (tuỳ ý đến giai đoạn cá kho hơi)

Kho thêm khoảng 10′ với lửa nhỏ cho khế thấm vào cá, nước sâm sấp mặt thì tắt bếp, trang trí hành ớt tuỳ ý.

Cá nâu nấu ngót Nguyên liệu

Một con cá nâu tươi nặng khoảng 350gram. Phải chọn cá to một chút mới có thịt béo. Nếu gia đình đông người hãy chọn thêm hai ba con.

Rau củ nêm: 2-3 quả cà chua, ½ trái thơm, một khóm rau cần tây và hành lá.

Một muỗng canh dầu ăn.

Gia vị cho món canh thêm đậm đà cần tỏi, ớt khô, đường hạt, nêm, bột ngọt và hạt tiêu.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế cá nâu

Dùng dao sắc cạo sạch vảy cá, bỏ mang và ruột. Vảy cá nâu rất nhỏ, khó làm sạch nên phải cạo kỹ.

Rửa cá qua nước lạnh để ráo nước, có thể rửa thêm chút rượu trắng để khử mùi tanh nếu muốn.

Bước 2: Sơ chế rau thêm

Đem tất cả rửa sạch. Cà chua cắt múi cau vừa ăn.

Thơm bỏ lõi, cắt theo khứa có sẵn.

Rau cần tây cắt khúc bằng đốt ngón tay. Hành lá sắt nhỏ.

Bóc vỏ hành tím, đập dập cho nhuyễn.

Bước 3: Nấu canh

Nấu canh cá nâu cũng giống như nấu canh cá điêu hồng, hay cá bạc má. Các khâu khá đơn giản, quan trọng là bàn tay người đầu bếp nêm nếm ra sao mà thôi.

Lấy một muỗng canh dầu ăn cho vào nồi, bắt bếp lửa rồi phi hành thật thơm. Trút cà chua vào xào tạo màu, tiếp đến thêm khóm; nhanh tay đảo đều để nguyên liệu khỏi nhũn.

Sau đó cho nước vào đậy kín nắp, nước sôi thả cá vào. Quá trình đợi cá chín tranh thủ nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Nồi canh sôi, thấy cá chín hãy cho rau cần hành lá vào. Tắt bếp, múc canh ra tô không quên rắc chút tiêu cho thơm.

Lời kết

Cách Nấu Món Cá Nâu Kho Trái Giác Vừa Độc Vừa Lạ Miệng

Thế nào là hợp gu? Là khi hai cá thể hoàn toàn khác biệt kết hợp với nhau tạo ra một sự hòa quyện tuyệt vời như cá nâu kho trái giác. Một vị mặn mòi của đại dương, một vị tươi mát của rừng xanh chẳng hề có điểm chung lại nâng đỡ nhau để mang đến đặc sản có một không hai.

Với dân sành ăn thứ thiệt combo cá nâu trái giác được coi như đặc sản thượng hạng, còn với người dân Đất Mũi được coi là thực đơn chỉ dành đãi khách quý, dùng trong những dịp đặc biệt. Dù nguyên liệu rất đơn giản rất dân dã nhưng không dễ gì kiếm được. Chẳng giống mớ rau, mớ cá ra chợ hay search google là có ngay; trái giác buộc phải lên rừng tìm và chỉ có theo mùa; còn cá nhà nào có vuông đến mùa thuốc cá mới thu hoạch được ít. Bởi vậy, có tiền chưa chắc đã mua được tất cả, có tiền mua được sơn hào hải vị song chưa chắc có cơ hội được thưởng thức cá nâu kho trái giác.

Cá nâu sống hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu ở các vùng nước mặn hay nước lợ (cửa biển, vuông). Thịt cá chắc dai và thơm béo, thân không có nhiều xương nhỏ như loài khác mà chỉ có đúng bộ khung chính. Chúng chiếm được cảm tình của nhiều thực khách cũng nhờ đặc trưng này. Còn trái giác dù là quả dại, xanh chua chát chín ngọt thanh nhưng tốt cho sức khỏe. Ngoài dùng kho cá thì loại quả này cũng được tận dụng làm Rượu trái giác – một đặc sản nổi tiếng của vùng U Minh.

Nếu không có trái giác người ta vẫn có thể làm cá nâu nấu ngót, cá nâu kho cà kho khóm, nhưng đã tìm được mớ trái giác thì nhất định phải kiếm thêm cá nâu để kho. Kho để thỏa cơn thèm muốn, để không bỏ lỡ đặc sản lâu lâu mới có. Món cá nâu kho trái giác chế biến khá đơn giản, Sini Food đã tận dụng ngay cơ hội để nấu món này trong một lần được khách quý U Minh tặng mớ trái giác tươi. Cách làm của Sini như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Cần chuẩn bị thật kỹ các nguyên liệu sau:

1 kg cá nâu

200 g trái giác

Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước màu (nước đường sên caramen)

Tỏi, ớt, hành lá

Cách làm qua từng bước sau:

Bước 1: Làm cá và ướp cá

Cá nâu làm sạch để ráo, sau đó ướp mắm, muối, tiêu, đường, nước màu, ớt tùy khẩu vị. Lưu ý cạo thật sạch vảy thì vảy loài này rất khó làm.

Bước 2: Sơ chế trái giác

Trái giác dùng cả quả xanh lẫn chín đều được. Rửa rồi đập sơ để vị quả thấm tốt hơn. Nhớ sử dụng bao tay trong công đoạn này để tránh bị ngứa.

Bước 3: Kho cá

Sau khi ướp cá chừng 15 phút cá đã thấm gia vị có thể bắt đầu kho.

Đổ nước sâm sấp mặt cá kho đến khi thấy cá hơi tái thì trút trái giác đã đập giập vào.

Thời gian kho sẽ được tiếp tục trong vòng 20 – 30 phút sau vì thịt cá nâu hơi dai muốn mềm phải nấu lâu một chút.

Sau 30 phút kho thì tắt lửa cho thêm hành, ớt (tuỳ ý)

Chú ý lửa nhỏ và đừng để cạn nước, phải giữ nước sâm sấp mặt cá thì vị giác mới thấm vào cá.

Thưởng thức cá nâu kho trái giác

Cá nâu kho trái giác đạt chuẩn là khi rẽ miếng thịt cá thấy phần da đã mềm, vị thịt thơm béo lẫn chút chua chua của trái giác cùng vị đậm đà, mặn mặn của gia vị làm cho người ăn cảm giác khoan khoái. Nếu khẩu vị của bạn thích ăn chua có thể dầm nát trái giác để tiết hết vị trong quả ra nước kho. Thưởng thức món trái giác giúp cho vị giác bạn tốt hơn sau những ngày thịt mỡ, giúp cho bữa cơm đậm đà và đặt biệt hơn.

Cá Nâu Mùa Biển Động – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Cá nâu nấu khế – món ngon mùa biển động của người dân miệt biển. Ảnh: K.L

Cá nâu còn được người dân quê tôi gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da con beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân. Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống, mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.

Cũng như các loại cá khác, cá nâu có nhiều cách chế biến khác nhau. Đơn giản nhất là cuốn lá chuối, nướng ngay trên bếp than hồng của mẹ; phức tạp hơn thì có nấu lẩu, cá nâu kho cà… Nhưng để giữ trọn hương vị thơm ngon, béo ngầy ngậy mà ngọt lịm của cá tươi, ba thường dùng để kho ngọt. Nghĩa là, khi nước vừa sôi, thả cá đã làm sạch vào, chỉ nêm một chút muối, mì chính và vài ba trái ớt, đợi cá chín là có ngay món ngon.

Những ngày biển động kéo dài, chợ bỗng thênh thang hơn thường ngày, cá tươi dần thưa thớt. Để những bữa ăn ngày bão không còn nhàm chán, các bà các mẹ thường chế biến cá thành nhiều món bằng cách gia giảm thêm các loại rau, quả khác nhau và thay đổi cách nấu, kho hoặc nướng. Cá nâu nấu thơm, cá nâu kho rau răm, cá nâu nấu khế… là những khúc biến tấu mới lạ mà vô cùng thơm ngon.

Để món cá nâu nấu khế không bị đắng, khi làm cá, ba không cho tôi cắt vào phần vây mà phải xẻ theo chiều dọc phần bụng cá để lấy ruột ra. Rồi dặn thêm, cá nâu phải kho cho thật thấm, mềm con cá, nước kho vừa lạt vừa ngọt, ăn không quá mặn mới là thiện nghệ của tay nghề người đầu bếp.

Và khi nồi cá kho đã được nêm nếm đạt yêu cầu nhắc xuống bếp mới cho khế vào, vì khế chín sẽ quá sẽ bị mềm. Chọn khế không quá non cũng không quá già, như vậy mới có độ giòn, vị chua không quá gắt. Thưởng thức cá nâu kho là ngon hơn hết vì nó thể hiện đầy đủ cái sự béo ngon và chắc thịt của con cá.

Cá nâu nấu cách gì ăn cũng đem lại hương vị đặc biệt. Bên trong lớp vảy nhỏ có màu nâu xanh là lớp thịt trắng dày hai bên xương sống. Ngon nhất là chỗ thịt ở phần lườn và đầu, ăn chỗ này béo ngậy.

Trong những bữa ăn đầu mùa, nồi cá nâu nấu khế nóng hổi, thơm lừng vị quê làm ấm lòng bao người con xa xứ. Về với biển những ngày đầy gió, chứng kiến những vất vả nhọc nhằn của các chú, các ông; tận mắt thấy những chiếc thuyền nan vượt sóng trở về sau hàng giờ lênh đênh trên biển, mang theo những giỏ cá đầy ắp, có như thế mới quý lắm những món ăn đơn giản mà thơm thảo, còn tanh ngai ngái nhưng mặn mòi mồ hôi…

Nấu Chè Khoai Lang Đường Nâu Thêm Ấm Bụng Ngày Mưa

1. Nguyên liệu nấu chè khoai lang gừng đường nâu 2. Hướng dẫn chọn mua khoai lang ngon

Chọn mua những củ không bị thâm, bị nứt, sứt hay dập hoặc có những đốm sâu, củ có màu đen, hoặc rỗ vì củ có thể bị sùng hay bị hư, không ăn được.

Cũng không nên mua những củ quá to sẽ rất dễ bị xơ và nên chọn củ cỡ vừa phải vì củ nhỏ thường ngọt hơn củ to.

3. Các bước thực hiện món chè khoai lang gừng đường nâu

Gừng tươi đem nạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng. Khoai lang mua về gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng chéo.

Cho 1 lít nước vào chảo sâu lòng, thêm gừng vào đun sôi. Sau đó cho khoai lang đã cắt vào đun sôi 15 phút.

4. Cách thưởng thức chè khoai lang gừng đường nâu

Múc chè khoai lang gừng đường nâu ra chén, dùng nóng. Món chè với khoai chín bùi dẻo, gừng thơm cay và nước đường ngọt thanh, có được màu nâu huyền trông ngon miệng hơn. Thích hợp dùng làm món ăn tráng miệng cho những ngày lạnh.

5. Lý do nên thêm khoai lang vào thực đơn hàng ngày

1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.

2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.

3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.

4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.

6. Những lưu ý khi ăn khoai lang

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?

Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng nhất. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau cần tới 4-5h mới có hấp thụ hết và lúc đó cũng là thời điểm bạn cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Nguồn: Tổng hợp