Cách Nấu Lẩu Thái Ngon Rẻ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Lẩu Thái Là Gì? Cách Nấu Lẩu Thái Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà

Lẩu Thái hay được gọi đơn giản là lẩu ở Thái Lan, là một biến thể của món lẩu ở Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản và là món ăn truyền thống của xứ này. Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn và nhúng nó một hỗn hợp trước trước khi ăn.

Lẩu Thái là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Thái Lan. Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà cũng đã thịnh hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Món ăn này có điểm chung với món lẩu Nhật Bản ( sukiyaki), shabu shabu và món lẩu Trung Quốc. Món lẩu Thái là biến thể nâng cấp từ món canh chua Thái (Tom yung) có tham khảo lẩu Trung Quốc trong nhà hàng phục vụ khách hàng và cộng đồng người Hoa tại Thái Lan, sau đó dần phát triển ra thế giới.

Cách nấu lẩu Thái chua cay đơn giản tại nhà

Vào thời tiết se lạnh thì còn gì bằng khi được thưởng thức vị ngọt từ xương, vị nồng từ sả hay vị cay cay từ sa tế, tất cả đều có trong nồi lẩu Thái. Vậy cách nấu như nào để cho đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được.

Bước 1: Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay

Nguyên liệu làm nước lẩu

– Xương ống 1kg, trái ớt đỏ, lá chanh, riềng

– 5 củ sả cắt khúc nhỏ, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, 2 muỗng cà phê gia vị nấu lẩu thái

– 5 muỗng canh nước mắm, nước cốt chanh 1 quả, sa tế

Nguyên liệu nấu lẩu thái

– 3 trái bắp đã lột vỏ, 1.5 kg cải thảo, rau cải các loại

– 500g nấm rơm, 0.5kg đậu phụ, 1kg thịt bò, 1.5kg tôm, 700g cá viên

– Mì ăn liền hoặc bún, miến

Nguyên liệu làm nước chấm

– 3 muỗng canh nước tương

– 2.5 muỗng cà phê đường

– 1.5 muỗng cà phê dầu mè, ớt, hạt mè rang

Lưu ý: Phần nguyên liệu này cho 9 người ăn, bạn có thể thêm hoặc bớt nguyên liệu nấu tùy theo số lượng người để cho phù hợp.

Bước 2: Cách nấu lẩu Thái đơn giản

– Sơ chế cải thảo rửa sạch và cắt thành miếng dài khoảng 5cm.

– Ngô rửa sạch cắt khúc, mỗi khúc 4cm.

– Rau cải các loại, nấm rơm rửa sạch để ráo nước.

– Đậu phụ cắt thành từng miếng vừa ăn

– Thịt bò thái càng mỏng càng tốt để cho nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.

– Tôm cắt bỏ phần đuôi và râu sau đó rửa sạch.

– Chanh, hành tây, ớt, sả, củ riềng cắt thành miếng nhỏ. Cà chua thì thái thành miếng như múi cam.

– Cho xương ống vào nồi cùng 3.5 lít nước đun sôi lên trong vòng 1 tiếng. Trong quá trình đun nếu thấy sủi bọt thì ta lấy thìa vớt bỏ ra.

– Khi ninh đủ 1 tiếng thì lấy xương ống ra và cho riềng, ớt, lá chanh, sả, hành tây, cà chua vào cùng với nhau.

– Cho thêm 2 muỗng gia vị lẩu Thái, 5 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng nước cốt chanh.

– Và cuối cùng khi nói đến lẩu Thái thì không thể quên đến sa tế giúp cho nồi lẩu có vị cay cay ngon hơn bao giờ hết. Việc cho nhiều hay ít thì tùy vào khẩu vị của mỗi người có ăn được cay hay không.

Bước 3: Thưởng thức lẩu Thái

Khi nồi lẩu sôi bạn cần phải cho ngao vào đầu tiên để làm ngọt nước, sau đó thì mới nhúng đến các đồ ăn như: Tôm, cá viên, thịt bò… và đợi cho đến khi sôi rồi thưởng thức.

Lưu ý khi ăn lẩu Thái

– Lẩu Thái có vị đặc trưng là chua và cay sẽ không thích hợp với những người đang bị bệnh dạ dày. Những người bị dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu có quá nhiều chất đạm, hải sản.

– Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hay bị mỡ máu cao nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu có nhiều đạm mỡ.

– Phụ nữ đang mang thai hạn chế ăn lẩu vì trong lẩu chứa nhiều những gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Cách Nấu Lẩu Thái Ngon Tại Nhà

Cách nấu lẩu Thái ngon tại nhà

Hướng dẫn cách nấu lẩu Thái chua cay

Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng vị

Lẩu thái mang một hương vị khác biệt không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi vị nước lẩu chua chua cay cay, với hương thơm của riềng, xả nhúng kèm với các loại rau và hải sản tươi sống.

Cách nấu lẩu thái cũng không khó hay cầu kì và các chị em nội trợ nào cũng có thể nấu ngon, hãy xuống bếp để trổ tài với món lẩu thái hải sản nào.

Nguyên liệu nấu lẩu thái gồm có:

Xương ống: khoảng 1kg

Ngao: 1kg

Tôm: 1kg

Mực: 1kg

Nấm, bắp chuối, rau cần

Rau muống, rau cải

Sả: 6 cây

Riềng: 1 củ

Chanh: 2 quả

Lá chanh, đường, hạt nêm, gia vị lẩu thái, sa tế

Mì, bún

Cách nấu lẩu thái ngon như sau:

Để có một nồi lẩu thái ngon thì các nguyên liệu rau nhúng, hải sản đều là loại thược phẩm tươi sống và phải được sơ chế thật kỹ để thức ăn sạch sẽ mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.

Bước 1: Xương ống đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi rồi đem rửa lại với nước 1 lần nữa cho sạch để xương hết bẩn và mùi hôi. Sau đó cho xương ống và nước mới thêm chút muối vào nồi đun sôi nổi các bọt đen thì dùng muôi hớt bỏ rồi tiếp tục ninh ở lửa nhỏ, nước lẩu sẽ được trong hơn.

Bước 2: Sơ chế các loại rau nhúng lẩu

Rau muống nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch.

Rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá rửa sạch.

Bắp chuối thái mỏng rồi ngâm vào nước pha với chút dấm.

Nấm rơm rửa sạch rồi bổ đôi nấm.

Riềng thái lát mỏng.

Sả bóc lớp vỏ ngoài, đập dập phần đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu cho đẹp

Rau cải nhặt bỏ lá hư rồi cũng rửa sạch

Bước 3: Sơ chế hải sản

Tôm cắt bỏ chân, đầu, bóc vỏ, rửa sạch rồi chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen cho bớt mùi tanh.

Ngao rửa qua nước rồi ngâm trong nước cho muối pha loãng cho thêm vài lát ớt trong khoảng 1 tiếng để ngao nhả hết đất cát bên trong, sau đó rửa lại nhiều lần rồi vớt ra.

Mực rửa sạch thái khoanh tròn hoặc thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.

Bước 4: Lẩu ngon hay không phần quan trọng nhất chính là nồi nước lẩu được nêm nếm gia vị sao cho đậm đà, đúng vị.

Nước xương sau khi ninh xong cho vài củ sả đập rập, riềng thái mỏng và lá chanh vò nát vào để nồi nước dùng thơm hơn. Nêm nếm thêm gia vị, nước mắm, hạt nêm, nước cốt chanh và 1 gói gia vị lẩu thái vào nồi nước dùng cho vừa ăn, nếu nồi nước chưa đủ màu thì bạn cho thêm cà chua xào nhuyễn vào để tạo màu đẹp hơn.

Bước 5: Nồi nước lẩu đã xong, giờ chỉ còn việc bày ra bàn thôi. Bày rau, hải sản, mì, bún, nước chấm xếp xung quanh, ở giữa đặt nồi nước lẩu. Khi ăn thì cho thêm ít sa tế và bắt đầu cho các loại tôm, mực, ngao vào nồi nước lẩu đang sôi và nhúng kèm các loại rau.

Nồi lẩu sôi sùng sục thơm phức mùi sả, ớt vị chua cay, đậm đà khi ăn hải sản sẽ không thấy bị tanh vì đã được át bởi mùi thơm của nước lẩu, với thời tiết se lạnh này ngồi ăn lẩu thái hải sản thì thật là tuyệt. Nếu bạn lo ngại về vấn đề thực phẩm kém chất lượng, không an toàn thì ăn ở nhà là sự lựa chọn đúng đắn vừa ngon lại còn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nữa.

Hướng Dẫn Nấu Lẩu Thái Lan Ngon

Hướng dẫn nấu lẩu thái lan ngon

Nguyên liệu:

– 1kg xưong ống

– 200g mực lá

– 200g tôm sú

– 500g nghêu

– 500g bún

– 300g rau muống và bắp chuối bào sợi

– 20g ngò gai, thái khúc

– 50g hành tím, đập dập

– 1 củ riềng, gọt vỏ, thái mỏng

– 2 quả cà chua, thái múi cau

– 20g ngò rí, thái nhỏ

– 4 cây sả, thái mỏng

– 20g lá chấp

– 2 quả chanh, vắt nước cốt

– 5 quả ớt hiểm

– 1 muỗng ăn súp mè trắng (rang vàng)

– 2 muỗng tương ớt

– 1 muỗng cà phê bột ớt

– 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương

– 2 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt

– 1 muỗng súp nước mắm

– 1 muỗng cà phê muối

– 1 muỗng cà phê đường

– 1 muỗng cà phê dầu điều

– 1 hộp sữa Carnation

– 1 muỗng súp dầu ăn.

Cách làm lẩu thái chua cay: Bước 1:

– Xương lợn rửa sạch cho chút muối đun sôi, để yên trong nồi chừng 10 phút, đổ ra rửa sạch.

– Cho xương vào nồi và ninh với củ cải trắng đã gọt vỏ.

Bước 2:

– Nhánh sả rửa sạch, tước bỏ bớt cọng cứng, cắt khúc ngắn vừa ăn, dùng đầu cán dao đập dập.

– Lá sả rửa sạch, bó lại.

Bước 3:

– Lá chanh rửa sạch.

– Riềng cạo vỏ thái sợi.

– Cho sả, lá sả, riềng, lá chanh vào đun cùng với xương lợn, nêm một ít muối.

Bước 4:

– Rau muống nhặt bỏ cọng già, giữ cọng non, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước. Cải thảo rửa sạch, cắt ngắn.

Bước 5:

– Cải cúc ngắt làm đôi, bỏ cọng già, rửa sạch. Có thể thêm rau tùy theo sở thích của bạn.

Bước 6:

– Me chua cho vào bát, thêm nước sôi, chần cho me tan, lọc lấy nước cốt me, bỏ bã, cho phần nước cốt me vào nồi nước dùng, nêm gia vị vừa miệng.

Bước 7:

– Đậu phụ non cắt khoanh tròn.

Bước 8:

– Tôm bóc nõn, rút chỉ đen, rửa sạch, xếp ra đĩa.

– Thịt bò thái lát mỏng, nếu dùng kèm mực, nghêu bạn rửa sạch các thứ và xếp ra đĩa.

Bước 9:

– Bún chần qua nước sôi, để ra rổ cho ráo nước.

Bước 10:

– Dùng nồi nấu lẩu chuyên dụng đặt vào giữa bàn, đổ nồi nước dùng đã đun vào nồi lẩu, cắm điện đun sôi thì cho tôm, đậu phụ, thịt bò và các loại rau vào, dùng kèm với bún.

Bí Quyết Nấu Lẩu Thái Cực Ngon

Nước lẩu Thái với vị chua cay là loại nước lẩu ngon, phổ biến mà bạn có thể dùng để nhúng nhiều nguyên liệu như: hải sản, bò, gà, cá, các loại nấm…

1. Chọn nguyên liệu tươi ngon

Muốn có nước lẩu ngon trước tiên phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Không chỉ nguyên liệu nhúng, các loại gia vị, thảo mộc dùng để nấu nước cũng phải tươi ngon. Lẩu Thái thường ăn với các loại rau như: rau muống, bắp chuối bào, cần tây, cải thảo, cải thìa, nấm tuyết, nấm mèo, bắp non, nấm đông cô, nấm đùi gà… và các loại hải sản như cá điêu hồng, chả cá, thịt gà, sò điệp, mực, hoặc tim, cật heo, đậu hũ… Với rau muống, bắp chuối bào nên mua cọng rau muống, nguyên hoa chuối về rửa và bào. Muốn rau muống, bắp chuối trắng, giòn chỉ cần ngâm qua nước chanh pha muối sau đó vớt ra để ráo.

2. Hầm nước dùng

Hầm nước dùng từ xương gà: Cho khoảng 5-6 củ hành tím vào chảo dầu nóng, áp chảo cho hành tím thơm, cho vào nồi nấu cùng xương gà và 3 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ, vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong.

Hầm nước dùng từ xương heo: Trước khi hầm bạn nên trụng xương một lần qua nước sôi, sau đó rửa sạch và cho vào nồi nước hầm cùng hành tím và một ít muối hột trong khoảng 1-1,5 giờ. Khi nước dùng sôi, canh vớt bọt rồi hạ lửa nhỏ nhất để nước dùng ngọt xương. Sau khi hầm, lược lại nước dùng để loại bỏ phần xương cặn. Lưu ý là nên cho xương heo và xương gà vào nấu từ nước lạnh, nước dùng sẽ trong hơn.

3. Tạo hương vị cay, thơm

Với nước dùng chua cay, hương vị đặc trưng được tạo ra từ mùi thơm của củ riềng, sả, lá chanh, vị của lẩu phải chua, cay, ngọt, đậm đà. Màu sắc của nước lẩu cũng phải “nóng” để kích thích khẩu vị của người dùng.

Để nấu nước lẩu chua cay cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 2 lít nước dùng từ xương heo, xương gà hoặc hải sản, 100g sả cây đập giập, cắt khúc ngắn; 4 trái ớt hiểm (tùy theo khẩu vị của người ăn cay hay không mà cho nhiều hoặc ít hơn lượng ớt trên), 5 lá chanh giấy, 50g củ riềng đập giập hoặc thái lát.

4. Tạo màu “nóng”

Thông thường màu đỏ đặc trưng của lẩu chua cay sẽ được tạo ra nhờ cà chua. Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, cho tất cả vào nước dùng, nấu trên lửa vừa khoảng 20 phút, khi nấu nước nhớ canh vớt sạch bọt để nước dùng được trong.

Dùng một chảo khác, thêm dầu ăn vào chờ chảo nóng, cho tỏi băm vào phi thơm rồi cho cà chua xay (hoặc paste) cùng 1 gói gia vị nấu lẩu Thái vào xào thơm, tắt bếp, trút vào nồi nước dùng.

5. Thêm nước cốt chanh vào trước khi tắt bếp

Với 2 lít nước dùng, nêm vào lẩu 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh tương cà, nếm cho có vị đậm đà. Sau cùng cho thêm 3 muỗng canh nước cốt chanh tươi vào khuấy đều nếm cho có vị chua, ngọt, cay thì tắt bếp. Nếu thích bạn cũng có thể thay nước cốt chanh bằng nước cốt tắc. Lưu ý chỉ nên cho các loại nước cốt này vào sau cùng để nước dùng không bị đắng.