Cách Nấu Món Xôi Gấc 3 Tầng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Gấc 3 Tầng Ngon

Xôi gấc là một món ăn phổ biến trong dịp Tết hoặc trong các dịp cưới hỏi, đặc biệt là vùng đông bắc bộ. Gạo nếp trộn với gấc tươi sau khi đồ xôi có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.

Theo quan niệm của dân ta thì màu đỏ là màu của hạnh phúc, mang lại sự may mắn và tốt lành. Chính vì thế, xôi gấc thường được làm trong các dịp tết, cưới hỏi. Xôi gấc rất dễ ăn lại no bụng, đây cũng là 1 trong các đồ ăn sáng chất lượng đấy nha.

Nguyên liệu nấu xôi gấc:

Gấc: 1 quả ( nên chọn quả có dáng tròn đều, vỏ màu đỏ cam và cầm nặng tay)

Gạo nếp: khoảng 2 bát

Đường, nước cốt dừa, muối, 1 ít rượu trắng

Cách nấu xôi gấc ngon

Bước 1: Gạo nếp mang vo sạch, ngâm với 1 chút muối. (Ngâm gạo qua đêm hoặc có thể ngâm vào nước ấm khoảng 3-4h)

Sau đó vớt gạo nếp đã ngâm ra cho ráo nước.

Bước 2: Gấc bổ đôi, lấy ruột trộn với 1 ít rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt. ( rượu trắng giúp màu gấc tươi và đẹp hơn)

Bước 3: Cho gạo vào trộn đều với phần gấc cùng 1 chút muối. Sau đó, đổ 1 ít nước cốt dừa vào gạo (tùy theo sở thích nhiều hay ít)

Bước 4: Đổ gạo vừa trộn gấc vào chõ đồ. Trong khi nấu thỉnh thoảng mở nồi để dưới 1 ít nước cốt dừa lên nếp. Khi xôi gần chín, cho khoảng 60g đường vào trộn đều ( cho lượng vừa ăn tùy theo sở thích)

Bước 5: Hấp xôi chín hẳn rồi xới ra đĩa cho nguội bớt hoặc bạn có thể dùng khuôn đóng vào từng đĩa cho đẹp mắt.

Cách nấu xôi gấc đậu xanh

Cũng như cách nấu xôi gấc, chỉ cần biến tấu với chút đậu xanh là bạn đã có ngay món xôi đậu xanh thơm ngon bổ dưỡng và không kém phần bắt mắt.

Nguyên liệu bổ sung cho món xôi đậu xanh : Đậu xanh: 150gr đậu xanh

Đậu xanh ngâm nước rồi cho vào nồi nấu đậu cho chín bở. Đậu nấu xong khi còn nóng, dùng muỗng lớn tán nhuyễn. Cho vào đậu khoảng 50gr đường và 1 nhúm muối trộn đều.

Đun đậu đến khi đường tan hết, sánh lại là được. Lấy đậu ra bát, để nguội

Dùng khuôn có hình đẹp để đóng lần lượt 1 lớp xôi gấc, 1 lớp đậu, thêm 1 lớp xôi gấc rồi cuối cùng là lớp đậu ở trên cùng.

Mục nội trợ, nấu ăn ngon của Kênh cẩm nang gia đình xin chia sẻ đến các bạn những món ăn ngon mỗi ngày, với những công thức nấu ăn và cách làm đơn giản bạn hoàn toàn có thể chủ động trong công việc bếp núc của gia đình, tạo góp phần vào bữa cơm đầm ấm của gia đình bạn.

Cách Nấu Xôi Gấc Đậu Xanh 3 Tầng Hình Bông Hoa Vừa Ngon Vừa Đẹp

Nguyên liệu

Gạo nếp: 250g

Đậu xanh cà vỏ: 180g

Gấc chín: 1 quả

Đường trắng: 6 thìa

Rượu trắng: 1 chén

Khuôn ép xôi và nồi xửng hấp (hoặc chõ đồ)

Gạo nếp và đậu xanh ngâm nước trước 4 tiếng. Gấc bổ lấy hạt, cho chút rượu trắng vào bóp lấy phần thịt gấc rồi trộn đều với gạo nếp đem đi đồ xôi. Đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn rồi trộn với đường trắng. Cuối cùng, dùng khuôn ép xôi gấc với đậu xanh để hoàn thành món ăn.

Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh ngâm nước 4 tiếng trước cho nở bớt (có thể ngâm qua đêm 6-8 tiếng).

Gấc bổ lấy phần hạt và các phần thịt bám xung quanh hạt sau đó đổ chén rượu trắng vào, đeo bao tay và bóp cho nhuyễn phần thịt gấc ra.

Đồ đậu xanh

Bắc nồi lên bếp, đổ nước đun sôi vào (khoảng 1/3 thành nồi) rồi xếp xửng hấp lên trên. Dùng tay bốc đậu xanh dàn đều trên bề mặt. Dùng thìa hoặc ngón tay tạo thêm 1 vài lỗ thông hơi để đậu xanh chín đều không bị nhão. Để lửa vừa, đậy vung và đồ khoảng 20 phút là đậu sẽ chín. Trong lúc chờ đậu chín chúng ta sẽ đi nhào gạo nếp với gấc.

Bạn có thể nhặt bỏ hạt gấc ra luôn hoặc đồ cùng rồi khi chín nhặt bỏ ra sau cũng được. Lúc này đậu xanh cũng đã chín, bạn xúc đậu xanh ra 1 chiếc đĩa cho nguội bớt. Đổ thêm nước vào nồi để đồ xôi.

Đồ xôi

Đồ xôi bạn cũng làm tương tự như đồ đậu xanh ở bước trên.

Trong lúc đồ xôi chúng ta sẽ tiến hành giã đậu xanh.

Giã đậu xanh

Đậu xanh lúc này đã nguội bớt. Cho đậu xanh vào cối và giã nhuyễn. Giã xong bạn cho vào 3 thìa đường, dùng thìa trộn thật đều đường với đậu.

Tạo hình xôi gấc

Xôi đồ chín bạn cho nốt phần đường còn lại vào, dùng đũa đảo lên cho thật tơi.

Phần đậu xanh giã nhuyễn cho vào nồi, bật bếp lửa vừa rồi đảo khoảng 3 phút là phần đường và đậu sẽ quánh.

Ép xôi bằng khuôn

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Nếu không dùng khuôn để đơn giản trong cách làm bạn không cần giã đậu xanh mà trộn luôn với xôi gấc sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Khuôn làm xôi có bán online khá phổ biến, giá thành cũng rẻ. Search “khuôn làm xôi” trên Google cho ra rất nhiều lựa chọn.

Nguyên liệu

Gạo nếp: 250g

Đậu xanh cà vỏ: 180g

Gấc chín: 1 quả

Đường trắng: 6 thìa

Rượu trắng: 1 chén

Khuôn ép xôi và nồi xửng hấp (hoặc chõ đồ)

Gạo nếp và đậu xanh ngâm nước trước 4 tiếng. Gấc bổ lấy hạt, cho chút rượu trắng vào bóp lấy phần thịt gấc rồi trộn đều với gạo nếp đem đi đồ xôi. Đậu xanh đồ chín, giã nhuyễn rồi trộn với đường trắng. Cuối cùng, dùng khuôn ép xôi gấc với đậu xanh để hoàn thành món ăn.

Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp và đậu xanh ngâm nước 4 tiếng trước cho nở bớt (có thể ngâm qua đêm 6-8 tiếng).

Gấc bổ lấy phần hạt và các phần thịt bám xung quanh hạt sau đó đổ chén rượu trắng vào, đeo bao tay và bóp cho nhuyễn phần thịt gấc ra.

Đồ đậu xanh

Bắc nồi lên bếp, đổ nước đun sôi vào (khoảng 1/3 thành nồi) rồi xếp xửng hấp lên trên. Dùng tay bốc đậu xanh dàn đều trên bề mặt. Dùng thìa hoặc ngón tay tạo thêm 1 vài lỗ thông hơi để đậu xanh chín đều không bị nhão. Để lửa vừa, đậy vung và đồ khoảng 20 phút là đậu sẽ chín. Trong lúc chờ đậu chín chúng ta sẽ đi nhào gạo nếp với gấc.

Bạn có thể nhặt bỏ hạt gấc ra luôn hoặc đồ cùng rồi khi chín nhặt bỏ ra sau cũng được. Lúc này đậu xanh cũng đã chín, bạn xúc đậu xanh ra 1 chiếc đĩa cho nguội bớt. Đổ thêm nước vào nồi để đồ xôi.

Đồ xôi

Đồ xôi bạn cũng làm tương tự như đồ đậu xanh ở bước trên.

Trong lúc đồ xôi chúng ta sẽ tiến hành giã đậu xanh.

Giã đậu xanh

Đậu xanh lúc này đã nguội bớt. Cho đậu xanh vào cối và giã nhuyễn. Giã xong bạn cho vào 3 thìa đường, dùng thìa trộn thật đều đường với đậu.

Tạo hình xôi gấc

Xôi đồ chín bạn cho nốt phần đường còn lại vào, dùng đũa đảo lên cho thật tơi.

Phần đậu xanh giã nhuyễn cho vào nồi, bật bếp lửa vừa rồi đảo khoảng 3 phút là phần đường và đậu sẽ quánh.

Ép xôi bằng khuôn

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Nếu không dùng khuôn để đơn giản trong cách làm bạn không cần giã đậu xanh mà trộn luôn với xôi gấc sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Khuôn làm xôi có bán online khá phổ biến, giá thành cũng rẻ. Search “khuôn làm xôi” trên Google cho ra rất nhiều lựa chọn.

Hướng Dẫn Nấu Xôi Gấc Ba Tầng Ngon Hết Nấc Mà Không Bị Vỡ

Nguyên liệu nấu món xôi gấc ba tầng:

500g gạo nếp

200g đậu xanh đãi vỏ

1 quả gấc chín

1 chén rượu trắng

50g đường

Cách nấu món xôi gấc ba tầng đơn giản:

Bước 1: Ngâm gạo

Cho gạo vào trong một chiếc giá, loại bỏ sạn và thóc còn trong gạo. Sau đó vò qua một lượt, cho vào chậu nước ngâm qua đêm cùng một nhúm muối.

Sáng hôm sau vớt ra, vò lại thêm vài lần nữa và để ráo nước.

Mẹo: Không nên ngâm gạo từ hôm trước quá sớm, tránh gạo bị chua, không ngon khi nấu.

Bước 2: Sơ chế đậu

Cùng lúc ngâm gạo nếp , bạn hãy ngâm luôn đậu. Tuy nhiên, khi ngâm đậu xanh bạn cần dùng nước ấm tay, chứ không phải là nước lọc thông thường. Vì đậu xanh rắn và chắc hơn gạo rất nhiều.

Bước 3: Lấy ruột gấc

Bổ đôi quả gấc, dùng chén rượu trắng đổ vào mỗi nửa quả một nửa chén, sau đó trộn đều bằng thìa. Dùng thìa xúc gấc ra giá đựng gạo nếp, trộn cho đều.

Thêm rượu vào ruột gấc sẽ làm cho tinh dầu gấc được tiết ra nhiều hơn khi nấu, không có rượu, tinh dầu tiết ra ít, làm giảm độ béo ngậy, đậm vitamin của xôi.

Bước 4: Đồ xôi, đồ đậu

Cho nước vào chõ, sau đó cho gạo nếp đã trộn gấc vào đậy vung đun trong vòng 15 phút. Bạn mở vung để kiểm tra xem xôi đã chín chưa. Nếu chưa thì đun thêm 2-3 phút nữa. Kiểm tra lại tới khi xôi chín mềm. Cho ra rổ, hoặc mâm, bỏ đường vào trộn chung.

Tiếp tục làm như vậy với đỗ xanh.

Bước 5: Làm xôi 3 tầng

Khi xôi còn nóng ấm, hãy đổ một bát con vào khuôn, kế đến là nửa bát đậu, tiếp 1 bát con xôi. Sau đó nèn thật chặt, rồi bỏ ra đĩa.

Cách nấu xôi gấc

Gạo nếp bạn nên vo thật sạch, trắng và ngâm gạo xâm xấp mặt nếp qua một đêm để xôi gấc mềm, nấu nhanh mà vẫn giữ được mùi thơm, độ dẻo của nếp.

Nguyên liệu

– 500g gạo nếp ngon

– 150g đậu xanh

– 1 trái gấc chín đỏ

– 110g đường trắng nhuyễn

– 200g dừa nạo

– Muối, đường, dầu ăn, rượu trắng…

Ngâm gạo nếp

Gạo nếp bạn nên vo thật sạch, trắng và ngâm gạo xâm xấp mặt nếp qua một đêm để xôi gấc mềm, nấu nhanh mà vẫn giữ được mùi thơm, độ dẻo của nếp. Sau đó, bạn vo lại gạo một lần nữa rồi cho ra để ráo nước. Dừa nạo khô ngâm 200 ml nước nóng khoảng 15 phút chờ nguội nước thì dùng tay vắt dừa qua cái rây nhỏ để lược lấy nước cốt dừa trắng đục, đậm đặc.

Sơ chế gấc

Chọn trái gấc chín thật đỏ khoảng 600 – 700gr. Chẻ dọc ra, lấy phần nạc và hột gấc chứa vào một cái tô. Chế vào phần nạc và hột gấc này 50cc rượu trắng, dùng tay bóp cho rượu với gấc nhuyễn vào nhau, nạc gấc sẽ nhuyễn mịn ra và dậy màu, nếu trong nạc gấc có những mô sợi dài không tan ra thì lấy bỏ đi. Sau khi đánh rượu, nếu thấy màu đỏ không đẹp – điều này tùy mỗi trái gấc chứ không thể nào nói tất cả gấc đều cho màu đẹp – thì phải dùng trái gấc khác. Trộn phần nạc và hột gấc vào nếp và đảo cho thật đều, để tăng vị béo, ngậy cho món xôi gấc, bạn nên cho thêm nước cốt dừa đã được lọc sạch và đậm đặc.

Nấu chín đậu xanh

Đậu xanh bạn nên loại sạch vỏ, rửa thật sạch, để ráo nước. Sau đó đậu xanh đem hấp cho chín rồi dùng thìa hoặc máy xay sinh tố xay nhiễn. Nấu xôi gấc đỗ xanh muốn ngon và thơm bạn nên chọn đỗ tiêu, đỗ này vừa bở, vừa thơm.Cho 50g đường và bột đậu xanh và 1 nhúm muối rồi trộn đều, sau đó cho xoong đậu lên bếp đun trên lửa nhở và xào đậu cho đến khi đường tan và đậu bết lại là được.

Hấp xôi cách thủy

Hấp cách thủy từ 30 – 40 phút. Lưu ý, sau khoảng 20 phút hấp thì mở nắp nồi, xới đều xôi lên để xôi được tơi và chín đều. Trong quá trình nấu thỉnh thoảng mở nắp rưới nước cốt dừa, cách nấu xôi gấc nước dừa như vậy để xôi mọng nước và ngậy. Khi xôi đã chín mềm, dẻo và thơm mùi nước cốt dừa béo ngậy thì lấy xôi ra cho bay bớt hơi nước rồi cho đường, đậu xanh vào trộn đều.

Đóng khuôn và bày lên đĩa

Bạn nên dùng khuôn nhựa hoặc nhôm để đóng xôi. Bí quyết để đóng xôi không bị dính vào khuôn là bạn nên cho xoa một ít dầu ăn vào bề mặt của khuôn, điều này sẽ đảm bảo rằng xôi sẽ bóng, đẹp và không bị vỡ. Để đóng khuôn cho đẹp, bạn cho một lớn xôi ở dưới đáy khuôn, ấn nhẹ cho bằng, rải thêm 1 lớp đậu xanh lên xôi, ấn nhẹ, sau cùng rải tiếp 1 lớp xôi lên, nén nhẹ rồi lấy xôi ra khỏi khuôn.

Dù mỗi loại xôi có cách nấu khác nhau nhưng cứ chuẩn chỉ theo bước này thì xôi nào cũng ngon, dẻo, thơm vô đối Dù là nấu loại xôi gì thì có những bước không thể bỏ qua, chị em cứ làm chuẩn theo hướng dẫn thì đảm bảo xôi ngon, thơm và dẻo, bê lên ai cũng phải trầm trồ. Xôi tuy không phải là món ăn thường xuyên như cơm…

Cách Nấu Xôi Gấc Thơm Ngon

Cứ đến mùa gấc chín, lúc còn sống, bà ngoại mình lại chọn ra những quả gấc đỏ au để dành đến cuối tuần nấu xôi cho con cháu ăn. Tại sao lại chỉ ăn vào những ngày cuối tuần thôi? Bởi vì mình nhớ lúc đó chỉ cuối tuần bố mẹ mới đèo mình trên chiếc xe đạp mifa cao ơi là cao, đi cả tiếng đồng hồ mới về đến nhà bà ngoại gần hồ Tây.

Đến giờ, mỗi khi nấu món này cho cả nhà ăn, mình vẫn tự hỏi nếu bà còn sống, chắc hẳn bà sẽ rất ngạc nhiên khi cô cháu gái đến quét nhà còn không biết, mà giờ đã hì hụi nấu nướng thành thạo món nọ món kia rồi. Hihi ^^!Cách nấu xôi gấc thơm ngon cũng đơn giản lắm, nếu bạn không có một bộ dụng cụ chuyên nấu xôi, bạn cũng có thể tận dụng chiếc nồi cơm điện để hoàn thành món xôi gấc thơm ngon của mình.

Xôi gấc thơm ngon cho ngày cuối tuần thêm đặc sắc

Chuẩn bị nguyên liệu cho món xôi gấc thơm ngon

500g gạo nếp. Trong các loại nếp thì nếp cái hoa vàng ở ngoài Bắc nấu xôi ngon nhất. Nếu không có cân, các bạn có thể đong gạo bằng 2 bát ăn cơm gạt miệng là được.

1 quả gấc to. Nếu chỗ bạn ở không có gấc tươi, bạn có thể dùng 250g ruột gấc đông lạnh có đầy đủ cả hột.

Từ 1- 4 thìa cafe đường trắng tùy theo khẩu vị của bạn. Nhà mình 2 vợ chồng và con nhỏ nên thường thích ăn ít đường, mình chỉ cho hơn 1 thìa cafe đường trắng thôi.

2 thìa cafe muối.

3 thìa cafe rượu trắng.

200g đậu xanh nguyên vỏ (có thể không cần). Nếu muốn món xôi gấc thơm ngon hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm đậu xanh. Đậu xanh còn nguyên vỏ ngâm nước ít nhất 3 tiếng cho nở ra, sau đó đem nấu xôi thì đậu xanh sẽ ngon và mềm hơn nếu bạn mua loại đậu xanh khô đã bóc vỏ đóng bịch được bán ở siêu thị hay các sạp chợ.

1 thìa cafe dầu ăn. Xôi gấc của người Bắc thường có ít mỡ gà (đã chiên vàng và bỏ tóp mỡ).

Một ít nước cốt dừa.

Chuẩn bị dụng cụ đồ xôi gấc (miền Nam gọi là dụng cụ nấu xôi gấc ấy)

Chõ đồ xôi hoặc nồi cơm điện và miếng xửng hấp. Nếu không có xửng hấp, bạn vẫn có thể nấu xôi gấc được nhưng hột xôi nấu trong nồi cơm điện sẽ dính vào nhau hơn một chút.

Cách nấu xôi gấc thơm ngon

Nếu bạn không đánh kỹ gấc ở bước này, thịt gấc sẽ bị dính lại ở hột gấc và xôi nấu ra sẽ có màu nhờ nhờ hồng còn hột gấc thì đỏ au, không được đẹp mắt. Gấc đánh xong để trong tô đậy lại, bảo quản nơi khô mát hoặc để tủ lạnh 3-4 giờ đồng hồ trước khi đem trộn với gạo.Bước 3: Gạo nếp ngâm vớt ra để ráo trên giá thì ít bị mắc hột gạo vào thành rổ hơn. Thỉnh thoảng bạn nên xóc xóc cho ráo hẳn nước và trộn từ từ với ½ thìa cafe muối. Với một số gia đình không thích ăn muối thì có thể không cho muối vào gạo cũng được.

Nếu bạn cho muối, sau khi trộn đều muối và gạo, bạn có thể nếm gạo vào lúc này xem có vừa miệng hay chưa. Bạn dùng lưỡi của mình nếm nhẹ vào đầu ngón tay hoặc vài hột gạo. Khi chúng mình chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc nếm gạo trong lúc này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc bạn đã trộn gạo với gấc vì lúc đó sẽ có cả gạo, gấc, lẫn với muối.

Nếu bạn không có miếng xửng đồ xôi, ở bước 3 này bạn nên để gạo thật ráo, xóc đều nhiều lần và dùng giấy thấm nhà bếp thấm sạch nước trên mặt gạo lẫn ở dưới giá đựng gạo và đợi khoảng 30 phút rồi mới trộn đều gạo với ½ thìa cafe muối. Xóc đều và để thêm 30 phút cho ráo hẳn nước trước khi nấu xôi.Bước 4: Trộn thịt gấc với gạo nếp, trộn đều tay. Mình hay trộn bằng tay rồi rửa lại cho có cảm giác khi gấc đã được trộn đều vào gạo, còn nếu bạn sợ phải rửa tay lại thì có thể mang bao tay vào rồi trộn. Sau khi trộn xong gạo và gấc, để thêm 1 giờ cho gấc ngấm đều vào gạo, trộn nhẹ tay một lần nữa trước khi đem đồ xôi.Bước 5: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi cơm điện, đun sôi. Bạn để ý lượng nước chỉ chạm ½ chân của miếng xửng hấp hoặc ½ thành của chõ đồ xôi để khi nước sôi không bị tràn lên làm ướt xôi đang đồ. Khi nước sôi, đổ gạo nếp trộn gấc vào miếng xửng hấp xôi đặt vào trong nồi và bắt đầu đồ xôi. Nếu không có miếng xửng mà chỉ sử dụng nồi cơm điện, bà mình vẫn hay gọi là nấu cơm nếp, bạn cho nước vào chỉ bằng mặt gạo vì bạn đã ngâm gạo trong nước rồi. Tùy theo từng loại gạo nếp mà bạn có thể cho nước ít hay nhiều, sau đó, bạn chỉ cần bật nút nấu.

Mình cũng thử làm theo cách của Savourydays là khi nồi chuyển sang chế độ Warm, mình lấy đũa xới đều và đậy lại nắp vung và đợi thêm khoảng 20 phút cho xôi chín hẳn.Bước 6: Sau khi đồ xôi được 10 phút, bạn nên dùng đũa xới thật đều và nhẹ tay để các lỗ hấp được thoáng và hơi bốc đều lên trên cho xôi chín đều mà không bị nát. Theo kinh nghiệm của bà ngoại mình, cứ 10 phút xới xôi một lần thì phần đáy xửng hấp xôi sẽ không bị nát. Vùng hấp của nồi cơm điện thường kín hơi nên việc mở vung đều cũng sẽ giúp thoát bớt hơi nước ra ngoài tránh cho xôi không bị nát. Khi nấu xôi ở chõ lớn cũng vậy, có điều ở chõ thường nấu nhiều xôi hơn nên lúc xới xôi cần ai đó khỏe tay để xới xôi bằng đũa cả. Chúng ta xới xôi đều khoảng 3-4 lần là xôi chín. Sau đó, mở nắp nồi cơm điện hoặc chõ xôi và bỏ đường vào, trộn đều nhẹ tay bằng đũa. Lúc này, bạn có thể rưới thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ gà (đã chiên vàng và bỏ tóp mỡ) cho xôi mềm ra và nhặt bỏ hột gấc (nếu muốn).

Cách nấu xôi gấc đơn giản

Với miền Nam, cách nấu xôi gấc thơm ngon cũng tương tự, chỉ khác một xíu là người miền Nam thường cho thêm nước cốt dừa sau khi đã hấp xôi thật chín trong bước 6 thay vì cho dầu ăn hay mỡ gà. Tuy nhiên, chúng ta cần hấp xôi thêm chừng 5 phút nữa sau khi cho nước cốt dừa rồi mới bắc ra để nước dừa tan đều và ngấm vào xôi vừa bùi vừa ngậy.

Nước cốt dừa cũng giống như dầu ăn hay mỡ gà, đều có tác dụng làm cho xôi mềm hơn. Các bạn có thể tự làm nước cốt dừa hoặc mua sẵn nước cốt dừa đóng hộp ở chợ. Khi sử dụng nước cốt dừa đóng hộp, bạn nên lắc đều hộp trước khi sử dụng. Có một số gia đình vào ngày Tết hoặc giỗ chạp còn cho thêm đậu xanh để làm xôi gấc đậu xanh đóng khuôn cho đẹp.

Với cách nấu xôi gấc đậu xanh:

Cùng lúc với bước 5, bạn để ráo đậu xanh đã đãi bỏ vỏ và ngâm kĩ, trộn với ½ thìa cafe muối rồi đồ đậu xanh cho chín kĩ hoặc nếu không có dụng cụ thì bạn đun đậu xanh trong nồi với ít nước, lửa thật nhỏ, đậy vung cho đậu xanh chín kĩ.

Sau đó bạn trộn đậu xanh với 1-2 thìa cafe đường tùy khẩu vị gia đình bạn rồi tắt lửa. Lúc này, khi đậu xanh còn nóng, bạn miết (nghiền) kĩ cho thật mịn đậu và để đường tan đều trong đậu. Sau khi đồ xong xôi lần 1 ở bước 6, bạn nhớ nhặt hột gấc cho thật sạch, rồi cho từng lớp đậu, đến lớp xôi, lớp đậu rồi lại lớp xôi ở trên cùng. Trong khi cho từng lớp xôi hay đậu vào khuôn, bạn nên lèn chặt (nén chặt) từng lớp ngay. Úp khuôn ra đĩa, chúng ta có ngay một đĩa xôi gấc đậu xanh thật đẹp cho ngày Tết hoặc giỗ.

Kinh nghiệm hay khi nấu đậu xanh

– Nếu bạn muốn để xôi lâu mà vẫn còn ngon dẻo, không bị khô thì sau khi đồ xôi chín bạn để xôi trải đều ra trên giá cho nguội hẳn. Đến khi nào muốn ăn thì bạn đồ lại lần 2 thêm chừng 10-15 phút là xôi sẽ rất ngon. – Nếu các bạn nấu xôi để thắp hương thì sau khi đồ lần 1, xôi chín là các ban có thể đơm xôi ra bát, nén chặt tay rồi úp vào đĩa hoặc đóng khuôn xôi lúc còn nóng. Đến khi tàn hương, bạn cho xôi xuống và đem đồ lại lần 2 là xôi sẽ mềm dẻo trở lại. Hy vọng qua cách nấu xôi gấc nói trên các bạn sẽ có một bữa ăn với xôi gấc thật ngon.