Cách Nấu Nước Đường Ăn Sương Sâm / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Sương Sa Với Nước Đường Gừng

Các loại sương sâm, sương sa gì gì đó… phần lớn đều có tính mát, nên thường được ăn nhiều trong ngày hè nóng nực, cần bổ sung nước, làm mát – thanh lọc cơ thể. Các thể loại này cũng thường được ăn như món chè tráng miệng với nước đường, nước cốt dừa, đậu xanh, đậu đen, bánh lọt…

>> Xu xa Hoài Nhơn

Nhưng ở đây, mình làm một cách đơn giản nhất là nấu sương sa (hoặc bạn cũng có thể dùng sương sáo) mua bịch đóng gói sẵn có bán đầy rẫy ở chợ, siêu thị…, đem về nấu theo công thức trên bao bì. Rồi nấu nước đường, thêm vài lát gừng tươi, rồi là cho vào ăn lạnh (bỏ sẵn trong ngăn mát tủ lạnh hoặc cho đá thêm vào).

Sự khác nhau giữa sương sâm, sương sáo và sương saSương sâm: Là loài dây leo, thân và lá có lông mịn, màu lục đậm, thường mọc trong rừng, trên núi. Cây có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á và được chọn dùng trong ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia khác.Sương sâm chế biến rất đơn giản, sau khi hái những chiếc lá sương sâm tươi rói, mỏng tan mọc trên núi đem về rửa sạch, bỏ lá tươi vào cối xay, giã nát với một lượng nước nhất định, lọc lược sạch xác lá để lấy được nước cốt màu xanh thẩm đổ vào khuôn, cho thêm một lớp nước nang mực lên bề mặt, để vài giờ sẽ đông cứng lại thành sương sâm.Cách dùng: Cắt sương sâm đã đông đặc cho vào ly, cho một ít đường và tinh dầu chuối ăn cung với đá rất ngon, bạn cũng có thể cho thêm nước cốt dừa nếu thích.Sương sáo: là loài cây thân thảo, cao từ 40 – 60cm, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt những vùng đất cỏ, đất khô hay đất cát giống như cây bạc hà, có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Khi cây già có màu đỏ hoặc hồng, phơi khô chuyển thành màu xám đen.Khác với sương sâm, thân và lá sương sáo chỉ chế biến được sau khi phơi khô, cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi thêm ít bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra tô để nguội sẽ thành sương sáo. Khi chế biến thêm ít bột gạo lúa thơm hòa vào thạch sẽ đen và ngon hơn.Cách dùng: Cũng cắt nhỏ thành hạt lựu cho vào ly, cho đường hoặc một ít nước cốt dừa (ai sành ăn hơn thì cho thêm dầu chuối cho món ăn thêm dậy mùi) và đá xay ăn sẽ rất là ngon. Có thể kết hợp với sữa, nhiều loại trái cây như thế sẽ tăng thêm phần hấp dẫn hơn.Sương sa: hay còn gọi xu xa được làm từ một vài lọaị rong tảo biển không độc. Sương sa là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất và các vitamin…, nhưng không chứa chất béo, có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh động mạch vành.Theo chúng tôi

Bà Bầu Ăn Sương Sâm Được Không? Cách Làm Sương Sâm Cho Bà Bầu

Sương sâm hay còn có tên dân dã là thạch xanh, thạch lá cây, sương sâm là một món ăn giải khát rất tốt đặc biệt là khi mùa hè đang đến gần. Sương sâm là một món ăn dân giã, làm từ lá cây sương sâm, một loại cây leo phổ biến. Bà bầu ăn sương sâm là nguồn chất xơ tuyệt vời giúp ngăn ngừa táo bón.

Thành phần dinh dưỡng có trong sương sâm

Lá sương sâm có giá trị dinh dưỡng như:

Lợi ích khi bà bầu ăn sương sâm

Huyết áp ổn định là vấn đề mà mẹ cần quan tâm trong thai kỳ, ngăn ngừa được một số bệnh về tim mạch. Theo nghiên cứu, bà bầu ăn sương sâm có tác dụng ổn định huyết áp nhờ các hợp chất tự nhiên có trong loại lá cây này. Đặc biệt, sương sâm còn tốt cho người cao tuổi và người có tiền sử mắc bệnh huyết áp.

Ổn định lượng đường trong máu

Khi mang thai, việc thay đổi hormone có thể làm tăng lượng đường trong máu. Làm cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ cao hơn người bình thường. Bà bầu ăn sương sâm có thể kiểm soát và ổn định được lượng đường trong máu.

Các thành phần tự nhiên của lá này đã chứng minh là có khả năng ngăn ngừa viêm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Vì vậy, bà bầu ăn sương sâm trong 3 tháng cuối thai kỳ một lựa chọn thông minh. Điều này giúp mẹ giảm tình trạng sưng đau, phù nề.

Cách làm sương sâm tốt cho bà bầu

200 gr lá sương sâm

2 lít nước lọc

1 túi vải

Vợt hớt bọt, rây

Ly thuỷ tinh đựng sương sâm

Bước 1: Lá sương sâm nhặt bỏ lá vàng, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.

Bước 2: Thái nhỏ lá sương sâm cho dễ vò. Sau đó cho lá sương vào túi vải.

Bước 3: Cho 2 lít nước vào 1 tô thuỷ tinh lớn miệng rộng. Cho túi vải có chứa lá sương sâm vào tô nước và vò. Cứ nhồi lên nhồi xuống cho đến khi nước trong tô trở nên xanh và nhớt thì ngưng.

Bước 4: Dùng rây lược lại nước sương sâm lần nữa rồi cho vào ly thủy tinh.

Bước 5: Để khoảng 1- 2h sương sâm sẽ đông lại. Để vào ngăn mát tủ lạnh, dùng lạnh với nước đường rất ngon và mát.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn sương sâm

Sương sâm là loại thực phẩm tốt và an toàn cho thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung chúng vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Mặc dù tốt nhưng mẹ bầu cũng nên sử dụng có khoa học. Bên cạnh ăn sương sâm, mẹ bầu nên bổ sung thêm một số thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất trong cơ thể.

Nguồn: Tổng hợp

Sương Sâm, Sương Sa, Sương Sáo Khác Nhau Thế Nào

Sương sa, sương sâm và sương sáo đều là những món ăn có tính mát, phù hợp để ăn vào mùa hè. Ba món ăn này “cùng một họ”, nhìn đều giống như thạch. Ở mỗi vùng miền, sương sa, sương sâm, sương sáo lại có tên gọi khác nhau, dễ gây nhầm lẫn.

Sương sáo

Sương sáo là tên gọi ở miền Nam còn ở ngoài Bắc, món ăn được gọi là thạch đen. Đây là một món ăn xuất xứ từ Trung Quốc, được gọi là thủy cẩm, có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, dùng để giải khát mùa hè.

Nguyên liệu làm sương sáo là loại cây thân cỏ, cao chưa tới một mét. Thân và lá sương sáo có thể dùng ngay hoặc phơi khô để trữ dùng dần. Sau khi xay nát, nấu trong nước, lược bỏ cặn, người ta cho thêm bột sắn, gạo. Sản phẩm để nguội sẽ đông lại, có màu đen tuyền được ăn với nước đường và tinh dầu chuối.

Sương sa thường được ăn chung với các loại chè hoặc ăn riêng, chan với nước đường, thêm dầu chuối, đá xay. Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo ra các cách ăn riêng như với sữa đậu nành hay cốt dừa.

Sương sâm

Sương sâm là tên một món ăn làm từ loại cây dây leo, thân và lá có lông mịn, màu lục đậm, thường mọc trong rừng, trên núi, có nguồn gốc bản địa tại Đông Nam Á và được chọn dùng trong ẩm thực Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực. Sương sâm ăn mát, ngon, bổ, thanh nhiệt, đặc biệt trị được các chứng bệnh như: mụn, táo bón.

Trong ẩm thực Lào và Isan (đông bắc Thái Lan), lá sương sâm được dùng để làm món keng noh mai som, một món lẩu chua bao gồm măng, ớt… Ở Campuchia, người ta dùng lá để ăn với món lẩu samlo; lá cũng được phối hợp với các vị thuốc khác để chế biến thành thuốc để điều trị bệnh lỵ. Ở Thái Lan, người ta dùng rễ sương sâm làm thuốc chống sốt.

Tại Việt Nam, lá sương sâm được dùng làm thạch và rau ăn. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần xay, giã nát một lượng loại lá tươi sương sâm với một lượng nước lọc nguội nhất định, lọc lược sạch, để 1-2 giờ, chất nước này sẽ kết đông và có màu xanh lá cây rất đẹp. Sương sâm có hai loại là sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn) và sương sâm lá láng (lá trơn nhẵn, không lông), trong đó sương sâm lông cho thạch đông mịn và ngon hơn sương sâm láng.

Cũng giống sương sáo, khi ăn bạn cắt nhỏ, cho một ít đường và tinh dầu chuối, thêm đá bào hoặc nước cốt dừa.

Sương sa

Sương sa có lẽ là cái tên quen thuộc nhất bởi cả ba miền đều có món sương sa hạt lựu hay chè sương sa. Món ăn này ở miền Trung còn có tên gọi khác là xu xoa hay xoa xoa. Đây là một loại thạch trắng, làm từ loại rong tảo biển, chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, vị dễ ăn, có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhất là các bệnh tim mạch.

Làm sương sa thủ công khá cầu kỳ. Rong biển được vớt từ biển đem về vo và xả qua nhiều lần cho sạch rồi ngâm nở ra. Sau đó, người ta đun nước sôi, cho rong biển vào nồi. Khi nấu không để lửa quá to, tay quấy liên tục cho đến khi rong biển chín rục ra và cho thêm ít me để thạch mềm và mau đông. Tiếp tục để lửa nhỏ, vớt hết bọt rồi lọc bã, để chảy xuống khuôn. Sau vài tiếng đồng hồ, khuôn nước sẽ nguội đi, kết lại.

Khi ăn, sương sa thường được cắt nhỏ, chan nước đường, nước cốt dừa, thêm vào một ít tinh dầu hoa bưởi hoặc dầu chuối, bột báng. Sương sa chủ yếu được ăn kèm với các loại chè như chè nhãn sương sa, chè sương sa hạt lưu hay dừa sương sa. Món dừa sương sa đặc biệt được yêu thích bởi vị ngọt mát, thay vì nấu với nước thì người ta nấu với nước dừa tươi.

Video: Helen’s Recipes

Tự Làm Sương Sâm Sương Sa Sương Sáo Hạt É Giải Nhiệt Tại Nhà

Chia sẻ công thức và cách làm sương sâm, sương sa, sương sáo hạt é ngon, thanh mát tại nhà. Tự làm sương sâm sương sa sương sáo rất đơn giản, giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể. ❤

NHỮNG MÓN RAU CÂU NGON DỄ LÀM TẠI NHÀ: ► Rau câu Milo sữa Socola: ► Rau câu bắp lá dứa: ► Rau câu dừa: ► Rau câu cafe sữa: ► Rau câu Flan cheese: ► Rau câu 3 màu: ► Rau câu sơn thủy:

♨ CÔNG THỨC SƯƠNG SÂM SƯƠNG SA SƯƠNG SÁO HẠT É NGON: – 1 gói bột sương sa 25g – 1 gói bột sương sâm 7.5g – 1 gói bột sương sáo hạt é 60g – 50g đường phèn – 1 thìa vani – xíu muối

♨ CÁC BƯỚC LÀM SƯƠNG SÂM SƯƠNG SA SƯƠNG SÁO HẠT É ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ: – Cho bột sương sáo vào nồi cùng 900ml nước, thêm xíu muối, 40g đường. Khuấy tan, ngâm 20 phút. Bắt sương sáo lên bếp, nấu sôi, vặn nhỏ lửa, để sôi thêm 5 phút thì tắt lửa, để nguội. Cho hạt é vào tô nước sạch, ngâm 20 phút. – Cắt gói bột sương sa vào nồi cùng 1.6 lít nước (hoặc 1.8 – 2 lít, tùy độ cứng mềm), xíu muối, 20g đường. Khuấy tan, bắt lên bếp nấu cho sôi, để thêm trong 3 – 5 phút. Tắt lửa. Để nguội cho đông. – Đổ vào máy xay sinh tố 900ml nước, 1/2 thìa dầu ăn. Bật máy, đổ từ từ gói bột sương sâm vào. Xay 30s. Đổ vào túi vắt lấy nước sương sâm, hớt sạch bọt. Để sương sâm nghỉ đông trong 30 phút. – Đổ vào nồi 50g đường phèn với 1 lít nước, xíu muối, 1 thìa vani, nấu cho tan đường. Để nguội. Cắt sương sa, sương sáo, sương sâm vào nồi nước đường cùng hạt é. Ăn lạnh sẽ ngon hơn.

♨ BÍ QUYẾT LÀM SƯƠNG SÂM SƯƠNG SA SƯƠNG SÁO HẠT É THƠM NGON HẤP DẪN: – Thời gian đông sương sa khá lâu, từ 30p – 40p mới đông. Khi nấu sương sa phải để cho sương sa sôi trong thời gian 3 – 5 phút thì sương sa để nguội mới đông được. – Khi nấu sương sáo cần lưu ý, sương sáo khi nấu sôi sẽ sánh đặc, nhưng vẫn tiếp tục nấu với lửa nhỏ thêm 5 – 7 phút. Nếu sương sáo vừa sánh đặc mà tắt lửa thì sương sáo sẽ không đông. – Làm sương sâm phải có máy xay sinh tố hoặc 1 cái lồng để đánh sương sâm. Khi xay hoặc đánh sương sâm nên cho vào chút dầu ăn, giúp sương sâm ít bọt.

Cách Làm Thạch Sương Sâm Ngon

Mọi người đừng nhầm giữa thạch găng và thạch sương sâm, thạch sương sâm ăn ngon hơn hẳn, từng viên từng viên thạch mềm, măm nhẹ như bông, màu xanh ngọc của thạch trông rất ngon mắt. Đây là món tráng miệng tuyệt vời cho mùa hè nóng bức^-^

Nguyên liệu

200g lá sương sâm tươi

2 thìa hạt é

2 miếng nhỏ mủ trôm( mủ trôm khi ngâm nước nở ra rất nhiều nên ngâm ít thôi)

Nước đun sôi để nguội

Nấu nước đường: 9 viên đường thốt nốt+ 600ml nước lã+ 1 nhánh gừng đập nhập

Lá sương sâm tươi đây( nó không phải lá găng cũng không phải lá găng lông mà lá lá sương sâm tươi)

Cách làm

– 2 miếng nhỏ mủ trôm+ 1l nước đun sôi để nguội ngâm 24h ( ko ngâm nước nóng)

– Sau khi uống no nước: mủ trôm trong vắt nhìn như tổ yến, măm dai dai sần sật rất ngon

2. Lá sương sâm rửa sạch, để ráo

– Đổ 2l nước vào

– Dùng tay vò thật kĩ lá( ko vò lá trên mặt nước như thế tạo rất nhiều bọt, nên vò dưới mặt nước), vò 15p khi lá xác xơ ra là được

– Sau đó lọc qua rây( cái rây mình vẫn hay dùng lọc cua)

– Dùng tay hoặc thìa vớt hết bọt còn sót lại, đổ thạch ra âu nhựa, bát sứ, cốc…nói chung là cái gì cũng được:)

– Để thạch ở nhiệt độ phòng 2 h trước khi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh( điều này giúp thạch dai và giòn hơn)

2. Nấu nước đường: đường+ nước lọc+ gừng khuấy đều, đun sôi, để nguội

– Ngâm hạt é với 1 bát nước, đợi 10p sẽ thấy hạt é nở bung

Khi măm lấy một ít mủ trộm, hạt é, thạch sương sâm+ nước đường+ đá khuấy đều mà thưởng thức

Từng viên thạch nhỏ xinh, nhẹ bông lấp la lấp lánh^-^

Em hươu cao cổ thấy ngon quá cũng lân la chạy tới:)

Ps:

– Ở Hà Nội các bạn có thể mua lá sương sâm tươi, mủ trôm, hạt é của chị Ngọc : 0903 452 018