Cách Nấu Nước Mát Đơn Giản / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Nước Sâm Mát Lạnh Cực Đơn Giản

Cách nấu nước sâm là từ khoá được rất nhiều chị em tìm kiếm để áp dụng tại nhà, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng nực. Vậy để nấu được một nồi nước sâm ngon, chị em cần chuẩn bị những nguyên liệu gì cũng như thực hiện theo những bước như thế nào?

Nguyên liệu cần có để nấu nước sâm gồm có:

Nước lọc: Lượng nước lọc bạn cần chuẩn bị phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn mong muốn thu được. Thông thường, công thức tính tỉ lệ nước lọc cần dùng cho nước sâm là: n + 1,5. Trong công thức này, n là số lít nước sâm bạn muốn có được khi nấu và n + 1,5 là số lít nước lọc bạn cần chuẩn bị.

Mía lau: Cũng tương tự như nước lọc, bạn chuẩn bị lượng mía lau phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn muốn có. Trung bình, để có được 1 lít nước sâm bạn sẽ cần chuẩn bị 1 khúc mía lau.

Rễ tranh: Rễ tranh bạn có thể mua trực tiếp ở ngoài chợ hoặc mua tại các tiệm thuốc Bắc. Bạn chuẩn bị khoảng 1 bó rễ tranh nhỏ.

Lá dứa: Lá dứa hay còn gọi là lá thơm sẽ giúp nước có màu đẹp mắt hơn và vị thơm hơn. Với nguyên liệu này, bạn chuẩn bị khoảng 150 – 200 gram, tương ứng với khoảng 1 bó lá nhỏ.

Râu ngô: Râu ngô bạn có thể chọn râu của ngô nếp hoặc ngô ngọt tuỳ tình hình thực tế. Tuy nhiên để nước sâm thu được ngon, ngọt hơn thì bạn nên chọn loại râu ngô nếp.

Với khoảng 3 lít nước sâm thành phẩm, bạn chuẩn bị khoảng 200 gram râu ngô (một bó râu ngô cỡ lớn)

Đường phèn: Khi nấu nước sâm, đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu. Đường phèn giúp tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn

Bởi thế bạn chỉ nên dùng đường phèn để nấu loại nước này, không nên dùng các loại đường khác. Tuỳ theo độ ngọt/nhạt của nước mà bạn muốn thưởng thức để chuẩn bị lượng đường phèn sao cho hợp lý. Trung bình, bạn chuẩn bị khoảng 200 gram đường phèn là vừa đủ.

Một số nguyên liệu khác: Ngoài những thành phần kể trên, trong một số công thức nấu nước sâm khác thì còn có thêm cả một số thành phần như: bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc… Tuy nhiên nếu chỉ nấu nước sâm đơn giản thì bạn cũng không cần nhất thiết phải chuẩn bị.

Cách nấu nước sâm ngon như sau:

Bước 1: Làm sạch nguyên liệu đã chuẩn bị

Rễ tranh: Rửa sạch sau đó để ráo nước

Lá dứa: Tương tự rễ tranh, lá dứa bạn cũng rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, bạn cắt lá thành từng khúc cỡ 5cm rồi để riêng. Râu ngô: Rửa sạch và cũng để ráo nước.

Mía lau: Rửa sạch, để ráo nước sau đó chẻ thành những miếng nhỏ nếu phần khúc mía quá to.

Bước 2: Nấu nước sâm

Cho tất cả phần nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm: rễ tranh, lá dứa, râu ngô, mía lau vào nồi cùng với nước lọc.

Nấu nước sôi với lửa nhỏ trong khoảng 2 – 3h cho tới khi phần mía lau trong lại thì tắt bếp.

Vớt bỏ phần xác các nguyên liệu sau đó cho đường phèn vào cho đến khi đạt được vị ngọt như mong muốn. Đun sôi tiếp tục trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 3: Cách dùng nước sâm

Yêu cầu của nước sâm sau khi nấu đó là nước trong, có màu vàng nâu và ngọt không quá gắt. Nước phải đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là lá dứa.

Với cách nấu nước sâm này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá cho mát. Việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho trực tiếp vào ngăn mát tủ lạnh là có thể dùng được trong vòng từ 2 – 3 ngày sau đó.

Cách Nấu Tàu Hủ Nước Đường Ngon Ngọt, Thanh Mát Cực Đơn Giản

Đúc túi ngay những cách nấu tàu hủ nước đường (hay tào phớ) tuyệt ngon, mát lành mà bạn không bỏ lỡ với bí quyết nấu cực ngon mà không dùng đến thạch cao.

Có mặt ở hầu hết các quán ăn đường phố từ Bắc vào Nam, tàu hủ đã chinh phục được trái tim của rất nhiều người. Đây là một loại ẩm thực có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao bởi tàu hũ được chiết suất từ đậu nành rất có lợi cho sức khỏe.

Không chỉ được yêu thích tại Việt Nam, món ăn này còn được đưa vào thực đơn chính của nhiều quán ăn truyền thống tại nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc..vv. Tuy nhiên, với tầng suất có mặt ở hầu hết các quán ăn vỉa hè, nhiều người vô cùng e ngại việc sử dụng tàu hủ vì sợ món này không được chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhằm giúp những người yêu thích món ăn này, JAMJA’S BLOG sẽ chia sẻ cho mọi người cách nấu tàu hủ nước đường siêu ngon tại nhà với các bước chế biến vô cùng đơn giản.

Cách làm tàu hủ nước đường đơn giản

Nguyên liệu làm tàu hủ nước đường

– Hạt đậu nành ( 300 gram) – Bột gelatin (50 gram ) – Gừng (1 củ ) – Dừa bào (200 gram ) – Bột năng (5 gram ) – Đường trắng ( 300 gram ) – Hoa nhài tươi ( 5 đến 10 bông )

Các bước làm tàu hủ nước đường

Bước 1.

Đầu tiên, bạn cho dậu nành vào bát to rồi cho nước vào, ngâm đậu nành từ 8 đến 10 tiếng. Để tiếp kiệm thời gian, bạn có thể ngâm đậu nhành qua đêm để sáng hôm sau là có thể bắt đầu làm đậu hủ.

Sau khi đậu nành được ngâm đã mềm, bạn lấy tay bóp nhẹ cho nó tróc vỏ rồi sàng để bỏ vỏ đi. Chỉ giữ phần hạt đậu ở bên trong rồi để ra rổ cho ráo nước.

Bước 2.

Cho bột geletin vào bát to rồi hòa bột với 150 đến 200 ml nước, khuấy tan rồi để đó.

Bật bếp lên rồi chắt đậu nành vào nồi, đun sôi. Vì đậu nành khi sôi sẽ dễ vị trào nên trong quá trình nấu, bạn không nên đậy nắp nồi và nhớ dùng muôi khuấy đều nước dậu nành trong nồi.

Sau khi nước đậu nành sôi thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, pha nước đậu nành với nước gelatin. Khuấy đều tay để đậu nành và gelatin hòa tan với nhau.

Cho hỗn hợp đậu nành là gelatin vào hộp rồi để tủ lạnh, lúc này chúng ta đã làm xong tàu hủ.

Bước 4.

Cho 200 gram dừa đã bào vào bát to rồi cho thêm 200 ml nước nóng. Để đó khoảng 10 đến 15 phút thì dùng rây lọc lấy phần nước cốt dừa. Phần bã của dừa cho vào khăn xô rồi vắt kiệt nước.

Múc hủ tàu ra chén rồi chan thêm 1 muôi nước đường ngừng và nước cốt dừa là bạn đã có thể thưởng thức món tàu hủ nước đường vô cùng thơm ngon này rồi. Món ăn này dùng lạnh và nóng đều được. Tuy nhiên, dùng lạnh sẽ ngon hơn.

Cách làm tàu hủ nước đường từ đường nho

Có thể nói, món tàu hủ nước đường được rất nhiều người yêu thích nên nó rất nhiều cách chế biến. Chính bởi vậy, JAMJA’S BLOG sẽ hướng dẫn bạn cách nấu tàu hủ nước đường từ đường nho với hương vị thơm của đường nho, béo ngậy của đậu nành với cách làm cực kỳ đơn giản như sau.

Nguyên liệu:

– Đậu nành ( 250 gram ) – Nước ( 2 lít ) – Lá dứa ( 1 bó ) – Đường nho ( 3,5 gram) – Nước lọc ( 22 gram )

Các bước làm: Bước 1.

Lá dứa rửa sạch rồi cắt nhỏ, cho vào máy xay rồi xay nhuyễn lấy 1 lít nước.

Bước 2

Cho 1 lít nước dứa vào nồi rồi cho lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ. Khi đun, hãy nhớ quấy đều tay để nước dứa khi đun không bị cháy ở đáy nồi.

Khi sôi, tắt bếp rồi bỏ thêm nước đậu nành, đường nho và nước lọc theo tỷ lệ đã chuẩn bị từ trước vào nồi để ủ. Nếu bạn không có nồi ủ thì có thể ủ bằng nồi cơm điện. Khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ để đường hòa tan với sữa đậu nành. Để đó để đậu nành đông lại.

Bước 3.

Cho 400 ml nước cốt dừa, 200 ml nước lạnh và 1 TBS bột năng, 3,5 TBS đường, một chút muối và vài cọng lá dứa đã buộc thành 1 bó vào nồi, hòa tan rồi cho nên bếp đun với lửa nhỏ. Khi sôi, cho nước bột năng và muối vào rồi đảo đều tay 5 phút thì tắt bếp.

Lấy một bát to khác, cho đường vàng, đường tráng, nước sôi và gừng theo tỉ lệ 1:1:2:1 rồi khuấy đều tay cho hỗ hợp hòa tan được hỗn hợp nước gừng

Cách làm tàu hủ nước đường lá dứa chân châu

Như đã nói, tàu hủ nước đường có rất nhiều cách nấu. Tiếp theo đây, JAMJA’S BLOG sẽ hướng dẫn bạn cách nấu tàu hủ nước đường lá dứa chân châu với công thức chế biến cực kỳ đơn giản.

Nguyên liệu:

– Đậu nành ( 400 gram ) – Nước lọc ( 5.5 lít ) – Lá dứa ( 100 gram ) – Bột rau câu – Gừng ( 100 gram ) – Đường ( 500 gram ) – Bột năng ( 60 gram )

Cứ làm như vậy với 3 phần còn lại cho đến khi được 1 nồi nước sữa đậu nành gần 2 lít thì dừng lại.

Bước 2.

Cho nước đậu nành vào nồi rồi đun sôi với lửa nhỏ. Khi đun được 10 phút, cho thêm 1.5 lít nước lọc rồi đun tiếp với lửa nhỏ 30 phút. Trong khi chờ nước sôi, bạn lấy bột rau câu ra bát rồi cho nước lọc nào. Đổ từ từ rồi khuấy đều để bột rau câu tan ra.

Bước 4.

Đổ nước lá dứa lọc được vào nước đậu nành đang đun. Khi nước sôi thì tắt bếp, để nguội.

Bước 5.

Cho rau câu đã hòa tan vào nồi nước đậu nành, khuấy đều rồi đổ ra khuân nhỏ. Khi nước đậu nành nguội, nó sẽ thành tàu hủ mềm rung rinh như thạch.

Cho 2 thìa đường với 1 lít nước vào nồi rồi khuấy đều. Thả gừng vào và đun 30 phút thì tắt bếp.

Bước 7.

Lấy 50 gram bột năng vào bát rồi rải ít bột áo ra 1 mặt phẳng. Ngắt 1 cục bột nhỏ rồi lăn tròn thành những dây bột dài.

Bước 8.

Múc tàu hũ ra bát rồi cho nước gừng chứa chân châu vào là bạn đã có thể thưởng thức rồi.

5 Cách Làm Nước Uống Mát Gan Giải Độc Đơn Giản Tại Nhà

Với hiện trạng cuộc sống ngày càng phát triển, những việc như ăn uống ngủ nghỉ cũng được rút ngắn lại và những loại thức ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng. Nhưng cũng chính vì vậy, những bệnh lý về gan ngày càng phổ biến.

Đặc biệt với những người làm việc căng thẳng, sử dụng đồ ăn dầu mỡ và những chất kích thích nhiều, dẫn đến quá tải chức năng gan, dẫn đến bệnh lý về gan.

Gan chính là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể tham gia vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nóng gan là một loại tổn thương gan, dẫn đến suy giảm chức năng gan, gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của con người.

Nếu như tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan…

1. Giảm thiểu mụn nhọt

Nổi mụn nhọt là tình trạng rất phổ biến của nóng gan do những chất độc trong gan không được đào thải ra ngoài. Khi sử dụng các loại nước mát gan, cơ thể sẽ được thanh lọc từ bên trong, đào thải dần độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện chức năng gan.

Ngoài tác dụng đào thải độc tố, các loại nước mát gan còn tạo ra một tấm màng bảo vệ lá gan của bạn, tái tạo những tế bào mới, giúp gan luôn khỏe mạnh, hạn chế tình trạng nóng gan.

3. Đào thải độc tố

Việc thanh lọc cơ thể chính là một trong những bước đầu tiên để thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi sử dụng các loại nước uống mát gan, những phần chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dần dần được đẩy ra khỏi cơ thể theo đường bài tiết.

Đồng thời những hoạt chất có lợi trong nước mát gan sẽ thay thế các tế bào bị nhiễm độc và ngày càng hoàn thiện chức năng gan, để bộ máy cơ thể có thể hoạt động “trơn tru” hơn.

4. Làm đẹp da

5 cách làm nước uống mát gan

1. Trà Atiso

Công dụng

Atiso được coi là thần dược cho lá gan. Trong lá Atiso có hoạt chất cynarin và silymarin, 2 loại chất chống oxy hóa giúp phục hồi chức năng gan, giải độc gan, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan B, men gan cao…

Bên cạnh đó, chất cynarin giúp điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật, kích thích tăng tiết mật. Từ đó giúp gan bài tiết chất độc tốt hơn.

Nước mát gan làm từ hoa Atiso có vị thanh ngọt rất dễ uống, đồng thời cách chế biến cũng cực kì đơn giản.

Chuẩn bị Cách làm

Cắt bỏ cành, cuống, hoa bị dập, rửa sạch.

Cho hoa atiso vào nồi và đổ nước vào.

Đun đến khi nước sôi thì chỉnh lửa nhỏ dần và đun tiếp trong 45 phút thì tắt bếp.

Gắp hoa atiso ra đĩa (các bạn có thể tận dụng phần hoa đã nấu để làm món ăn).

Thêm đường phèn vào nước còn lại, đun đến khi tan đường thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức.

Công dụng

Trà xanh hay còn gọi là lá chè là loại thức uống quen thuộc, nhất là ở vùng làng quê Việt Nam. Từ xưa, trà xanh đã được coi là một loại thức uống thanh nhiệt, giải độc từ tự nhiên.

Trong lá trà xanh có chứa lượng lớn hàm lượng chất chống oxy hóa giúp cơ thể giải trừ mệt mỏi, căng thẳng, thải độc tố, làm mát da và giúp làn da tươi sáng hơn.

Uống trà xanh mỗi ngày có thể giúp phòng ngừa các bệnh như: nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp. Lá trà xanh cũng được chế biến khá đơn giản.

Chuẩn bị Cách làm

Lá trà xanh mua về, rửa sạch, để ráo nước.

Vò lá trà để khi chế biến tăng hương vị và tiết ra được hết chất có trong lá trà.

Cho là trà xanh vào bình, tích có khả năng giữ nhiệt tốt. Tráng lá trà qua 1 lần nước sôi rồi bỏ đi.

Thêm 200ml đến 300 ml nước sôi vào, hãm trà trong nước sôi 3-5 phút là có thể dùng được.

Thêm đá hoặc thưởng thức nóng đều mang đến hương vị thanh mát và giải khát hiệu quả.

Công dụng

Theo y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc, hỗ trợ giải độc gan, làm đẹp da, phòng chống các bệnh tim mạch. Rau má thường được dùng để hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh gan như: mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng gan.

Các dưỡng chất có trong rau má còn có tác dụng giúp vết thương do mụn mau lành, giảm thâm và tái tạo làn da nhanh chóng. Rau má rất dễ tìm, bạn hoàn toàn có thể mua rau má ở các khu chợ hoặc trong siêu thị đều có.

Chuẩn bị

Rau má: 200 gr

Nước đun sôi để nguội: 1 lít

Cách làm

Rau má rửa sạch, nhặt những cuống bị dập nát, ngâm nước muối 30 phút cho hết các chất trừ sâu, chất bẩn trên lá.

Cho rau má vào máy xay sinh tố, thêm nước, xay nhuyễn.

Lọc lấy phần nước và bỏ bã. Bạn có thể dùng máy ép thay cho máy xay và rây lọc.

Sinh tố rau má có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Thêm đường để thức uống này dễ uống hơn.

Công dụng

Lá cây chó đẻ được biết đến với khá nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh như: bệnh gan, mỡ máu, giải độc. Cây chó đẻ là cây thảo, cao 20-30cm, thân nhẵn, thường có màu hồng đỏ.

Lá cây mọc so le, hình bầu dục, xếp khít nhau thành hai dãy. Cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, giúp lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, thanh cân, hạ nhiệt cơ thể, thường được dùng hỗ trợ các bệnh về gan, thận, tiết niệu và bệnh chứng ngoài da.

Trong những năm gần đây, lá chó đẻ được sử dụng để trị bệnh viêm gan B và đã có tới 50% yếu tố lây truyền HBV trong máu đã mất đi trong 30 ngày sử dụng.

Cách làm

Ngày nay, với tình trạng cây chó đẻ được bán tràn lan ở thị trường, bạn cần chọn được cây tươi, hoặc cây chó đẻ khô sạch, chất lượng để việc chữa trị được đảm bảo an toàn.

Một nắm cây chó đẻ tươi rửa sạch.

Để ráo nước rồi cho vào đun sôi (sử dụng nồi đất để có hiệu quả tốt nhất).

Đun lửa nhỏ 10-15 phút và chắt lấy nước uống trong ngày.

Công dụng

Bí đao chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bí đao có tính mát, vị ngọt thanh, có khả năng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Từ những lợi ích trên, người xưa đã tận dụng thực phẩm giải độc gan này để tạo ra trà bí đao giải nhiệt rất hiệu quả.

Chuẩn bị

Bí đao: 1 kg (nên chọn quả già, nếu chọn quả non phải bỏ phần ruột, tránh bị chua)

Lá dứa (lá nếp): 5 chiếc

Thục địa: 10 gr

Đường phèn: 150 gr

Muối: 1/3 muỗng cà phê

Nước: 4 lít

Cách làm

Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.

Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.

Cho bí đao, muối, thục địa, đường phèn vào nồi, đổ thêm nước.

Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa đến khi nhừ bí đao, sau đó cho thêm lá dứa vào, đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.

Chờ trà nguội thì lọc bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh để thưởng thức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng giải độc gan Orihiro để bảo vệ cũng như cải thiện chức năng gan.

Cách Nấu Canh Thịt Gà Lá Giang Ngon Mát Đơn Giản

Cách nấu canh thịt gà lá giang ngon mát đơn giản mang lại một món ăn tuyệt vời dành cho những ngày hè nóng bức, hương vị thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Lá giang là loại lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và có tính sát khuẩn cao nên rất được ưa chuộng trong Đông y. Với mùi thơm và vị chua rất đặc trưng của lá giang, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu nấu ăn hàng ngày để làm canh hoặc làm lẩu thì cực kỳ ngon và bổ đó ạ. Bạn luôn muốn có những món ăn hấp dẫn để bữa cơm ngày hè thêm “rực lửa” thì những món canh có vị chua chua hấp dẫn, kích thích vị giác mà lại còn cực kỳ bổ dưỡng như thế này bạn không thể bỏ qua đâu đấy. Còn chần chừ gì mà bạn không thử cách làm canh gà lá giang này ngay? Mình đảm bảo gia đình bạn ai ai cũng mê cho coi.

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Gà ta: 1/2 con

+ Lá giang: 1 bó

+ Gừng tươi: 1 nhánh

+ Ớt: 3 quả

+ Tỏi: 3 tép

+ Mùi tàu

+ Gia vị cần có: Muối + hạt tiêu + nước mắm + đường

Cách nấu canh gà lá giang ngon

Bước 1: Gà bạn rửa với muối ăn cho thật sạch rồi để ráo nước. Ướp gia vị cùng với 1 muỗng muối + 1/2 muỗng đường + 1 muỗng tiêu + gừng tươi đã giã dập. Ướp trước thịt gà với gia vị sẽ làm cho cách nấu canh gà với lá giang ngấm đều gia vị và thơm ngon hơn.

Bước 2: Lá giang mua về bạn đem nhặt cọng rồi rửa sạch sau đó vớt ra rổ để ráo. Bạn nhớ vò nhẹ cho lá dập để tạo vị chua cho canh. Mùi tàu bạn cũng rửa sạch rồi thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Bước 3: Bạn cho chút dầu vào nồi, đợi dầu nóng rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo cho thịt gà vào xào cho săn lại.

Bước 4: Cho thêm nước vừa ăn vào nồi và đun sôi canh khoảng 20 phút. Để cách nấu canh chua lá giang thịt gà có nước canh có độ trong hấp dẫn thì khi canh sôi bạn dùng môi hớt bỏ bọt đi.

Bước 5: Bạn cho tiếp lá giang vào nồi khoảng 5 phút thì cho mùi tàu đã thái nhỏ vào cùng, tiếp theo bạn cho thêm tiêu vào nồi canh cho thêm đậm đà, nếu bạn thích ăn cay có thể thêm chút ớt tươi vào cùng. Tắt bếp, múc canh ra bát và thưởng thức ngay thôi ^^.