Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Làm Mát Cơ Thể

Với những nguyên liệu đơn giản như mía lau, mã đề, rễ tranh,…, bạn có thể nấu ngay những nồi nước sâm ngon, giúp giải độc, làm mát gan, ngăn ngừa mụn nhọt hiệu quả

Mùa hè nóng bức đang đến gần. Bạn đang tìm kiếm những loại nước mát để thải độc, giảm thiểu sự mệt mỏi của cơ thể?

Mọi người cũng tìm hiểu:

Có nhiều cách nấu nước sâm mía lau khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách nấu nước sâm mía lau với đầy đủ các loại nguyên liệu. Cụ thể

Mía lau: 1 khúc (3 dóng)

Râu ngô: 50g

Cây mã đề: 50g

Cây thuốc dòi: 50g

Rễ tranh: 10g

Đường phèn: 50g

2 lít nước lọc

Lá dứa (lá thơm): 2 nhánh

Rửa sạch các nguyên liệu với nước, để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng đoạn ngắn, cỡ 5cm

Mía lau dóc vỏ, chẻ thành từng khúc nhỏ cỡ 1 đốt ngón tay

Rửa sạch nồi, xếp mía lau xuống đáy nồi, tiếp đó, cho các nguyên liệu còn lại lên trên (bớt lại đường phèn). Đổ nước vào nồi, đun sôi

Khi nồi nước đã sôi, dùng muôi hớt bọt trên miệng nồi, hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun nồi nước khoảng 30 phút

Dùng rây vớt bỏ bã nguyên liệu ra ngoài, thêm đường phèn vào nồi, khuấy đều để đường phèn tan hết thì tắt bếp, để nguội

Dùng rây lọc bỏ bã nguyên liệu lần nữa. Chia nước sâm vào các chai nhỏ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần

Nước sâm sau khi nấu có màu vàng nâu, vị ngọt mát, hương thơm nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng nước sâm lạnh cùng với đá bào hoặc uống nóng bằng cách hâm nóng

Không chỉ được sử dụng trong mùa hè, bất cứ khi nào cơ thể bị nóng, nổi nhiều mụn nhọt, bạn cũng nên sử dụng loại nước sâm này để uống. Bà bầu cũng có thể sử dụng nước sâm mía lau để làm mát, tuy nhiên, không nên sử dụng trong thời gian dài

Hướng Dẫn Cách Nấu Nước Sâm Mía Lau Thơm Bổ Tại Nhà

Không ở đâu xa, từ những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, biết cách kết hợp và công thức nước sâm mía lau này, bạn sẽ có ngay thức uống ngon, thơm bổ cho gia đình cùng thưởng thức.

Nước sâm mía lau là loại thức uống thanh nhiệt, điều trị miệng khô, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Phổ biến trong dân gian, nước sâm này được nấu bởi các thành phần chính như mía lau, râu ngô, mã đề, bọ mắm, rễ tranh… đều là những nguyên liệu quý trong giải nhiệt, giải độc.

Chuẩn Bị Nguyên Liệu

30 gam khúc mía lau.

50 gam râu ngô (nếp).

50 gam mã đề.

50 gam cây bọ mắm (cây thuốc dòi).

10 gam rễ tranh.

50 gam đường phèn (tăng giảm tùy khẩu vị).

1, 5 – 2 lít nước lọc.

2 nhánh lá dứa.

Một ít muối.

Dụng cụ: nồi, bếp, bình thủy tinh…

Hướng Dẫn Thực Hiện Nấu Nước Sâm Mía Lau

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu với một ít muối rồi để ráo nước. Cắt lá dứa thành từng khúc khoảng 5 cm, mía lau thì chẻ mỏng hoặc đập dập trước khi nấu .

Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, sau đó cho các nguyên liệu như râu ngô + mã đề + bọ mắm + rễ tranh + lá dứa vào nồi và cuối cùng cho phần mía còn lại trên cùng. Đổ từ 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và đun sôi.

Bước 3: Khi nước sôi, bạn chú ý hớt bọt, giảm nhỏ lửa rồi đun liu riu khoảng 15 – 20 phút. Vớt bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm đường phèn vào vừa khẩu vị, tiếp tục đun đến khi đường phèn tan hoàn toàn, khuấy đều rồi tắt bếp để nguội.

Bước 4: Cho nước vào bình, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong ngày.

Yêu cầu của thức uống sau khi nấu là nước trong, có màu vàng nâu và vị ngọt vị ngọt thanh nhẹ. Nước đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa. Với cách nấu này, bạn có thể dùng uống luôn trực tiếp sau khi để nguội hoặc cho thêm đá, việc bảo quản nước sâm cũng khá đơn giản. Nước này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h vì để lâu nước sẽ không còn ngon, bổ dưỡng.

Công Dụng Của Nước Sâm Mía Lau

Nước sâm mía lau được coi là công thức lâu đời từ dân gian với sự đúc kết từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên thức uống thanh nhiệt cực hiệu quả.

Khi nấu nước này, bạn chú ý đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu, tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn. Ngoài những thành phần kể trên, bạn có thể biến tấu nước sâm mía lau với các nguyên liệu khác như bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc, bí xanh…

Cách Nấu Nước Rễ Tranh Mía Lau Thanh Nhiệt Giải Độc

Từ lâu dân gian đã tìm ra cách nấu nước rễ tranh mía lau giải khát. Về sau, loại nước này còn được phát hiện có tác dụng thanh nhiệt cơ thể thần kì. Tất cả mọi thời điểm trong năm, nhất là vào mùa nắng nóng, nước rễ tranh mía lau là một trong những thức uống giải nhiệt cơ thể được yêu thích. Biết cách làm nước rễ tranh mía lau chỉ với 3 bước đơn giản sẽ giúp bạn yên tâm không lo nóng trong người.

Sống chan hòa với thiên nhiên, người dân Việt Nam từ xa xưa đã biết tận dụng các loại thực vật có ngay trong vườn nhà để làm nhiều việc khác nhau. Người nông dân chỉ cần cắp rổ ra vườn một vòng là có ngay một rổ rau ăn kèm hay một bó lá xông giải cảm. Không dừng lại ở đó, các loại thảo mộc như rễ tranh, mía lau, râu bắp, lá dứa,… cũng được khám phá và trở thành những nguyên liệu không thể thay thế cho món nước mát giải nhiệt.

Rễ tranh có màu trắng ngà, dọc thân có nhiều nếp nhăn và nhiều đốt. Theo Đông Y, rễ tranh có tính hàn, có tác dụng nổi bật là lợi tiểu và giải độc cho cơ thể. Mía lau có nhiều đốt, khi dùng nấu nước, bạn rửa sạch, bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy phần thân cứng. Mía lau có vị ngọt dịu, tính bình nên vừa giải khát vừa thanh nhiệt cơ thể.

Nước rễ tranh mía lau có thể bảo quản từ 4 – 5 ngày nếu được trữ lạnh. Vì thế, vào ngày cuối tuần bạn có thể nấu một nồi to, cho vào các chai để trong tủ lạnh dùng dần.

Mía lau có vị ngọt, tính bình; có tác dụng giải nhiệt, hành thuỷ. Lương y cho rằng nước mía lau giúp giải khát, nhuận huyết, giải ban, mát lòng, trị nhuận phế, bổ hư lao, thông tiểu tiện.Công dụng, chỉ định và phối hợp: Mía lau được dùng ở tỉnh Vân Nam để trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù.

Nguyên liệu nấu nước rễ tranh mía lau

300 gr rễ tranh.

4 – 5 khúc mía lau.

300gr lá dứa.

500gr đường phèn.

2 – 3 lít nước.

Dụng cụ: Nồi lớn, ly.

Các bước thực hiện Nấu Nước Rễ Tranh Mía Lau:

Bước 1: Tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nấu với 2 – 3 lít nước. Bạn cho nguyên liệu vào đồng thời với lúc bật lửa không chờ đến lúc nước sôi mới để vào.

Bước 2: Sau khi nước sôi khoảng 10 – 15 phút, vớt xác rễ tranh, mía lau, lá dứa để ra ngoài.

Bước 3: Đường phèn dập nát, sau đó cho vào nồi, dùng vá khuấy đến khi đường tan hết thì tắt bếp.

Nước mát rất tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng điện giải của cơ thể, ức chế khả năng hấp thu một số vi chất quan trọng như Kali, Canxi.

Nếu có điều kiện, bạn có thể thêm vào nồi nước rễ tranh mía lau nhiều nguyên liệu khác như râu bắp, mã đề,… Các loại thảo mộc này đều có những đặc tính thanh nhiệt giải độc tương tự nhau nên khi kết hợp cùng nhau cho ra một loại nước thanh mát không gì sánh bằng.

Nước rễ tranh mía lau có vị ngọt dịu từ mía, đường phèn, hương thơm tự nhiên của rễ tranh và lá dứa giúp bạn cảm thế dễ chịu. Ngày nắng nóng nếu chịu khó nấu một nồi nước mát, bạn vừa tiết kiệm được chi phí mua nước uống vừa giữ cơ thể luôn cân bằng. Đặc biệt, trước những tin tức về an toàn vệ sinh thực phẩm như hiện nay, nước uống làm tại nhà luôn được ưu tiên hàng đầu. Đừng để mang danh uống nước mát, nước giải độc nhưng thật ra là vẫn đang đưa “độc tố” vào cơ thể.

Cách Nấu Nước Mía Lau Củ Năng Đường Phèn Đã Khát Ngày Hè

Thời tiết oi bức đầu hè, vào bếp cùng Taka nấu ngay một nồi nước mía lau, củ năng, đường phèn giải khát đảm bảo mát lạnh cả ruột gan, cách nấu nhanh đơn giản lại đảm bảo sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

Mía: khoảng 6 đoạn tương ứng với 12 đốtCủ mã thầy: 200-300gr Lá nếp: 4 láHạt chia: khoảng 3-4 thìa canhĐường phèn: 100grNước lọc: 2 lítĐồ gia dụng nhà bếp

Cách thực hiện:

Bước 1: Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn.               Mía dóc vỏ, chặt khúc hai đốt một, chẻ thành những thanh nhỏ.               Hạt chia hoà với nước đun sôi để nguội, ngâm nở.               Lá nếp rửa sạch, cuộn tròn, nhớ để lại 1 lá sau trang trí. Bước 2: Cho mía cùng 2 lít nước vào  cùng đường phèn, đun sôi các nguyên liệu, hạ lửa nhỏ đun liu riu khoảng 15-20p cho mía tiết ra chất ngọt. Bước 3: Sau 15-20p, dùng cái rây lọc qua một lần nước mía cho sạch cặn mía. Tiếp tục cho nước mía vào nồi, thêm củ năng và lá dứa đun thêm 10p nữa, nêm nếm theo sở thích và tắt Bước 4: Cho nước mía củ năng vào ngăn mát tủ lạnh, khi uống hoà thêm chút hạt chia đã ngâm nở, không cần thiết cho đá và uống lạnh để giải khát, trẻ con bà bầu đều uống được.

Ngoài ra mọi người cũng có thể kết hợp các nguyên liệu trên với: râu ngô, rễ cỏ tranh, củ sen, hạt sen cũng rất tốt và mát nếu tìm đủ được các nguyên liệu.

Nguồn: http://takashop.com.vn/cach-nau-nuoc-mia-lau-cu-nang-duong-phen-giai-nhiet-ngay-he.html