Cách Nấu Rau Mồng Tơi Với Ngao / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Morningstarinternationalschool.edu.vn

Cách Nấu Canh Ngao Mồng Tơi Ngon Nhất

Món ngon mỗi ngày

Món canh

Trong công thức này

[ hiện]

Nguyên liệu cho 4 người

Ngao: 1,5 kg

Mồng tơi: 1 bó

Hành khô: 2 củ

Gừng: 10g

Nước mắm

Bột ngọt

Bột canh

Ớt tươi: 1 trái (dùng để ngâm ngao)

Nguyên liệu cho món canh ngao mồng tơi

Sơ chế nguyên liệu

Mồng tơi nhặt lá xanh và ngọn non, bỏ lá vàng và sâu. Rửa qua rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch lại, cho ra rổ ráo nước. Sau đó cắt nhỏ, dài khoảng tầm 1-2 đốt ngón tay. Lưu ý không nên xắt mồng tơi quá nhỏ, nấu dễ bị nát.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.

Gừng rửa sạch, cắt bỏ phần sâu, hỏng, sau đó thái lát hoặc đập dập.

Ngâm ngao

Ngao mua về rửa qua 2-3 lần rồi cho vào chậu, đổ nước ngập ngao, cắt thêm vài lát ớt tươi để ngao xót và nhả bùn đất. Nếu có nước vo gạo, bạn có thể tận dụng để ngâm ngao, hoặc nhỏ thêm vài giọt dầu ăn vào chậu nước ngâm, cũng rất hiệu quả trong việc giúp làm ngao nhanh nhả bùn.

Ngâm ngao trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại nhiều lần, ngao sạch thì cho ra rổ để ráo nước.

Cho nước vào nồi, thả vài miếng gừng thái lát vào nấu cùng. Nước sôi thì thả ngao vào để luộc. Lúc này nên để nhiệt độ lớn 1 chút, đảo đều tay để ngao nhanh há miệng. Để ngao không bị dai thì luộc khoảng 2 phút, khi thấy ngao đã há miệng thì tắt bếp, trút ngao ra tô. Riêng phần nước luộc ngao cho ra 1 tô khác và chỉ lấy phần nước trong để nấu canh, bỏ phần cặn đáy đi.

Luộc & sơ chế thịt ngao

Tiếp đến, tách vỏ ngao và thịt ngao, thịt ngao sau khi tách cho ra bát. Để ngao thật sự sạch, khi ăn không có cảm giác bị lạo xạo thì các bạn nên loại bỏ phần túi đen ở bụng ngao đi bởi đây là nơi chứa các cặn bẩn, bùn đất của ngao.

Thịt ngao sau khi sơ chế xong thì mang đi rửa sạch lại rồi cho ra bát.

Nấu canh ngao mồng tơi

Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, làm nóng dầu thì phi thơm hành băm, sau đó cho thịt ngào vào xào cùng với 1 thìa cà phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt để thịt ngao được thơm và đậm vị. Xào nhanh khoảng hơn 1 phút thì tắt bếp. Trút phần thịt ngao đã xào ra bát.

Vẫn chiếc nồi đó, đổ nước luộc ngao vào nồi, tăng nhiệt độ, nước canh sôi thì cho mồng tơi vào, đảo đều. Khi nước canh bùng sôi trở lại thì nêm gia vị vừa ăn, nấu thêm khoảng 2 phút thì cho thịt ngao đã xào vào, đảo đều. Sau khoảng gần 1 phút thì tắt bếp, múc canh ra tô.

Canh ngao mồng tơi có mùi thơm dễ chịu, nước canh trong, vị ngọt dịu, ăn thanh mát và không hề bị gắt. Canh ngao mồng tơi nên ăn lúc nóng mới ngon, ăn kèm với cà muối giòn, thịt rang rất đưa cơm.

Để nước canh trong thì quá trình nấu cần phải hớt bọt thường xuyên. Ngoài ra, để mồng tơi được xanh, không bị nhũn nát thì lúc nấu rau cần tăng nhiệt độ, và chỉ nấu khoảng 2 phút cho mồng tơi chín tới, sau khi thả thịt ngao vào thì nấu thêm gần 1 phút nữa là được. Thời gian nấu quá lâu sẽ khiến cho mồng tơi bị nhũn, tiết ra nhiều chất nhớt và khiến cho nước canh hay có màu xanh đục đục.

Để thịt ngao không bị dai và khô quắt thì nên xào qua và cho ngao vào sau cùng. Nếu nấu ngay từ đầu cùng với mồng tơi thì thịt ngao dễ bị dai.

Thành phẩm cách nấu canh ngao với rau mồng tơi

Thông tin thêm

Cách chọn ngao tươi, ngon:

Bên cạnh đó, một lưu ý không thể bỏ qua để có bát canh ngao ngon, đó chính là biết cách chọn ngao. Phần lớn ngao được bán ở chợ hay siêu thị là giống ngao trắng được nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, nếu biết cách chọn thì vẫn lựa được những con ngao còn tươi, sống, thịt căng mọng và không bị gầy. Bởi ngao chết ăn không ngon, lại khiến cho nồi canh có mùi hôi khó chịu.

Theo đó, bạn nên chọn những con ngao còn nguyên vỏ, không bị vỡ nát hay dập thân. Cầm lên tay thấy ngao nặng, dùng tay khẽ tách miệng thì thấy ngao ngậm chặt lại là được. Nếu ngao nhẹ và dễ tách miệng thì đó là ngao ươn, đã bị chết.

Nếu như thấy ngao còn há miệng, nhưng khi bạn chạm vào, nó lập tức ngậm chặt miệng lại thì chứng tỏ nó còn sống. Còn ngao chết, há miệng và sẽ có mùi hôi thối.

Cách chọn rau mồng tơi ngon, không bị phun hóa chất:

Rau mồng tơi có tính hàn, thanh mát và giải nhiệt nên thường được sử dụng nấu canh, đặc biệt vào mùa hè. Vào mùa đông, thiếu ánh nắng sẽ khiến mồng tơi gầy và lá không được xanh như các mùa khác.

Bí quyết chọn mồng tơi ngon, an toàn là nên chọn bó có lá màu xanh đậm, ít lá nhưng nhiều ngọn, lá càng bé rau ăn càng ngọt và ngon. Không nên ham chọn những bó mồng tơi lá mập mạp, nhiều lá ít ngọn để tránh chọn phải rau bị phun hóa chất kích thích.

Tuy nhiên khi mua về, bạn cũng nên phải rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng/nước vo gạo để rau sạch, khử các chất bẩn hay giun, sán bám vào trong quá trình trồng rau.

Đặc biệt, cần lưu ý, canh mồng tơi không nên nấu đi nấu lại và để qua đêm, rất dễ bị ngộ độc. Bởi trong mồng tơi có chứa hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu lâu hoặc để qua đêm sẽ tạo thành chất gây ung thư nitrite.

Chỉnh sửa lần cuối ngày bởi Cúc Nguyễn .

Cúc Nguyễn là Food Editor tại chúng tôi

Cách Nấu Cháo Ngao Rau Mồng Tơi Cho Bé Từ 10 Tháng Trở Lên Cực Ngon

Bé mấy tháng tuổi thì ăn được cháo ngao rau mồng tơi?

Thịt ngao với lượng chất đạm, sắt, photpho, kali, kẽm cùng với tính mát, thanh nhiệt giải độc từ rau mồng tơi, có lẽ đây là món ăn hoàn hảo cả về hương vị lẫn dinh dưỡng tốt nhất, chính vì vậy các mẹ nên bổ sung cho bé 2 tuần 1 lần. Nguyên liệu cần có cho món ăn này là: Mồng tơi, Muối, dầu ăn, Ngao sống, Gạo tẻ. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các bạn thực hiện cách nấu cháo ngao rau mồng tơi như sau:

+ Bước 1: Rửa sạch ngao bằng nước rồi cho vào chậu ngâm chừng 2 giờ để ngao nhả hết chất bẩn bên trong. Rửa lại ngao lần nữa cho sạch hẳn. Sau khi đã rửa sạch ngao ta bắc nồi nước lên bếp nấu sôi thì thả ngao vào luộc cho đến khi ngao há miệng ra là được. Luộc ngao xong thì chắt lấy phần nước trong, để riêng. Nhặt lấy phần thịt ngao, bỏ phần chất bẩn bên trong rồi đem rửa sạch.

+ Bước 2: Cho nước luộc ngao vào nồi. Vo sạch gạo, đổ gạo vào nồi nước ngao, bắc nồi lên bếp nấu sôi. Vặn nhỏ lửa và để ninh thành cháo chín nhừ.

+ Bước 3: Nhặt sạch mồng tơi, thái nhỏ, cho vào nồi cháo cùng với thịt ngao rồi bắt đầu nấu sôi chừng 5 phút thì thêm vào chút muối, chút dầu ăn, đảo đều.

+ Bước 4: Nấu cháo xong thì tắt bếp để nguội bớt. Múc cháo ra bát và thưởng thức.

Các món cháo rau mồng tơi cho bé ngon nhất hiện nay

+ Cách nấu cháo thịt bò rau mồng tơi: Thịt bò mẹ rửa sạch, băm nhuyễn. Rau mùng tơi, lấy phần lá, rửa sạch, rồi cho vào nồi luộc/hấp chín, sau đó xay nhuyễn. Bột gạo cho vào nồi nước nấu cháo, để đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, cũng như về vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ có thể dùng bột ăn dặm Mabu được bổ sung selen và bột mầm rau giàu khoáng để nấu bột cho bé nhanh gọn, tiện lợi. Khi cháo chín, mẹ cho thịt bò, rau mồng tơi vào khuấy đều, nấu thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp. Đổ bột ra bát và trộn thêm 1 thìa cà phê dầu ăn, cho bé ăn món bột ăn dặm từ rau mồng tơi khi con nóng ấm.

+ Cách nấu cháo mồng tơi cua đồng cho bé trên 8 tháng: Mẹ sửa sạch cua đồng, giã cua và cho nước vào lọc qua rây mắt nhỏ, bỏ phần bã cua đi. Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ/băm nhuyễn. Cho bột gạo/bột ăn dặm Mabu vào nồi nước, bắc bếp khuấy đều tay khoảng 15 phút cho tới khi chín, thì cho từ từ nước cua vào khuấy đều. Chờ bột sôi lên thì cho rau vào khuấy tiếp, khi rau chín là được. Mẹ tắt bếp, đổ bột ra bát thêm chút dầu ăn, cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm. Món bột ăn dặm từ rau mồng tơi này bé vừa dễ ăn, vừa nạp được các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.

+ Cách nấu cháo mồng tơi cua biển cho bé trên 9 tháng: Rau mồng tơi, mẹ rửa sạch, thái nhỏ. Mẹ cho gạo vào nấu cháo, hoặc để tiện dụng hơn, mẹ nên sử dụng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ. Mẹ cho cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ vào nồi nước, bật bếp, khuấy đều, nấu khoảng 20 phút. Mẹ cho một ít nước vào nồi đun sôi rồi cho rau vào nấu mềm, rồi cho cua vào nấu sôi thì đổ tiếp cháo vào trộn lên, đun sôi lên là được. Mẹ tắt bếp, đổ cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn. Không kém phần thơm ngon so với món bột ăn dặm từ rau mồng tơi và cua đồng, món cháo ăn dặm từ rau mồng tơi và cua biển sẽ giúp bé đổi mới khẩu vị, không bị nhàm chán.

+ Cách nấu cháo mồng tơi tôm biển cho bé từ 10 tháng: Rau mồng tơi, mẹ rửa sạch, thái nhỏ. Tôm, mẹ rửa sạch lột vỏ, bỏ gân đen trên sống lưng, rồi băm nhỏ. Mẹ cho gạo vào nấu cháo, hoặc để tiện dụng hơn, nhanh hơn, mẹ cho cháo ăn dặm Mabu nguyên hạt vào nồi nước bắc bếp, nấu khoảng 20 phút. Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho tôm vào khuấy đều, khi tôm chín mẹ cho tiếp rau mồng tơi vào, đun cho tới khi chín rau. Tắt bếp, đổ cháo ra bát và nêm thêm chút dầu ăn.

Tags: cháo ngao rau mồng tơi, cháo ngao, rau mồng tơi, cháo ngao rau mồng tơi cho bé 12 tháng ăn dặm

Bí Quyết Nấu Cháo Ngao Rau Mồng Tơi Cho Trẻ Trên 8 Tháng Ăn Dặm Cực Ngon

Bí quyết nấu cháo ngao rau mồng tơi cho trẻ trên 8 tháng ăn dặm cực ngon: Cháo ngao rau mồng tơi là món cháo ăn dặm dành cho bé 8 tháng tuổi trở lên. Cách nấu cháo ngao rau mồng tơi cũng không hề phức tạp, trước khi bắt đầu tiến hành các mẹ hãy chuẩn bị nguyên liệu gồm 300g ngao sống, 3-5 lá mồng tơi, 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé. rau dăm, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, bột…

Bí quyết nấu cháo ngao rau mồng tơi cho trẻ trên 8 tháng ăn dặm cực ngon: Cháo ngao rau mồng tơi là món cháo ăn dặm dành cho bé 8 tháng tuổi trở lên. Cách nấu cháo ngao rau mồng tơi cũng không hề phức tạp, trước khi bắt đầu tiến hành các mẹ hãy chuẩn bị nguyên liệu gồm 300g ngao sống, 3-5 lá mồng tơi, 1 bát cháo trắng đủ 1 bữa ăn của bé. rau dăm, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, bột canh. Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, các mẹ hãy thực hiện cách nấu cháo ngao cho bé với rau mồng tơi theo các bước như sau.

# Nguyên liệu để nấu cháo ngao rau mồng tơi cho bé 8 tháng

Cháo ngao rau mồng tơi là món cháo ăn dặm dành cho bé 8 tháng tuổi trở lên. Cách nấu cháo ngao rau mồng tơi cũng không hề phức tạp, trước khi bắt đầu tiến hành các mẹ hãy chuẩn bị nguyên liệu gồm.

+ 300g ngao sống

+ 3-5 lá mồng tơi

+ 1 bát cháo trắng

+ Rau dăm, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, bột canh.

# Bí quyết nấu cháo ngao rau mồng tơi cho trẻ trên 8 tháng

Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, các mẹ hãy thực hiện cách nấu cháo ngao cho bé với rau mồng tơi theo các bước như sau.

+ Bước 1: Ngao rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt ruột bỏ vỏ. Lọc lấy 1 bát nước luộc ngao trong. Ruột ngao làm sạch phân rồi băm nhỏ.

+ Bước 2: Rau mồng tơi rửa sạch thái nhỏ. Cho rau mồng tơi vào nước luộc ngao đun sôi khoảng 3 phút, sau đó cho ruột ngao và cháo vào đảo đều cho sôi trở lại.

+ Bước 3: Món cháo dinh dưỡng được chế biến từ ngao nấu với rau mồng tơi rất đơn giản, dễ làm nhưng rất giàu kẽm và rất hiệu quả với các bé bị táo bón đấy các mẹ.

# Cách nấu cháo ngao rau mồng tơi công thức thứ 2

+ Mồng tơi: 50 gr

+ Muối, dầu ăn

+ Ngao sống: 300 gr

+ Gạo tẻ: 50 gr

Sau khi đầy đủ nguyên liệu theo công thức thứ 2 này, bạn học cách nấu cháo ngao rau mồng tơi cho bé ăn dặm theo các bước như sau.

+ Bước 1: Rửa sạch ngao bằng nước rồi cho vào chậu ngâm chừng 2 giờ để ngao nhả hết chất bẩn bên trong. Rửa lại ngao lần nữa cho sạch hẳn. Sau khi đã rửa sạch ngao ta bắc nồi nước lên bếp nấu sôi thì thả ngao vào luộc cho đến khi ngao há miệng ra là được. Luộc ngao xong thì chắt lấy phần nước trong, để riêng. Nhặt lấy phần thịt ngao, bỏ phần chất bẩn bên trong rồi đem rửa sạch.

+ Bước 2: Cho nước luộc ngao vào nồi. Vo sạch gạo, đổ gạo vào nồi nước ngao, bắc nồi lên bếp nấu sôi. Vặn nhỏ lửa và để ninh thành cháo chín nhừ.

+ Bước 3: Nhặt sạch mồng tơi, thái nhỏ, cho vào nồi cháo cùng với thịt ngao rồi bắt đầu nấu sôi chừng 5 phút thì thêm vào chút muối, chút dầu ăn, đảo đều.

+ Bước 4: Nấu cháo xong thì tắt bếp để nguội bớt. Múc cháo ra bát và thưởng thức.

Cách Nấu Canh Cua Đồng Rau Đay Với Mướp, Mồng Tơi Không Bị Nhớt

Nguyên liệu để nấu canh cua đồng rau đay

– Cua đồng: Chọn những con cua đồng cái, màu cua vàng tươi (nhất là ở phần bụng). Cua đồng cái tuy không có được càng to như cua đực song lại rất béo, cho nhiều riêu cua và ngọt nước. Chuẩn bị khoảng 0,5 – 0,6 kg cua.

– Rau đay: Chọn loại rau đay còn non, ngọn vừa phải. Cần lưu ý để tránh mua phải loại rau đay đắng thì sẽ làm ảnh hưởng tới mùi vị chung của toàn món ăn. Chuẩn bị khoảng 1 mớ rau đay cỡ vừa.

– Mồng tơi: Mồng tơi bạn có thể sử dụng nguyên phần ngọn hoặc cả phần ngọn và lá hay chỉ lá mồng tơi đều được. Cũng như rau đay, mồng tơi bạn chọn loại non sẽ ngon hơn khi nấu. Chuẩn bị 1 mớ mồng tơi cỡ vừa.

– Mướp hương: Món canh cua sẽ không thể ngon và chuẩn vị nếu thiếu những quả mướp, nhất là loại mướp hương có mùi thơm tự nhiên. Chuẩn bị 1 – 2 quả mướp hương tuỳ kích cỡ. Lưu ý là bạn cũng chỉ nên chọn loại mướp non, tránh những quả già nếu không thì sẽ bị xơ.

– Các loại gia vị: Gia vị để nấu canh cua bao gồm muối ăn trắng, bột nêm, mì chính, bột canh. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tới bột tôm để thay các gia vị trên sẽ dậy mùi hơn.

Cách nấu canh cua đồng rau đay mướp hương ngon

Bước 1: Chuẩn bị và giã cua

– Cua đồng cần làm sạch bùn đất trước khi đem giã và nấu canh. Để làm sạch cua, bạn ngâm cua vào trong chậu nước sạch hoặc chậu nước gạo để cua nhanh nhả đất. Tiếp đến, bạn cho cua vào rổ và xối mạnh dưới vòi nước để phần bùn đất còn lại bị loại bỏ.

– Cầm tay vào phần mai cua để không bị cua cắp và xé nhẹ để tách riêng phần thịt cua và phần mai gạch. Phần thịt cua rửa lại một lần nước rồi để cho ráo nước trước khi đem giã. Phần mai gạch bạn dùng kim hoặc tăm khêu lấy phần gạch bên trong và bỏ đi phần xác mai.

– Cho phần thịt cua vào cối giã và bỏ vào khoảng ½ thìa cafe muối ăn trắng. Việc bỏ muối sẽ giúp cua giã được bông, riêu cua nổi nhanh và tạo thành bánh lớn hơn. Giã đều tay cho đến khi thịt cua tan đều, mịn nhuyễn là được.

Bước 2: Chuẩn bị rau nấu canh

– Rau đay, mồng tơi để nấu canh cua bạn nhặt kỹ để loại bỏ các lá sâu, già úa. Rửa sạch rau sau đó thái nhỏ vừa ăn. Phần mướp hương bạn nạo sạch vỏ rồi thái vát thành các miếng vừa phải. Thái xong phần rau và mướp này bạn để chúng ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Nấu canh cua

– Sau khi giã cua xong, bạn dùng rây hoặc vải để lọc lấy nước cua và bỏ đi phần bã. Lọc xong, cho phần nước cua vào nồi và đặt lên bếp sau đó bật bếp nhỏ lửa. Khuấy nhẹ liên tục cho đến khi nồi nước canh nóng già để đảm bảo nồi canh cua không bị khê ở đáy.

– Sau khi phần riêu cua bắt đầu nổi, bạn trút phần gạch cua đã khêu trước đó và cũng khuấy nhẹ đều. Khi nước cua bắt đầu sôi, bạn cho phần rau đay mồng tơi vào trước và phần mướp hương vào sau. Tiếp tục đun nhỏ lửa rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Canh cua sôi từ 1 – 2 phút sau là bạn có thể tắt bếp và thưởng thức.

Canh cua đồng rau đay với mướp, mồng tơi không bị nhớt hợp nhất khi bạn ăn với cơm và cà pháo muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng Cách nấu canh cua đồng rau đay với mướp, mồng tơi không bị nhớt này để tạo thành các món khác như mì riêu cua, bún riêu cua hay canh chua cũng rất phù hợp.